Tài liệu Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ: KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 5
S
Ố
0
2
N
Ă
M
2
0
19
làm chủ và dân là chủ. Trong
nước dân chủ thì địa vị cao
nhất là dân, dân là quý nhất,
lực lượng nhân dân là mạnh
nhất. Phát huy dân chủ là phát
huy tài dân. Muốn vậy, thì phải
chịu khó nghe dân, gặp dân,
hiểu dân, học dân, hỏi dân.
Học hỏi dân để lãnh đạo dân.
Theo Hồ Chí Minh “Không học
hỏi dân thì không lãnh đạo
được dân. Có biết làm học trò
dân, mới làm được thầy học
dân” [3, tr.432].
Ngay sau khi thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Hồ Chí Minh đã chủ
trương xây dựng và ban hành
bản Hiến pháp mới. Hiến pháp
năm 1946 đặt cơ sở pháp lý
đầu tiên cho việc thực hiện
quyền lực của nhân dân. Điều
đó thể hiện rõ ở Chương II
Hiến pháp năm 1946 gồm 18
điều quy định về nghĩa vụ và
quyền lợi công dân, Điều 6
ghi rõ: “Tất cả các cơ quan nhà
nước đều phải dựa vào nhân
dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu
sự kiểm soát của nhân dân. Tất
cả ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 5
S
Ố
0
2
N
Ă
M
2
0
19
làm chủ và dân là chủ. Trong
nước dân chủ thì địa vị cao
nhất là dân, dân là quý nhất,
lực lượng nhân dân là mạnh
nhất. Phát huy dân chủ là phát
huy tài dân. Muốn vậy, thì phải
chịu khó nghe dân, gặp dân,
hiểu dân, học dân, hỏi dân.
Học hỏi dân để lãnh đạo dân.
Theo Hồ Chí Minh “Không học
hỏi dân thì không lãnh đạo
được dân. Có biết làm học trò
dân, mới làm được thầy học
dân” [3, tr.432].
Ngay sau khi thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Hồ Chí Minh đã chủ
trương xây dựng và ban hành
bản Hiến pháp mới. Hiến pháp
năm 1946 đặt cơ sở pháp lý
đầu tiên cho việc thực hiện
quyền lực của nhân dân. Điều
đó thể hiện rõ ở Chương II
Hiến pháp năm 1946 gồm 18
điều quy định về nghĩa vụ và
quyền lợi công dân, Điều 6
ghi rõ: “Tất cả các cơ quan nhà
nước đều phải dựa vào nhân
dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu
sự kiểm soát của nhân dân. Tất
cả các nhân viên cơ quan nhà
nước đều phải trung thành
với chế độ dân chủ nhân dân,
tuân theo Hiến pháp và pháp
luật, hết lòng hết sức phục vụ
Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ
ThS. LÊ ĐỨC THỌ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ có một vị trí đặc biệt nổi bật. Người
chẳng những để lại cho chúng ta một hệ thống các quan niệm, quan điểm sâu sắc
và hiện đại về dân chủ - xét về mặt lý luận - mà còn nêu gương mẫu mực thực hành
dân chủ - xét về mặt thực tiễn - cho chúng ta noi theo, đặc biệt trong tình hình hiện
nay, khi chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức và phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy dân chủ là một khía cạnh biểu hiện ý
thức tôn trọng nhân dân. Từ chỗ đánh giá cao vai trò của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ,
dám nói, dám làm.
1. Tư tưởng về phát huy
dân chủ
Ngay từ năm 1941, trong
Chương trình của Mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh (Việt
Minh), Hồ Chí Minh đã "thiết
kế" một chế độ dân chủ cộng
hòa cho nước ta sau khi cuộc
cách mạng do nhân dân thực
hiện thắng lợi. Đó là chương
trình thực hiện mục tiêu dân
chủ, xác định rõ quyền và trách
nhiệm của nhân dân trước
vận mệnh của nước nhà; gắn
độc lập, tự do của Tổ quốc với
quyền lợi của từng người dân.
Dân chủ được Người giải
thích ngắn gọn, súc tích là dân
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN6
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G nhân dân”.
Trong việc xây dựng nền
dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí
Minh chú trọng tới việc xây
dựng Đảng với tư cách là Đảng
cầm quyền, Đảng lãnh đạo
Nhà nước, lãnh đạo toàn xã
hội. Xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Xây dựng
mặt trận với vai trò là liên minh
chính trị tự nguyện của tất cả
các tổ chức chính trị - xã hội
vì mục tiêu chung của sự phát
triển đất nước; xây dựng các tổ
chức chính trị - xã hội rộng rãi
khác của nhân dân.
Quan điểm nhất quán
của Hồ Chí Minh là có bảo
đảm và phát huy dân chủ
ở trong Đảng thì mới bảo
đảm được dân chủ của toàn
xã hội. Quyền lãnh đạo của
Đảng được xuất phát từ sự ủy
quyền của giai cấp công nhân,
của dân tộc và của nhân dân.
Đảng trở thành hạt nhân chính
trị của toàn xã hội là nhân tố
tiên quyết để bảo đảm tính
chất dân chủ của xã hội. Dân
chủ trong Đảng trở thành yếu
tố quyết định tới trình độ dân
chủ của toàn xã hội.
2. Đạo đức Hồ Chí Minh
về phát huy dân chủ
Từ chỗ nâng cao dân trí,
bồi dưỡng ý thức, năng lực làm
chủ, phát triển văn hóa chính
trị và tính tích cực công dân,
khuyến khích Nhân dân tham
gia vào công việc của Đảng,
Chính phủ, thì một điều quan
trọng là tạo điều kiện cho
dân “dùng quyền dân chủ của
mình, dám nói, dám làm”.
Nhận thức khoa học và
giải quyết tốt mối quan hệ
giữa cán bộ, lãnh đạo với Nhân
dân trong chế độ dân chủ là
một nội dung trọng yếu của
đạo đức trong phát huy dân
chủ. Sự vi phạm đạo đức về
mặt dân chủ có nhiều nguyên
nhân, trong đó nổi lên là nhận
thức không đúng về vai trò của
cán bộ lãnh đạo, dẫn đến độc
quyền, mệnh lệnh, áp đặt kiểu
“quan chủ”.
Người yêu cầu cán bộ,
đảng viên phải nắm chắc
quan điểm giai cấp, theo đúng
đường lối nhân dân, thành
tâm học hỏi quần chúng, kiên
quyết dựa vào quần chúng,
phát động quần chúng thực
hiện chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước. Phải
khiêm tốn, gần gũi quần
chúng, không được kiêu ngạo;
phải thực sự cầu thị, không
được chủ quan.
Hồ Chí Minh nhiều lần
chỉ rõ: “Làm cán bộ tức là suốt
đời làm đầy tớ trung thành
của nhân dân. Mấy chữ a, b, c
này không phải ai cũng thuộc
đâu, phải học mãi, học suốt
đời mới thuộc được”, về tư
cách người đảng viên, lãnh
đạo, Người cho rằng: “Mỗi
người đảng viên, mỗi người
cán bộ từ trên xuống dưới
đều phải hiểu rằng: Mình vào
Đảng để làm đày tớ cho nhân
dân. Bác nhấn mạnh: "Làm
đày tớ nhân dân chứ không
phải làm “quan” nhân dân"
không ra lệnh, ra oai, không
làm quan cách mạng. Quan
điểm mỗi đảng viên và cán bộ
“phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân” cần được
hiểu đích cuối cùng là phục vụ
Nhân dân. Bởi vì, “Lãnh đạo là
làm đày tớ nhân dân và phải
làm cho tốt”. Hồ Chí Minh giải
thích chế độ dân chủ và Đảng
lãnh đạo rất rõ ràng: “Chế độ
ta là chế độ dân chủ, nghĩa là
nhân dân làm chủ. Đảng ta là
Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả
các cán bộ, từ Trung ương đến
khu, đến tỉnh, đến huyện, đến
xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành
nào - đều phải là người đầy tớ
trung thành của nhân dân”.
Trong khi đề cao đạo đức
về ý thức tôn trọng nhân dân,
phát huy dân chủ, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh, cần tẩy sạch bệnh
quan liêu mệnh lệnh. Bởi vì
nguyên nhân của bệnh ấy
là do cán bộ ta xa nhân dân
nên không hiểu biết tâm lý,
nguyện vọng của nhân dân
“cho dân là dốt không biết gì,
mình là thông thái tài giỏi”.
Phát huy quyền làm chủ
của nhân dân là phát huy
quyền của người dân về mọi
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,
giáo dục, chăm sóc sức khỏe...;
phải quan tâm phát triển năng
lực, tiềm năng của mỗi người
dân.
Không thèm bàn bạc với
dân chúng. Sợ nhân dân, khi
có sai lầm, khuyết điểm thì
sợ nhân dân phê bình mình.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 7
S
Ố
0
2
N
Ă
M
2
0
19
Không tin cậy nhân dân, họ
quên rằng không có lực lượng
nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ
mấy làm cũng không xong, có
lực lượng nhân dân thì việc
khó mấy, to mấy làm cũng
được. Không hiểu biết nhân
dân, họ quên rằng nhân dân
cần trông thấy lợi ích thiết
thực, không thể lý luận suông,
chính trị suông. Không yêu
thương nhân dân, họ chỉ biết
đòi hỏi nhân dân, không thiết
thực giúp đỡ nhân dân, có nơi
bệnh quan liêu, mệnh lệnh
trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa
phỉnh dân, dọa nạt dân. Theo
Bác, đó là một sự sai lầm nguy
hiểm lắm, phải mau mau chữa
bệnh nguy hiểm ấy.
3. Phong cách Hồ Chí
Minh trong phát huy dân
chủ
Phong cách Hồ Chí Minh
trong phát huy dân chủ xuất
phát từ chỗ tôn trọng nhân
dân, đề cao vai trò, vị trí của
nhân dân. Dù bận rất nhiều
công việc đối nội, đối ngoại,
nhưng về với dân, đến với
quần chúng, để học dân, hỏi
dân, hiểu dân, nghe dân nói,
thấy dân làm, để nắm vững
dân tình, dân tâm, dân ý là
nhu cầu thường trực của Bác.
Người ra thao trường cùng bộ
đội, “chống gậy lên non xem
trận địa”, đến nhà máy, công
trường, hầm mỏ, nông trường,
hợp tác xã, trường học, bệnh
viện. Người đến nhà giữ trẻ,
lớp mẫu giáo, ra đồng ruộng,
thăm nhà ở công nhân, cán
bộ bình thường,... Hàng trăm
lần Hồ Chí Minh đi về cơ sở
không đơn thuần chỉ là tác
phong quần chúng, mà chứa
đựng trong đó là phong cách
phát huy dân chủ. Bởi vì Người
đến với quần chúng là để lắng
nghe và thấu hiểu, thấu cảm
cuộc sống của mọi tầng lớp
nhân dân miền ngược, miền
xuôi, nông thôn, thành thị.
Người muốn nghe được tiếng
dân, đi vào lòng nhân dân,
hiểu được nhịp đập của cuộc
sống xung quanh.
Phong cách ấy làm cho
lãnh tụ và quần chúng gần
gũi, đồng cảm sâu sắc nhất,
từ đó mọi người có thể nói hết
những suy nghĩ trăn trở của
mình, còn Người thấu hiểu và
có cơ sở để giải quyết nguyện
vọng, kiến nghị chính đáng
của Nhân dân. Người nói: “Cán
bộ đi về hợp tác xã không phải
chỉ vào nhà chủ nhiệm để có
chỗ ở sạch sẽ và có cơm nước
đàng hoàng mà phải đi vào
nhân dân”, phải “ba cùng”. Phê
bình thói “quan trên về làng”,
Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải
làm sao cho cán bộ mỗi khi
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN8
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
về làng, nhân dân niềm nở vỗ
vai, mời “anh” uống nước mới
tốt. Nếu cán bộ về mà dân trải
chiếu hoa, bắt gà làm cơm là
không được. Bao giờ dân coi
cán bộ là người của dân, đối
với cán bộ không còn “lạy cụ
ạ” thì dân mới dám nói, mới
dám phê bình”.
Cù n g vớ i t h ự c h i ệ n
nguyên tắc tập trung dân
chủ, phát huy dân chủ trong
nội bộ Đảng với cách làm việc
tập thể, dân chủ, tôn trọng
tập thể, phát huy sức mạnh,
cái thông minh của tập thể,
phong cách phát huy ý thức
dân chủ của Hồ Chí Minh còn
thể hiện rất rõ đối với quần
chúng, phát huy tinh thần làm
chủ tập thể của mọi người. Khi
bàn cách làm và xuất bản loại
sách “’Người tốt, việc tốt” với
một số cán bộ, Ngưòi nói: “Bác
muốn bàn luận dân chủ, các
chú có ý kiến gì trái với Bác thì
cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới
tốt được. Không nên: Bác nói
gì, chú cũng cứ ghi vào sổ mà
trong bụng chưa thật rõ, rồi
các chú không làm, hay làm
một cách qua loa”.
Trên cơ sở nhận thức dân
ta rất khôn khéo, hăng hái, rất
anh hùng, Hồ Chí Minh căn
dặn mỗi cán bộ khi thực hiên
phong cách phát huy dân chủ
phải bắt đầu từ mỗi một khẩu
hiệu, mỗi một công việc, mỗi
một chính sách, đều phải dựa
vào ý kiến và kinh nghiệm của
dân chúng, phải nghe theo
nguyện vọng của dân chúng.
Muốn hiểu biết, học hỏi dân
chúng thì phong cách của
ngưòi cán bộ phải thể hiện sự
nhiệt thành, quyết tâm, khiêm
tốn, chịu khó.
Để thực hiện phong cách
dân chủ, cần phải hiểu: “Nếu
quần chúng nói mười điều mà
chỉ có một vài điều xây dựng,
như thế vẫn là quý báu và bổ
ích,... Uy tín của người lãnh đạo
là ở chỗ mạnh dạn thực hiện
tự phê bình và phê bình, biết
học hỏi quần chúng, sửa chữa
khuyết điểm, để đưa công việc
ngày càng tiến bộ chứ không
phải ở chỗ giấu giếm khuyết
điểm và e sợ quần chúng phê
bình”. Một trong những kinh
nghiệm quý trong thực hiện
phong cách phát huy dân chủ
là: “Cơ quan nào mà trong lúc
khai hội, cấp trên để cho mọi
người có gì nói hết, cái đúng
thì nghe, cái không đúng thì
giải thích, sửa chữa, ở những
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 9
S
Ố
0
2
N
Ă
M
2
0
19cơ quan đó mọi người đều
hoạt bát mà bệnh “thì thầm thì
thào” cũng hết”. Người chỉ rõ:
“Để phát triển ưu điểm, điều
quan trọng nhất là để cho dân
nói. Dân biết nhiều việc mà các
các lãnh đạo không biết. Việc
gì cũng bàn với dân; dân sẽ có
ý kiến hay”.
Theo Hồ Chí Minh, dân
chủ, sáng kiến, hăng hái, ba
điều đó có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Có dân chủ mới làm
cho cán bộ và quần chúng đề
ra sáng kiến. Những sáng kiến
đó được khen ngợi, thì những
người đó càng thêm hăng hái
và người khác cũng học theo.
4. Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách
phát huy dân chủ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh về phát huy
dân chủ là một bộ phận quan
trọng trong toàn bộ di sản vô
giá mà Người để lại cho dân
tộc ta. Nghiên cứu học tập và
vận dụng tư tưởng, đạo đức,
phong cách dân chủ Hồ Chí
Minh có ý nghĩa thực tiễn vô
cùng to lớn, góp phần xây
dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh về chính trị, tư tưởng,
tổ chức và đạo đức, xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất
là cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ
năng lực, phẩm chất, ngang
tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống và
những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ,
đẩy mạnh đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu.
Thực tiễn đang vận động
nhanh chóng, sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng đòi hỏi trong
quá trình vận dụng người cán
bộ lãnh đạo, quản lý cần phải
nhận thức sâu sắc, đầy đủ,
toàn diện về phong cách dân
chủ Hồ Chí Minh trong điều
kiện mới và cần lưu ý một số
điểm sau: i) Lắng nghe dân
nhưng không “theo đuôi” dân.
Thực hành phong cách dân
chủ, người cán bộ phải biết
phân biệt đúng, sai; tránh lợi
ích cá nhân, cục bộ. Bác dạy:
“không phải dân chúng nói gì,
ta cũng cứ nhắm mắt theo”. Vì,
“dân chúng trông thấy từ dưới
lên. Nên sự trông thấy cũng
có hạn” [2, tr.326]. Hơn nữa
“dân chúng không nhất luật
như nhau. Trong dân chúng
có nhiều tầng lớp khác nhau,
trình độ khác nhau, ý kiến khác
nhau. Có lớp tiên tiến, có lớp
lừng chừng, có lớp lạc hậu”
[2, tr.336]. Bởi vậy, cũng có ý
kiến đúng, có ý kiến sai. Người
căn dặn: “Chúng ta tuyệt đối
không nên theo đuôi quần
chúng” [2, tr.338]; ii) Dân chủ
nhưng phải quyết đoán, chịu
trách nhiệm cá nhân. Phong
cách làm việc của người cán
bộ lãnh đạo, quản lý đúng
đắn là phải kết hợp thống
nhất giữa cách làm việc dân
chủ, tập thể với tính quyết
đoán, dám chịu trách nhiệm
cá nhân trước tập thể, kịp
thời đưa ra những quyết định
đúng, tránh “cha chung không
ai khóc”, đổ lỗi cho tập thể.
Trong những thời điểm quyết
định, người lãnh đạo, quản lý
phải dám nghĩ, dám làm, dám
quyết, khi đã thấy đúng thì
phải quyết liệt thực hiện cho
kỳ được. Điều đó còn liên quan
trực tiếp đến việc tận dụng
được thời cơ nhất là trong
điều kiện bùng nổ thông tin
như hiện nay. Bác từng dạy:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí.
Gặp thời một tốt cũng thành
công”. iii)“Công bằng” nhưng
không phải “cào bằng” trong
đánh giá, ghi nhận sự tham
gia, cống hiến của từng cá
nhân trong tập thể, có như
vậy mới có thể phát huy được
“trí dân”, “tài dân” và “sức dân”.
Mọi sự biểu hiện của sự cào
bằng, tất yếu đều dẫn đến
mất dân chủ, thui chột sức
mạnh tập thể. Để thực hiện
được ba điều đó, người cán
bộ lãnh đạo, quản lý phải: Một
là, bao quát nhưng sâu sát, cụ
thể. Cán bộ lãnh đạo, quản lý
phải có tư duy, tầm nhìn bao
quát những vấn đề chung của
tập thể, song phong cách dân
chủ đòi hỏi cán bộ lãnh đạo,
quản lý phải quan tâm sâu
sát, cụ thể rõ từng người, rõ
từng việc phải đi tận nơi, rõ
tận việc, thường xuyên kiểm
tra, kịp thời giải quyết. Hai là,
phụng sự, kiến tạo trong điều
kiện người dân phải thực sự
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN10
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G phát huy vai trò là chủ và làm
chủ của mình. Ba là, phê bình
phải đi đôi với tự phê bình và
phê bình phải gắn liền với sửa
chữa, với biểu dương, khen
thưởng. Nếu chỉ phê bình
người khác mà không tự phê
bình thì chẳng khác nào “thầy
thuốc chỉ đi chữa bệnh người
khác mà bệnh nặng trong
mình thì quên chữa”. Đây là
phương thức tốt nhất để phát
huy dân chủ, thực hành dân
chủ.
Phong cách dân chủ
không phải là cái có sẵn, không
phải là bẩm sinh. Phong cách
dân chủ là nét đặc sắc, đặc
trưng riêng và là sự sáng tạo
của mỗi cá nhân. Nét đặc sắc
đó, sự sáng tạo đó, chỉ có được
thông qua quá trình học tập
và rèn luyện thực sự nghiêm
túc và trách nhiệm của mỗi
cá nhân. Theo đó, người cán
bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có
phong cách lãnh đạo, quản
lý dân chủ, trên cơ sở thái
độ cầu thị, trách nhiệm cao
đối với bản thân, với Đảng
với nhân dân; trên cơ sở sự
chuyển hóa từ nhận thức đến
hành động, thấm sâu giữa
lời nói với việc làm, sự thống
nhất giữa cách nghĩ, cách làm
và cách sống. Bởi vậy, để xây
dựng phong cách dân chủ
người cán bộ lãnh đạo, quản
lý cần: i) Nghiêm túc học tập
và rèn luyện thông qua trường
lớp để cập nhật kiến thức mới,
phương pháp mới; ii) Tự học
tập, rèn luyện ngay từ tổng
kết thực tiễn công việc hàng
ngày, học từ sự góp ý của
đồng chí, đồng nghiệp và của
nhân dân. Đó chính là trường
học rộng lớn mà người cán bộ
phải vừa lăn lộn chỉ đạo thực
tiễn vừa đúc rút những kinh
nghiệm quý cho chính mình,
thực tiễn là người thầy nghiêm
khắc nhất rèn luyện phong
cách dân chủ; iii) Cán bộ, đảng
viên nhất là người đứng đầu
phải đề cao tính gương mẫu
“thực hành trước”, “làm trước”,
“làm mẫu” về phong cách dân
chủ trên tinh thần thương yêu
đồng chí từ đó hướng dẫn
để cán bộ cấp dưới và quần
chúng noi theo.
Cùng với việc học tập, rèn
luyện, phong cách dân chủ
của người cán bộ lãnh đạo,
quản lý chỉ được hình thành
trong môi trường (gia đình, cơ
quan, đơn vị) giàu động lực,
theo đó cần: i) Xây dựng, hoàn
thiện thể chế: các quy chế, quy
định, nhất là tiêu chí đánh giá
phong cách làm việc của cán
bộ lãnh đạo, quản lý để tập
thể, người dân có thể tham gia
giám sát và đánh giá; ii) Hoàn
thiện các thiết chế: quan tâm
đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị, hệ thống hóa hồ sơ
công khai, minh bạch: việc
đăng ký, cam kết; kết quả rèn
luyện; nhận xét đánh giá của
tổ chức và nhân dân về quá
trình rèn luyện của cán bộ lãnh
đạo, quản lý; iii) Xây dựng hệ
thống các giá trị chuẩn mực về
phong cách dân chủ, như: Tôn
trọng quần chúng, lắng nghe
quần chúng, yêu thương quần
chúng, học hỏi quần chúng,...
Từ đó tạo cơ sở, tiêu chí, động
lực thi đua xây dựng phong
cách làm việc dân chủ của mỗi
cán bộ và tập thể cán bộ lãnh
đạo, quản lý.
Trong điều kiện Đảng ta
là đảng duy nhất cầm quyền,
Đảng phải lãnh đạo thực hiện
dân chủ hóa trong toàn xã hội
mà trước hết, Đảng phải là tấm
gương thực hành dân chủ;
tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung 4 Khóa XI về những vấn
đề cấp bách trong xây dựng
Đảng hiện nay; thực hiện Chỉ
thị 05 của Ban Bí thư TW Đảng
ngày 15 tháng 5 năm 2016 về
đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh. Thực hành dân
chủ, một mặt khẳng định hơn
nữa quyền làm chủ của đảng
viên và nhân dân lao động,
mặt khác tạo điều kiện khắc
phục những hạn chế, vi phạm
dân chủ, phát huy sức sáng tạo
của cá nhân và tập trung được
trí tuệ của toàn Đảng, toàn
dân, vì mục tiêu xây dựng xã
hội dân chủ, công bằng, văn
minh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn
tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia sự
thật, Hà Nội
[2]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn
tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia sự
thật, Hà Nội
[3]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn
tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia sự
thật, Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 49_7227_2207555.pdf