Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Tài liệu Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0024 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 28-36 This paper is available online at HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG – NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Trương Minh Trí, Bùi Văn Hồng, Võ Thị Xuân Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những tri thức mới, sự tăng lên gấp bội của sáng tạo công nghệ và kĩ thuật,. . . đòi hỏi con người phải có năng lực tự học, tự đào tạo để thích ứng. Qua đó, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất thì các phương pháp dạy học chủ động (active-learning) tỏ ra rất phù hợp. Đặc biệt là phương pháp học tập tự định hướng (HTTĐH) cho phép sinh viên (SV) tự lựa chọn con đường đi và định hướng...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0024 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 28-36 This paper is available online at HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG – NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Trương Minh Trí, Bùi Văn Hồng, Võ Thị Xuân Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những tri thức mới, sự tăng lên gấp bội của sáng tạo công nghệ và kĩ thuật,. . . đòi hỏi con người phải có năng lực tự học, tự đào tạo để thích ứng. Qua đó, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất thì các phương pháp dạy học chủ động (active-learning) tỏ ra rất phù hợp. Đặc biệt là phương pháp học tập tự định hướng (HTTĐH) cho phép sinh viên (SV) tự lựa chọn con đường đi và định hướng đích đến của mình, với sự hổ trợ của giảng viên (GV). Vì vậy, mô hình HTTĐH chắc chắn sẽ tìm được sự đồng thuận cao từ cộng đồng và là mảnh đất tốt cho những ai có khát vọng học tập suốt đời. Từ khóa: Học tập tự định hướng, phát huy tính chủ động, tích cực, bối cảnh hội nhập. 1. Mở đầu Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ, cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, và không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê,. . . để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình! Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của SV đang học tập tại các trường đại học hiện nay. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lí, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Bài viết dưới đây đề cập đến phương pháp HTTĐH giữ vai trò cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. HTTĐH là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). HTTĐH giúp nâng cao kết quả học tập của SV và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục. Vấn đề HTTĐH, đã được một số tác giả trong và ngoài nước đề cập trong các nghiên cứu liên quan như: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, 2008 [1]; Trần Lê Hữu Nghĩa, 2008 [2]; Vũ Trọng Rỹ, 1994 [3]; Thái Duy Tuyên, 2001 [4]; Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2014 [5]; Bielaczyc, Pirolli, Brown, 1995 [6]; Cross, 1981 [7]; Gibbons, M., 2002 [8]; Hiemstra, 1994 [9]; Hammond, M., Collins, R., 1991 [10]. Các nghiên cứu chủ yếu về đặc điểm của HTTĐH cho thấy sự phù hợp của loại hình dạy học này đối với SV trong thời kì hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay. Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 20/3/2016. Liên hệ: Trương Minh Trí, e-mail: tritm@hcmute.edu.vn 28 Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh... Đặc trưng 1: Cá nhân người học có thể trở nên có quyền lực mạnh hơn để chịu trách nhiệm ngày càng nhiều cho các quyết định khác nhau liên quan đến các nỗ lực học tập. Đặc trưng 2: HTTĐH được nhìn nhận tốt nhất như một sự phát triển không ngừng những năng lực cá nhân, vượt xa ngoài những suy nghĩ bình thường hoặc những ngữ cảnh quen thuộc. Đặc trưng 3: HTTĐH không nhất thiết; mọi sự nhận thức của con người đều có được do những người khác đem lại. Đặc trưng 4: Người học HTTĐH xuất hiện có thể linh động chuyển học tập, cả về kiến thức và kĩ năng nghiên cứu, từ một tình huống khác. Đặc trưng 5: Nghiên cứu HTTĐH có thể liên quan nhiều đến các hoạt động và nguồn lực, chẳng hạn tham gia các nhóm nghiên cứu, thực tập, đối thoại điện tử, viết thu hoạch phản hồi. . . Đặc trưng 6: Vai trò, hiệu quả của người GV trong việc HTTĐH là cho ví dụ minh họa; nâng cao tư duy phê phán, đảm bảo nguồn lực và đánh giá theo chuẩn đầu ra của môn học, chương trình đào tạo. . . Đặc trưng 7: Một số cơ sở giáo dục đang tìm cách để hỗ trợ cho mô hình HTTĐH thông qua các chương trình mở E-learning, lựa chọn học tập cho cá nhân, các khóa phi truyền thống, và các chương trình cải tiến khác. . . 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp dạy học tích cực Ngày nay, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện được đầy đủ các đặc trưng, GV cần kế thừa, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan,...) đồng thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học tích cực, hiện đại. Để phân biệt phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học thụ động, người ta thường căn cứ vào bốn dấu hiệu đặc trưng, cơ bản sau: + Dạy học thông qua các hoạt động của SV. + Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. + Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. + Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. HTTĐH là quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong HTTĐH, bước đầu thường có nhiều bỡ ngỡ; vì còn lạ, chưa quen, chưa có kinh nghiệm,. . . nhưng chính những bỡ ngỡ đó lại là động lực thúc đẩy SV tư duy để thoát khỏi những “lúng túng” đó! Nhờ vậy mà thành thạo lên! HTTĐH là hình thức học tập không thể thiếu được của SV đang học tập tại các trường đại học hiện nay. Tổ chức hoạt động học tập một cách hợp lí, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo [5]. 2.1.1. Dạy học thông qua các hoạt động của SV Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, từ đó giúp SV tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo quan điểm này, GV không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo cho SV tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,... 29 Trương Minh Trí, Bùi Văn Hồng, Võ Thị Xuân 2.1.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Chú trọng rèn luyện cho SV những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc các tài liệu học tập, truy cập các thông tin, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là những qui tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: phương pháp giải bài tập toán học, các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, trình tự vẽ một bản vẽ kĩ thuật,...). Cần rèn luyện cho SV các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, qui lạ về quen,... để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. 2.1.3. Tăng cường việc học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Khuyến khích học tập theo nhóm và tăng cường việc học tập cá thể. Khi cho SV học tập theo nhóm kết quả thường tốt hơn là học một mình. Học tập, cũng như làm việc, nếu có tính tương hỗ sẽ tốt hơn là cạnh tranh và biệt lập. Làm việc cùng với những người khác sẽ hứng thú hơn và tăng thêm cơ hội học tập được lẫn nhau. Chia sẽ ý tưởng của nhau và phản ứng trước hành động của người khác sẽ làm cho suy nghĩ sắc bén hơn và hiểu biết được sâu sắc hơn. Thảo luận là một hình thức trao đổi trực tiếp giữa các SV để đạt được một mục đích học tập cụ thể. Nó có thể là trao đổi thân mật, không hình thức hoặc được tổ chức với mục tiêu và nhiệm vụ nhất định, thời gian được giới hạn, lịch trình chuẩn bị trước và có thể có hoặc không có người chủ trì. GV có thể bắt đầu bài học bằng một cuộc thảo luận để lấy ý kiến và quan điểm của SV, cũng có thể xen giữa bằng một cuộc thảo luận để làm sáng tỏ một vấn đề hoặc để tóm tắt củng cố nội dung, cũng có thể tổ chức buổi thảo luận vào cuối buổi học vì tất cả những mục đích kể trên. 2.1.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò SV cần biết về những gì có thể thu được từ khoá học. Lúc bắt đầu học SV cần được giúp đỡ trong việc đánh giá kiến thức và năng lực hiện có. Trong lớp SV cần có cơ hội thường xuyên để thể hiện và nhận được những gợi ý bổ ích cho việc học được tốt hơn. Trong quá trình học và cuối khoá SV cần có cơ hội để bộc lộ những gì họ đã học được, biết những gì họ cần phải làm để tiếp tục học tốt hơn. Do vậy sự đánh giá và phản hồi kịp thời của GV đối với người học có tác dụng rất lớn đối với việc chủ động học tập của SV. 2.2. Phương pháp dạy học tự định hướng học tập Tự định hướng học tập hay học tập tự định hướng HTTĐH (self-directed learning) dùng để phân biệt với học tập định hướng của GV (teacher directed learning), đây là một phương pháp dạy học trong đó người học tự xác định mục tiêu học tập, để vạch ra kế hoạch học tập, nghiên cứu. Phương pháp này được xem như bắt đầu hình thành từ nửa sau của thế kỉ XX. Tác giả Houle với tác phẩm: Nghiên cứu động cơ học tập của những người trưởng thành (1961), tác giả Allen Tough công bố: Những dự án học tập dành cho người lớn (1971). Về cơ bản, các khái niệm về HTTĐH của tác giả Malcolm Knowles: “Tự định hướng học tập”: là xây dựng mục tiêu học tập, xác định nguồn lực con người và vật chất cho việc học tập, lựa chọn và thực hiện các chiến lược học tập thích hợp, và đánh giá kết quả học tập (1975), tác giả Dana Skiff với công trình: Tự nghiên cứu (2009). Những công trình trên đã góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho HTTĐH. Cho đến nay, sự phát triển của nhiều ý tưởng mới, đã làm xuất hiện nhiều khuynh hướng về HTTĐH. Ví dụ: học tập tự nghiên cứu, học tập hàm thụ, học tập qua mạng internet, học tập theo kế hoạch cá nhân,. . . [1]. Trong quá trình HTTĐH, người học và GV sẽ cùng thảo luận để đưa ra kế hoạch hoạt động, quyết định nên học cái gì cho phù hợp với mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài. Mục đích của GV 30 Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh... là đáp ứng nhu cầu thực tế của người học. Phương pháp này rất thích hợp để phát triển các kĩ năng học tập của con người như: kĩ năng nghiên cứu sáng tạo, kĩ năng độc lập nghiên cứu khoa học. . . 2.2.1. Học tập tự định hướng HTTĐH là một phương pháp dạy học mà chiến lược hoạt động được tích hợp từ sự chủ động của SV, tự điều khiển quá trình nhận thức thông qua kế hoạch học tập bên cạnh GV cố vấn. HTTĐH yêu cầu GV thực hiện chuỗi hoạt động sau: + Cung cấp thông tin khi nào và làm thế nào để sử dụng các chiến lược về trí tuệ trong quá trình học. + Minh họa rõ ràng làm thế nào để sử dụng các chiến lược này để tìm ra giải pháp cho các vấn đề thực tiễn. + Khuyến khích người học chủ động đi xa hơn các thông tin đã có, dựa trên suy nghĩ và hiểu biết có sẵn của mình. + Dần dần chuyển trách nhiệm học tập sang cho người học thông qua các bài tập thực hành, hội thoại hỏi đáp, các cuộc bàn luận... 2.2.2. Các bước trong giảng dạy tự định hướng học tập cho từng cá nhân + Đưa ra nhiệm vụ học tập, và quan sát người học tiếp cận nhiệm vụ đó ra sao (ví dụ: đọc một tập truyện ngắn để làm kiến thức nền cho một bài luận). + Yêu cầu SV giải thích đã tiếp cận việc học thông tin nền mà GV đưa ra để viết bài luận như thế nào (điều này giúp SV lí giải hướng tiếp cận về nhận thức (cognitive approach) của chính mình. + Miêu tả và làm mẫu cho SV một quá trình hiệu quả hơn để sắp xếp những kiến thức mà các em đọc được, ví dụ như giải thích việc dùng các câu hỏi vào cuối mỗi bài giúp đọc tập trung hơn, nhấn mạnh các ý chính ở mỗi đoạn, và việc viết các ý cốt lõi của bài sang một trang khác giúp cho việc xem lại dễ dàng hơn. + Đưa cho người học những nhiệm vụ tương tự khác. + Cho người học cơ hội thực hành kĩ năng HTTĐH, lần này vai trò của GV giảm xuống, trở thành người giám sát. + Kiểm tra sự tiếp thu và quá trình sắp xếp nhận thức (cognitive organization) của người học, đưa ra những phản hồi để gợi ý hay sửa chữa bài làm của các em. Những nhà quản lí, cùng với các bậc phụ huynh và SV, cần hiểu biết về các yếu tố trong HTTĐH, như động lực của chính người học, mục tiêu rõ ràng, lĩnh hội kiến thức... Một SV thực sự có động lực từ bên trong sẽ thực hiện một hành vi “vì chính bản thân mình, vì niềm vui mà hành vi đó đem đến, vì kiến thức của bài học mang lại!” Dạy học tự định hướng (DHTĐH) là hoạt động dạy học mang tính cá biệt hoá. Quá trình dạy học dựa trên nhu cầu, năng lực của người học và diễn ra theo phương hướng, chiến lược do người học tự xác định. Để thực hiện tốt DHTĐH đòi hỏi GV phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực khoa học chuyên ngành, thường xuyên cập nhật kiến thức, tự nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi sinh ngữ và nghiệp vụ sư phạm để có thể làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn SV. Đồng thời GV cũng phải có năng lực tổ chức để có thể quản lí, giám sát hoạt động học tập của lớp học. [5] 2.3. Đề xuất mô hình và qui trình HTTĐH Theo quan điểm của cá nhân, tác giả đề xuất mô hình hoạt động HTTĐH (Hình 1) bao gồm các giai đoạn cơ bản như sau: 31 Trương Minh Trí, Bùi Văn Hồng, Võ Thị Xuân 2.3.1. Giai đoạn 1: Hoạch định Đánh giá hiệu quả học tập hiện tại. Đây là năng lực của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Để quá trình HTTĐH diễn ra thành công, người học cần thiết lập cơ sở hoạch định để định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Hình 1. Mô hình Học tập tự định hướng 2.3.2. Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện Khi xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp học. Người học phải xây dựng được kĩ năng tổ chức học tập. Tổ chức thực hiện kế hoạch; có thể là kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho chương trình đào tạo, hoặc kế hoạch cho từng môn học, từng phần. . . Điều cần thiết là kế hoạch phải được thiết lập rõ ràng, được tổ chức thực thực hiện cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người học. Như vậy, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học cần có một số kĩ năng sau: - Tiếp cận thông tin. - Vận dụng tri thức, thông tin. - Trao đổi, phổ biến thông tin. - Tổng hợp, xử lí các thông tin. Vận dụng bốn kĩ năng trên sẽ giúp cho người học đạt được tổ chức thực hiện kế hoạch HTTĐH. 2.3.3. Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, đánh giá học tập Bước sau cùng của HTTĐH; là người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, biết được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. 2.3.4. Vận dụng các phương pháp tự học vào mô hình HTTĐH cho SV Mô hình HTTĐH của tác giả Hiemtra. Thông qua mô hình này, cả người học lẫn người dạy đều có thể cải tiến liên tục chất lượng cũng như trình độ của việc học. Đây là một trong số các mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong việc thiết kế chương trình học, thiết kế bài giảng, trong việc huấn luyện cũng như trong các hướng dẫn học tập cho các khóa học. 32 Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh... Sơ đồ của mô hình HTTĐH, tiếp cận theo vi mô thành tố vi mô (Hiemtra): Đánh giá nhu cầu ↓ Lập mục tiêu ↓ Xác định nội dung học tập ↓ Trải nghiệm học tập ↓ Điều khiển môi trường học tập ↓ Vai trò của Giảng viên ↓ Đánh giá học tập Hình 2. Mô hình HTTĐH của HIEMSTRA Mô hình HTTĐH được đưa ra bởi Hiemstra (1994) gồm 07 giai đoạn (hình 2), và theo phân tích của tác giả: - Giai đoạn 1: Đánh giá nhu cầu học tập hiện tại (thông qua phản hồi của GV, rà soát, đánh giá đồng đẳng). - Giai đoạn 2: Lập mục tiêu học tập mong muốn (thông qua các hoạt động đánh giá của GV hoặc SV tự đánh giá). - Giai đoạn 3: Xác định nội dung học tập (giai đoạn này cần đến sáng kiến về phong cách học và phân tích cá nhân). - Giai đoạn 4: Trải nghiệm học tập (kĩ năng, thói quen, thái độ) sử dụng các video-tapes, hội thảo, lớp học, sách vở, báo chí, phim ảnh,. . . - Giai đoạn 5: Điều khiển môi trường học tập để lĩnh hội kiến thức tốt nhất. - Giai đoạn 6: Vai trò của GV: GV có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn HTTĐH cho SV. - Giai đoạn 7: Đánh giá học tập: Bước sau cùng của (HTTĐH); là người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, biết được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục [9]. Mô hình của Hiemstra có đề cập đến việc người học tự đánh giá hiệu quả học tập, và ông coi trọng phong cách học tập cá nhân. Mặc dù cũng nhận được nhiều đồng thuận của giới chuyên môn, song cũng có những mặt hạn chế có thể dễ dàng nhận thấy như người học thiếu sự trải nghiệm trong những việc làm cụ thể, dẫn đến thiếu sự chiêm nghiệm so sánh và điều chỉnh cần thiết. Ở 3 giai đoạn đầu, mọi thao tác chỉ ở mức tư duy. Người học chỉ thực sự được tham gia vào quá trình học ở các giai đoạn cuối cùng. 33 Trương Minh Trí, Bùi Văn Hồng, Võ Thị Xuân 2.4. Phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên qua hoạt động HTTĐH trong bối cảnh hội nhập 2.4.1. Thực trạng Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức trong thế kĩ XXI đòi hỏi nền giáo dục phải đổi mới nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học phải hướng tới những phương pháp dạy học nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV trong quá trình học tập nhằm đào tạo ra những con người năng động, độc lập trong xã hội. Nhu cầu hội nhập quốc tế để được học hỏi, trao đổi nâng cao trình độ, năng lực của SV là chính đáng, nhưng việc hội nhập, giao lưu, học hỏi của SV đang còn thiếu sự định hướng, quản lí của các cơ quan, tổ chức. Điều này làm cho những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài rất dễ nảy sinh và lây lan trong SV Việt Nam, đặc biệt là về đạo đức, lối sống. Đây là một thách thức không nhỏ đổi với việc đào tạo và rèn luyện SV. Ở nước ta, sau gần hai thập niên thực hiện đường lối “đổi mới”, chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển,. . . ”từng bước phát triển kinh tế tri thức. . . ” đã đạt được nhiều thành quả. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ở nước ta không chỉ có sự “đổi mới”, chuyển sang nền kinh tế thị trường, mà còn có xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa. Có thể nói bối cảnh quốc tế của đất nước đã tạo nên một thời kì mới đối với đất nước. Làm cho nền giáo dục đại học nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, mang những đặc trưng mới về sứ mạng, cơ cấu, chức năng... Những đặc trưng mới đó cũng làm nảy sinh yêu cầu phải đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy và học ở đại học. Ba yếu tố vừa nêu trên không phải bao giờ cũng có thể xem xét tách biệt rạch ròi mà đôi khi chúng đan xen vào nhau, hòa quyện với nhau [5]. Chất lượng tự học là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: người dạy, người học, quy trình dạy học, quy chế quản lí, cơ sở vật chất kĩ thuật bảo đảm cho huấn luyện, đời sống, thời gian tự học,. . . trong đó nhân tố người dạy và người học đóng vai trò quyết định. Cũng còn nhiều vấn đề bất cập và hạn chế như: (SV) chưa xác định rõ cho mình mục đích, động cơ, hứng thú trong học tập, chưa có kế hoạch tự học khoa học, lúng túng trong việc xác định một phương pháp học tập phù hợp cho mình và cho từng môn học cụ thể. Vì vậy, mô hình HTTĐH chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Qua thực trạng nêu trên, người nghiên cứu có một số ý kiến như sau: Thứ nhất: SV còn quan niệm và có thói quen học tập theo cách học phổ thông, chưa hình thành thói quen và quan niệm mới về HTTĐH. Thứ hai: Tính chủ động, tích cực trong học tập còn hạn chế. Động cơ, nhận thức khoa học chưa rõ ràng, chưa sâu sắc, động lực tự học tập chưa cao. Thứ ba: Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng yêu cầu cao việc tự học của SV chưa được thực hiện phổ biến ở các cơ sở giáo dục. 2.4.2. Các biện pháp đề xuất Từ những đặc trưng lí luận dạy học về HTTĐH nói trên, người nghiên cứu có thể rút ra một số đề xuất sau đây: Thứ nhất: Thiết kế và thực hiện bài giảng; Cách làm: GV cần tăng cường định hướng, vận dụng các phương pháp dạy, học tích cực nhằm phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo của SV trong quá trình HTTĐH. Cần nghiên cứu, lựa chọn phương pháp giảng bài có hiệu quả nhất như: phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, sơ đồ hóa,. . . Trong quá trình thực hiện các hình thức dạy 34 Học tập tự định hướng – nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh... học, GV cần quan tâm, giúp đỡ SV phát triển các phương pháp, kĩ năng tự học, phối hợp chặt chẽ với đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc HTTĐH của SV. Thứ hai: Xây dựng và nâng cao kĩ năng tự học cho SV; Cách làm: Để HTTĐH có kết quả cao, trước hết mỗi SV phải hoạch định cho mình thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học tối ưu, duy trì thường xuyên, tạo được sự hứng thú học tập, đồng thời phải có phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm của từng môn học. Qua đó phát huy tính chủ động, tích cực cho SV trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ ba: Đáp ứng đủ yêu cầu về tài liệu, giáo trình cho người học tự học, tự nghiên cứu; Cách làm: Cần dành nhiều thời gian tự học cho SV, đồng thời tăng cường quản lí, kiểm tra việc chấp hành kế hoạch tự học của đơn vị và SV. Thường xuyên rút kinh nghiệm về tổ chức giờ tự học cho cả cán bộ và việc chấp hành giờ tự học của SV. GV làm tốt khâu tổ chức, hướng dẫn nội dung, phương pháp phù hợp, phổ biến kinh nghiệm, chú trọng xây dựng những tập thể SV vững mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện, HTTĐH. Thứ tư: Thực hiện nghiêm quy chế thi, kiểm tra đánh giá kết quả để có tác động tích cực và phản hồi đến việc HTTĐH của SV; Cách làm: Chất lượng tự học của SV là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó sự nổ lực của người học đóng vai trò quan trọng và quyết định. Vì vậy, mỗi SV cần phải củng cố xu hướng, động cơ học tập một cách vững chắc; đồng thời, tích cực, chủ động, tự giác rèn luyện các kĩ năng HTTĐH. Mặt khác, cơ sở giáo dục cần quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo, hướng dẫn khâu tự học cho SV góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc phát huy, tổng hợp các giải pháp trên sẽ là sự lựa chọn mang lại kết quả tốt nhất về HTTĐH, từ đó tạo nên những động lực, nền tảng cơ bản để toàn Ngành giáo dục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao và ngày càng vươn lên những tầm cao mới trước những yêu cầu của nền kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển. 3. Kết luận Phương pháp HTTĐH đòi hỏi SV phải năng động, tự giác trong việc học tập của mình, đồng thời phương pháp này cũng đòi hỏi ở GV năng lực chuyên môn cao để có thể giảng dạy theo nhu cầu của người học. GV cũng phải là người có năng lực tổ chức, quản lí việc dạy và học. Phương pháp HTTĐH nâng cao vai trò chủ động của người học nhưng không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của GV. Để có động cơ tích cực học tập, SV phải tự ý thức được hoặc cần được giúp đỡ để nhận thức được rằng học trước hết là cho bản thân mình. Là người phải biết cách biến kiến thức chưa khai phá thành tài sản riêng. Ngược lại, việc dạy cần hướng vào phát triển cá nhân sao cho cá nhân đó thấy hứng thú học tập; vì biết rằng mình có thể áp dụng những kiến thức thu được ở trường học vào công việc ngoài đời và trong suốt cả cuộc đời của họ. Đồng thời, quá trình đào tạo đại học phải giúp SV biết rèn luyện việc tự học và duy trì việc học suốt đời, chứ không chỉ dừng lại sau khi tốt nghiệp đại học hoặc chỉ học khi đến trường học. Muốn vậy, phương pháp giảng dạy phải hướng tới trang bị cho người học cách học để họ có thể cập nhật kiến thức thường xuyên và liên tục. Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhằm phát huy mạnh mẽ tính chủ động, tích cực của người học. Một trong những khó khăn bấy lâu nay của SV là việc thiếu nhận thức về quá trình học của chính mình, và ngay cả nhiều GV cũng chưa thể hiện được vai trò giúp các em nhận ra vấn đề này. Bài viết đưa đến một cái nhìn tổng quan về quá trình HTTĐH, và chỉ ra một số chiến lược về mô hình và qui trình có thể dễ dàng áp dụng trong quá trình HTTĐH của SV. HTTĐH có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập của đất nước, khi mà lượng tri thức ngày càng tăng cao ở xã hội. HTTĐH giúp cho SV tự nắm vững, cũng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Phát huy tính chủ động học tập và tích cực 35 Trương Minh Trí, Bùi Văn Hồng, Võ Thị Xuân phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, hình thành năng lực, hứng thú, thói quen, phương pháp. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, làm cơ sở cho việc học tập suốt đời. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, 2004. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Trần Lê Hữu Nghĩa, 2008. Dạy và học theo quan điểm học suốt đời, [3] Vũ Trọng Rỹ, 1994. Một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [4] Thái Duy Tuyên, 2001. Giáo dục học hiện đại - Những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2014. Triển khai dạy học tự định hướng trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phân hoá. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp, dạy học phân hoá ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình & sách giáo khoa sau năm 2015”, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, tr. 57-62. [6] Bielaczyc, Pirolli, Brown, 1995. Training in self – explanation and self – regulation strategies: Investigating the effects of knowledge acquisition activities on problem solving. [7] Cross, 1981. Adults as Learners. San Francisco, Jossey-Bass. [8] Gibbons, M., 2002. The self-directed learning handbook: Challenging adolescent student to excel. San Francisco, Jossey-Bass Publishers, pp. 2. [9] Hiemstra, 1994. New Directions for Adult and Continuing Education, pp. 81-87. [10] Hammond, M., Collins, R., 1991. Self-directed learning: Critical practice. London: Kogan Page Limited. ABSTRACT Using Self- directed learning topromote activeness for students in the context of international integration Nowadays, the rapid development of science and technology , theexplosion of information technology, new knowledge requires people to be capable of self-learning, self-training to adapt to the fast innovation, Which promotes positive, proactive learners in the context of international integration. For the in-depth training of human resources for the country the initiative of teaching methods proved to be very suitable. The self-directed learning (SDL) method allows students to orient themselves to choose the path and direction of his destination with the support of trainers. The SDL model will certainly find consensus from community copper and good soil is powerful for anyone who has the desire for lifelong learning. Keywords: Self-directed learning, promoting proactive, positive, integration context. 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3944_tmtri_4564_2134597.pdf
Tài liệu liên quan