Học sinh Trung học Cơ sở bị bắt nạt: Tỉ lệ và yếu tố liên quan

Tài liệu Học sinh Trung học Cơ sở bị bắt nạt: Tỉ lệ và yếu tố liên quan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 142 HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ BỊ BẮT NẠT: TỈ LỆ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Lê Huỳnh Như*, Trần Quang Trọng**, Phạm Phương Thảo***, Lê Minh Thuận*** TÓM TẮT Mở đầu: Bắt nạt học sinh là hành vi cố ý gây hại có tính chất lặp đi lặp lại của một hay nhiều học sinh đối với học sinh khác, có thể gây ra tổn thương về mặt thể chất, tinh thần, xã hội, thậm chí là tử vong. Và đã trở thành một vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm ở Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ học sinh bị bắt nạt và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tại một thời điểm được thực hiện trên 248 học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Phú Yên. Học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu. Học sinh bị bắt nạt được đánh giá qua thang đo FBS-V gồm 10 câu, học sinh được xem là bị bắt nạt khi trả lời có xảy ra ít nhất một hình thức bị bắt nạt với tần suất thườn...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học sinh Trung học Cơ sở bị bắt nạt: Tỉ lệ và yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 142 HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ BỊ BẮT NẠT: TỈ LỆ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Lê Huỳnh Như*, Trần Quang Trọng**, Phạm Phương Thảo***, Lê Minh Thuận*** TÓM TẮT Mở đầu: Bắt nạt học sinh là hành vi cố ý gây hại có tính chất lặp đi lặp lại của một hay nhiều học sinh đối với học sinh khác, có thể gây ra tổn thương về mặt thể chất, tinh thần, xã hội, thậm chí là tử vong. Và đã trở thành một vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm ở Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ học sinh bị bắt nạt và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tại một thời điểm được thực hiện trên 248 học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Phú Yên. Học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu. Học sinh bị bắt nạt được đánh giá qua thang đo FBS-V gồm 10 câu, học sinh được xem là bị bắt nạt khi trả lời có xảy ra ít nhất một hình thức bị bắt nạt với tần suất thường xuyên (cứ vài tuần 1 lần hoặc nhiều hơn). Phương pháp Bayesian Model Average được dùng để xác định các yếu tố tiên lượng. Kết quả: Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt là 37,9% (KTC 95%: 31,8% đến 44,3%). Yếu tố liên quan đến học sinh bị bắt nạt là học lực, hạnh kiểm, khối lớp, kinh tế gia đình, tình trạng đánh nhau/cãi nhau và xảy ra các tệ nạn xã hội tại khu vực sống, có chứng kiến bắt nạt trong trường học và mối quan hệ không tốt với giáo viên. Phân tích mô hình tiên lượng theo phương pháp Bayesian Model Average với các yếu tố học lực, kinh tế gia đình và tình trạng đánh nhau hoặc cãi nhau tại khu vực sống, xác suất xuất hiện mô hình là 18,9 %. Kết luận: Học sinh bị bắt nạt liên quan đến các yếu tố cá nhân, trường học, môi trường sống, và gia đình. Từ khóa: Học sinh bị bắt nạt, trung học cơ sở, bắt nạt, trường học, yếu tố liên quan ABSTRACT MIDDLE SCHOOL STUDENTS ARE BULLIED: RATE AND RELATED FACTORS Le Huynh Nhu, Tran Quang Trong, Pham Phuong Thao, Le Minh Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 142 - 149 Background: Bullying is a repetitive, intentional repetitive act of one or more students to another student, which can cause physical, mental and social harm, even dead. And it has become a public health concern in Vietnam. Objective: To estimate prevalence of bullying and to identify related factors of bullying students. Methods: A cross-sectional study was conducted in 248 middle school students in Phu Yen province. Students completed a self-report questionnaire after they agreed to participate in the study. Bullying is assessed on a 10-point FBS-V scale, which is considered bullied when respondents report at least one form of bullying at regular intervals (one time for every few weeks or more). The Bayesian Model Average method is used to determine the prognostic factors. Results: The prevalence of bullying was 37.9% (95% CI: 31.8% to 44.3%). The factors that are involved in bullying include academic strength, behavior, grade, family economics, fighting / quarreling and the occurrence of social evils in the living area, witnessed bullying in school and bad relationship with the *CN Y tế công cộng 2013-2017, Đại học Y Dược TP.HCM, **Khoa Tâm lý lâm sàng, BV Quận 2 TP.HCM, ***Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: CN Lê Huỳnh Như ĐT: 0977780845 Email: lehuynhnhu12995@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 143 teacher. Analyzing the Bayesian Model Average prognosis model with learning factors, family economics and fights or quarrels in the living area, the model probability is 18.9%. Conclusions: Bullying is related to individual, living, school and family factors. Keywords: Bullying students, middle school, bullying, school, related factor ĐẶT VẤN ĐỀ Bắt nạt học sinh là hành vi cố ý gây hại có tính chất lặp đi lặp lại của một hay nhiều học sinh đối với học sinh khác, liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực, xảy ra tại trường học. Một học sinh có thể là người có hành vi bắt nạt, là nạn nhân của bắt nạt hoặc cả hai(2, 7, 14). Bắt nạt học sinh là một dạng của bạo lực học đường, có thể gây ra tổn thương về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, thậm chí là tử vong. Và đã trở thành một vấn đề y tế công cộng được quan tâm trên toàn cầu(12). Trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu trẻ trai và 4 triệu trẻ gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường(8,13), trên 3,2 triệu học sinh là nạn nhân của bắt nạt mỗi năm. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 28% học sinh từ 12 – 18 tuổi bị bắt nạt tại trường học, trong đó 18% học sinh bị xúc phạm, trêu chọc, 18% là nạn nhân của những tin đồn, 5% bị đe dọa và 3% học sinh bị bắt làm những điều mà họ không muốn(3). Trong số 33 quốc gia, một số nước có xu hướng giảm về tỉ lệ bị bắt nạt và có hành vi bắt nạt người khác như Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Na-uy. Bên cạnh đó, một số nước như Pháp, Bỉ, Hà Lan có tỉ lệ bị bắt nạt vẫn gia tăng ở cả hai giới(4). Theo báo cáo của tổ chức Plan International (PI), khảo sát trên 5 quốc gia châu Á cho thấy học sinh 12 đến 17 tuổi bị bắt nạt trong 6 tháng qua dao động trong khoảng 28% đến 75% với các hình thức bắt nạt thể chất, bắt nạt tinh thần và lạm dụng tình dục, trong đó, tỉ lệ bị bắt nạt ở Việt Nam là 71%(10). Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây học sinh bị bắt nạt như hăm dọa, đánh đập được chia sẻ phổ biến trên các trang mạng xã hội(3,12). Hành vi bắt nạt trong độ tuổi đi học liên quan đến các vấn đề như thành tích học tập kém, hút thuốc lá và xu hướng lạm dụng rượu tăng, khả năng kiểm soát cảm xúc kém, có nguy cơ tự tử tiềm ẩn(1). Câu hỏi nghiên cứu: Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt học sinh tại trường là bao nhiêu? Có mối liên quan giữa học sinh bị bắt nạt với các yếu tố (1) đặc điểm cá nhân (hạnh kiểm, học lực, giới tính và khối lớp của học sinh), (2) gia đình (nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, kinh tế gia đình, học sinh sống chung với ai, mức độ quan tâm của gia đình, mức độ học sinh chứng kiến bạo hành gia đình và mức độ bị người thân la mắng, đánh đập), (3) môi trường sống (mức độ đánh nhau, cãi nhau tại nơi sinh sống và tệ nạn xã hội), và (4) nhà trường (mối quan hệ với giáo viên, học sinh sống cô lập và chứng kiến bắt nạt tại trường học) hay không? PHƯƠNG PHÁP Thiết kế và đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả tại một thời điểm trong thời gian 4-5/2017 trên tổng số 254 học sinh đang theo học ở 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 tại một trường trung học cơ sở tại tỉnh Phú Yên. Sử dụng phương pháp lấy mẫu cụm, đơn vị cụm là lớp. Có 9 lớp được chọn bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Lấy toàn bộ số học sinh đang theo học tại các lớp đã chọn. Tiêu chí chọn vào Những học sinh đang theo học tại các lớp được chọn đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Học sinh trả lời không đầy đủ các câu hỏi về bắt nạt hoặc trả lời không quá 2/3 tổng số câu hỏi về các yếu tố liên quan. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 144 Phương pháp thu thập số liệu Sau khi được cung cấp thông tin về nghiên cứu và đồng ý tham gia vào nghiên cứu thì học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền trong khoảng 20 phút. Nghiên cứu viên có mặt để giải đáp các thắc mắc nếu có của học sinh. Công cụ thu thập Bộ câu hỏi gồm (1) thông tin cá nhân (2) đặc điểm gia đình và môi trường sống (3) đặc điểm nhà trường. Thang đo FBS-V đánh giá nạn nhân của bắt nạt (10 câu). Các mục trong thang đo các hình thức bắt nạt FBS được dựa trên phiên bản sửa đổi của OBVQ (Olweus, 1996) và PRQ (Rigby, 1998), các hạng mục đã được sửa đổi để phù hợp với học sinh trung học, các mục hiện có được tách ra hoặc bổ sung thêm để đánh giá các hình thức bắt nạt khác nhau một cách chi tiết hơn(11). Kiểm soát sai lệch thông tin Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, từ ngữ rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Thực hiện nghiên cứu thử. Nghiên cứu viên giải thích rõ ràng về mục tiêu nghiên cứu, nhấn mạnh tính khuyết danh và mục đích sử dụng số liệu cho học sinh. Giải đáp thắc mắc cho học sinh trong quá trình thu thập số liệu. Kiểm soát sai lệch hồi tưởng In đậm mốc thời gian trong bộ câu hỏi để học sinh tập trung chú ý nhớ lại và dễ hình dung. Phân tích toán thống kê Số liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra loại bỏ các bộ câu hỏi chưa hoàn chỉnh. Dữ liệu được mã hóa và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm R 3.4.0. Tần số và tỉ lệ phần trăm được dùng để mô tả các biến số định tính. Biến số kết cuộc (bị bắt nạt) được mô tả bằng tần số, tỉ lệ phần trăm và khoảng tin cậy 95% của một tỉ lệ. Các kiểm định Chi bình phương, kiểm định chính xác Fisher‘s được dùng khi phù hợp. Lượng giá độ lớn mối liên quan bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy (KTC) 95%. Xây dựng mô hình tiên lượng bằng phương pháp BMA (Bayesian Model Average). Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua sự chấp thuận của Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Các thông tin của học sinh tham gia nghiên cứu hoàn toàn được bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Học sinh tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia. Khảo sát được tiến hành sau khi nhận được sự đồng ý của học sinh. Trong quá trình khảo sát, học sinh có quyền không trả lời bất cứ câu hỏi nào mà không muốn trả lời, cũng như có quyền dừng cuộc khảo sát bất cứ lúc nào. KẾT QUẢ Đặc tính chung Nghiên cứu, có 141 học sinh nữ (56,8%) và 107 học sinh nam (43,2%). Các học sinh khối lớp 8 có tỉ lệ cao nhất với 35,4%. Đa số học sinh có học lực khá và trung bình (38,7% và 33,5%). Học sinh có hạnh kiểm tốt với tỉ lệ cao nhất là 69,4 %. Phần lớn học sinh có cha, mẹ có trình độ học vấn trung học cơ sở (49,4% và 41,1%). Nghề nghiệp chủ yếu của cha, mẹ học sinh là làm ruộng/ làm rẫy (77,8% và 79,8%). Hầu hết cha mẹ học sinh đang sống chung với nhau (94,4%). Học sinh sống chung với cả cha và mẹ là chủ yếu (89,5%). Đa số gia đình học sinh có tình trạng kinh tế từ trung bình khá trở lên (46,5%). Phần lớn học sinh nhận được sự quan tâm từ gia đình, trong đó 64,5% cho là rất quan tâm và 31,1% là quan tâm, có 0,8% cho rằng không được gia đình quan tâm. Trong 12 tháng qua, đa số học sinh không chứng kiến bạo lực gia đình (60,1%), nhưng có tới 51,6% học sinh trả lời đã bị người thân la mắng đánh đập, trong đó 6,8% học sinh bị la mắng, đánh đập với mức độ thường xuyên. Hơn 50% học sinh sống trong khu vực có xảy ra đánh nhau hoặc cãi nhau, với mức độ thỉnh thoảng là 43,1% và thường xuyên là 8,9%. Khu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 145 vực sinh sống của học sinh hiếm khi xảy ra các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, cướp giật (71,4%), tuy nhiên vẫn có 5,2% khu vực thường xuyên xảy ra tệ nạn xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 52% học sinh nhận định có mối quan hệ tốt với thầy cô. Hầu hết học sinh sống hòa đồng với bạn bè ở trường, có 2,4% học sinh sống cô lập một mình và không nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè. Phần lớn học sinh có chứng kiến bắt nạt học đường (68,6%), trong đó có 23,8% học sinh chứng kiến với mức độ thường xuyên. Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt là 37,9% dao động trong khoảng tin cậy 95% từ 31,8% đến 44,3%. Trong nghiên cứu này, hình thức học sinh bị bắt nạt nhiều nhất là gọi tên làm khó chịu và trêu chọc với tỉ lệ lần lượt là 54,3% và 36,2%. Tỉ lệ học sinh bị tổn thương thân thể là thấp nhất (13,8%). Các yếu tố liên quan Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bị bắt nạt với giới tính của học sinh (p = 0,14). Những học sinh từ khối lớp 7 đến khối lớp 9 có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn so với học sinh lớp 6 (p = 0,03). Học sinh có học lực từ khá trở xuống có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn so với học sinh có học lực giỏi (p < 0,01). Học sinh có hạnh kiểm từ khá trở xuống có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn so với học sinh có hạnh kiểm tốt (p = 0,02) (Bảng 1). Bảng 1. Liên quan giữa học sinh bị bắt nạt với đặc điểm cá nhân Đặc tính Học sinh bị bắt nạt n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Giới Nữ 35 (32,7) 1 Nam 59 (41,8) 0,14 1,28 (0,92-1,79) Khối lớp Lớp 6 14 (27,5) 0,03* 1 Lớp 7 18 (29,5) 1,25 (1,06-1,47) Lớp 8 38 (43,2) 1,57 (1,13-2,17) Lớp 9 24 (50,0) 1,96 (1,21-3,19) Học lực của của học sinh Giỏi 14 (25,5) <0,01* 1 TB-Khá 70 (39,1) 1,66 (1,21-2,27) Yếu-kém 10 (71,4) 2,74 (1,46-5,14) Đặc tính Học sinh bị bắt nạt n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Hạnh kiểm của học sinh Tốt 59 (34,3) 0,02* 1 Khá 26 (40,6) 1,36 (1,09-1,70) Trung bình– yếu 9 (75,0) 1,86 (1,19-2,89) Ghi chú: PR= tỉ số tỉ lệ hiện mắc; KTC 95% = khoảng tin cậy 95%, n = số học sinh, *Kiểm định chi bình phương khuynh hướng. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bị bắt nạt ở học sinh với tình trạng hôn nhân của cha mẹ, học sinh sống chung với ai, sự quan tâm của gia đình, học sinh chứng kiến bạo hành gia đình và học sinh bị người thân la mắng, đánh đập (p > 0,05). Học sinh có kinh tế gia đình từ trung bình khá trở lên có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn 1,43 lần so với học sinh nghèo/ cận nghèo với khoảng tin cậy 95% từ 1,04 đến 1,97. Bảng 2 cho thấy học sinh sống trong khu vực không có đánh nhau hoặc cãi nhau có tỉ lệ bị bắt nạt thấp hơn 44% so với những học sinh sống trong khu vực có xảy ra đánh nhau hoặc cãi nhau (p < 0,01). Tương tự, không có các tệ nạn xã hội như bài bạc, trộm cắp, cướp giật có tỉ lệ bị bắt nạt thấp hơn 32% so với học sinh sống trong khu vực có xảy ra tệ nạn xã hội (p = 0,02). Bảng 2. Mối liên quan với đặc điểm môi trường sống Đặc tính Học sinh bị bắt nạt n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Đánh nhau, cãi nhau tại khu vực sinh sống ( 12 tháng qua) Có 62 (48,1) 1 Không 32 (26,9) <0,01 0,56 (0,40-0,79) Tệ nạn xã hội: cờ bạc, trộm cắp, cướp giật (12 tháng qua) Có 35 (49,3) 1 Không 59 (33,3) 0,02 0,68 (0,49-0,93) Ghi chú: PR= tỉ số tỉ lệ hiện mắc; KTC 95% = khoảng tin cậy 95%, n = số học sinh Học sinh không chứng kiến bắt nạt học đường có tỉ lệ bị bắt nạt thấp hơn 23% so với học sinh có chứng kiến bắt nạt học đường (p = 0,03) (Bảng 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 146 Bảng 3. Mối liên quan với đặc điểm nhà trường Đặc tính Học sinh bị bắt nạt n (%) Giá trị p PR (KTC 95%) Học sinh chứng kiến bắt nạt học đường Có 72 (42,4) 1 Không 22 (28,2) 0,03 0,67 (0,45-0,99) Học sinh sống cô lập Có 3 (50,0) 1 Không 91 (37,6) 0,68** 0,75 (0,33-1,70) Mối quan hệ với giáo viên Tốt 44 (34,1) 1 Không tốt 50 (42,0) 0,2 1,23 (0,89-1,70) Ghi chú: PR= tỉ số tỉ lệ hiện mắc; KTC 95% = khoảng tin cậy 95%, n = số học sinh **Kiếm định chính xác Fisher’s Phân tích theo mô hình BMA, chúng tôi ghi nhận có 5 mô hình tiên lượng tốt nhất trên 42 mô hình khả dĩ. Trong đó, mô hình 1 có xác suất xuất hiện cao nhất với 18,9%, gồm 3 yếu tố tiên lượng là học lực của học sinh, kinh tế gia đình và đánh nhau hoặc cãi nhau tại khu vực sống. Biểu đồ 1. Tiên lượng học sinh bị bắt nạt theo mô hình BMA (Bayesian Model Average) Kết quả nghiên cứu một lần nữa cho thấy có 3 yếu tố liên quan với bị bắt nạt ở học sinh là học lực của học sinh, kinh tế gia đình và đánh nhau hoặc cãi nhau tại khu vực sống. Với học lực, những học sinh từ trung bình khá trở xuống có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn so với học sinh có học lực giỏi. Học sinh có kinh tế gia đình từ trung bình khá trở lên có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn 51% so với các học sinh nghèo/cận nghèo. Những học sinh sống tại khu vực có đánh nhau hoặc cãi nhau có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn 75% so với học sinh sống trong khu vực không xảy ra tình trạng này (Bảng 4). Bảng 4. Mối liên quan đa biến giữa học sinh bị bắt nạt với các yếu tố (n =248) Đặc điểm Đơn vị so sánh PR (KTC 95%) Giá trị p Học lực của của học sinh Giỏi 1 TB-Khá 1,66 (1,24–2,22) Yếu-kém 2,76 (1,54– 4,93) 0,001 Kinh tế gia đình Nghèo/cận nghèo 1 TB – khá trở lên 1,51 (1,11 – 2,05) 0,008 Đánh nhau hoặc cãi nhau tại khu vực sinh sống Không 1 0,001 Có 1,75 (1,25 – 2,45) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 147 BÀN LUẬN Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt So sánh tỉ lệ học sinh bị bắt nạt trong bảy nghiên cứu khác bằng phương pháp phân tích gộp, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ trung bình học sinh bị bắt nạt là 49%, dao động trong khoảng tin cậy 95% từ 37 đến 61%. Trong khi đó, tỉ lệ nghiên cứu của chúng tôi là 37,9 % nằm trong khoảng tin cậy trên, cho nên không có sự khác biệt. Hay nói cách khác tỉ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác trong nước và thế giới (Biểu đồ 2). Biểu đồ 2. Biểu đồ phân tích tổng hợp (meta-analysis) giữa các nghiên cứu về tỉ lệ bị bắt nạt ở học sinh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy học sinh ở các khối lớp cao hơn sẽ có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn (Bảng 2). Theo định nghĩa, khi trêu chọc được thực hiện một cách thân thiện, vui vẻ thì không được xem là bắt nạt, có thể học sinh đang trong độ tuổi có sự biến chuyển về mặt tâm lý, những học sinh ở khối lớp lớn hơn dễ nhạy cảm hơn với sự trêu chọc của bạn bè và cho rằng đó là hành vi bắt nạt đối với mình. Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu khác lại cho thấy khuynh hướng ngược lại. Nghiên cứu của Kubwalo H.W (2015) về tỉ lệ bắt nạt trên thanh thiếu niên ở Malawi chỉ ra rằng những học sinh 12 tuổi hoặc nhỏ hơn có tỉ lệ bị bắt nạt cao và tỉ lệ này giảm dần ở những độ tuổi lớn hơn(5). Một nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hải Hà (2016) kết quả cho thấy học sinh lớp 6, lớp 7 có điểm trung bình bị bắt nạt cao hơn học sinh ở các lớp 8, lớp 10 và lớp 11, tác giả Phạm Thùy Dung (2015) cho thấy tỉ lệ bắt nạt học sinh nói chung giảm dần khi khối lớp tăng dần, tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê(9). Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt liên quan theo khuynh hướng giữa bị bắt nạt với học lực và hạnh kiểm của học sinh. Học lực thấp hơn một bậc thì tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn 1,66 lần (KTC 95% : 1,21 đến 2,27). Tương tự, hạnh kiểm thấp hơn một bậc thì tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn 1,36 lần (KTC 95%: 1,09 đến 1,70). Điều này phù hợp với khái niệm về bắt nạt, đó là bắt nạt có liên quan đến sự mất cân bằng về quyền lực, kẻ bắt nạt thường to lớn hơn, đông hơn về số lượng, khéo léo nhanh nhẹn hơn, học giỏi hơn, đến từ gia đình giàu có thế lực hơn(6,14). Những học sinh có kinh tế gia đình từ trung bình khá trở lên có tỉ lệ bị bắt nạt cao gấp 1,43 lần so với những học sinh nghèo/cận nghèo (KTC 95%: 1,04 đến 1,97). Cho thấy học sinh còn có những biểu hiện ganh tị về kinh tế của mỗi gia đình, chưa có những kỹ năng sống ứng xử phù hợp cả về hai phía, học sinh bị bắt nạt và có hành vi bắt nạt học sinh khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc có đánh nhau hoặc cãi nhau, xảy ra các tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, cướp giật tại khu vực sống đều có liên quan đến bị bắt nạt ở học sinh. Những học sinh chứng kiến bắt nạt trong trường học có tỉ lệ bị bắt nạt cao hơn 33% so với những học Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng - Khoa học Cơ bản 148 sinh không chứng kiến bắt nạt (p < 0,05). Mặc dù mối liên quan giữa học sinh bị bắt nạt với các yếu tố khác về đặc điểm nhà trường là chưa rõ ràng, song vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn từ phía nhà trường. Việc học sinh nhận định rằng giáo viên đối xử không công bằng có thể nảy sinh sự ganh tị, dẫn đến những ứng xử không phù hợp giữa các học sinh với nhau. Bên cạnh đó, tác động từ phương pháp giáo dục có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhận thức của học sinh, vì vậy việc lựa chọn hình thức xử phạt một cách hợp lý và khoa học là quan trọng. Kết quả từ mô hình tiên lượng càng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 yếu tố là học lực của học sinh, kinh tế gia đình và tình trạng đánh nhau hoặc cãi nhau tại khu vực sống với học sinh bị bắt nạt. Có thể những học sinh có học lực kém thường bị bạn bè trêu chọc gây khó chịu hoặc ít được chú ý gây cảm giác bị xa lánh, đó được xem là những hình thức bắt nạt. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh là không muốn cho con em mình chơi với những trẻ sống ở môi trường sống phức tạp, có lẽ vì vậy mà những học sinh sống ở nơi thường xuyên xảy ra đánh nhau/cãi nhau thường bị bắt nạt hơn. Bên cạnh đó, với những học sinh có điều kiện kinh tế gia đình khá giá, thứ nhất, có thể cách ứng xử của các em chưa phù hợp; thứ hai, các em thường mang những đồ vật có giá trị đến lớp, vô hình chung những điều đó đã khiến các em trở thành nạn nhân của bắt nạt trong trường học. KẾT LUẬN Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt là 37,9% (KTC 95% từ 31,8% đến 44,3%). Những yếu tố liên quan đến bị bắt nạt ở học sinh là học lực, hạnh kiểm, khối lớp, kinh tế gia đình, tình trạng đánh nhau/cãi nhau và xảy ra các tệ nạn xã hội tại khu vực sống, có chứng kiến bắt nạt trong trường học và mối quan hệ không tốt với thầy cô. Trong đó 3 yếu tố gồm học lực, kinh tế gia đình và tình trạng đánh nhau hoặc cãi nhau tại khu vực sống cần được chú trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alex-Hart BA, Okagua J and Opara PI (2015). Prevalence of bullying in secondary schools in Port Harcourt. Int J Adolesc Med Health, 27 (4): 391-6. 2. CDC (2016). Featured Topic: Bullying Research. https://www.cdc.gov/violenceprevention/youthviolence/b ullyingresearch/index.html. Accessed on 21/12/2016. 3. Institute of Education Science (2015). Bullying. https://nces.ed.gov/fastfacts/display.asp?id=719. Accessed on 2017 April 25. 4. Kayleigh L, Chester L, Mary C, Alina C, Oeter D, Wendy C, Sophie W and Molcho M (2015). Cross- national time trends in bullying victimization in 33 countrys among children aged 11, 13 and 15 from 2002 to 2010. The European Jounal of Public Health, Oxford University, 22 (2): 61-64. 5. Kubwalo HW, Muula AS, Siziya S, Pasupulati S and Rudatsikira E (2013). Prevalence and correlates of being bullied among in-school adolescents in Malawi: results from the 2009 Global School-Based Health Survey. Malawi Med J, 25 (1): 12-4. 6. Lê Thị Hải Hà, Nguyễn Thanh Hương, Trương Quang Tiến, Marilyn C, Michelle G and Michael D (2016). Giá trị và độ tin cậy của thang đo bị bắt nạt học đường và qua mạng: Kết quả nghiên cứu với học sinh đô thị Hà Nội, Hải Dương. Tạp chí Y tế công cộng, 40 (13): 198-204. 7. Nguyễn Cao Thế (2014). Bạo lực học đường và những hậu quả. Bộ môn Tâm lý- Giáo dục, Trường Đại học Hà Tĩnh. nhung-hau-qua.html. Cập nhật ngày 31/10/2017. 8. Nguyễn Hoàng Thanh Tâm (2016). Bạo lực học đường và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2016. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9-47. 9. Phạm Thùy Dung (2015). Bắt nạt và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THCS Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2015. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1- 40. 10. Plan International (2015). Promoting equality and safety in schools in Asia. Summary report. https://www.educaid.be/fr/node/1242 accessed on 02/2015. 11. Shaw T, Dooley JJ, Cross D, Zubrick SR and Waters S (2013). The Forms of Bullying Scale (FBS): validity and reliability estimates for a measure of bullying victimization and perpetration in adolescence. Psychological Assessment, 25 (4): 1045- 1057. 12. Srabstein J and Piazza T (2008). Public health, safety and educational risks associated with bullying behaviors in American adolescents. Int J Adolesc Med Health, 20 (2): 223- 33. 13. Võ Thị Hoài (2015). Bạo lực học đường và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Nguyễn Du, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước năm 2015. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 5-38. 14. Võ Thị Hoàng Yến (2009). Bắt nạt tuổi học trò- chuyện cũ mà không cũ. Trung tâm khuyết tật và phát Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 149 triển. tuoi-hoc-tro-%E2%80%93-chuyen-cu-ma-khong-cu.html. Cập nhật ngày 31/10/2017. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf142_1_177_2164441.pdf
Tài liệu liên quan