Tài liệu Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát Nhân dân: Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm
Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa
trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
Lê Thị Hoài Dương
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Khoa học Thông tin thư viện ; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: PGS.TS: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động thông tin – thư viện. Khái quát hoạt
động thông tin thư viện tại Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Nêu thực trạng hoạt động
thông tin thư viện tại trường và các yếu tố bổ trợ có liên quan. Nhận xét, đánh giá hiệu quả
hoạt động thông tin thư viện. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát Nhân
dân
Keywords: Hoạt động thông tin; Thư viện.
Content:
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của thư viện ngày nay đã thay đổi. Thư viện không chỉ
là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ tr...
27 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát Nhân dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm
Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa
trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
Lê Thị Hoài Dương
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Khoa học Thông tin thư viện ; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: PGS.TS: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động thông tin – thư viện. Khái quát hoạt
động thông tin thư viện tại Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Nêu thực trạng hoạt động
thông tin thư viện tại trường và các yếu tố bổ trợ có liên quan. Nhận xét, đánh giá hiệu quả
hoạt động thông tin thư viện. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát Nhân
dân
Keywords: Hoạt động thông tin; Thư viện.
Content:
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của thư viện ngày nay đã thay đổi. Thư viện không chỉ
là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Nó được coi là nơi cung
cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên cứu và các hoạt
động phát triển khoa học công nghệ. Bất kỳ một đơn vị nào đến
thăm một trường Đại học, tìm hiểu về quy mô, chất lượng đào tạo
của trường không thể không đến thăm quan thư viện. Nhìn vào hệ
thống thư viện người ta có thể có những đánh giá ban đầu về quy
mô, chất lượng đào tạo thông qua nhiều tiêu chí khác nhau: tính cập
nhật kiến thức; tính hiệu quả của công tác đào tạo nghiên cứu; tính
hiện đại,...
Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân với vai trò là một trong
những trường đào tạo lực lượng Công an Nhân dân đầu ngành phía
Nam phục vụ mục tiêu giữ gìn trật tự an toàn và xã hội cho người
dân, bảo vệ đất nước. Mục tiêu đến năm 2020 là 6.500 sinh viên học
tập tại 2 cơ sở (Cơ sở 1: Lê Hữu Thọ, Quận 7 – đang xây dựng gần
hoàn thiện; Cơ sở 2: Kha Vạn Cân, Thủ Đức). Hầu hết những kiến
thức (đặc biệt là nghiệp vụ Công an Nhân dân) đều được trang bị
trong giai đoạn học tập tại trường nên nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy
và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trường là rất lớn. Việc
đổi mới nâng cao chất lượng cũng như hoàn thiện hoạt động thông
tin thư viện của trường là cần thiết nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
2
thông tin cho người dùng tin ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ nơi
đâu với tinh thần “phục vụ một cách chủ động”. Thực trạng phát
triển hoạt động thông tin thư viện trường hiện nay ít nhiều gặp khó
khăn do chậm đổi mới. Hoạt động này còn đơn giản và vấp phải
những trở ngại: cơ sở vật chất tạm ngưng đầu tư để kinh phí phục
vụ cho cơ sở I tại Quận 7; mua phần mềm Libol sử dụng cho thư
viện nhưng không được duyệt để bảo trì hàng năm; hoạt động thông
tin cung cấp chủ yếu là phục vụ mượn trả, đọc tại chỗ; dịch vụ tham
khảo chỉ ở mức đơn giản; sản phẩm thông tin thư viện còn hạn chế;
cán bộ chuyên ngành thông tin thư viện còn thiếu và chưa có chỉ tiêu
bổ sung;chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giảng
viên và sinh viên trường. Do đó, tìm hiểu “Hoạt động thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường
Đại học Cảnh sát Nhân dân” là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm đáp
ứng nhu cầu tin phong phú, đa dạng của cán bộ, giảng viên, sinh
viên trường và mục tiêu đào tạo sinh viên - học viên chất lượng cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động thông
tin thư viện như: Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện: “Tăng cường
hoạt động thông tin - thư viện ở Học viện Tài chính trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Thị Nghĩa,
công bố tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2003).
“Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở trường Đại học
Quy Nhơn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay” của Huỳnh
Văn Bàn công bố tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2004).
3
“Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện ở tại thư viện tỉnh
Bình Dương phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”
của Nguyễn Thị Hai công bố tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
(2004).
“Tổ chức hoạt động thông tin - thư viện tại trường Cao đẳng
Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Mẫn Đạt công bố tại
trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2004).
“Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thôn tin – thư viện
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh” của Nguyễn Mạnh Dũng
(2008),
Tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu khía cạnh tăng
cường hoạt động thông tin thư viện và tổ chức hoạt động thông tin
thư viện ở một trường cụ thể.
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc tìm hiểu nghiên cứu “Hoạt
động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu
giáo khoa trường Đại học Cảnh sát Nhân dân” là cần thiết và phù
hợp với tình hình thực tiễn có những điểm đặc thù của nhà trường.
Đây là vấn đề hoàn toàn mới, chưa có người nghiên cứu nên tác giả
lựa chọn đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động thông tin thư viện, đưa ra
những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện
tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND).
4
3.2. Nhiệm vụ đặt ra
- Nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động thông tin – thư
viện
- Khái quát hoạt động thông tin thư viện tại Trường
- Nêu thực trạng hoạt động thông tin thư viện tại trường và các
yếu tố bổ trợ có liên quan
- Nhận xét, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin thư viện
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường
Đại học CSND
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học CSND còn
chưa hoàn thiện, việc tổ chức và phát triển nguồn lực thông tin còn
một số hạn chế; sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện chưa phát
triển mạnh,... Vì vậy, nếu hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện sẽ
đáp ứng được nhu cầu người dùng tin cũng như thực hiện tốt nhiệm
vụ đào tạo của Trường
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ nội dung liên quan đến hoạt
động thông tin thư viện tại Thư viện Trường Đại học CSND.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian của đề tài: hoạt động thông tin thư viện
tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại
học CSND
5
- Phạm vi thời gian của đề tài: hoạt động thông tin thư viện của
Thư viện trường trong giai đoạn hiện nay từ năm 2008 đến năm
2012.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và
phương pháp duy vật lịch sử.
6.2. Phương pháp cụ thể
Ngoài phương pháp luận, đề tài còn sử dụng phương pháp
nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát; phương pháp điều tra
bằng phiếu hỏi; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích và
tổng hợp.
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm rõ lý luận về hoạt động thông tin thư viện và làm
sáng tỏ thực tiễn hoạt động thông tin thư viện trường Đại học
CSND.
7.2. Tính ứng dụng của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu Đề án phát triển Thư viện đa năng của trường.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động thông tin thư viện tại thư viện trường một
cách toàn diện. Từ đó tìm ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp
để hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại trường Đại học
CSND.
6
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận
văn có cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông
tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Cảnh sát nhân
dân đối với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
– TLGK) trường Đại học Cảnh sát nhân dân đối với nhiệm vụ đào
tạo và nghiên cứu khoa học
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin thư viện tại Trung
tâm Thông tin khoa học – Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát
nhân dân
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện
tại Trung tâm TTKH – TLGK trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô
để luận văn được hoàn thiện
Xin chân thành cám ơn!
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm
Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Cảnh
sát nhân dân đối với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
1.1. Những vấn đề chung về hoạt động thông tin thư viện
1.1.1. Khái niệm về hoạt động thông tin thư viện
Khái niệm về “hoạt động”
Khái niệm về “hoạt động thông tin”
Khái niệm về “hoạt động thư viện”
“Hoạt động thông tin – thư viện” là quá trình thu thập, xử lý,
lưu trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng thông tin trong một cơ
quan hay tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.
1.1.2. Các thành tố cấu thành hoạt động thông tin thư viện
Dây chuyền thông tin thư viện bao gồm 5 công đoạn: chọn lọc
và bổ sung, xử lý thông tin (mô tả thư mục, mô tả nội dung), lưu trữ
và bảo quản, tìm tin và phổ biến thông tin.
Chọn lọc và bổ sung nguồn tin
Xử lý thông tin bao gồm: mô tả thư mục và mô tả nội
dung
Lưu trữ và bảo quản nguồn tin
Tìm tin và phổ biến thông tin
8
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin thư viện
1.1.3.1. Yếu tố bên trong
Hoạt động thông tin thư viện chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Nguồn tin
Cán bộ thư viện
Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin
Người dùng tin
Công cụ xử lý thông tin
Chủ trương chích sách của nhà trường
1.1.3.2. Yếu tố bên ngoài
Ngoài yếu tố bên trong, hoạt động thông tin thư viện còn chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như:
Vai trò của thông tin và công nghệ thông tin
Môi trường kinh tế chính trị và xã hội
1.1.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động thông tin thư viện
Để đánh giá hoạt động thông tin thư viện người ta dựa vào hiệu
quả của các thành tố cấu thành nên hoạt động thông tin thư viện, các
thành tố đó được đánh giá với các tiêu chí sau:
Đánh giá về chất lượng
Đánh giá về tiện ích
Đánh giá về hiệu quả
9
1.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo
khoa
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân
(CSND)
1.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trường
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.2. Đặc điểm hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông
tin khoa học và Tư liệu giáo khoa
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm TTKH – TLGK hiện có 22 cán bộ, trong đó có một
Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý toàn trung tâm. Cơ cấu tổ chức
của trung tâm có 3 phó Giám đốc phụ trách 3 tổ (tổ Tư liệu thư viện
– TLTV, tổ Thông tin khoa học và Ứng dụng công nghệ cao –
TTKH & UDCNC, tổ In sao và đồ dùng dạy học – IS & ĐDDH) và
có tổ trưởng, tổ phó của các bộ phận phụ trách dưới sự điều hành
trực tiếp của Giám đốc. Riêng 2 tổ TTKH & UDCNC và tổ In sao &
ĐDHH hiện nay chưa có tổ phó phụ trách.
1.2.2.3. Người dùng tin và nhu cầu tin (NDT và NCT)
Nhận dạng và phân chia đặc điểm nhóm người dùng tin theo 3
nhóm như sau:
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, thủ trưởng các phòng khoa, các cán
bộ nghiên cứu, quản lý.
Nhóm 2: Các cán bộ, giảng viên, các học viên sau đại học.
10
Nhóm 3: Những người tham gia học tập: sinh viên đào tạo hệ
chính quy, liên thông, điều tra viên và tại chức.
Tùy vào đặc điểm của từng nhóm mà có những sự khác biệt.
Đặc điểm nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, thủ trưởng các
phòng khoa, cán bộ nghiên cứu, quản lý
Đặc điểm nhóm NDT là các cán bộ, giảng viên, các học
viên sau đại học
Đặc điểm nhóm NDT là những người tham gia học tập
Đặc điểm NDT theo trình độ học vấn
Đặc điểm NDT theo lứa tuổi, sở thích, giới tính,
1.2.3. Vai trò của Trung tâm Thông tin khoa học – Tư liệu giáo
khoa với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
Chương 2. Thực trạng hoạt động thông tin thư viện tại
Trung tâm Thông tin khoa học – Tư liệu giáo khoa
trường Đại học Cảnh sát nhân dân
2.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin
2.1.1. Bổ sung nguồn tin
2.1.2. Cơ cấu nguồn tin
2.1.2.1. Nguồn tin truyền thống và phi truyền thống (giáo trình, tài
liệu tham khảo khác ngoài ngành)
Nguồn tin phi truyền thống hiện nay của Trung tâm có các
dạng: cơ sở dữ liệu tham khảo; CSDL về Khoa học xã hội và nhân
văn phục vụ Sau đại học.
11
2.1.2.2. Nguồn tin nghiệp vụ Công an (tài liệu Mật)
- Nguồn tin chuyên ngành (tại Kho Chuyên ngành) dạng truyền
thống hiện nay của Trung tâm có 232 nhan đề / 56.462 cuốn.
- Bên cạnh dạng truyền thống, nguồn tin nghiệp vụ còn ở dạng
phi truyền thống bao gồm: CSDL tại phòng đọc trực tuyến ; băng
đĩa, phim ; đề tài khoa học cấp cơ sở
Ngoài hệ thống CSDL ở trên, Trung tâm cũng tiến hành xây
dựng Thư viện điện tử liên thông trong toàn trường. Đó là thư viện
của 28 Khoa, phòng và bộ môn.
2.1.3. Tổ chức nguồn tin
2.1.3.1. Cách thức tổ chức nguồn tin truyền thống và phi truyền
thống (giáo trình, tài liệu tham khảo khác ngoài ngành)
Do đặc thù nêu trên, nguồn tin truyền thống tại Trung tâm được
tổ chức tại 4 bộ phận với các hình thức khác nhau: Thư viện tổng
hợp, Thư viện Sau đại học, Kho Luật và Kho cơ bản.
Nguồn tin phi truyền thống được tổ chức phục vụ thông qua địa
chỉ mạng nội bộ
2.1.3.2. Cách thức tổ chức nguồn tin nghiệp vụ Công an (tài liệu Mật)
Đối với nguồn tin nghiệp vụ Công an (kể cả tài liệu Mật) Trung
tâm bố trí tổ chức phục vụ tại kho Chuyên ngành, Phòng đọc tài liệu
Mật, Phòng đọc trực tuyến và Thư viện 28 Khoa, phòng và bộ môn.
2.1.4. Chia sẻ nguồn tin
2.2. Xử lý thông tin
2.2.1. Xử lý hình thức thông tin
12
2.2.2. Xử lý nội dung thông tin
2.2.2.1. Phân loại tài liệu
2.2.2.2. Đề mục chủ đề / Định từ khóa
2.2.3. Ứng dụng phần mềm trong xử lý thông tin
2.2.4. Công cụ bổ trợ trong xử lý thông tin
2.2.4.1. Khổ mẫu MARC 21
2.2.4.2. Khung phân loại DDC (Dewey Decimal Classicfication)
2.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin
2.3.1. Lưu trữ nguồn tin
2.3.2. Bảo quản nguồn tin
2.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
2.4.1. Tổ chức các sản phẩm thông tin thư viện
2.4.1.1. Tổ chức sản phẩm truyền thống
Hiện nay, thư viện đang có sản phẩm truyền thống: thư
mục thông báo tài liệu mới.
2.4.1.2. Tổ chức sản phẩm phi truyền thống
Ngoài sản phẩm truyền thống, thư viện còn có sản phẩm hiện
đại như: Cơ sở dữ liệu. Bao gồm CSDL thư mục, CSDL toàn văn,
CSDL đề tài khoa học cấp Bộ, CSDL tài liệu Mật.
2.4.2. Tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện
2.4.2.1. Các dịch vụ truyền thống hiện có của Trung tâm
2.4.2.2. Các dịch vụ phi truyền thống hiện có của Thư viện:
- Dịch vụ tra cứu trực tuyến
- Dịch vụ cung cấp đĩa CD-ROM
13
2.5.Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện
2.5.1. Chủ trương, chính sách của Trường
2.5.2. Nguồn lực con người
2.5.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin
2.5.4. Nguồn kinh phí
2.6. Nhận xét, đánh giá hoạt động thông tin thư viện tại Trung
tâm Thông tin khoa học – Tư liệu giáo khoa trường Đại học
Cảnh sát nhân dân
Dựa vào các tiêu chí cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động thông tin thư viện và qua thực trạng hoạt động của Trung
tâm, luận văn rút ra những đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu trong
hoạt động thông tin thư viện như sau:
2.6.1. Điểm mạnh trong hoạt động thông tin thư viện của Trung
tâm
2.6.1.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin
2.6.1.2. Xử lý thông tin
2.6.1.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin
2.6.1.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
2.6.1.5. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện
2.6.2. Điểm yếu trong hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm
Bất kỳ một hoạt động nào đều có tính 2 mặt của nó, hoạt động
thông tin thư viện của Trung tâm cũng không ngoài vấn đề nêu trên.
Ngoài những ưu điểm hiện có, Trung tâm cũng có một số nhược
điểm đang tồn tại trong hoạt động thông tin thư viện của mình.
14
2.6.2.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin
2.6.2.2. Xử lý thông tin
2.6.2.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin
2.6.2.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
2.6.2.5. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện
tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
3.1. Phát triển nguồn tin
3.1.1. Tăng cường bổ sung nguồn tin
Phát triển nguồn tin là một công đoạn đóng vai trò vô cùng
quan trọng đối với một CQTT – TV. Nó không những góp phần xây
dựng nguồn tin ngày một lớn mạnh, phục vụ mọi nhu cầu của NDT
mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện.
Việc phát triển nguồn tin phụ thuộc vào chính sách bổ sung của thư
viện đó, nó chỉ ra những việc cần thiết: bổ sung theo diện, theo thứ
tự ưu tiên, cũng như những các bước cần thực hiện trong chính
sách bổ sung.
3.1.2. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn tin
Bên cạnh việc phát triển nguồn tin Trung tâm cần chủ động
trong kế hoạch thanh lọc tài liệu cũ, nát không còn giá trị sử dụng để
đảm bảo chất lượng nguồn tin và tăng diện tích sử dụng đảm bảo
nguồn tin mới bổ sung cũng được quản lý trong tình trạng tốt nhất.
15
3.1.3.Tăng cường hợp tác, chia sẻ nguồn tin
Trung tâm cũng đã cố gắng đẩy mạnh giao lưu hợp tác nhằm
tạo ra nguồn biếu tặng với các đơn vị. Việc làm này đảm bảo nguồn
tin từ biếu tặng của Trung tâm sẽ được duy trì thường xuyên và ổn
định.
3.2. Nâng cao chất lượng xử lý thông tin
Thực hiện tốt các mặt của công tác này sẽ góp phần thúc đẩy
hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm ngày càng hoàn thiện
hơn và phát triển hơn để đáp ứng những yêu cầu mới của Trường
trong giai đoạn sắp tới.
3.3. Nâng cao chất lượng lưu trữ và bảo quản
3.3.1. Đảm bảo chất lượng cho lưu trữ nguồn tin
Đảm bảo độ tin cậy và an toàn của nguồn tin trong đó có nguồn
tin mật liên quan đến ngành.
3.3.2. Đảm bảo chất lượng cho công tác bảo quản nguồn tin
Xây dựng quy trình để đảm bảo công tác này luôn được thực
hiện một cách khoa học.
3.4. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
3.4.1. Phát triển sản phẩm thông tin thư viện
Trung tâm cần phát triển thêm các sản phẩm sau:
CSDL toàn văn về các bài giảng nghiệp vụ.
CSDL thư mục luận án, luận văn.
CSDL thư mục đề tài khoa học các cấp.
CSDL về hệ thống Luật.
16
3.4.2. Phát triển dịch vụ thông tin thư viện
Những dịch vụ Trung tâm cần chú trọng phát triển:
Phát triển dịch vụ biên soạn thư mục theo chuyên đề
Phát triển dịch vụ cung cấp danh mục luận án luận văn,
danh mục đề tài khoa học các cấp:
3.5. Nâng cao trình độ cán bộ
Ngoài việc cho cán bộ tham gia học tập để nâng cao kiến thức
chuyên môn, Trung tâm cần quan tâm tới trình độ ngoại ngữ của
cán bộ.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cần đề xuất lên Ban Giám hiệu
để xin chỉ tiêu bổ sung cán bộ phục vụ các mặt công tác của mình để
có thể chủ động và đáp ứng được mọi nhiệm vụ mà nhà trường giao
cho cũng như đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để hoàn thiện hoạt
động thông tin thư viện trước tình hình mới.
3.6. Các giải pháp khác
3.6.1. Hỗ trợ người dùng tin
Trung tâm cần có những giải pháp để hỗ trợ người dùng tin
trong việc nhận thức cũng như nâng cao kỹ năng tìm kiếm và khai
thác nguồn tin bằng cách tổ chức buổi học đầu khóa dành cho các
sinh viên mới nhập học.
3.6.2. Đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin là yếu tố không
kém phần quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động thông tin thư
viện. Vì vậy, trung tâm cần kiên trì đề xuất và thuyết phục cấp trên
17
để thường xuyên bảo trì và nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng. Điều
này sẽ góp phần giúp cho hoạt động thông tin thư viện của Trung
tâm ngày càng phát huy hiệu quả hơn nữa.
3.6.3. Đầu tư kinh phí
Trước cơ chế nhà nước, cũng như đặc thù của Trường, Trung
tâm cần đưa ra những biện pháp khác nhau.
18
KẾT LUẬN
Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học
và Tư liệu giáo khoa đã và đang từng bước cố gắng hoàn thiện mình
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin
cũng như góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo
của nhà trường.
Trong bối cảnh hiện nay, trước khi chuyển toàn bộ hoạt động
của Trung tâm lên cơ sở tại Quận 7, bên cạnh những ưu điểm hiện
có thì hoạt động thông tin thư viện vẫn còn gặp những khó khăn nhất
định cần phải cố gắng khắc phục và hoàn thiện hơn nữa ở mức có
thể trong thời gian chờ đợi làm việc tại cơ sở mới.
Qua đề án Thư viện đa năng mà nhà trường đã giao cho, Trung
tâm đã và đang xây dựng ngày một hoàn thiện hơn những chức năng
trong đề án đó, cho thấy hoạt động thông tin thư viện đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu tin phong phú, đa
dạng của cán bộ, giảng viên, sinh viên trường và mục tiêu đào tạo
sinh viên - học viên chất lượng cao.
Luận văn đã đưa ra và đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin
thư viện của Trung tâm với các yếu tố: bổ sung và tổ chức nguồn tin,
xử lý thông tin (xử lý hình thức và xử lý nội dung), lưu trữ và bảo
quản nguồn tin, tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện,... Qua đó, luận văn đã nhận xét đánh giá những điểm mạnh
hiện có cũng như điểm yếu còn tồn tại cần khắc phục, những nguyên
nhân và hiệu quả trong hoạt động thông tin thư viện.
19
Dựa trên những cơ sở đó, luận văn tìm ra những nhóm giải
pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hoạt động
thông tin thư viện của Trung tâm: giải pháp về bổ sung và tổ chức
nguồn tin, xử lý thông tin, lưu trữ và bảo quản nguồn tin, đa dạng
hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, nâng cao trình độ cán bộ
và các giải pháp khác gồm: hỗ trợ người dùng tin, đầu tư CSVC –
HTCNTT và đầu tư kinh phí.
Với tinh thần “phục vụ một cách chủ động”, cùng điều kiện
khó khăn hiện nay, Trung tâm cần dùng hết tổng lực để phát huy và
đảm bảo duy trì hoạt động thông tin thư viện một cách tốt nhất nhằm
thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Đồng thời khẳng định vai
trò và vị trí của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo của trường trước yêu cầu đổi mới.
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, cùng với hệ thống
các nhóm giải pháp nêu trên. Tác giả nghĩ rằng trong một tương lai
không xa hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm Thông tin
khoa học và Tư liệu giáo khoa sẽ từng bước được nâng cao cũng như
ngày càng hoàn thiện hơn góp phần nâng cao vị thế của nhà trường
trong khu vực phía Nam.
Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng để phục
vụ cho việc xây dựng hoàn thiện Đề án Thư viện đa năng của trường
giai đoạn sắp tới.
iv
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và
Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đối với nhiệm vụ đào tạo
và nghiên cứu khoa học ............................................................................................. 6
1.1. Những vấn đề chung về hoạt động thông tin thư viện ...................................... 6
1.1.1. Khái niệm về hoạt động thông tin thư viện ......................................................... 6
1.1.2. Các thành tố cấu thành hoạt động thông tin thư viện .......................................... 7
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin thư viện ............................... 9
1.1.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động thông tin thư viện .................................................. 13
1.2. Khái quát về Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa ................ 15
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân (CSND) .................. 15
1.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trường .................................................................... 15
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 17
1.2.2. Đặc điểm hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học và
Tư liệu giáo khoa........................................................................................................... 19
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ............................................................... 19
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 20
1.2.2.3. Người dùng tin và nhu cầu tin .......................................................................... 25
1.2.3. Vai trò của Trung tâm Thông tin khoa học – Tư liệu giáo khoa với nhiệm vụ
đào tạo và nghiên cứu khoa học ................................................................................... 28
v
Chương 2. Thực trạng hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin
khoa học – Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát nhân dân ......................... 30
2.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin .............................................................................. 30
2.1.1. Bổ sung nguồn tin ............................................................................................... 30
2.1.2. Cơ cấu nguồn tin ................................................................................................. 34
2.1.2.1. Nguồn tin truyền thống và phi truyền thống (giáo trình, tài liệu tham khảo
khác ngoài ngành) ......................................................................................................... 34
2.1.2.2. Nguồn tin nghiệp vụ Công an (tài liệu Mật) .................................................... 35
2.1.3. Tổ chức nguồn tin ............................................................................................... 35
2.1.3.1. Cách thức tổ chức nguồn tin truyền thống và phi truyền thống (giáo trình,
tài liệu tham khảo khác ngoài ngành) ........................................................................... 36
2.1.3.2. Cách thức tổ chức nguồn tin nghiệp vụ Công an (tài liệu Mật) ....................... 38
2.1.4. Chia sẻ nguồn tin ................................................................................................. 43
2.2. Xử lý thông tin ...................................................................................................... 44
2.2.1. Xử lý hình thức thông tin .................................................................................... 44
2.2.2. Xử lý nội dung thông tin ..................................................................................... 45
2.2.2.1. Đối với phân loại tài liệu .................................................................................. 45
2.2.2.2. Đối với Đề mục chủ đề / Định từ khóa ............................................................ 46
2.2.3. Ứng dụng phần mềm trong xử lý thông tin ......................................................... 47
2.2.4. Công cụ bổ trợ trong xử lý thông tin ................................................................... 49
2.2.4.1. Khổ mẫu MARC 21 ......................................................................................... 49
2.2.4.2. Khung phân loại DDC (Dewey Decimal Classicfication) ............................... 52
vi
2.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin ........................................................................... 54
2.3.1. Lưu trữ nguồn tin ................................................................................................ 54
2.3.2. Bảo quản nguồn tin ............................................................................................. 55
2.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ........................................ 56
2.4.1. Tổ chức các sản phẩm thông tin thư viện ........................................................... 57
2.4.1.1. Tổ chức sản phẩm TTTV truyền thống ........................................................... 57
2.4.1.2. Tổ chức sản phẩm TTTV phi truyền thống ...................................................... 58
2.4.2. Tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện ............................................................... 63
2.4.2.1. Các dịch vụ TTTV truyền thống hiện có của Trung tâm ................................. 63
2.4.2.2. Các dịch vụ TTTV phi truyền thống hiện có của Trung tâm ........................... 65
2.5. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện ................................ 66
2.5.1. Chủ trương, chính sách của Trường .................................................................... 66
2.5.2. Nguồn lực con người ........................................................................................... 66
2.5.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin ................................................... 67
2.5.4. Nguồn kinh phí .................................................................................................... 68
2.6. Nhận xét, đánh giá hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin
khoa học – Tư liệu giáo khoa trường Đại học Cảnh sát nhân dân ......................... 69
2.6.1. Điểm mạnh trong hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm .......................... 69
2.6.1.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin ........................................................................... 69
2.6.1.2. Xử lý thông tin ................................................................................................. 71
2.6.1.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin ......................................................................... 71
vii
2.6.1.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ....................................... 71
2.6.1.5. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện ...................................... 72
2.6.2. Điểm yếu trong hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm ............................. 73
2.6.2.1. Bổ sung và tổ chức nguồn tin ........................................................................... 73
2.6.2.2. Xử lý thông tin ................................................................................................. 76
2.6.2.3. Lưu trữ và bảo quản nguồn tin ......................................................................... 76
2.6.2.4. Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ....................................... 77
2.6.2.5. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện ...................................... 78
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm
Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Cảnh sát nhân dân .... 82
3.1. Phát triển nguồn tin ............................................................................................. 82
3.1.1. Tăng cường bổ sung nguồn tin ............................................................................ 82
3.1.2. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn tin .............................................................. 83
3.1.3.Tăng cường hợp tác, chia sẻ nguồn tin ................................................................ 84
3.2. Nâng cao chất lượng xử lý thông tin................................................................... 84
3.3. Nâng cao chất lượng lưu trữ và bảo quản ......................................................... 85
3.3.1. Đảm bảo chất lượng cho lưu trữ nguồn tin ......................................................... 85
3.3.2. Đảm bảo chất lượng cho công tác bảo quản nguồn tin ...................................... 86
3.4. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện ................................ 87
3.4.1. Phát triển sản phẩm thông tin thư viện................................................................ 88
3.4.2. Phát triển dịch vụ thông tin thư viện ................................................................... 88
viii
3.5. Nâng cao trình độ cán bộ .................................................................................... 89
3.6. Các giải pháp khác ............................................................................................... 91
3.6.1. Hỗ trợ người dùng tin .......................................................................................... 91
3.6.2. Đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin ........................................ 92
3.6.3.Đầu tư kinh phí ..................................................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 96
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 98
96
References:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Mẫn Đạt (2006). “Nâng cao chất lượng hoạt động thư viện – thông tin
trong các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin tại
Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu (4), tr. 13 – 18.
2. Nguyễn Tiến Hiển (1995), Tổ chức và quản lý công tác thông tin - thư viện : giáo
trình dùng cho sinh viên ngành thông tin - thư viện, Đại học Văn hóa Hà
Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn thị Lan Thanh(2002). Quản lý thư viện và trung tâm
thông tin : giáo trình dùng cho sinh viên ngành thông tin - thư viện, Đại học
Văn hóa Hà Nội, Hà Nội
4. Lương Thị Hòa (2005), “Hội thảo tổ chức hoạt động thông tin thư viện trong hệ
thống trường Đại học”, Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin, (3), tr. 45
– 46.
5. Nguyễn Viết Nghĩa, Bài giảng môn Phát triển và Quản trị nguồn tin, Cục Thông
tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Thị Minh Nguyệt, Bài giảng môn Người dùng tin, Khoa Sau đại học,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
7. Trần Thị Quý, Bài giảng môn Phân loại tài liệu nâng cao, Khoa Thông tin thư
viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.
8. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học: giáo trình dành cho sinh viên ngành
thônng tin – thư viện và quản trị thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
9. Phan Thị Hà Thanh, “Phát triển dịch vụ tham khảo tại TT Thông tin Học Liệu Đà
Nẵng”, Website Bản tin các Trung tâm học liệu, địa chỉ: http://
www.lrc.ctu.edu.vn
10. Nguyễn Thu Thảo (2005), Xử lý thông tin, Hà Nội.
97
11. Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), “Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện đáp
ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội”,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Vũ Huy Thắng (2012), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin –
thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Luận văn Thạc sĩ.
13. Tạ Thị Thịnh (1999), Phân loại và tổ chức mục lục phân loại, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Ngọc Thuần, Nguyễn Hữu Giới, Nguyễn Thanh Đức (2006), Các
thư viện và trung tâm thông tin - Thư viện ở Việt Nam, Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
15. Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia (1995), Hoạt
động thông tin tư liệu: tiêu chuẩn Việt Nam, Viện tiêu chuẩn Việt Nam, Hà
Nội.
16. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm
thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Mạnh Tuấn (2002), “Một số vấn đề về sự phát triển sản phẩm và dịch vụ
thông tin”, Tạp chí Thông tin tư liệu, (4), tr.15 – 17.
18. Lê Văn Viết (2006), Thư viện học: Những bài viết chọn lọc, Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
19. Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề thư viện, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_dhcsnn_5117_2146335.pdf