Tài liệu Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Tiềm lực, thách thức và một số giải pháp: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0141
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 147-156
This paper is available online at
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- TIỀM LỰC, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Nguyễn Thu Tuấn
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Để giữ vững vị thế và uy tín của trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia,
một trong những ưu tiên hàng đầu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là chú trọng tới
hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, coi đây là một trong những mắt
xích quan trọng, là giải pháp cốt yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Bài
báo đưa ra một số kết quả nghiên cứu thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
trong tình hình hiện nay.
Từ khóa: Đại học, đào tạo, giảng viên, nghiên cứu khoa học.
1. Mở đầu
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một trường đại học là gi...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Tiềm lực, thách thức và một số giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0141
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 147-156
This paper is available online at
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- TIỀM LỰC, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Nguyễn Thu Tuấn
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Để giữ vững vị thế và uy tín của trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia,
một trong những ưu tiên hàng đầu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là chú trọng tới
hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, coi đây là một trong những mắt
xích quan trọng, là giải pháp cốt yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Bài
báo đưa ra một số kết quả nghiên cứu thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
trong tình hình hiện nay.
Từ khóa: Đại học, đào tạo, giảng viên, nghiên cứu khoa học.
1. Mở đầu
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một trường đại học là giảng dạy và nghiên cứu khoa học gắn
với thực tiễn và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Hai nhiệm vụ này luôn thúc đẩy nhau
cùng phát triển. Nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao và phải đi trước một bước mới có thể nâng cao được chất lượng đào tạo [2]. Có thể khẳng định
rằng giảng viên không thể giảng dạy tốt nếu thiếu nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu là
tiền đề để mỗi giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy. Người giảng viên nếu tích cực hoạt động
nghiên cứu khoa học sẽ tự nâng tầm nghiên cứu và trình độ chuyên môn cho chính mình. Một khi
hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được kết quả cao thì càng khẳng định vị thế, uy tín của bản
thân người giảng viên trong xã hội [7].
Gần đây có nhiều bài báo khoa học đề cập tới các khía cạnh khác nhau về hoạt động nghiên
cứu khoa học, như các tác giả: Vũ Thị Hằng, Nguyễn Thị Hương Giang và Lê Phước Minh đã chỉ
ra vai trò to lớn của của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục
đại học [2, 5, 8]; tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh và Trần Hồng Lưu đưa ra một số giải pháp tạo động
lực thúc đẩy giảng viên đại học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học [4, 7]; tác giả Trần Thị Thu
Hiền đề cập tới công tác quản lí nghiên cứu khoa học và đưa ra một số mô hình quản lí nghiên cứu
khoa học [6]; tác giả Lê Phước Minh chỉ ra sự bất cập trong việc cấp kinh phí nghiên cứu khoa
học cho các trường đại học Việt Nam hiện nay, đồng thời tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm của các
quốc gia về chính sách tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học [8].
Diện mạo, vị thế và triển vọng của một trường đại học phụ thuộc không nhỏ vào thành tích
nghiên cứu khoa học cũng như hiệu quả của công tác đào tạo. Hiện nay nhiều trường đại học của
Ngày nhận bài: 18/8/2016. Ngày nhận đăng:22/9/2016.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thu Tuấn, địa chỉ e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com
147
Nguyễn Thu Tuấn
Việt Nam đang đầu tư rất mạnh cho các công bố quốc tế về nghiên cứu khoa học (như Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Duy Tân,. . . ), bởi công bố quốc tế được coi
như thước đo năng lực nghiên cứu và khả năng hội nhập của các nhà khoa học.
Xuất phát từ thực tiễn của giáo dục đào tạo đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt
Nam hiện nay, vấn đề đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các trường sư phạm nói chung và
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) nói riêng có ý nghĩa sống còn đối với yêu cầu đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Trong gần 65 năm qua, trường ĐHSPHN đã
thực hiện được nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị trên cả ba lĩnh
vực nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và giáo dục. Nhiều kết quả đã được ứng dụng có hiệu quả vào
đời sống, sản xuất và đào tạo đặc biệt là đào tạo trình độ cao. Nhà trường đã chú trọng phát triển
nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ, cụ thể là: Chủ trì các chương trình, dự
án, đề tài khoa học và công nghệ các cấp (Nhà nước, Bộ, Thành phố, Trường); xây dựng các Trung
tâm nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, giáo dục; liên tục tổ chức các
hội nghị, hội thảo khoa học cấp Trường, cấp Bộ, cấp Quốc tế [10].
Chú trọng tới hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy chất lượng đào tạo, coi đó
là vấn đề sống còn của nhà trường, nhiều năm qua lãnh đạo trường ĐHSPHN đã liên tục tổ chức
triển khai các hội thảo khoa học, cụ thể là: Tháng 1 năm 2013 tổ chức hội thảo Nâng cao năng
lực nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên trường ĐHSPHN; Tháng 2 năm 2014 tổ chức hội
thảo Tăng cường công tác khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong giai đoạn 2014 - 2020;
Tháng 1 năm 2015 tổ chức hội thảo Đánh giá tiềm lực nghiên cứu khoa học giáo dục của trường
ĐHSPHN. Từ thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường ĐHSPHN, các nhà
khoa học của trường đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp
đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học của nhà trường - đó là những
bài báo của các tác giả: Đinh Quang Báo [1], Lê Đình Trung [11], Nguyễn Minh Thủy [10]; quan
tâm tới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ trường ĐHSP Hà Nội có bài báo của tác
giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [3]; tác giả Nguyễn Đức Sơn với bài báo Đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học giáo dục trong trường ĐHSPHN hiện nay [9].
Thực trạng này đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên góp phần vào chiến lược đổi mới và phát triển giáo dục đào tạo đại học
một cách bền vững. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi trong bài viết này là đưa ra những giải pháp
cốt yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, góp phần
đưa trường ĐHSPHN trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh, có uy tín cao trong khối
các trường sư phạm, góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
Việt Nam trong thập niên tới, tạo điều kiện để trường ĐHSPHN từng bước hội nhập thành công
với khu vực và quốc tế.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thế mạnh, tiềm năng, cơ hội của trường ĐHSP Hà Nội về lĩnh vực nghiên
cứu khoa học
Ở trường ĐHSPHN, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo luôn được xác định là hai
nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu - trong đó nghiên cứu khoa học được coi là động lực để nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo. Lãnh đạo trường ĐHSPHN qua các thời kì khác nhau luôn xác định vị
thế và uy tín của nhà trường được quyết định chủ yếu bởi đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, coi
phương thức tốt nhất để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên là thông qua hoạt động nghiên cứu
khoa học.
148
Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Tiềm lực, thách thức...
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, trường ĐHSPHN đã và đang là một trong những
trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất, mạnh nhất trong toàn quốc. Theo phương châm “Lấy
nghiên cứu khoa học làm đòn bẩy để thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo”, trong những năm
gần đây, lãnh đạo nhà trường rất chú trọng đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học và chủ động xây dựng nhiều mô hình mới trong nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao
chất lượng và số lượng các công trình khoa học; đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của
giảng viên v.v... Hoạt động nghiên cứu khoa học trường ĐHSPHN trong nhiều năm qua đã thu
được kết quả khá ấn tượng: Số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học không ngừng phát triển và
chất lượng ngày một nâng cao; thành công của những hội nghị khoa học không chỉ thể hiện ở số
lượng các báo cáo tăng lên hàng năm mà còn thể hiện ở chất lượng và tính khả thi của mỗi công
trình nghiên cứu.
- Đội ngũ giảng viên của trường ĐHSPHN đông và có trình độ học hàm, học vị cao đặc
biệt là các khoa học cơ bản. Các nhà khoa học của trường đã chủ trì nhiều dự án, chương trình,
đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ; nhiều sản phẩm khoa học đã được phục vụ rộng lớn cho
chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, góp phần tạo uy tín lớn cho nhà trường, cho ngành giáo
dục. Trên cơ sở đó, nhà trường đã mở rộng hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
trường đại học, các Viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
- Trường ĐHSPHN có cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ; có cơ cấu bộ máy
tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học khá hoàn chỉnh; có các Viện nghiên cứu, nhiều Trung
tâm nghiên cứu; có trường phổ thông thực hành và trường chuyên; có mạng lưới đối tác, cộng tác
viên trên khắp cả nước. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai các hoạt động
nghiên cứu khoa học sư phạm [1].
- Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường đã góp phần xây dựng hệ thống giáo trình,
sách chuyên khảo và tài liệu giảng dạy cho các ngành học, môn học đạt chuẩn theo quy định, góp
phần hoàn thiện lí luận của các chuyên ngành và lí luận nghiệp vụ sư phạm, phục vụ hiệu quả cho
công tác giảng dạy của nhà trường và các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên toàn quốc.
- Trong việc triển khai nghiên cứu khoa học giáo dục, trường ĐHSPHN có nhiều thuận lợi
lớn như nhà trường có đầy đủ các khoa đào tạo ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc
dân thuộc nhiều lĩnh vực với đội ngũ giảng viên là những người vừa có tầm cao về chuyên môn,
vừa có kinh nghiệm xâm nhập vào thực tế phổ thông. Vị thế này cho phép hoạt động nghiên cứu
bắt rễ vào hoạt động giáo dục thực tiễn và quay trở lại định hướng cho hoạt động thực tiễn, từ đó
trường ĐHSPHN có thể kết nối giữa nghiên cứu và triển khai trong thực tiễn dạy học. Tuy nhiên,
mặc dù đây là thế mạnh nổi bật của trường ĐHSPHN nhưng để thúc đẩy và tận dụng ưu thế này ra
sao cũng là vấn đề cần được giải quyết thấu đáo [9].
- Dù còn có nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày nhưng nhiều giảng viên vẫn say
mê làm khoa học, quyết tâm cố gắng vươn lên trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đạt được
những kết quả tốt. Sự nỗ lực, cố gắng của từng giảng viên trường ĐHSPHN trong suốt 65 năm qua
đã để lại những thành tựu rất đáng tự hào: Trong các đợt xét giải thưởng khoa học - công nghệ đã
có nhiều giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, và đặc biệt là đã có giải thưởng khoa
học cấp quốc tế.
Có thể khẳng định bài học lớn nhất của sự thành công đó là lãnh đạo trường ĐHSPHN đã
xây dựng được chiến lược đúng đắn, từ đó triển khai có hiệu quả qua từng giai đoạn phát triển của
trường, có tổng kết, đánh giá để có được những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn kế tiếp sau.
Bài học cơ bản đó là gắn nghiên cứu khoa học vào đào tạo, nghiên cứu khoa học phải đi trước một
bước để làm cơ sở vững chắc cho đào tạo [11].
149
Nguyễn Thu Tuấn
2.2. Thách thức của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về lĩnh vực nghiên cứu
khoa học
Mặc dù các kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của trường ĐHSPHN là rất đáng tự hào
(cả về số lượng và chất lượng), chúng ta không phủ nhận những lợi thế hiện có trong hoạt động
nghiên cứu khoa học, song chúng ta cũng phải thẳng thắn, khách quan nhìn nhận những khó khăn
và cả những hạn chế trong hoạt động này. Mặc dù chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn còn
đang tồn tại những bất cập bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
- Một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sút chất lượng, hiệu quả hoạt động
nghiên cứu khoa học của không ít giảng viên là do họ nhận thức chưa đúng về vai trò to lớn của
hoạt động nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học cho
chính mình. Nhiều giảng viên đã coi nghiên cứu khoa học như một nhiệm vụ miễn cưỡng phải làm,
vì vậy sản phẩm nghiên cứu khoa học của họ được làm một cách chiếu lệ, thiếu chiều sâu, hàm
lượng khoa học không cao, tính khả thi thấp. . . Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không ít
giảng viên chỉ tập trung dành thời gian cho giảng dạy thay vì nghiên cứu khoa học. Một khi nghiên
cứu không nhằm mục đích phát kiến, phát minh mà chỉ đơn thuần để hoàn thành chức năng giảng
dạy của người thầy thì rất khó trở thành động lực thực sự cho sáng tạo. Hạn chế này hiện vẫn đang
hiện hữu, lỗi chính là do giảng viên nhưng một phần cũng do trách nhiệm của các nhà quản lí chưa
mạnh dạn đưa ra các chế tài để bắt buộc giảng viên phải làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
- Trước kia kinh phí cấp cho 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường là 20 triệu đồng. Với
số tiền này sẽ là không đủ cho những đề tài cần chi phí để đi điền dã thu thập thông tin, hoặc
những đề tài cần thực nghiệm sư phạm, cần mua nguyên vật liệu cho thí nghiệm Vật lí, Hóa học,
Sinh học. . . Đó là chưa kể hiện nay, hằng năm chỉ có một số rất ít đề tài mới được cấp kinh phí
này, còn lại hầu hết các chủ nhiệm đề tài tự túc. Vì vậy, để huy động phong trào giảng viên say mê
với nghiên cứu khoa học là thực sự khó khăn trong tình hình hiện nay.
- Số lượng giảng viên thông thạo ngoại ngữ (ở mức độ dịch được, giao tiếp được bằng ngoại
ngữ) là không nhiều. Đây là một cản trở lớn đến khả năng nghiên cứu khoa học và nâng cao trình
độ chuyên môn của giảng viên, gặp rất nhiều khó khăn trong việc cập nhật các thành quả nghiên
cứu khoa học của nước ngoài.
- Thực tiễn cho thấy, bên cạnh số ít giảng viên trẻ có năng lực nghiên cứu khoa học thì còn
có khá nhiều giảng viên hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học, họ thực sự chưa có được phương
pháp nghiên cứu khoa học một cách bài bản. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là các giảng
viên đó chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghiên cứu khoa học một cách chính thống
cộng thêm ý thức chưa thật sự chuyên tâm hết mình để tự mày mò, tìm hiểu, nghiên cứu của họ.
Ngoài ra, rất nhiều giảng viên trẻ của nhà trường chưa thực sự có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và
sự hỗ trợ, dìu dắt thích đáng của các thế hệ giảng viên đi trước trong hoạt động nghiên cứu nhằm
rút ngắn thời gian tích lũy kinh nghiệm của mình.
Trong bối cảnh ngành giáo dục cho ra đời nhiều cơ sở đào tạo giáo viên như hiện nay đã tạo
nên môi trường bình đẳng về cơ hội, về điều kiện phát triển cho mọi trường, do vậy sẽ có sự cạnh
tranh thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, thu hút người học, cạnh tranh về chất lượng đào tạo
v.v. . . để qua đó mỗi trường tự khẳng định mình. Trước tình hình đó, muốn giữ vững được thế độc
tôn, giữ vững được truyền thống, uy tín và thương hiệu của mình, trường ĐHSPHN cần phải làm
nhiều việc, phát huy những thế mạnh đang có và khắc phục những mặt yếu đang tồn tại để tự đổi
mới mình, để phát triển bền vững. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của
cả tập thể nhà trường, từ lãnh đạo đến từng cán bộ, giảng viên, nhân viên.
150
Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Tiềm lực, thách thức...
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học của
giảng viên
2.3.1. Giảng viên cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu
khoa học
Đa số các giảng viên hiện nay đều nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc
kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn còn những biểu hiện về việc chỉ chú trọng dành nhiều thời gian cho giảng dạy mà chưa thực
sự coi trọng việc nghiên cứu khoa học. Người giảng viên phải đồng thời làm tốt hai nhiệm vụ là
vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu. Một quá trình đào tạo mà không có nghiên cứu tất yếu sẽ đi theo
đường mòn, không thể có chất lượng cao. Chính quá trình nghiên cứu khoa học đóng góp không
nhỏ trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của giảng viên, giúp họ nuôi dưỡng kiến
thức để đưa vào giảng dạy (thông qua việc cập nhật, bổ sung tri thức và nâng cao các năng lực cá
nhân để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy). Nếu không có nghiên cứu
khoa học thì nội dung bài giảng sẽ chỉ là sự sao chép của chính mình và sao chép của người khác,
rồi từ năm này sang năm khác họ cũng chỉ dậm chân tại chỗ ở mức độ hoàn thành chức năng rao
giảng những nội dung kiến thức sáo mòn, nhàm chán [12]. Vì vậy, mỗi giảng viên cần có kế hoạch
cụ thể cho hoạt động nghiên cứu khoa học của từng năm và có lộ trình cho từng giai đoạn, cần cố
gắng vượt qua những khó khăn trước mắt để tận dụng thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.
Nếu người giảng viên tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học thì họ sẽ tự nâng tầm nghiên
cứu và trình độ chuyên môn cho chính mình đồng thời cũng nâng cao năng lực hướng dẫn sinh
viên làm nghiên cứu khoa học [5].
2.3.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên
- Kinh nghiệm của các trường đại học lớn trên thế giới cho thấy việc đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học là vấn đề sống còn của một trường đại học. Không
thể có một đội ngũ giảng viên giỏi nếu họ không gắn việc giảng dạy với nghiên cứu, không thể có
một trường đại học mạnh khi hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ là một hoạt động mờ nhạt trong
nhà trường [7]. Vì vậy, phải luôn gắn kết chặt chẽ nghiên cứu khoa học với quá trình đào tạo, huy
động toàn bộ đội ngũ giảng viên của trường tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp
cho việc gắn bó hữu cơ giữa nghiên cứu và giảng dạy đạt hiệu quả cao. Phải coi hoạt động nghiên
cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi giảng viên, lấy kết quả nghiên cứu khoa học là một
trong những tiêu chuẩn cứng trong việc đánh giá, xếp loại thi đua của giảng viên.
- Khi chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng đòi hỏi cao thì công tác nghiên cứu khoa
học cũng phải được thúc đẩy mạnh mẽ để tạo điều kiện hỗ trợ và tác động đến chất lượng đào tạo.
Các nhà quản lí cần xác định vị thế và uy tín của trường mình được quyết định chủ yếu bởi đội ngũ
giảng viên có chất lượng cao, vì vậy phương thức tốt nhất để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên
là thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học. Để giảng viên có thể hoạt động nghiên cứu khoa học
một cách hiệu quả, cần hội tụ đủ các yếu tố sau: có môi trường làm việc thuận lợi cho công tác
giảng dạy và nghiên cứu khoa học; đảm bảo về thời gian và điều kiện vật chất cho việc nghiên cứu;
bản thân giảng viên phải say mê nghiên cứu khoa học, liên tục bám sát nhu cầu thực tế; tổ chức
tốt quá trình thực hiện đề tài. . . Điều này là khó đối với các giảng viên - đặc biệt là giảng viên
trẻ. Một khi đã khẳng định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của người giảng viên đại
học thì lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa cần có những quy định cụ thể để nhằm động viên, khuyến
khích họ tích cực cống hiến và phát huy hết khả năng của bản thân dành cho nghiên cứu khoa học;
quán triệt đến từng giảng viên để họ xác định nghiên cứu khoa học phải là nhiệm vụ bắt buộc và
151
Nguyễn Thu Tuấn
là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giảng viên, coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực
của giảng viên. Biện pháp hữu hiệu cho vấn đề này là các nhà quản lí cần phải quyết liệt hơn bằng
việc đề ra quy chế, chế tài bắt buộc giảng viên phải thực hiện nghiêm túc; sớm xây dựng các tiêu
chuẩn năng lực nghề nghiệp đối với giảng viên trường ĐHSPHN - trong đó năng lực nghiên cứu
là năng lực quan trọng của bộ chuẩn nghề nghiệp giảng viên. Một khi cá nhân chưa có hứng thú,
chưa tự giác thực hiện thì chính sự khuôn định, ràng buộc của tổ chức, của người quản lí sẽ dần
dần tạo cho họ thói quen thực hiện. Để tạo thuận lợi cho giảng viên có được hứng thú làm khoa
học, các nhà quản lí cần tạo điều kiện cho giảng viên được sống trong không khí học thuật của
ngành mình, được tiếp xúc nhiều với môi trường khoa học của ngành mình như tham gia hội nghị,
hội thảo khoa học; gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi chuyên môn với các nhà khoa học có uy tín; tham dự
các buổi bảo vệ luận án, luận văn v.v. . . . Chính thông qua các hoạt động khoa học đó sẽ nảy sinh
các ý tưởng nghiên cứu của giảng viên và rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học cho họ.
- Để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên- đặc biệt là giảng viên trẻ, nhà
trường cần tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo tập trung, tập huấn nghiệp vụ về phương pháp
nghiên cứu khoa học; tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học có uy tín
để giảng viên được học hỏi; tổ chức các buổi tọa đàm về những đổi mới, những thành tựu, những
hướng nghiên cứu. . . để mỗi giảng viên đều là một cán bộ nghiên cứu khoa học; động viên giảng
viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học ngoài trường để họ tự tin về năng lực nghiên cứu
khoa học của bản thân [2]. Ngoài ra, nhà trường cần có chính sách quy định các GS, PGS, Tiến sĩ
tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng cho các thế hệ giảng viên trẻ để họ dần được trưởng thành trong
nghiên cứu khoa học.
- Chú trọng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giảng viên: Có thể nói ngoại ngữ là dưỡng
chất đối với những người làm nghiên cứu khoa học, là công cụ đắc lực và hữu hiệu để dễ dàng
tiếp cận với thông tin khoa học quốc tế, đồng thời là phương tiện để giao tiếp, trao đổi, đối thoại,
tranh luận về học thuật với các nhà khoa học nước ngoài tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc
tế. Với tầm quan trọng của ngoại ngữ như vậy, ngoài ý thức tự thân của mỗi giảng viên, nên chăng
lãnh đạo nhà trường có thể đầu tư kinh phí tổ chức những lớp tập trung ngắn hạn (khoảng 3 tháng
liền) ngay tại địa điểm trường ĐHSPHN để giảng viên được sống trong môi trường ngoại ngữ với
sự hướng dẫn của các giáo viên bản ngữ. Ngoài ra, nếu có thể được, nên tổ chức cho những giảng
viên có nhu cầu muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ được thực tập tiếng tại nước ngoài trong thời
gian khoảng 1 đến 3 tháng (theo hình thức xã hội hóa, nhà trường và giảng viên cùng đóng góp
kinh phí).
2.3.3. Đổi mới cơ chế tài chính để khuyến khích mọi giảng viên tích cực tham gia nghiên
cứu khoa học
- Hiện nay, trong điều kiện ngân quỹ dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng bị
thu hẹp trong khi số lượng đề tài đăng kí lại quá lớn, với cơ chế tự chủ về tài chính, lãnh đạo nhà
trường đang áp dụng các chính sách hợp lí, đó là chủ nhiệm đề tài tự lo kinh phí, không sử dụng
tiền hỗ trợ của nhà trường (nếu tác giả của đề tài đó đồng ý). Tuy nhiên, để có được những đề tài
thực sự có giá trị ứng dụng cao xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nhà trường (bằng cách trường sẽ
đặt hàng, ra đầu bài) rồi tổ chức đấu thầu các đề tài đó, rất cần nâng mức kinh phí cho các đề tài
được trúng thầu.
- Giới hạn giờ giảng của giảng viên: Thực tế việc tuyển sinh hiện nay của các trường đại
học (trong đó có ĐHSPHN) gặp nhiều khó khăn, số lượng sinh viên giảm đáng kể, vì thế tổng số
lớp giảm theo. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều giảng viên không thực hiện đủ số tiết dạy theo
quy định. Trong khi đó, những giảng viên có đủ điều kiện và khả năng nghiên cứu khoa học (như
152
Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Tiềm lực, thách thức...
GS, PGS, Tiến sĩ) lại phải đảm nhiệm số giờ giảng nhiều hơn. Đây là điều bất cập. Để khắc phục
tình trạng này, nên chăng trường ĐHSPHN phối hợp với Bộ giáo dục & Đào tạo đưa ra chính sách
giới hạn số giờ giảng của giảng viên để họ có thể yên tâm hơn khi làm nghiên cứu khoa học mà
không phải lo lắng thiếu giờ dạy theo định mức. Trước mắt, nhà trường nên xem xét giảm định
mức giờ dạy cho các đối tượng giảng viên có học hàm, học vị là GS, PGS và Tiến sĩ để họ có thể
dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học (nhằm tránh tình trạng áp lực giờ
giảng quá lớn làm cho các giảng viên này không còn nhiều thời gian và tâm huyết dành cho nghiên
cứu khoa học).
- Cần có cơ chế quy đổi các kết quả nghiên cứu khoa học (như: đề tài nghiên cứu khoa học;
giáo trình, sách chuyên khảo; bài báo đăng tải ở các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; các tác
phẩm văn học, nghệ thuật được giải; các công trình khoa học khác. . . ) thành giờ giảng theo một
tỉ lệ hợp lí để khuyến khích giảng viên tích cực cống hiến và phát huy hết khả năng của bản thân
dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học của giảng viên và khích lệ được
phong trào “Lấy nghiên cứu khoa học làm đòn bẩy để thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo”,
nhà trường cần ban hành chế độ khen thưởng bằng vật chất và tinh thần, bằng hệ số thi đua, bằng
việc tăng lương trước thời hạn đối với các giảng viên có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa
học; tôn vinh kịp thời những công trình khoa học có giá trị lí luận và ứng dụng thực tiễn cao của
các giảng viên. Đó chính là động lực thúc đẩy, thu hút nhiều giảng viên tham gia hoạt động khoa
học, tiếp sức cho họ luôn nhiệt huyết say mê, chuyên tâm với sự nghiệp khoa học. Song song với
chế độ khen thưởng, nhà trường cần đưa ra những định mức khoa học cụ thể để giảng viên phải đạt
được (ví dụ: bắt buộc mỗi giảng viên hằng năm phải có ít nhất 1 bài báo đăng tải ở tạp chí khoa
học); đồng thời cần có biện pháp cứng rắn đối với những cá nhân chưa đạt được định mức khoa
học theo quy định của trường đã đặt ra.
2.3.4. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học Giáo dục trong trường ĐHSP Hà Nội
Nghiên cứu khoa học giáo dục trong nhà trường sư phạm có tính chất cầu nối giữa hiện tại
và tương lai. Một mặt nó có thể chuyển giao cho hoạt động giáo dục ở phổ thông, mặt khác không
kém phần quan trọng là phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo sinh viên. Đây là khâu hết sức quan
trọng đối với việc thúc đẩy nghiên cứu. Việc chuyển giao kết quả không nên chỉ dừng lại ở việc
công bố những bài báo khoa học mà cần được phổ biến ở các kênh khác nhau đặc biệt là trực tiếp
đến giáo viên phổ thông và sinh viên.
Thúc đẩy nghiên cứu khoa học giáo dục ở trường ĐHSPHN là hết sức cần thiết. Đây có thể
coi là một trong những nội dung thể hiện bản sắc, thể hiện thế mạnh của trường ĐHSPHN. Để
thực hiện có hiệu quả việc này, đòi hỏi nhà trường phải có định hướng chiến lược và triển khai tổ
chức thực hiện một cách bền bỉ, kiên định cùng sự nỗ lực tích cực của mọi giảng viên trong trường
mới hi vọng có được thành công [9].
2.3.5. Nâng cao hiệu quả quản lí và định hướng hoạt động khoa học - công nghệ
Chức năng quản lí và định hướng hoạt động khoa học – công nghệ là vô cùng quan trọng.
Nếu nhà trường thực hiện tốt chức năng này thì sẽ tạo cơ hội và điều kiện tốt cho giảng viên tham
gia nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Giải pháp cho vấn đề này là:
- Cần đưa ra các định hướng nghiên cứu hàng năm để giảng viên dựa vào đó mà đăng kí đề
tài cho trúng hướng; cần tổ chức các buổi hướng dẫn, tập huấn cho các giảng viên trẻ về phương
pháp nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho các sinh hoạt học thuật khoa học được diễn ra thường
xuyên và đúng hướng. Để nghiên cứu khoa học thực sự gắn liền với yêu cầu thực tiễn của đời sống
153
Nguyễn Thu Tuấn
xã hội và khai thác được tối đa những nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cho hoạt động khoa học, bằng
uy tín của mình, nên chăng hằng năm nhà trường có thể tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các
giảng viên của trường với các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu thực tiễn đang đặt ra. Từ đó tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, các sở/ ban/ ngành có thể đặt hàng cho từng nhóm hay cá nhân
nghiên cứu.
- Ngoài việc tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà trường cần tìm
kiếm thêm cơ hội hợp tác nghiên cứu với các trường đại học có uy tín ở trong và ngoài nước để tạo
điều kiện cho giảng viên trẻ được cọ xát, học tập và mở rộng tầm nhìn nghiên cứu của mình.
- Cần coi trọng hơn nữa giá trị thực tiễn của các công trình nghiên cứu: Mặc dù số lượng
đề tài nghiên cứu khoa học hằng năm của nhà trường là rất nhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa
có đánh giá cụ thể, chính xác việc ứng dụng, tính hiệu quả, tính khả thi của các đề tài đó như thế
nào. Để khắc phục tình trạng này, một trong những biện pháp quan trọng là nhà trường cần có sự
đổi mới công tác quy hoạch và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó cần đặc biệt chú
trọng tới các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục. Đồng thời, việc đánh giá đề tài cũng cần có
sự đổi mới tương ứng, phải căn cứ vào một tiêu chí quan trọng là khả năng và hiệu quả ứng dụng
của chúng trong thực tiễn giáo dục và đào tạo.
2.3.6. Khuyến khích giảng viên trẻ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Tiềm năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ là rất lớn, họ luôn năng động,
sáng tạo, mong muốn được cống hiến, được thể hiện mình, họ có khả năng tiếp thu tri thức khoa
học nhanh và ứng dụng CNTT trong giảng dạy rất hiệu quả. Tuy nhiên họ lại thiếu kinh nghiệm
thực tế, thiếu kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học. Vấn đề đặt ra là
lãnh đạo nhà trường làm thế nào để có thể khai thác hết tiềm năng, phát huy được năng lực và lòng
say mê nhiệt tình làm nghiên cứu khoa học của các giảng viên trẻ? Để làm tốt việc này, cần có sự
quan tâm cộng hưởng của nhiều cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi, của nhiều tổ chức ở trong
và ngoài nhà trường. Lãnh đạo nhà trường cần có chính sách, chế độ, kinh phí bằng văn bản cụ
thể, riêng biệt để hỗ trợ, động viên, khích lệ các giảng viên trẻ nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động
nghiên cứu khoa học; mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu khoa học cho các giảng
viên trẻ để họ được trang bị thêm các phương pháp nghiên cứu mới; cần tạo điều kiện về mặt pháp
lí để các giảng viên trẻ có nhiều cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa
học từ các giáo sư, các nhà khoa học giỏi để bồi dưỡng cho giảng viên trẻ về kĩ năng và phương
pháp nghiên cứu; tạo cơ hội và điều kiện cho giảng viên trẻ được tham gia nghiên cứu các đề tài
khoa học với những giảng viên có thâm niên, có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học; tổ chức
các buổi sinh hoạt nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ; hỗ trợ kinh phí, tạo cơ hội cho giảng
viên trẻ đi học tập, nghiên cứu ở các trường đại học lớn và những cơ sở nghiên cứu có uy tín ở
nước ngoài v.v. . . Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trẻ của trường ĐHSPHN trong tình hình hiện nay.
- Đối với các giảng viên trẻ: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, đáp
ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay, mỗi giảng viên trẻ cần có kế hoạch chiến lược cho việc tự học,
tự nâng cao năng lực nghiên cứu của bản thân; tích cực tham gia các hội thảo khoa học ở trong
và ngoài nước, những buổi thuyết trình kết quả nghiên cứu đề tài khoa học, các buổi trao đổi học
thuật khoa học; chịu khó học hỏi kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, của
các giảng viên có nhiều kinh nghiệm; chủ động viết các bài báo khoa học; mạnh dạn đăng kí tham
gia các đề tài nghiên cứu khoa học và nuôi dưỡng lòng say mê nghiên cứu khoa học theo định
hướng nghiên cứu đã chọn, không nên cầu toàn - điều quan trọng hơn là qua đó nâng cao được
trình độ nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho bản thân ở những lần sau. . . Thông qua các hoạt động
154
Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Tiềm lực, thách thức...
trải nghiệm quý giá đó sẽ vô cùng bổ ích cho từng giảng viên trẻ, họ sẽ trưởng thành nhanh chóng
trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đó hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả trong
công tác giảng dạy của mình.
2.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục như hiện nay thì việc mở rộng giao lưu, hợp tác với
các đơn vị trong và ngoài nước là yêu cầu đặt ra không thể thiếu cho bất cứ một trường đại học nào
- và ĐHSPHN cũng không là ngoại lệ. Cần tăng cường hợp tác quốc tế với các trường đại học tiên
tiến trong khu vực và thế giới, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu danh giá nước ngoài; tổ chức
các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại trường ĐHSPHN; tổ chức các chương trình giao lưu
với những nhà khoa học đầu ngành của các nước để giảng viên ĐHSPHN có cơ hội được học hỏi
kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến của họ; có chính sách gửi giảng viên
trẻ sang các nước phát triển để học tập, nghiên cứu v.v. . .
2.3.8. Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Nhà trường cần đầu tư nâng cấp hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho một số phòng
thí nghiệm của các trung tâm, các khoa để có điều kiện thực hiện những chương trình nghiên cứu
lớn tầm quốc gia, quốc tế [11]. Ngoài ra, cần hiện đại hệ thống thư viện cấp trường, cấp khoa; trang
bị đầy đủ thiết bị cần thiết cho các phòng nghiên cứu chuyên biệt; mở rộng diện kết nối internet để
giảng viên thuận tiện trong giảng dạy và trong nghiên cứu.
3. Kết luận
Đổi mới công tác đào tạo kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học là một xu thế tất yếu,
là biện pháp tích cực của nền giáo dục năng động, sáng tạo. Trong những năm qua, vị thế trọng
điểm, đầu đàn của trường ĐHSPHN có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động nghiên cứu khoa
học. Tuy nhiên, để có thể hội nhập với giáo dục đại học trong khu vực và thế giới, chúng ta phải có
những thay đổi căn bản trong công tác quản lí, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Để góp phần thực
hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam thì hoạt động nghiên cứu
khoa học của nhà trường cần có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Gần đây, với
việc đổi mới về cơ cấu và phương thức hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường chắc chắn
sẽ tạo nên một bước chuyển biến mới đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Từ đó kết quả nghiên cứu
khoa học của trường ĐHSPHN sẽ không chỉ nâng vị thế lên tầm cao mới của một trường ĐHSP
trọng điểm Quốc gia mà còn có giá trị tư vấn cho ngành giáo dục nước nhà trong quá trình thực
hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo, 2014. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học sư phạm và thế mạnh
của trường ĐHSPHN. Tài liệu hội thảo “Tăng cường công tác khoa học công nghệ và hợp
tác quốc tế trong giai đoạn 2014-2020”. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường ĐHSPHN, tháng
2/2014, tr. 42-45.
[2] Nguyễn Thị Hương Giang, 2012. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở trường đại
học. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 37, tr.17-20.
[3] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2013. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ trường
ĐHSPHN - Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp. Tài liệu hội thảo “Nâng cao năng lực
155
Nguyễn Thu Tuấn
nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên trường ĐHSPHN”. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường
ĐHSPHN, tháng 1/2013, tr.133-138.
[4] Lê Thị Tuyết Hạnh, 2010. Một số giải pháp cơ bản tạo động lực thúc đẩy giảng viên ĐH
tham gia nghiên cứu khoa học. Tạp chí Giáo dục, số 241, tr.6-8.
[5] Vũ Thị Hằng, 2014. Phát huy hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, tháng 7, tr.26-29.
[6] Trần Thị Thu Hiền, 2014. Thực trạng quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
các trường đại học. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 110, tháng 11, tr. 34-37.
[7] Trần Hồng Lưu, 2010. Những giải pháp kích thích, tạo động lực cho giảng viên tích cực
nghiên cứu khoa học. Tạp chí Giáo dục, số 250, tr.6-8.
[8] Lê Phước Minh, 2013. Vận dụng mô hình quản lí kinh phí nghiên cứu khoa học ở trường ĐH
Nhật Bản vào Việt Nam. Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 47, tr.22-25.
[9] Nguyễn Đức Sơn, 2015. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục trong trường ĐHSPHN
hiện nay. Tài liệu hội thảo “Đánh giá tiềm lực nghiên cứu khoa học giáo dục của trường
ĐHSPHN”. Bộ giáo dục-đào tạo, Trường ĐHSPHN, tháng 1/2015, tr. 54-58.
[10] Nguyễn Minh Thủy, 2014. Vài nét về thực trạng hoạt động khoa học công nghệ ở trường
ĐHSPHN trong giai đoạn 2007 đến nay. Tài liệu hội thảo “Tăng cường công tác khoa học
công nghệ và hợp tác quốc tế trong giai đoạn 2014-2020”. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường
ĐHSPHN, tháng 2/2014, tr.10-18.
[11] Lê Đình Trung, 2014. Vai trò, thành quả và các giải pháp mang tính định hướng nghiên cứu
khoa học của trường ĐHSP trọng điểm. Tài liệu hội thảo “Tăng cường công tác khoa học
công nghệ và hợp tác quốc tế trong giai đoạn 2014-2020”. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường
ĐHSPHN, tháng 2/2014, tr.60-65.
[12] Trần Thị Vinh, 2013. Kết hợp giảng dạy và nghiên cứu khoa học – một vài kinh nghiệm của
các trường ĐH ở Mỹ và Canada. Tài liệu hội thảo “Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng
dạy của giảng viên trường ĐHSPHN”. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường ĐHSPHN, tháng
1/2013, tr. 15-20.
ABSTRACT
Scientific research activities of Hanoi National University of Education
- Potential, challenges and solutions
Nguyen Thu Tuan
Faculty of Music and Fine Arts, Hanoi National University of Education
Summary: In order to maintain the leading position and reputation of Hanoi National
University of Education, one of the top priorities of this university is to focus on effective research
and application of technology. considered as one of the important link. This is essential to improve
the quality and effectiveness of training. The article provides some baseline study results and
proposes measures to improve the quality of training and scientific research at Hanoi National
University of Education in the current situation.
Keywords: University, training, faculty, scientific research.
156
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4464_nttuan_6766_2131877.pdf