Hoạt động nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ (Việt Nam) đầu thế kỷ XX

Tài liệu Hoạt động nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ (Việt Nam) đầu thế kỷ XX: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 145 HOẠT ĐỘNG NGHĨA THỤC Ở BẮC TRUNG KỲ (VIỆT NAM) ĐẦU THẾ KỶ XX “Free school” activities in the North Central Region of Vietnam at the beginning of the twentieth century Dương Thị Kim Oanh Trường THCS Thiệu Khánh, Thanh Hóa Tóm tắt Đầu thế kỷ XX, phong trào chống xâm lược Pháp ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, trong đó phong trào Nghĩa thục là một cuộc vận động văn hóa, chính trị, tư tưởng quan trọng với những hoạt động phong phú, sáng tạo, có sức lan tỏa nhanh chóng và sâu rộng. Bắc Trung Kỳ là vùng có hoạt động Nghĩa thục phát triển, có liên kết chặt chẽ với phong trào Duy Tân và Đông Du. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa mô phỏng và phân tích chi tiết hoạt động Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ với các phong trào cùng thời kỳ. B...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ (Việt Nam) đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 145 HOẠT ĐỘNG NGHĨA THỤC Ở BẮC TRUNG KỲ (VIỆT NAM) ĐẦU THẾ KỶ XX “Free school” activities in the North Central Region of Vietnam at the beginning of the twentieth century Dương Thị Kim Oanh Trường THCS Thiệu Khánh, Thanh Hóa Tóm tắt Đầu thế kỷ XX, phong trào chống xâm lược Pháp ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, trong đó phong trào Nghĩa thục là một cuộc vận động văn hóa, chính trị, tư tưởng quan trọng với những hoạt động phong phú, sáng tạo, có sức lan tỏa nhanh chóng và sâu rộng. Bắc Trung Kỳ là vùng có hoạt động Nghĩa thục phát triển, có liên kết chặt chẽ với phong trào Duy Tân và Đông Du. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa mô phỏng và phân tích chi tiết hoạt động Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ với các phong trào cùng thời kỳ. Bài viết sẽ tổng hợp nguồn tư liệu lưu trữ và phục dựng lại hoạt động Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ trên các bình diện: hoạt động của các trường học với thành phần tham gia, chương trình học tập, nguồn kinh phí, mối liên kết giữa hoạt động Nghĩa thục với các phong trào đang diễn ra ở đầu thế kỷ XX. Từ đó, khẳng định vai trò, đóng góp của nhân dân Bắc Trung Kỳ với phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Từ khóa: Bắc Trung Kỳ, cách mạng dân tộc, phong trào cách mạng, nghĩa thục Abstract In the early twentieth century, the movements against French aggression took place strongly and drastically in Vietnam. Among those, the “nghia thuc” (literally meaning “free school”) movement was a cultural, political, and ideological movement which spread quickly and extensively. The North Central region of Vietnam was one of the regions where “nghia thuc” activities strongly developed in close connection with Duy Tan and Dong Du movements. In fact, the previous studies have not described and analyzed in depth the “nghia thuc” activities as well as those movements in the same period. This article, based on archives, aims to describe “nghia thuc” activities in the North Central region of Vietnam in the following perspectives: school activities and its participants, school curriculum, the link between “nghia thuc” activities and the other movements in the early twentieth century. It might be concluded that the North Central region’s contribution to the Vietnamese revolution should be acknowleged. Keywords: the North Central region of Vietnam, national revolution, revolutionary movement, nghia thuc (free school) Email: thanhhai78dhv@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 146 1. Đặt vấn đề Bắc Trung Kỳ (North – Annam), theo cách gọi của người Pháp gồm ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là vùng đất có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, chiếm giữ một vị trí quan trọng trong khu vực Trung Kỳ, là căn cứ tốt nhất, mạnh nhất và hiệu quả nhất trong các cuộc đấu tranh của cả nước. Đầu thế kỷ XX, cuộc vận động chống Pháp diễn ra với nhiều xu hướng khác nhau, tiêu biểu là xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Phong trào Đông Du, Duy tân và Đông Kinh Nghĩa thục diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo thành phần tham gia. Trong đó, hoạt động Nghĩa thục lan tỏa khắp các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng như Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương sang Thái Bình, Nam Định, mở rộng xuống vùng Trung Kỳ. Sự lan tỏa của phong trào Nghĩa thục đã đánh dấu tư duy cứu nước của các nhà yêu nước Việt Nam, đồng thời mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta. Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà Sử học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu về Đông Kinh Nghĩa thục và các hoạt động Nghĩa thục ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ bởi nó mang tư tưởng hiện đại của nội dung học tập và hơi thở của thời đại mới. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống trong nghiên cứu hoạt động Nghĩa thục tại các địa phương như mối liên hệ, tính vùng miền.v.v. Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu lưu trữ của chính quyền Pháp, kế thừa những công trình nghiên cứu về phong trào duy tân cải cách, về hoạt động Nghĩa thục bài viết cố gắng khái quát những nét nổi bật nhất về hoạt động của các trường học do văn thân, sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lập nên như thành phần tham gia, kinh phí hoạt động.v.v. Làm rõ mối liên kết giữa hoạt động Nghĩa thục với Duy Tân Hội, Phong trào Đông Du và Phong trào Duy Tân trên địa bàn Bắc Trung Kỳ. 2. Từ Đông Kinh Nghĩa thục đến phong trào nghĩa thục ở Việt Nam Sau khi cơ bản hoàn tất quá trình chinh phục và bình định Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng bắt tay vào khai thác thuộc địa nhằm bòn rút của cải, làm giàu cho chính quốc. Dưới tác động của Chương trình khai thác bóc lột thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của tư bản Pháp, Việt Nam đã có biến đổi rõ rệt về cả hai mặt cấu trúc kinh tế và phân hóa xã hội. Trong quá trình phân hóa xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp mới hình thành, song đứng ra tiếp thu trào lưu tư tưởng mới – tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài đưa vào thông qua Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc và Nhật Bản – lại là những văn thân, sĩ phu yêu nước có xu hướng tiến bộ. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là người đề xướng và đại diện cho khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam. Hai ông và nhiều văn thân sĩ phu yêu nước đã nhận thức con đường cứu nước mới là thực hiện khai hóa dân trí, nâng cao dân khí và làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến tới tự lập, tự cường. Từ tấm gương thành công của Nhật Bản trên con đường cải cách đất nước ở cuối thế XIX, đầu thế kỷ XX đã mở ra trong đầu óc các sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Việt Nam một thế giới mới lạ, đầy sức hấp dẫn và thuyết phục. Chính vì vậy, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tìm đường sang Nhật, DƯƠNG THỊ KIM OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 147 chứng kiến tận mắt bài học Âu hóa mà đông đảo các chí sĩ khác của châu Á đã đến đây để suy ngẫm về bài học duy tân của Nhật Bản. Sau khi về nước, hai nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã gặp gỡ lớp nho sĩ yêu nước thức thời ở Hà Thành như: Lương Văn Can, Nghiêm Xuân Quảng, Nguyễn Quyền cùng với những trí thức tân học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Trần Hữu Đức, Phan Huy Thịnh họp bàn về mô hình Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio – Gijuku) - Trường học đào tạo nhân tài, xây dựng đất nước do Phúc Trạch Dụ Cát sáng lập (Fukugawa Yukuchi, 1835-1901) năm 1858. Những con người thuộc hai thế hệ đang trăn trở trước vận mệnh của đất nước đã hợp sức lại, lập ra Đông Kinh Nghĩa thục (Trường tư thục dạy học vì nghĩa mở tại Đông Kinh (tên thành Thăng Long đời nhà Hồ) vào tháng 3 - 1907. Khởi đầu, trường đặt tại ngôi nhà số 4, phố hàng Đào, nhà ở của gia đình cụ Lương Văn Can, sau phát triển sang nhà số 10 cùng phố. Trên Đăng Cổ tùng báo, số 797 ra ngày 27/4/1907, ở mục tín văn Hà Nội có đưa thông tin quan trọng về Đông Kinh Nghĩa Thục, cụ thể: - Trường lập theo Nghị định cải cách giáo dục ở Bắc Kỳ ra ngày 16/1/1906; - Trường được phân thành nhiều lớp tùy theo lứa tuổi (người lớn, trẻ con) tùy theo giới (con trai, con gái), tùy theo trình độ (lớp dành cho những nho sĩ học chữ Pháp, lớp dành cho những người biết chữ Pháp thì học chữ nho, các em nhỏ chưa biết chữ nho, chữ Pháp thì học chữ Quốc ngữ); - Thời gian học cả ngày và đêm; người dạy không có lương, người học không mất tiền, trường làm việc nghĩa; - Một mô hình trường học thích hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó, vì thế mà trong một thời gian ngắn, sau hơn một tháng khai trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã thu hút được gần 400 người theo học (Phan Bội Châu, 1990, tr. 41). Nội dung và phương pháp dạy học của Đông Kinh Nghĩa Thục với các môn học sử, địa, toán pháp, luân lý cùng các môn tự nhiên, học sinh tiếp cận một nền học thuật mới qua các sách giáo khoa nhà trường biên soạn như Nam quốc vĩ nhân, Luân lý giáo khoa thư, Quốc dân độc bản cùng nhiều bài học được soạn bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ theo vần thơ lục bát để học sinh dễ nhớ. Vì vậy, sức lan tỏa của trường rộng lớn, số lượng học sinh có lúc lên tới 1.000 người, chia làm 8 lớp, có cấp tiểu học và trung học (Chương Thâu, 2007). Mô hình giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện giảng dạy chủ yếu, coi trọng thực học, học đi đôi với hành, kết hợp việc giảng dạy trên lớp với sinh hoạt ngoài lớp (diễn thuyết, bình văn) là sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận những giá trị văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta khi nền Nho học đang trên bước đường suy tàn. Vì vậy, phong trào đã tạo ra sức hút mạnh mẽ, một phản ứng dây chuyền tích cực trong xã hội đương thời. Khi mới thành lập Đông Kinh Nghĩa thục, Giám học Nguyễn Quyền đã nói: "Chúng tôi lập Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội là cốt thử nghiệm. Nếu thấy thành hiệu thì trong ít lâu, ở mỗi Kỳ, Trung, Nam, Bắc sẽ có một Đại học đường như thế, rồi tính lần lần về sau, mỗi tỉnh, mỗi phủ, huyện cũng có Đông Kinh Nghĩa Thục nữa" (Nguyễn Hiến Lê, 1966, tr. 22). Đúng như lời của Giám học Nguyễn Quyền nói, chỉ trong thời gian ngắn, sức lan tỏa rộng lớn, nhanh SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 148 chóng của hoạt động Nghĩa thục diễn ra khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ban đầu, tư tưởng khai dân trí của Phan Châu Trinh từ địa bàn trung tâm Bắc Kỳ là Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội lan vào các trường học ở Quảng Nam vùng Trung Kỳ. Trên Đăng Cổ Tùng Báo số 82, ra ngày 3-10-1907 đã mô tả lại: từ trung tâm Hà Nội, làng Hoàng Mai, huyện Hoàn Long, những văn thân hào mục trong làng đã họp nhau lại quyên góp tiền bạc, lập trường có tên là Mai Lâm Nghĩa Thục và được Thống sứ Bắc Kỳ phê duyệt điều lệ của nhà trường vào ngày 10-8-1907 (Phạm Xanh, 2007, tr. 41). Buổi ra mắt ngôi trường có sự hiện diện của Bouzat, đại diện Phủ Thống sứ Bắc Kỳ và Đỗ Thận, nghị viên hạt Hoàn Long. Trong bài diễn văn thành lập trường, Đăng Cổ Tùng Báo, số 820, ra ngày 3-10-1907 cho biết những người đứng đầu đã nói rõ mục đích của việc lập ra Mai Lâm Nghĩa thục là: “Hội này lập ra là chú ý để dạy dỗ các con em trong làng, cứ theo như tân nghị về việc học mà nhà nước đã định, trước là cho được phổ thông chữ Quốc ngữ, chữ Nho, chữ Pháp, sau là cho được học tập lấy kỹ nghệ, toán pháp, địa dư và hóa học bên Thái tây. Bởi trong hạ Bắc Kỳ ta nhiều xã khai trường học theo tân thức rồi, mà làng nào chưa có trường thì cũng lục đục đặt hương sư cả, cho nên mấy anh em chúng tôi trộm nghĩ rằng làng mình ở tiếp giáp thành phố Hà Nội, là kinh đô Bắc Kỳ và kinh đô của Đông Dương, mà không lo nghĩ vào việc học hành cho được văn minh ra, thì sợ ngày sau phải đớn hèn không được bằng anh em ở các xã khác” (Phạm Xanh, 2007, tr. 42). Ở Hà Đông, quê hương của nhiều sáng lập viên của Đông Kinh Nghĩa thục có tên tuổi, đã lập được ba phân hiệu Nghĩa thục ở thôn Canh, Tân Mỗ (Hoài Đức), ở Tân Hội, (Đan Phượng). Ở Bắc Ninh, một số lớp học theo kiểu Đông Kinh Nghĩa thục cũng được mở ra, trong số đó, tại làng Đình Xuyên, việc tổ chức quy củ và số lượng đông đảo con em tham gia học. Ở Hưng Yên, xuất hiện Nghĩa thục ở các huyện Văn Giang, Yên Mỹ. Ở Hải Dương, nhiều nhà nho tiến bộ đứng lên tuyên truyền cổ động cho công cuộc duy tân, mở trường dạy học theo lối mới, lập hiệu buôn (Hiệu buôn Hưng Lợi Tế của Tùng Hương), hội đọc sách báo, bình thơ văn (làng Tạ Xá, Hương Yên).v.v. Quảng Nam – quê hương của những nhà duy tân như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã nhanh chóng mở trường học bởi đó là mục tiêu khai dân trí của các ông. Vì thế, Quảng Nam trở thành trung tâm Nghĩa thục sau Hà Nội, có ảnh hưởng và lan tỏa rộng lớn ra toàn vùng Nam Trung Kỳ. Theo thống kê thì tại Quảng Nam thành lập được 40 trường học kiểu mới (Tạ thị Thúy, 2017, tr. 318). Nội dung, chương trình học tập hướng theo Đông Kinh Nghĩa thục, trong đó tất cả các môn học đều được học bằng chữ Quốc ngữ. Báo cáo tình hình chính trị ở Trung Kỳ năm 1908 của Pháp có ghi lại như sau: “Hoạt động của các hội viên trong hội kín ở Quảng Nam diễn ra chủ yếu ở phủ Thăng Bình và phủ Tam Kỳ, các thành viên trong hội tham gia vào các trường học trong làng. Họ định hướng việc học tập, họ đưa cho những học viên trẻ những quyển sách có dụng ý ca ngợi lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, coi thường cái chết. Ai cũng phải sẵn sàng hi sinh cuộc sống của mình vì Tổ quốc. Đó là những bài học về sức mạnh rất hay” DƯƠNG THỊ KIM OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 149 (Rapport politique, 1907, tr. 3). Từ trung tâm Quảng Nam, phong trào Nghĩa thục mở rộng đến tỉnh Bình Thuận. Tỉnh Bình Thuận, nơi hội tụ những nhà nho khí tiết từ Đồng Nai trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX như Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lội, Hồ Tá Bang, Trần Lê Chất, Nguyễn Hiệt Chi cùng những nhà nho yêu nước thức thời khác hùn vốn lập Công ty nước mắm Liên Thành do Nguyễn Trọng Lội làm Tổng lý. Nhờ làm ăn phát đạt năm 1907, Công ty mở trường tư thục kiểu mới đặt tên Dục Thanh do Nguyễn Quý Anh làm tổng đốc. Với chương trình dạy và học theo lối mới, ngoài giờ học chính, học sinh còn được học hát và học thể dục nên học sinh có lúc lên tới 70 người. Trường không chỉ thu hút học sinh trong tỉnh mà cả vùng Nam Kỳ thuộc địa ra học. Như vậy, từ hai trung tâm, Hà Nội ở Bắc Kỳ, Quảng Nam ở Trung Kỳ, phong trào Nghĩa thục như làn sóng dâng trào mạnh mẽ, lôi cuốn tâm nguyện của các văn thân, sĩ phu trước trào lưu mới – khai dân trí. Gia nhập vào trào lưu chung đó, trí thức yêu nước Bắc Trung Kỳ đã hành động tạo phong khí cách mạng mới mà chúng tôi cố gắng làm rõ ở phần tiếp dưới đây. 3. Hoạt động Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ Dưới sự vận động của trí thức Nho học yêu nước tiến bộ, hoạt động Duy Tân Hội và phong trào Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ diễn ra mạnh mẽ. Tháng 7 năm 1905 Phan Bội Châu về Nghệ - Tĩnh gặp gỡ đốc học Đặng Nguyên Cẩn và đi đến thống nhất: "chúng ta nên nhân cơ hội này tổ chức các hội nông, hội thương, hội học làm cho người ở trong nước biết có đoàn thể, đặng sau dễ cổ động tấn hành" (Phan Bội Châu, 1990, tr. 100). Từ đây, trí thức yêu nước xứ Nghệ đã nhanh chóng sáng lập “nông hội, học hội” khắp mọi nơi (Phan Bội Châu, 1956, tr. 59). Báo cáo của Công sứ Nghệ - Tĩnh gửi Toàn quyền Đông Dương cho biết: công cụ tuyên truyền tại vùng đất này được tiến hành bằng “công kích”, “thóa mạ” và “những tập tài liệu phổ biến” ở khắp Trung Kỳ đã được in tại Nhật. Năm 1906, lời kêu gọi đầu tiên của Phan Bội Châu trong “Huyết thư của một người An Nam”, kèm theo bức ảnh của Cường Để và Phan Bội Châu được lưu hành trong dân chúng và truyền tay nhau ở Nghệ - Tĩnh (Rapport Gouverneur, 1908). Năm 1906, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh có ghé qua Thanh Hóa gặp Nguyễn Thượng Hiền và nhóm sĩ phu yêu nước xứ Thanh như Nguyễn Xứng, Nguyễn Soạn, Nguyễn Lợi Thiệp để bàn bạc xu hướng cứu nước mới. Như vậy, có thể thấy rõ, những hoạt động ban đầu của Phan Bội Châu và các sĩ phu yêu nước ở Bắc Trung Kỳ là cơ sở cho hoạt động Nghĩa thục nơi đây. Vào cuối năm 1905, đầu năm 1906, Duy Tân Hội lần lượt hình thành ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, lãnh đạo Hội có có Đặng Thái Thân, Đặng Tử Kính (Nghệ An), Lê Võ, Ngô Đức Kế, Lê Huân (Hà Tĩnh), Nguyễn Xứng (Thanh Hóa).v.v. Hội viên tham gia gồm đông đảo những “thân bằng cố hữu”, “cừu gia đệ tử”, với nhiều thế hệ thầy trò; những người đã từng tham gia chống Pháp dưới ngọn cờ "phò Vua cứu nước" và có cả những giáo dân yêu nước. Duy Tân Hội ở Bắc Trung Kỳ hoạt động theo hai phái "Minh xã" và "Ám xã". Phái Minh xã là tiền đề cho phong trào Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ, đã thực hiện cổ động duy tân, bài trừ những cái không thích hợp với hoàn cảnh và thời đại, SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 150 công khai, hợp pháp, lập trường học mới, vận động thương hội. Hoạt động phụ trách phân công như sau: Hội thương do Ngô Đức Kế, Lê Huân đảm nhận; Hội học do Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế phụ trách; Vận động tài chính do Đặng Thái Thân, Mai Lão Bạng thực hiện; Phụ trách các huyện với trụ sở kinh tài là Vương Thúc Quý, Võ Am, Vương Thúc Loan, Phan Đức Nhuận, Bà Lụa (Quỳnh Lưu, Nghệ An), Phan Thị Hét (Đức Thọ, Hà Tĩnh).v.v. Để thực hiện khai dân trí, sĩ phu yêu nước ở Bắc Trung Kỳ đã tiến hành tuyên truyền tư tưởng dân quyền thông qua việc phổ biến "Tân thư", "Tân văn" của Trung Quốc và những sáng tác của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục.v.v. Từ trung tâm Hà Nội, tiếng vang của Đông Kinh Nghĩa thục lan tỏa nhanh chóng, lôi cuốn những nhà nho yêu nước thức thời vào phong trào mở trường học ở các tỉnh miền Trung, trong đó có Thanh – Nghệ – Tĩnh. Năm 1907, trường học nổi tiếng được thành lập ở Nghệ An là trường Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Đội ngũ giảng dạy là những ông thầy yêu nước có ít nhiều kiến thức “tân học” như phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, Tiến sĩ Ngô Đức Kế.v.v. Học trò theo học tại trường không chỉ ở địa bàn Thanh Chương mà cả ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Hương Sơn (Hà Tĩnh). Tài liệu giảng dạy, học tập ở đây phần lớn do Đông Kinh Nghĩa thục ở Hà Nội cung cấp như “Văn minh tân học sách”, “Quốc dân độc bản”, “Nam quốc địa dư”. Ở Hà Tĩnh lập trường học mới có tên gọi trường Phong Phú ở Thạch Hà, học trò của trường gồm đông đảo thanh niên ưu tú của huyện và các huyện lân cận như Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.v.v. Tinh thần quyết tâm học tập tư tưởng mới, xóa bỏ lối học xưa cũ đã được nhân dân trong vùng hưởng ứng, lưu truyền trong bài ca “Kêu gọi học quốc ngữ” như sau: “ . Ngoài tứ xứ phong trào xụp rụp Khắp hoàn cầu nam nữ bình quyền Vứt trâm thoa mà đỡ lấy bút nghiên Để học tập vài vần quốc ngữ Kẻ nam giới – tu mi nam tử Cũng chẳng qua học tập mà nên Chị em tôi – phận gái nữ hiền Vì thầy mẹ không cho học thức Phải chịu ở trong vòng bếp núc Chưa thỏa lòng gặp lúc văn minh Ngoài tứ phương trống đánh biểu tình Đều Nam – Nữ bình quyền rứa cả Việc gia thất xin chàng thong thả Khuyên anh về nhận dạy học hành Một hai năm cách mệnh hoàn thành Chàng với thiếp sẽ về lo liệu” (Chương Thâu, 1997, tr.15). Tại Thanh Hoá, Nghĩa thục thành lập vào ngày 5 tháng 5 năm 1907 với tên gọi “Tri tân học hội Thanh Hóa”. Tài liệu Société D’enseignement Mutuel (Fondée le 5 Mai 1907) (có kèm theo chữ ký của Khâm sứ Trung kỳ Levecque ngày 16/7/1907) ghi lại điều lệ và quá trình thành lập Hội với 30 điều khoản, gồm những vấn đề cơ bản như: Mục đích lập hội, tên hội, điều kiện gia nhập, kinh phí, chương trình dạy học, thiết bị.v.v. Điều 1: Mục đích thành lập hội: “Hội tương trợ học tập lấy tên là Tri tân học hội, được sáng lập tại Thanh Hóa. Tôn chỉ mục đích của Hội là tạo điều kiện cho các hội viên thực hành tiếng Pháp, chữ Nho và các trí thức thông thường, bằng các phương tiện cần thiết như tủ sách, phòng đọc, hội họp học tập, diễn giảng” (“Société D’enseignement Mutuel”, 1933, tr.2). Điều DƯƠNG THỊ KIM OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 151 3: Quản lý hội viên: “Hội được quản lý bởi một hội đồng quản trị gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký (cho phần chữ Pháp); thư ký cho phần chữ Hán, thủ qũy (“Société D’enseignement Mutuel”, 1933, tr.5). Điều 16: Về chương trình dạy học: mở các lớp tiếng Pháp và chữ Nho cho mọi hội viên và trẻ em theo học. Các cuộc họp để đọc giảng tại Hội sáu lần mỗi tuần. Nội dung của một chương trình do chủ tịch chuẩn bị và các hội viên giảng dạy. Thành viên được vào học miễn phí là con em của hội viên và tất cả trẻ em muốn vào học (không kể số lượng) (“Société D’enseignement Mutuel” 1933, tr.7). Về địa điểm, Hội tạm thời thuê một căn nhà làm phòng họp và phòng học, đó là nhà bà Cả Bát (sau này là hiệu ảnh Nguyễn Khắc Hoan ở phố Lớn Thanh Hóa). Phong khí cách mạng ở đây đã được Huỳnh Thúc Kháng ghi lại, rằng: “Thanh Hóa lúc ấy phong trào duy tân cũng khá mạnh, hưởng ứng với trào lưu chung. Phái cựu học và phái tân học lập ra Hà Thành Thư xã cùng giao thông với Đông Kinh Nghĩa thục ngoài Bắc, Hợp thương trong Quảng và Triêu Dương ở Nghệ” (Huỳnh Thúc Kháng, 1968). Để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ, các sĩ phu vận động đóng góp kinh phí bằng nhiều hình thức. Thứ nhất, góp vốn kinh doanh công thương nghiệp, lập các hội buôn. Tại Thanh Hóa, công ty Phương Lâu thành lập, có chi nhánh ở Vinh, Hà Tĩnh, Huế. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, hai nhân vật nhiệt thành với công cuộc cải cách là Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế đã cùng góp vốn lập nên Triều Dương thương quán (9- 1906). Cuối năm 1906, phân hiệu Triều Dương thương quán lập tại Cầu Giát, Quỳnh Lưu (Nghệ An) do bà Trần Thị Trâm phụ trách, và hiệu buôn Mộng Hanh của Lê Phú Thành (em trai Lê Văn Huân) ở Chợ Trổ, Đức Thọ (Hà Tĩnh).v.v. Với sự lan tỏa của "Triều Dương Thương quán" và mối liên kết với hiệu buôn ở Trung, Bắc Kỳ, Công sứ Hà Tĩnh đã cho rằng:" Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế bắt đầu vận động góp vốn để mở hiệu buôn, nhưng chỉ nhằm để che dấu động cơ chính là gửi tiền sang Nhật và ủng hộ hội học” (Résidence de Hà Tĩnh, 1907, tr.2). Hơn thế nữa, “ Bề ngoài là một hội buôn, nhưng thực chất là để thu nhận các khoản đóng góp, có khi bằng bạo lực, dùng cung cấp cho đông đảo người xuất dương sang Nhật và những hoạt động học tập ở đây” (Résident Supérieur Vinh, 1907, tr. 3). Thứ hai, lập Ban liên lạc góp tiền ủng hộ cho phong trào Đông Du và Duy tân trên địa bàn gồm có các sĩ phu Vương Thúc Quý, Võ An, Vương Thúc Loan, Trần Thị Lụa (Nghệ An); Phan Thị Hét, Phan Huy Diễn, Nguyễn Đình Kiên, Phan Trọng, Đội Quyên, Đội Phấn (Hà Tĩnh). Ủng hộ tích cực cho hoạt động này còn có sự tham gia của phụ nữ ở huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn (Nghệ An), trong đó tiêu biểu như: Bà Ngô Thị Khôn Duy (Con gái của Ngô Quảng, vợ của Hồ Học Lãm), Bà Nguyễn Thị Thanh (Con gái đầu của cụ Nguyễn Sinh Sắc, chị gái của chủ tịch Hồ Chí Minh), bà Tôn Thị Chiêm (Thanh Chương) (là vợ của Lê Kim Tường, người yêu nước tích cực ở làng Nguyệt Bổng, huyện Thanh Chương, là nhà mà cụ Nguyễn Sinh Sắc đã chọn gửi ông Nguyễn Sinh Khiêm ăn học). Thứ ba, quyên góp tiền bạc trong nhân dân. Các tổ chức yêu nước ở địa phương có nhiệm vụ trấn áp chức sắc, hào lý giàu có SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 152 để thu gom lương thực và tiền bạc. Tài liệu của mật thám Pháp ở Nghệ An, Hà Tĩnh ghi lại: “Ngày 20-8-1907, Chánh tổng và Phó Chánh tổng Nam Kim, huyện Thanh Chương được báo có một nhóm 5 người lạ mặt đến nhà lý trưởng Đa Lộc đòi các chức sắc cấp lương thực và tiền bạc. Ba tên trong bọn đã bị tuần đinh bắt và giải xuống Vinh. Được hỏi cung chúng khai là được Đề đốc Cao Đạt phái đến đưa thư, hăm dọa và thu tiền góp được. Cao Đạt là một trong những kẻ cầm đầu phiến loạn cũ nổi tiếng nhất...” (Résidence de Ha Tinh, 1907, tr. 2). Thành phần tham gia các hoạt động quyên góp tiền bạc gồm: “... mọi tầng lớp xã hội, có nhiều quan lại đang tại chức ở Hà Tĩnh, những nhà Nho đã đỗ tú tài, cử nhân, tiến sĩ. Cuối cùng là những tay cường đạo mà công việc chính là ép đám nhà giàu tham gia vào công cuộc phục hưng đất nước. Trong số đó có Tiến sĩ Ngô Đức Kế, cử nhân Đặng Văn Bá, cử nhân Lê Văn Huân, thủ lĩnh cầm đầu các vụ cướp có Đội Quyên, tú tài Phạm Văn Ngôn” (Résidence de Ha Tinh, 1907, tr. 2). Kết quả từ phong trào Nghĩa thục Bắc Trung Kỳ là sự nổi dậy mạnh mẽ của nông dân kháng sưu, thuế năm 1908. Sự kết hợp, chặt chẽ giữa các cuộc biểu tình chống thuế ôn hoà với hình thức khởi nghĩa vũ trang là nét đặc sắc nhất của phong trào yêu nước ở Thanh -Nghệ - Tĩnh, cho thấy sự tác động mạnh mẽ từ cuộc vận động cải cách trên bình diện văn hóa. Chính quyền Pháp nhận thấy trường học trên địa bàn Bắc Trung Kỳ không đơn thuần dạy và học, trên thực tế đã gây nên “sự kích động và lan truyền tinh thần đấu tranh của đám chống đối bảo hộ” (Rapport bimestriel, 1907, tr.3). Chính quyền Pháp cho rằng, những trường học lập nên ở đây thực sự là "một cái lò yêu nước", vì vậy quy trách nhiệm cho sĩ phu duy tân và thẳng tay đàn áp các phong trào. Cũng như cả nước, trường học, hội buôn trên toàn địa bàn Bắc Trung Kỳ bị đóng cửa. Cảnh bắt bớ, giam cầm bao trùm khắp cả nước, Phan Châu Trinh đã viết lại, rằng: “ phàm xã thôn nào có trường học, lính cũng đóng lại một hai ngày, bắt dân sắm ăn uống, nói là bắt phạt, cướp nhiễu cũng nhiều, không kể xiết. Tình hình đó, tỉnh nào có trường học thì cũng đều có như vậy, nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh lại càng dữ hơn” (Nguyễn Văn Xuân, 2000, tr. 274). Những nho sĩ Thanh – Nghệ – Tĩnh bị chính quyền thực dân bắt với tội danh “âm mưu phản loạn”, Nghệ - Tĩnh gồm có: Tiến sĩ Ngô Đức Kế, Cử nhân Đặng Văn Bá, Cử nhân Lê Văn Huân, Cử nhân Võ Bá Hợp, Tú tài Phạm Văn Ngôn, Đào Văn Huân, Tú tài Nguyễn Sĩ Vận; Nho sinh Nguyễn Tân Khiêm, Nho sinh Nguyễn Khắc Hoàng, Cựu chánh tổng: Nguyễn Đống, Phan Hữu Nghị, Đào Sự... (Huỳnh Thúc Kháng, 1968, tr.45); Thanh Hóa có Nguyễn Nguyên Thành, Cử Xứng, Cử Soạn, Tú Thiệp, Tú Khải bị đày đi Côn Lôn. 4. Một vài nhận xét Cũng như phong trào Nghĩa thục ở Trung và Bắc Kỳ, Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ hoạt động ngắn ngủi, cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp (tháng 12/1907), song phong trào cho ta thấy rõ tính chất phong phú, đa dạng của cuộc vận động chính trị ở buổi giao thời, chứa đựng những sinh khí của thời đại. Phong trào Nghĩa thục thực sự là một phong trào chính trị, văn hóa mang tính cách mạng bởi đã hướng dẫn nhân dân chống lại các thế lực phản động, lạc hậu ngăn cản sự phát triển của lịch sử. Sự lan toả của Nghĩa thục có ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến đời sống tư tưởng của người DƯƠNG THỊ KIM OANH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 153 dân Việt Nam, tạo bầu không khí cách mạng sôi nổi khắp cả nước. Hoạt động của phong trào đã tạo nên một “nguồn lực” quan trọng, làm phong phú “nội lực” cho quê hương đất nước. Qua hoạt động Nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, hoạt động nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ cho thấy vai trò to lớn của lớp Nho sĩ yêu nước thức thời, họ đã làm được việc mà trước đó chưa ai làm được là hô hào đổi mới, trước tiên là đổi mới tư tưởng. Những tư tưởng mới này tuy chưa phải là một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, song phong trào Nghĩa thục đã thể hiện tính tích cực tiến bộ thông qua tinh thần ý chí tự lập, tự cường, tấn công vào sự “ngu dốt”, “yếu kém” do chế độ thực dân để lại, đả phá chế độ khoa cử từ chương, bài trừ hủ tục mê tín, đề cao chữ Quốc ngữ và lối học mới.v.v. Phong trào đã đáp ứng được phần nào tâm tư, nguyện vọng của quần chúng bị áp bức bóc lột đang phải sống cuộc sống tối tăm dưới ách thống trị nặng nề của đế quốc, phong kiến và thực sự mở hướng đi mới cho những trăn trở trước vận mệnh đất nước của lớp Nho sĩ tiến bộ. Thứ hai, hoạt động nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ có sự tiếp nhận tinh thần từ Đông Kinh Nghĩa thục và phong trào nghĩa thục Bắc Kỳ cùng hoạt động duy tân cải cách ở Trung Kỳ, song ở đây mang sắc thái riêng của “một phong trào cách mạng... ”. Các hoạt động chống Pháp cùng “câu thông với nhau”, “cán dùi trống một nhịp với nhau”. Điều này có thể lý giải rằng: Thanh - Nghệ - Tĩnh vốn là “xứ sở của các bậc danh nho”, có lớp văn thân, sĩ phu đông đảo, có tinh thần yêu nước nồng nhiệt, lại rất nhạy bén và nhiệt tình trong công việc. Khi bắt gặp “Tân thư”, “Tân văn”, lớp Nho sĩ tiến bộ đã nhanh chóng tiếp thu chủ trương cứu nước mới và sẵn sàng đứng ra lãnh đạo phong trào đấu tranh. Vì vậy, trong phong trào đấu tranh, lớp sĩ phu không phân biệt rạch ròi “bạo động” hay “cải cách” mà cùng “hò reo như gió đưa diều” theo hệ tư tưởng tư sản, thống nhất “một nhịp” với nhau trong mục đích chung "giành độc lập dân tộc”. Vì vậy, hoạt động mở trường học, lập hội buôn, vận động Đông Du, tiến hành diễn thuyết, kêu gọi duy tân đã hòa lẫn cùng nhau, hỗ trợ cho nhau, hòa nhịp với phong khí chung của dân tộc. Tóm lại, từ những nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hoạt động nghĩa thục ở Bắc Trung Kỳ đã hòa cùng phong trào Nghĩa thục ở Trung – Bắc Kỳ, thực sự góp phần hướng tới mục tiêu khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, làm cơ sở cho việc thực hiện hai mục tiêu tối hậu gắn chặt với nhau là chấn hưng, hiện đại hóa đất nước và khôi phục chủ quyền quốc gia. Sự kết hợp của chủ nghĩa yêu nước thiết tha, tư tưởng duy tân, cải cách và sự nhạy bén trước thời cuộc của lớp nho sĩ tiến bộ ở Thanh – Nghệ – Tĩnh đã tạo nên một phong trào mang tính sáng tạo, biến hoạt động giáo dục thành cuộc vận động yêu nước, kết nối chặt chẽ giữa hoạt động Nghĩa thục với các phong trào Đông Du, Duy Tân. Đến nay, phong trào đã lùi xa hơn một thế kỷ, song để lại bài học ý nghĩa về một nền giáo dục dân tộc, yêu nước, thấm đẫm hơi thở của thời đại trong bối cảnh lịch sử hội nhập sâu, rộng của thời đại 4.0. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Bội Châu. (1956). Tự Phán. NXB Anh Minh. Phan Bội Châu. (1990). “Phan Bội Châu niên biểu” trích trong Phan Bội Châu toàn tập (tập 6). Hà Nội: NXB Thuận Hoá.. Nguyễn Hiến Lê. (1966). Đông Kinh Nghĩa Thục. Sài Gòn: NXB Lá Bối. Huỳnh Thúc Kháng. (1963). Huỳnh Thúc Kháng tự truyện. NXB Anh Minh. Huỳnh Thúc Kháng. (1968). “Vụ kháng thuế ở Trung kỳ 1908”, Thi văn quốc cấm Thái Bạch. Nhà sách Khai Trí. Phạm Xanh. (2007). “Đông Kinh Nghĩa Thục - Tiếp cận từ văn hóa tư tưởng”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 8 (376), 38-46. Chương Thâu. (1997). “Đông Kinh Nghĩa thục 1907 và phong trào nghĩa thục ở các địa phương”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 4 (293), 11-16. Chương Thâu. (2007). “Từ Khánh Ứng Nghĩa Thục ở Nhật Bản đến Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 2 (370), 7-14. Tạ Thị Thúy. (2017). Lịch sử Việt Nam tập 7, (từ 1897 đến 1918). Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Rapport politique, Décembre 1907 (Hoi An 08-01-1908). No 4. Nguồn tài liệu được truy xuất từ Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt. KH 244/1 RSA/RP. Rapport A.M Le Gouverneur general (15mai 1908). Nguồn tài liệu được truy xuất từ Phông Khâm sứ Trung Kỳ. Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. KH 265 RSA/RP. Rapport A.M. Le Résident Supérieur, Vinh, le 3 Septembre Résidence de Ha Tinh: Rapport A.M.Le. Résidence Supérieur Vinh. Nguồn tài liệu được truy xuất từ Phông Khâm sứ Trung Kỳ. Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. KH 262 RSA/RP Rapport bimestriel (Juillet – AoUˆt) de Résidént provinciaux de l'Annam au Résidént Suppérieur en Annam, année 1907. Nguồn tài liệu được truy xuất từ Phông Khâm sứ Trung Kỳ. Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. KH 253 RSA/RP. Résidence de Hà Tĩnh, Interrogatiore de Tác Lanh (Résumé). RP. Nguồn tài liệu được truy xuất từ Phông Khâm sứ Trung Kỳ. Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. KH 240 RSA. Résidence de Ha Tinh: Rapport A.M.Le. Résidence Supérieur Vinh. Nguồn tài liệu được truy xuất từ Phông Khâm sứ Trung Kỳ. Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. KH 240 RSA/. Société D’enseignement Mutuel (Fondée le 5 Mai 1907) Statuts de la Société. (1933) IMP. NORD – ANNAM 67, Av. Maréchal Foch Vinh. Ngày nhận bài: 12/3/2019 Biên tập xong: 15/4/2019 Duyệt đăng: 20/4/2019 HỘP THƯ BẠN ĐỌC Kính gửi Quý bạn đọc, Trong số Tạp chí này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý bạn đọc và các nhà khoa học những bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Giáo dục. Ban Biên tập Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn xin trân trọng thông báo đã nhận được bài viết của rất nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau. Ban Biên tập chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý vị. Vì điều kiện giới hạn về số lượng bài trong mỗi số, chúng tôi xin được chọn đăng ở các số Tạp chí tiếp theo. Với những bài viết đã chọn đăng trong số Tạp chí này, chắc chắn vẫn còn thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để có thể ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng cho Tạp chí. Một lần nữa, Ban Biên tập Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn chân thành cảm ơn Quý bạn đọc, các nhà khoa học trong cả nước và mong muốn được đón nhận sự tín nhiệm lâu dài của Quý vị trong tương lai. Trân trọng. BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43_0884_2214948.pdf
Tài liệu liên quan