Tài liệu Hoạt động kinh tế của người Bru-Vân Kiều tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Hoàng Phương Mai: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
93Ngày nhận bài: 18/5/2018; Ngày phản biện: 23/5/2018; Ngày duyệt đăng: 4/6/2018(1) Viện Dân tộc học; e-mail: maihp.vass@gmail.com
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI BRU-VÂN KIỀU
TẠI THỊ TRẤN LAO BẢO, HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Hoàng Phương Mai(1)
Đồng bào Bru-Vân Kiều sinh sống tập trung ven cạnh khu kinh tế thương mại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hoạt động kinh tế của người Bru-Vân Kiều chủ yếu là:
Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các nguồn lợi tự nhiên và buôn bán, làm thuê. Trong các hoạt động
này có những hoạt động mang đậm màu sắc truyền thống, ít có cải biến về mặt kỹ thuật như trồng trọt
trên nương rẫy, chăn nuôi, một số hoạt động khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, có những hoạt động kinh
tế thể hiện sự nắm bắt nhu cầu thị trường và sự thay đổi cơ cấu cây trồng góp phần phát triển kinh tế
hộ gia đình, đó là mô hình kinh tế đồi rừng, vườn rừng để trồng cây ăn quả xuất khẩu. Đây là bước ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động kinh tế của người Bru-Vân Kiều tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Hoàng Phương Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
93Ngày nhận bài: 18/5/2018; Ngày phản biện: 23/5/2018; Ngày duyệt đăng: 4/6/2018(1) Viện Dân tộc học; e-mail: maihp.vass@gmail.com
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI BRU-VÂN KIỀU
TẠI THỊ TRẤN LAO BẢO, HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Hoàng Phương Mai(1)
Đồng bào Bru-Vân Kiều sinh sống tập trung ven cạnh khu kinh tế thương mại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hoạt động kinh tế của người Bru-Vân Kiều chủ yếu là:
Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các nguồn lợi tự nhiên và buôn bán, làm thuê. Trong các hoạt động
này có những hoạt động mang đậm màu sắc truyền thống, ít có cải biến về mặt kỹ thuật như trồng trọt
trên nương rẫy, chăn nuôi, một số hoạt động khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, có những hoạt động kinh
tế thể hiện sự nắm bắt nhu cầu thị trường và sự thay đổi cơ cấu cây trồng góp phần phát triển kinh tế
hộ gia đình, đó là mô hình kinh tế đồi rừng, vườn rừng để trồng cây ăn quả xuất khẩu. Đây là bước
chuyển biến quan trọng trong nhận thức của đồng bào về phát triển kinh tế địa phương nói chung và
kinh tế hộ gia đình nói riêng.
Từ khóa: Hoạt động kinh tế của người Bru-Vân Kiều; hoạt động kinh tế; người Bru-Vân Kiều.
Quảng Trị là địa phương có số lượng người Bru-
Vân Kiều cư trú lớn nhất trên cả nước với 55.079
người (chiếm 73,9% tổng số người Bru-Vân Kiều
tại Việt Nam và chiếm hơn 13% dân số toàn tỉnh
(Tổng cục thống kê, 2010), trong đó tập trung chủ
yếu tại khu vực giáp biên giới Việt - Lào, là vùng
miền núi phía Tây thuộc thị trấn Lao Bảo, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đồng bào Bru-Vân
Kiều sinh sống ven khu kinh tế thương mại đặc biệt
Lao Bảo đang phát triển rất sầm uất và được đầu tư
xây dựng hạ tầng mang tầm vóc của một cửa khẩu
quốc tế kết nối giao thương và giữ vị thế chính trị
- quốc phòng quan trọng của đất nước. Với sự phát
triển của khu kinh tế vùng biên đặc biệt này, cư dân
vốn canh tác nông nghiệp thuần túy như người Bru-
Vân Kiều đã tận dụng được các lợi thế để cải thiện
đời sống của tộc người mình.
1. Trồng trọt
1.1. Canh tác rẫy
Đồng bào Bru-Vân Kiều từ xa xưa vốn lấy canh
tác rẫy làm nguồn sống chủ yếu mỗi năm chỉ có
một vụ, hiện nay có sản xuất lúa nước song diện
tích không đáng kể. Trải qua quá trình sản xuất trên
rẫy lâu dài, người Bru-Vân Kiều đã đúc rút được
nhiều kinh nghiệm sản xuất quý báu từ việc chọn
đất, phát, đốt, trỉa, gieo hạt, chăm bón và thu hoạch.
Tuy nhiên, so với thời đại ngày nay kỹ thuật canh
tác của đồng bào còn khá lạc hậu và rất khó khăn
để cải tiến do mặt bằng dân trí còn tương đối thấp.
Người Bru-Vân Kiều trong canh tác truyền thống
chia rẫy thành 4 loại: rẫy mới; rẫy đang canh tác;
rẫy tái phát và rẫy thường niên. Với 4 loại rẫy trên
cho thấy, hình thức canh tác rẫy của người Bru-Vân
Kiều là hình thức quảng canh. Khi đồng bào khai
phá được một mảnh rẫy, họ chỉ canh tác trên đó từ
2 - 3 vụ, sau đó bỏ hoang và khai phá mảnh rẫy khác,
cứ như vậy cho đến khi cây cỏ ở rẫy đầu tiên mọc
trở lại um tùm, với thời gian khoảng từ 6 đến 8 năm
mới quay về canh tác tiếp. Người Bru-Vân Kiều có
một quy định bất hành văn là không tranh giành đất
đai với các họ tộc khác, mảnh rẫy thuộc họ nào đang
được khai phá thì những gia tộc khác không được
đụng đến, mặc dù mảnh rẫy đó đã hoang hóa với
thời gian khá lâu.
Khi phát rẫy xong, sản phẩm được trồng đầu tiên
trên rẫy là lúa, sau đó đến ngô, các loại rau mầu,
sắn.... Có nhiều giống lúa với các tên gọi như lúa
hạt ngắn, lúa đỏ, lúa lức, lúa hạt bồ câu, lúa thơm,
lúa hạt tròn, lúa hạt cong, lúa hạt trắng... Ngoài ra,
người Bru-Vân Kiều còn trồng các loại nếp, như
nếp đen vỏ, nếp đỏ, nếp hạt đen, nếp dẻo. Sau khi đã
trồng lúa từ 1 - 2 vụ tùy theo đất tốt hay xấu, người
Bru-Vân Kiều chuyển sang trồng ngô, cũng chỉ từ
1 - 2 vụ, rồi bỏ rẫy cho hoang hóa.
Khâu chọn đất làm rẫy có vai trò quan trọng
quyết định đến năng suất mùa vụ, đồng bào Bru-
Vân Kiều thường chọn đất nâu hay xám đen là loại
có thể giữ được độ ẩm, phù hợp với các loại cây
trồng. Đất đen tơi xốp tuy tốt, nhưng lại dễ bị khô,
không giữ được nước, dễ bị xói mòn. Chọn được đất
tốt, đồng bào bắt đầu phát rẫy sau đó gieo hạt bằng
gậy chọc lỗ. Trong các công đoạn chăm sóc, người
Bru-Vân Kiều không có thói quen bón phân cho cây
trồng1. Với hình thức canh tác nương rẫy như trên,
cho đến ngày nay yếu tố truyền thống vẫn chiếm vị
trí không nhỏ trong cách làm của người Bru-Vân
1. Vương Xuân Tình (chủ biên, 2017), Các dân tộc Việt Nam, Tập 3: Nhóm
ngôn ngữ Môn - Khmer, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.509
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
94 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
Kiều. Nhà nước đã hỗ trợ giống mới và gợi ý những
cách làm mới cho đồng bào nhưng việc áp dụng
không nhiều hiệu quả. Từ chất đất, môi trường và
giống lúa nương không cho phép thích ứng nhiều
phương cách áp dụng như cây lúa nước nên năng
suất cây trồng không cao. Trồng trọt nương rẫy chỉ
dừng lại ở mức đáp ứng được nhu cầu lương thực,
chăn nuôi hàng ngày của người dân chứ chưa có sự
phát triển từ buôn bán cây lương thực.
1.2. Kinh tế đồi rừng, vườn rừng
Một trong những yếu tố tạo nên sự biến đổi
trong phát triển kinh tế hộ gia đình người Bru-Vân
Kiều những năm gần đây là sự thay đổi cơ cấu
cây trồng, với sự chú trọng đầu tư vào kinh tế đồi
rừng, vườn rừng. Lao Bảo là nơi có địa hình đồi núi
được người dân khai thác khá hiệu quả để trồng cây
nguyên liệu, cây ăn quả có thể xuất khẩu với khối
lượng lớn. Trước đây, người dân ở các huyện vùng
cao của huyện Hướng Hóa với tập quán phát rừng
làm nương rẫy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
diện tích rừng nguyên sinh, là nguyên nhân dẫn đến
sự xói mòn đất và mưa lũ kéo dài. Ngày nay, đồng
thời với phát triển kinh tế, nhận thức được giá trị và
vai trò của rừng đối với đời sống, đồng bào ta đã
tích cực trồng rừng, góp phần không nhỏ cải thiện
đời sống, xoá đói giảm nghèo, nhờ đó diện tích rừng
kinh tế ngày một lớn. Cơ cấu cây trồng thay đổi.
Địa hình và chất đất của thị trấn Lao Bảo, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thích hợp trồng và phát
triển cây ăn quả hàng hóa trên diện tích đất đồi
rừng, vườn rừng. Một số cây thế mạnh của Lao Bảo
có thể kể đến là cà phê, hồ tiêu, các cây ăn quả hàng
hóa là chuối, dứa, xoài, mít
Huyện Hướng Hóa là địa bàn có diện tích trồng
cây ăn quả lớn nhất của tỉnh Quảng Trị. Từ năm
2006 trở lại đây, nắm bắt được thị trường một số
nước lân cận có nhu cầu tiêu thụ chuối lớn, nông
dân nhiều tỉnh thành trên cả nước như Lào Cai,
Lạng Sơn và Quảng Trị bắt đầu trồng chuối giống
mới có sản lượng cao. Thông thường thời điểm
trước và sau Tết Nguyên Đán, lượng hoa quả do
người Bru-Vân Kiều ở Lao Bảo vùng ven biên giới
của huyện Hướng Hoá trồng có thể xuất khẩu được
trên 400 tấn chuối quả, với giá bình quân 5 triệu
đồng/tấn, giá thành xuất khẩu đến nay khá ổn định.
Những năm gần đây, cơ cấu trồng cây ăn quả tại
các vườn đồi có sự thay đổi vì diện tích trồng chuối
và dứa tăng lên so với các loại cây khác như cam,
xoài và mít có xu hướng giảm đi hoặc không tăng.
Năm 2016, nông dân Hướng Hóa đã thu hơn 80 tỷ
đồng riêng từ bán chuối quả. Hướng Hóa xác định
cây chuối là một trong những cây ăn quả mang lại
giá trị kinh tế cao, cho thu nhập quanh năm, vốn đầu
tư không nhiều nên thu hút được bà con Bru-Vân
Kiều tập trung mở rộng diện tích trồng. Đến nay,
toàn vùng đã trồng được hơn 1.400 ha cây chuối.
Bình quân mỗi ha thu từ 40-50 triệu đồng/năm. Mỗi
ngày tư thương mua khoảng 50 - 60 tấn chuối quả
để xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.
Có thể nhận thấy đồng bào Bru-Vân Kiều đang
từng bước phát triển tích cực trong thay đổi cơ cấu
cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình. Họ đã nhận
thức được canh tác lúa, ngô trên rẫy thuần túy rất
khó để xóa đói giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế
đất nước không ngừng biến đổi. Người Bru-Vân
Kiều vốn hiền lành, có ý chí kiên trung, bất khuất.
Song trước thời đại công nghiệp hóa hiện nay, nằm
gần kề khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo, thực sự người
Bru-Vân Kiều vẫn còn những bước tiến khá chậm.
Do trình độ dân trí còn thấp, kinh tế tự cung tự cấp
ăn sâu trong tiềm thức của người dân nên sự phát
triển chậm đó là điều dễ hiểu. Hiện nay, mặc dù
kinh tế có ổn định hơn do cải thiện cây trồng nhưng
đồng bào chưa tự mình đứng ra thu được hết các
nguồn lợi từ cây trồng, mà còn phụ thuộc vào các
thương lái người Việt môi giới và định giá khi đến
thu mua tận gốc.
2. Chăn nuôi
Chăn nuôi của người Bru-Vân Kiều trong truyền
thống chỉ mang tính bổ trợ cho trồng trọt, quy mô
còn nhỏ lẻ. Cho đến này, chăn nuôi tuy có hướng
phát triển nhưng chưa đồng bộ và bà con chưa mạnh
dạn đầu tư. Tập quán chăn nuôi truyền thống còn ăn
sâu như lối thả rông vật nuôi quanh khu vực cư trú
hoặc các bãi chăn thả trong rừng, lệ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, hoạt động chăn nuôi
của đồng bào Bru-Vân Kiều đến nay chưa thực sự
phát triển bởi những khó khăn lớn từ vốn và kỹ
thuật còn hạn chế, đồng thời trình độ nhận thức của
đồng bào chưa cao, sự biến động giá cả dẫn đến
chi phí sản xuất tăng nên việc bao tiêu sản phẩm
đầu ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của
việc chuyển đổi trong chăn nuôi. Hiện nay, công tác
phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi đã được
chú trọng, trên cơ sở đó nên kinh tế trang trại đã bắt
đầu hình thành. Các hộ gia đình nuôi bò, lợn với
quy mô số lượng 20 đến 30 con2
Tuy nhiên, đến nay tại Lao Bảo chưa có đơn
vị nào có thể đứng ra đảm bảo bao tiêu sản phẩm
cho người dân. Chính vì vậy mặc dù nằm gần đặc
khu kinh tế, được tạo điều kiện thuận lợi cho giao
thương buôn bán nhưng kinh tế chăn nuôi của đồng
bào Bru-Vân Kiều ở đây chưa phát triển.
3. Khai thác các nguồn lợi tự nhiên
Tại Lao Bảo, người Bru-Vân Kiều từ lâu đời đã
có cuộc sống gắn bó với núi rừng. Trong điều kiện
hiện nay khi mà diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp,
rừng và đất rừng được Nhà nước quản lý chặt chẽ
hơn thì cuộc sống của người dân phải đối mặt với
nhiều khó khăn hơn. Đồng bào đã bắt đầu tận dụng
diện tích đất trồng từ rừng để phát triển kinh tế, chứ
không hoàn toàn thụ động trông chờ vào các nguồn
2. Vương Xuân Tình, sđd
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
95Số 22 - Tháng 6 năm 2018
lợi tự nhiên. Vấn đề cấp bách được đặt ra là làm thế
nào để người dân địa phương có thể cải thiện được
đời sống đồng thời tài nguyên rừng được bảo vệ và
quản lý bền vững dựa trên chính những kiến thức
của mình, vốn được coi như một nguồn nội lực phát
triển quan trọng.
Người Bru-Vân Kiều đều sống gần kề với rừng,
đời sống vật chất cũng như tinh thần gắn bó chặt
chẽ với rừng núi. Tài nguyên rừng, đặc biệt là lâm
sản ngoài gỗ và phi gỗ như mây, giang, tre, nứa, lá
nón, các loại rau rừng, cây thuốc, chiếm một vị trí
quan trọng trong đời sống của người dân ở đây. Các
sản phẩm này thường được khai thác và sử dụng
cho mục đích sinh hoạt. Các loại cây gỗ lớn như
đinh, lim, xà gồ... được người dân khai thác để làm
nhà và vật dụng gia đình.
Lao Bảo là địa phương giáp biên có khá lớn diện
tích được che phủ kín bởi rừng, với nhiều loại gỗ
tốt, quí hiểm như: Lim xanh, trường, táu đá, trám,
kiền kiền, gụ, sồi, gội, ngát, trâm..., cây dược liệu,
cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Rừng đầu nguồn còn
giữ được tính nguyên sinh, rậm, nhiều tầng, có độ
che phủ lớn. Ngoài ra, ở vùng gò đồi còn có cây
trồng công nghiệp, nông nghiệp và rừng trồng như
cây cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, bạch đàn, keo tràm,
thông nhựa với diện tích tương đối lớn.
Tuy đã trải qua bao biến đổi do tác động con
người, tác động của chiến tranh tàn phá nhưng với
những chủ trương, giải pháp có hiệu quả của tỉnh về
trồng và bảo vệ rừng nên rừng Quảng Trị hiện nay
đang dần dần hồi phục.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Lao Bảo nhiều loại
tài nguyên khoáng sản, có nhiều mỏ và điểm quặng
thuộc nhóm kim loại (sắt, đồng), vật liệu xây dựng
(đá vôi, đất sét, đá bazan,...). Đặc biệt một số mỏ
có trữ lượng lớn và là lợi thế là đá vôi và nguyên
liệu sản xuất xi măng kéo dài theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam, tập trung ven Đường 9, Đường 14, trữ
lượng khoảng 3,5 tỷ tấn. Đá vôi với chất lượng
khá tốt (CaO gần 50%, MgO chiếm từ 0,4 - 3%)3.
Nguyên liệu đất sét và các phụ gia khác để sản xuất
xi măng đều sẵn có.
Trong những năm gần đây, sản lượng gỗ khai thác
ở Hướng Hóa không nhiều so với các địa phương
khác trong tỉnh. Riêng ở Thị trấn Lao Bảo, người dân
chủ yếu khai thác cả lâm sản ngoài gỗ, do chủ trương
bảo vệ rừng của nhà nước. Thu nhập từ việc khai thác
này cũng mang lại nguồn sống phụ giúp cho kinh tế
gia đình như thu hái rau, măng, cây mây, cây đót, lá
nón, cỏ nhộng, lá tró, lồ ô, cây giang, ...
Theo điều tra thực tế tại địa phương, có 28,5%
số hộ không có khả năng và điều kiện để khai thác
lâm sản. Đối với những hộ còn lại, lâm sản ngoài
gỗ chiếm 20-30% trong cơ cấu thu nhập của hộ gia
3. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2017), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị,
NXB. Thống kê, Hà Nội.
đình4. Lý do là thị trường cho những lâm sản này
hiện chưa phát triển, hơn nữa vì người dân ở đây
cũng chưa có thói quen khai thác để bán nhằm mục
đích thương mại. Mặt khác, do các khu rừng lân
cận mà họ được phép khai thác để sử dụng là rừng
tái sinh nên nguồn lâm sản cũng đã bị cạn kiệt dần
khi nhu cầu tăng lên do dân số tăng, muốn khai thác
phải đi xa, nên người dân cũng không có đủ điều
kiện về nhân lực.
Thêm vào đó, theo quy định của Nhà nước, người
dân cũng không được phép khai thác lâm sản (gỗ)
cho mục đích kinh tế. Ngoài gỗ, các sản phẩm khác
được phép khai thác một phần tại các vùng rừng gần
nhà, vừa để sử dụng vừa để bán. Tuy nhiên, rừng
gần thôn bản nói chung đã cạn kiệt. Nếu muốn khai
thác, người dân phải đi sâu vào trong rừng hơn.
Hiện nay, đồng bào Bru-Vân Kiều không chỉ
khai thác tự nhiên mà còn vừa khai thác vừa bảo
vệ và phát triển rừng. Đồng thời có thể thấy rằng,
việc áp dụng kiến thức của đồng bào vào quản lý
lâm sản ngoài gỗ của địa phương có những thuận
lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là mọi người
dân trong cộng đồng đều cho rằng cơ chế quản lý
rừng của cộng đồng hiện có rất hiệu quả và họ đều
mong muốn được tham gia quản lý bảo vệ rừng,
được trả tiền cho công tác bảo vệ với điều kiện các
khu rừng phải ở kề cận thôn bản. Nếu cơ chế quản
lý dựa vào cộng đồng này có cơ hội được phát huy
thì nó sẽ góp phần không nhỏ đối với công tác bảo
tồn và quản lý rừng.
Đó là những biến đổi về cơ cấu cây trồng, về
phương thức canh tác cây lúa, phương thức trồng
trọt các loại cây nông sản mang lại hiệu quả kinh
tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
vùng biên. Những biến đổi về cơ cấu vật nuôi, kỹ
thuật nuôi, quy mô chăn nuôi, năng suất và thu
nhập. Đồng thời là sự thay đổi về kỹ thuật và quy
mô sản xuất, tổ chức sản xuất, phương thức tiêu thụ
của một số nghề thủ công.... và sự biến đổi về việc
khai thác các nguồn lợi tự nhiên.
4. Hoạt động buôn bán, làm thuê của người
Bru-Vân Kiều tại Lao Bảo
4.1. Hoạt động buôn bán
Ngoài những hoạt động kinh tế chiếm vị trí chủ
chốt trong phát triển kinh tế hộ gia đình là trồng
trọt, chăn nuôi và khai thác các nguồn lợi tự nhiên
còn mang nhiều yếu tố truyền thống thì người Bru-
Vân Kiều cũng đã tham gia các hoạt động buôn bán
và đi làm thuê. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm
chung không khó nhận ra ở các khu vực cửa khẩu.
Những người nông dân thường tận dụng những thời
điểm vụ mùa rảnh rỗi để buôn bán thêm và đi làm
thuê qua biên giới. Người Bru-Vân Kiều trước đây
vốn sống tương đối khép kín, ít giao lưu với các
4. Bùi Xuân Đính - Nguyễn Ngọc Thanh, Một số vấn đề cơ bản về kinh
tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam, 2012.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
96 Số 22 - Tháng 6 năm 2018
tộc người khác. Song đứng trước sự biến đổi không
ngừng của xã hội, người Bru-Vân Kiều đã biết đem
những sản vật do mình trồng trọt được bán lẻ tại
các chợ, các mặt đường lớn có nhiều người qua lại,
đặc biệt là từ khi cửa khẩu Lao Bảo được mở rộng
thành khu kinh tế thương mại đã thu hút số lượng
ngày càng lớn khách du lịch. Ngoài buôn bán hoa
quả, rau củ tự trồng và thu hái trên rừng, có những
hộ còn mở rộng quy mô chế biến rượu của gia đình
để bán cho khách du lịch và xuất đi các huyện khác.
Men rượu được chế từ một số loại củ, quả, lá cây và
bột gạo của người Bru-Vân Kiều khá nổi tiếng được
người Kinh mua về để nấu rượu bán. Từ năm 2006,
một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
bắt đầu mua rượu của dân, đem tinh lọc ra loại rượu
có tên “Tân Long” rất được ưa thích ở địa phương.
4.2. Hoạt động làm thuê
Hoạt động làm thuê ngày càng gia tăng số lượng
người Bru-Vân Kiều trong các năm trở lại đây,
trong đó nghề phổ biến nhất là bốc vác. Nằm ở khu
vực biên giới giao thương sầm uất, việc di chuyển
lao động đã diễn ra xuyên biên giới là việc phổ biến
tại nơi đây. Theo thống kê của Phòng Lao động,
Thương binh và xã hội huyện Hướng Hóa, hiện
có hàng nghìn lao động Việt Nam sang Lào (hơn
1.200 người) và sang Thái Lan (hơn 1.100 người);
hơn 42.000 người Lào sang Thái Lan. Người Trung
Quốc cũng tới vùng Đường 9 làm ăn. Ðây là điều
kiện thuận lợi cho những tệ nạn như buôn lậu và
gian lận thương mại, ma túy, buôn bán phụ nữ, mại
dâm... Chỉ riêng ở cửa khẩu Lao Bảo, số vụ buôn
lậu phát hiện được đã tăng từ 108 vụ năm 2012 lên
479 vụ năm 2016. Vấn đề tai nạn giao thông trên
Đường 9 cũng ngày càng trở nên đáng quan ngại
nhất là trong bối cảnh nhiều thôn bản đổ ra cư trú
ven đường.
Trong khi nam giới thường đảm trách việc bốc
vác cho các xe hàng thì chị em phụ nữ thường kéo
xe hàng, công việc chủ yếu diễn ra từ 7 giờ sáng cho
đến 19 giờ, có ngày từ 5 giờ sáng tới 21 giờ tối. Tuy
nhiên cũng không phải ngày nào cũng có hàng để
kéo, nhiều ngày ngồi chờ ngoài đường từ sáng đến
chiều mà không có người thuê. Có thời gian nhiều
khách thuê thì kiếm được 100 nghìn đồng/ ngày,
còn rủi ro như làm mất và đổ vỡ hàng của chủ là
phải góp tiền công để mua hàng đền lại. Ngoài sự
nặng nhọc thường thấy, người làm thuê còn phải đối
mặt với nguy hiểm, cám dỗ, nếu không kiên định có
thể trở thành kẻ phạm tội bất cứ lúc nào, bởi nhiều
chủ hàng lợi dụng giấu hàng quốc cấm trong những
thùng hàng và thuê kéo. Nếu đi lọt hàng cấm thì vô
tình tiếp tay cho kẻ xấu, bị phát hiện là trở thành
phạm pháp. Chính vì vậy, chị em kéo xe hàng thuê
ở đây đã hình thành nên những đội xe kéo có quy
định làm việc rõ ràng, nguyên tắc cụ thể để tránh bị
ép giá và tự bảo vệ lẫn nhau.
Người Bru-Vân Kiều cho biết, họ không đi làm
thuê lâu ngày ở bên kia biên giới giống như nhiều
dân tộc khác ở các khu vực giáp biên giới Trung
Quốc, biên giới Campuchia. Nghề cửu vạn bên
trong khu vực biên giới tuy có vất vả, sáng đi tối về
đến 20 km, nhưng họ vẫn được về nhà và tranh thủ
được những lúc rảnh rỗi khi nông nhàn.
5. Một số nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn
trong phát triển kinh tế tộc người
Khi tới địa bàn sinh sống của dân tộc Bru-Vân
Kiều sẽ dễ dàng nhận thấy tộc người sống tương
đối co cụm, định hình thành những làng tương đối
biệt lập với các dân tộc, với các làng với nhau thể
hiện vùng đất cư trú rõ rệt theo từng cộng đồng.
Phải chăng sự khép kín của cách sống truyền thống
cũng là một yếu tố làm chậm đi sự giao lưu phát
triển kinh tế hộ gia đình, khiến cho mô tuýp truyền
thống vì lẽ đó cũng được lưu giữ khá đậm nét từ
cách sống, giao tiếp tới cách thức hoạt động kinh tế
của tộc người.
Trong làng Bru-Vân Kiều, những hộ nghèo
thường có quy mô gia đình lớn, đông người ăn theo
và trình độ học vấn rất thấp. Bình quân nhân khẩu/hộ
đói nghèo lớn trong khi đó bình quân lao động lại rất
thấp. Bình quân 1 lao động hộ nghèo phải nuôi 2,97
người. Do vậy, số người phụ thuộc ở các hộ nghèo
khá cao. Điều này làm cho đời sống hộ nghèo rất
thiếu thốn, khó khăn và bấp bênh khi lao động chính
của hộ nghèo trở nên thất nghiệp do đau ốm5
Địa bàn sinh sống của người Bru-Vân Kiều giáp
biên giới, địa hình dốc, đất đai để sản xuất nông
nghiệp không nhiều, không thuận lợi cho việc canh
tác hiện đại và năng suất lao động kém. Nguồn
nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt còn thiếu,
đặc biệt là vào mùa khô. Rủi ro và những phát sinh
bất thường của thời tiết làm cho đất đai dễ bị sói
mòn, bạc màu, rừng bị tàn phá thu hẹp dần Gần đây
có sự phát triển vườn rừng, đồi rừng cũng góp phần
đáng kể thay đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng nhiều
hơn diện tích đất sản xuất. Tuy nhiên chỉ có những
hộ có khả năng hơn về vốn mới có thể đầu tư phát
triển trồng trọt, các hộ nghèo và cận nghèo chưa có
nhiều cơ hội tiếp cận mô hình mới này để cải thiện
đời sống gia đình.
Người Bru-Vân Kiều vẫn có tập quán sinh
nhiều con, do đó sản xuất chỉ đáp ứng đủ nhu cầu
gia đình, thậm chí thiếu ăn, tích lũy không có. Vì
vậy, không có khả năng đầu tư cho sản xuất, không
có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục một
cách đầy đủ nhất.
Qua tiếp xúc với người Bru-Vân Kiều chúng tôi
nhận thấy, họ là những con người hiền hành, chất
phác có lẽ vì thế mà còn khá rụt rè trong bối cảnh
xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì vậy mà họ chưa
mạnh dạn trong buôn bán, đầu tư phát triển chăn
nuôi hay trồng trọt với quy mô lớn hơn. Buôn bán
5. Hoàng Xuân Tý, Kiến thức bản địa trong các chương trình phát triển vùng cao:
Hiện trạng và tiềm năng, Báo cáo tại hội thảo quốc gia, 21-23/3/2000, Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
97Số 22 - Tháng 6 năm 2018
của họ chỉ dừng lại ở những hình thức nhỏ lẻ, hoặc
có sự phát triển hơn phải cần có sự trợ giúp từ những
người Kinh nhanh nhạy dễ nắm bắt thị trường.
Năng lực và trình độ dân trí nói chung và trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn
thấp, đặc biệt là cán bộ thôn, bản, nên việc tổ chức
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, thực hiện chậm, chưa có hiệu quả. Người dân
do vậy cũng thiếu kinh nghiệm làm ăn, không nắm
bắt nhu cầu thị trường, thiếu hiểu biết về cách thức,
lựa chọn mô hình sản xuất sao cho phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh gia đình dẫn đến đầu tư sản xuất
không hiệu quả.
6. Một số đề xuất rút ra từ nghiên cứu
- Cần phải có sự chia sẻ thông tin: Việc chia sẻ
thông tin là rất cần thiết, vì người dân tộc thiểu số
ở biên giới tại các điểm nghiên cứu của đề tài hầu
như còn lạc hậu và hạn chế trong việc tiếp cận với
nguồn thông tin từ bên ngoài, như các chính sách
của nhà nước. Chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ thuật,
cách tạo vốn, tạo đầu ra cho sản phẩmđể những
người làm nghề sẽ tự định hướng cho mình, cho
không quá phụ thuộc vào kiến thức và những thông
tin thu thập được từ các lái buôn hoặc nhà đầu cơ
bên kia biên giới.
- Cần chia sẻ về mặt lợi ích, đây là yếu tố rất cần
thiết, tạo ra sự lành mạnh và công bằng giữa người
dân địa phương với các đơn vị, tổ chức, cá nhân
được hưởng lợi. Người dân thường rất thiệt thòi hơn
so với các đơn vị, cá nhân được hưởng lợi khác như
các thương lái, nhà buôn, các tổ chứchọ đang dựa
trên vốn văn hoá, sức lao động của người đân để
chuộc lời, tạo ra sự phát triển thiếu bền vững.
- Tạo được sự đồng thuận với người dân: mọi
vấn đề quy hoạch, phát triển, bảo tồn và khai khác
các sản phẩm nông nghiệp, thủ công truyền thống
phải nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của
người dân địa phương mới đạt được những hiệu
quả triệt để.
Tài liệu tham khảo
[1] Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2017), Niên
giám thống kê tỉnh Quảng Trị, NXB. Thống kê,
Hà Nội;
[2] Khổng Diễn (2003), Các vấn đề sinh thái
nhân văn của cộng đồng dân cư liên quan đến phát
triển kinh tế-xã hội ở vùng sinh thái đặc thù Quảng
Bình - Quảng Trị, Báo cáo đề tài nhánh, đề tài cấp
Nhà nước KC.08.07 “Nghiên cứu những vấn đề
kinh tế - xã hội - môi trường vùng sinh thái đặc thù
Quảng Bình-Quảng Trị”. Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội;
[3] Bùi Xuân Đính - Nguyễn Ngọc Thanh (đồng
chủ nhiệm, 2012), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế -
xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam, Đề tài cấp Bộ,
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;
[4] Vương Xuân Tình (chủ biên, 2017), Các
dân tộc ở Việt Nam, Tập 3: Nhóm ngôn ngữ Môn-
Khmer, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội;
[5] Hoàng Xuân Tý, Kiến thức bản địa trong
các chương trình phát triển vùng cao: hiện trạng
và tiềm năng, Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc
gia “Sử dụng kiến thức bản địa trong nông nghiệp
và quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao”, 21-
22/3/2000, Hà Nội;
[6] Phòng Lao động - Thương binh và xã hội
huyện Hướng Hóa (2017), Báo cáo về tình hình
lao động làm thuê tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo
năm 2016;
[7] Tổng cục thống kê (2010): Kết quả điều
tra dân số và nhà ở năm 2009, NXB. Thống kê,
Hà Nội.
ECONOMIC ACTIVITIES OF BRU-VAN KIEU PEOPLE
IN LAO BAO TOWN, HUONG HOA DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE
Hoang Phương Mai
Abstract: Bru-Van Kieu ethnic group lives concentrated adjacent to the Economic and Commercial
Zone of Lao Bao Town, Huong Hoa District, Quang Tri Province. Economic activities of Bru-Van Kieu
people are mainly: cultivation, husbandry, exploitation of natural resources and trading, employed. Among
these activities, there are activities carrying traditional colors with little technical improvements such as
cultivation on upland fields, husbandry and natural exploitation activities. However, there are economic
activities that demonstrate the grasp of market demands and the change in crop structure contributing to
the household economic development, which is an economic model of forest hill and forest garden to grow
fruit trees for export. This is an important change in the awareness of the people about local economic
development in general and household economic development in particular.
Keywords: Economic activities of Bru-Van Kieu people; economic activities; Bru-Van Kieu people.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 134_594_1_pb_5996_2151957.pdf