Hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số yếu tố liên quan

Tài liệu Hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số yếu tố liên quan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 229 HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI CÁC PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Cao Thị Bích Thuận*, Phạm Anh Tùng*, Huỳnh Thanh Hà*, Trần Tấn Tài*, Nguyễn Văn Chinh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Các báo cáo kết quả kiểm tra chưa cho thấy rõ sự tác động của y tế ngoài công lập, yếu tố nội lực (đặc biệt là nhân viên y tế) trong việc phát triển hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV). Mục tiêu: Xác định các chỉ số về hoạt động khám chữa bệnh tại các PKĐKKV, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Bảo hiểm Y tế và mối tương quan giữa các yếu tố đến số lượt khám chữa bệnh/tháng tại các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả và tương quan được sử dụng trong việc thu thập các dữ liệu khám chữa bệnh lưu giữ tại các báo cáo thống kê hoặc báo cáo hoạt động tại 19 PK...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 229 HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI CÁC PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Cao Thị Bích Thuận*, Phạm Anh Tùng*, Huỳnh Thanh Hà*, Trần Tấn Tài*, Nguyễn Văn Chinh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Các báo cáo kết quả kiểm tra chưa cho thấy rõ sự tác động của y tế ngoài công lập, yếu tố nội lực (đặc biệt là nhân viên y tế) trong việc phát triển hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV). Mục tiêu: Xác định các chỉ số về hoạt động khám chữa bệnh tại các PKĐKKV, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Bảo hiểm Y tế và mối tương quan giữa các yếu tố đến số lượt khám chữa bệnh/tháng tại các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả và tương quan được sử dụng trong việc thu thập các dữ liệu khám chữa bệnh lưu giữ tại các báo cáo thống kê hoặc báo cáo hoạt động tại 19 PKĐKKV qua các năm từ năm 2015-2017. Kết quả: Số Bác sỹ dao động từ 1-4 Bác sỹ/PKĐKKV; Lai Uyên, An Tây, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Thuận Giao có số lượt khám chữa bệnh/tháng đều đạt khoảng trên 2400 lượt/tháng; số lượt điều trị ngoại trú, cấp cứu tại các PKĐKKV hầu hết đạt thấp. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hầu hết đạt trung bình khoảng 40%; tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV là người có Bảo hiểm y tế có xu hướng tăng qua các năm; có 10 PKĐKKV đạt từ 30%-60; có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa sự tiếp cận với PKĐKKVvà số lượt khám chữa bệnh/tháng. Kết luận: Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ tại đa số các PKĐKKV là người có bảo hiểm y tế chưa cao. Từ khóa: phòng khám đa khoa khu vực, khám chữa bệnh ABTRACT REGIONAL MEDICAL CLINICS OPERATION IN BINH DUONG PROVINCE AND RELATED FACTORS Cao Thị Bich Thuan, Pham Anh Tung, Huynh Thanh Ha, Tran Tan Tai, Nguyen Van Chinh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 229-236 Background: The annual reporting hasn’t shown clearly impacts of private healthcare, internal factors (especially medical staffs) for developing regional medical clinics operation. Objectives: To determine the healthcare index of regional clinics, the prevalence of using traditional medicine treatment and using health insurance for medical checkup; correlated factors to frequency of using medical services in Binh Duong area. Methods: The descriptive and correlated cross-sectional method was used to collect medical databases from annual reports in 19 regional clinics from 2015-2017. Results: The number of doctors in every clinic about 1 to 4; Lai Uyen, An Tay, An Thanh, Binh Chuan, Binh Hoa, Thuan Giao are Clinics that reached 2400 times of healthcare services usage; outpatient treatment *Sở Y tế Bình Dương Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0988341427 Email: Vanchinhcc@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 230 and emergency service was low; 40% people used traditional medicine service; the prevalence of patients using health insurance increased, there were 10 clinics reaching about 30-60% patients having health insurance. This is the statistical correlation (p<0.05) between accessing to regional clinics and health care services usage amount monthly. Conclusions The patients using medical insurance are still low at regional clinic. Keyword: regional clinic, healthcare, medical ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ sở vật chất tại hầu hết các phòng khám đa khoa khu vực khang trang, đạt tiêu chuẩn về tổng diện tích tối thiểu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9214: 2012 về PKĐKKV – Tiêu chuẩn thiết kế (tối thiểu 2.000 m2); được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế đảm bảo triển khai hoạt động khám chữa bệnh(1); tuy nhiên, vẫn còn nhiều phòng chưa được đưa vào sử dụng(2). Vị trí đặt các phòng khám đều là những khu vực đông dân cư, riêng tại PKĐKKV An Phú đặt trên Đại lộ giao thông đông đúc, Phước Hòa, Phú Mỹ không nằm trên trục lộ giao thông chính (đường nhánh của đường ĐT741). Hơn nữa, trong những năm gần đây, cơ sở y tế tư nhân phát triển chủ yếu tại các địa bàn đông dân cư, công nghiệp phát triển như tại Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Bàu Bàng; riêng tại Dầu Tiếng, Phú Giáo chưa có cơ sở y tế tư nhân với quy mô từ phòng khám đa khoa trở lên. Nội lực của các PKĐKKVvà sự phát triển mạnh của y tế ngoài công lập tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển của các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, Sở Y tế tổ chức thực hiện đánh giá, rà soát tổ chức, hoạt động các PKĐKKV theo yêu cầu của Công văn 5251/BYT- KCB ngày 18/9/2017 của Bộ Y tế; kết quả kiểm tra là cơ sở để thực hiện các đề xuất phương án sắp xếp hoạt động các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, báo cáo kết quả kiểm tra chưa cho thấy rõ sự tác động của y tế ngoài công lập, các yếu tố nội lực (đặc biệt là nhân viên y tế, trang thiết bị y tế) trong việc phát triển hoạt động khám chữa bệnh tại các PKĐKKV. Do vậy, nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở phân tích chất lượng nguồn nhân lực, một số chỉ tiêu trong hoạt động khám chữa bệnh và hoạt động y tế tư nhân trên địa bàn cũng như phân tích trong các mối liên hệ này để cũng cố những cơ sở vững chắc trong việc ra quyết định các phương án sắp xếp hoạt động các PKĐKKV. Mục tiêu Xác định các chỉ tiêu về hoạt động khám chữa bệnh tại các PKĐKKV (số lượt khám chữa bệnh, điều trị ngoại trú, cấp cứu, chuyển viện), tỷ lệ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Bảo hiểm Y tế và mối tương quan giữa mật độ dân cư, số lượng Bác sỹ, đủ trang thiết bị y tế, tiếp cận với PKĐKKV, số lượng y tế tư nhân và số lượt khám chữa bệnh/tháng của các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế cắt ngang mô tả và tương quan được sử dụng trong việc thu thập các dữ liệu khám chữa bệnh lưu giữ tại các báo cáo thống kê hoặc báo cáo hoạt động tại 19 PKĐKKV qua các năm từ năm 2015-2017 bằng bảng thu thập dữ liệu soạn sẵn. Người thu thập là thành viên của đoàn kiểm tra của Sở Y tế về hoạt động các PKĐKKV. Trong đó, đủ trang thiết bị y tế khi có đủ các trang thiết bị sau: siêu âm, điện tim, XQ, xét nghiệm sinh hóa và huyết học; tiếp cận khó khăn khi không nằm trên trục đường chính hoặc không nằm trong khu dân cư đông đúc hoặc bị cản trở giao thông khi tiếp cận. Tất cả các dữ liệu được nhập bằng phần mềm Excell, sử dụng phần mềm StatStranfer để chuyển đổi hình thức dữ liệu và xử lý bằng phầm mềm Stata 10.0. Tất cả dữ liệu được trình bày bằng tần số và tỷ lệ %, sử dụng hồi quy đa biến tuyến tính để xác định mối tương quan giữa mật độ dân cư, số lượng Bác sỹ, đủ trang thiết bị y tế, tiếp cận với PKĐKKV, số lượng y tế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 231 tư nhân và số lượt khám chữa bệnh/tháng của các PKĐKKV trên địa bàn. KẾT QUẢ Bảng 1. Số lượng nhân viên y tế tại PKĐKKV năm 2017 Xã/phường/thị trấn Tổng số nhân viên y tế Bác sỹ Dược sỹ TH trở lên KTV Xét nghiệm Lai Uyên 11*** 2 2* 0 Tân Thành 22** 3 2 1 An Bình 17 3 1 0 Phước Hòa 13 2 1 0 Phú Mỹ 14 3 1* 0 Khánh Bình 15 4 1 0 Thái Hòa 16 4 1* 0 An Tây 16 3 1 0 Mỹ Phước 16 1 1 0 Thới Hòa 13 1 1 0 Long Hòa 13 2 1* 1 Minh Hòa 15 2 1 1 Thanh Tuyền 12 3 1 1 An Phú 12 2 1* 0 An Thạnh 13 2 2* 0 Bình Chuẩn 12 1 2* 0 Bình Hòa 15 1 2* 0 Thuận Giao 16 3 2 0 Vĩnh Phú 13 2 2 1 *Có Dược sỹ đại học, **Hoạt động lồng ghép thêm với Trung tâm Y tế huyện, ***Hoạt động lồng ghép thêm với Trung tâm Y tế huyện (chưa có mộc dấu của PKĐKKV). Số Bác sỹ dao động từ 1-4 Bác sỹ/PKĐKKV; một số PKĐKKV chỉ có 01 Bác sỹ như Mỹ Phước, Thới Hòa, Bình Chuẩn, Bình Hòa; riêng tại các PKĐKKV thuộc TTYT Tân Uyên, các Bác sỹ tại PKĐKKV được luân phiên về các Trạm Y tế được giao nhiệm vụ quản lý (có 4 Bác sỹ/PKĐKKV); các PKĐKKV đều có chức danh dược sỹ Trung học trở lên; chỉ 5/19 PKĐKKV có kỹ thuật viên xét nghiệm (Long Hòa, Thanh Tuyền, Minh Hòa, Tân Thành, Vĩnh Phú). Qua các năm (2015-2017), tại PKĐKKV như Lai Uyên, An Tây, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Tân Thành có số lượt khám chữa bệnh/tháng đều đạt khoảng trên 2400 lượt/tháng; Thái Hòa, Thanh Tuyền có số lượt khoảng từ 2000 đến dưới 2400 lượt/tháng; trong 9 tháng đầu năm 2017, tại PKĐKKV Phú Mỹ, Thuận Giao có số lượt khám chữa bệnh/tháng dưới 1000 lượt/tháng. Số lượt khám chữa bệnh/tháng tại các PKĐKKV có xu hướng tăng qua các năm như Lai Uyên, An Tây, Thanh Tuyền, Bình Hòa, Khánh Bình; số lượt khám chữa bệnh/tháng có xu hướng giảm tại Bình Chuẩn, Vĩnh Phú, Thuận Giao, Phú Mỹ (Biểu đồ 1). Tại PKĐKKV Vĩnh Phú có số lượt điều trị ngoại trú khoảng 300 lượt/tháng; hầu hết các PKĐKKV khác dưới 100 lượt/tháng (Biểu đồ 2). Hầu hết các PKĐKKV tiếp nhận và xử lý dưới 30 ca cấp cứu/tháng; các PKĐKKV như Lai Uyên, Long Hòa, Vĩnh Phú có số ca cấp cứu qua các năm khoảng trên 40 ca/tháng) (Biểu đồ 3). Biể Biểu đồ 1. Số lượt khám chữa bệnh/tháng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 232 Biểu đồ 2. Số lượt điều trị ngoại trú/tháng (n=19) Bi ểu đồ 3. Số lượt cấp cứu/tháng tại các PKĐKKV Bảng 2. Tình hình chuyển viện và tử vong tại các PKĐKKV qua các năm Đơn vị Chuyển viện/năm Tử vong/năm 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Lai Uyên 180 124 9 5 0 Tân Thành 144 616 142 0 0 0 An Bình 28 30 15 0 0 0 Phước Hòa 14 22 16 0 0 0 Phú Mỹ 0 0 0 0 Khánh Bình 153 60 17 10 1 1 Thái Hòa 98 206 194 0 0 0 An Tây 95 215 100 0 0 0 Mỹ Phước 58 30 13 0 0 0 Thới Hòa 213 85 51 0 0 0 Long Hòa 93 19 12 28 11 9 Minh Hòa 83 166 105 0 0 0 Thanh Tuyền 120 126 109 0 0 0 An Phú 8 12 15 0 0 0 An Thạnh 820 680 513 0 0 0 Bình Chuẩn 4724 5545 3373 0 0 0 Đơn vị Chuyển viện/năm Tử vong/năm 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Bình Hòa 58 5 4 0 0 0 Thuận Giao 306 180 83 0 0 0 Vĩnh Phú 62 62 51 0 0 0 Số lượt bệnh nhân phải chuyển viện/năm cao nhất tại PKĐKKV Bình Chuẩn (trên 3300 lượt/năm, do ghi nhận tất cả các trường hợp chuyển tuyến khác trên địa bàn), kế đến là An Thạnh (hơn 500 lượt/năm), Tân Thành (khoảng hơn 140 lượt/năm), Thuận Giao (khoảng hơn 100 lượt/năm); tại các PKĐKKV khác có số lượt chuyển viện đều dưới 100 lượt/năm; số lượt chuyển viện tại các PKĐKKV có xu hướng giảm qua các năm. Từ năm 2015 đến nay, hầu như không có trường hợp tử vong tại các PKĐKKV (ngoại trừ tại Long Hòa, Khánh Bình và Lai Uyên) (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 233 Biểu đồ 4. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT Biểu đồ 5. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm Y tế Bảng 3. Các yếu tố tương quan với số lượt khám chữa bệnh/tháng tại PKĐKKV Số lượt khám chữa bệnh Hệ số (KTC95%) Hệ số R p Dân số tại nơi có PKĐKKV hoạt động -0,007[(-0,033)-0,019] 62% 0,58 Số lượng Bác sỹ tại PKĐKKV (1-4 Bác sỹ) -81,79[(-569,37)-405,78] 0,72 Tiếp cận khó khăn -1049,92[(-2078,46)-(-21,380] 0,04 Thiếu trang thiết bị y tế -443,01[(-1525,14-639,13] 0,39 Số lượng phòng khám đa khoa tư nhân 228,35[(-291,21)-747,92] 0,36 Hệ số góc 2510,21(1052,78-3967,64) 0,003 Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hầu hết đạt trung bình khoảng 40%, tỷ lệ này đạt dưới 30% tại Vĩnh Phú, Khánh Bình, Phú Mỹ, An Thạnh (Biểu đồ 4). Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV là người có Bảo hiểm y tế có xu hướng tăng qua các năm; có 10 PKĐKKV đạt từ 30%-60%; 9 tháng đầu năm 2017, tại PKĐKKV Thanh Tuyền, Phước Hòa, Thái Hòa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 234 đạt trên 90%, tại PKĐKKV Bình Hòa, An Phú, Thới Hòa, Mỹ Phước, Khánh Bình, An Bình đạt dưới 30% (Biểu đồ 5). Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa số lượng Bác sỹ, đầy đủ các trang thiết bị (máy siêu âm, điện tim, XQ, máy xét nghiệm sinh hóa và huyết học), quy mô dân số tại xã/phường/thị trấn và số lượng phòng khám đa khoa tư nhân tại xã/phường/thị trấn có PKĐKKV với số lượt khám chữa bệnh/tháng tại PKĐKKV. Tuy nhiên, có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa sự tiếp cận với PKĐKKV khó khăn (không nằm trên trục đường chính hoặc không nằm trong khu dân cư đông đúc hoặc cản trở giao thông khi tiếp cận) với số lượt khám chữa bệnh tại PKĐKKV trên địa bàn (Bảng 3). BÀN LUẬN Hoạt động khám chữa bệnh tại các PKĐKKV Việc thành lập các PKĐKKV trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, phù hợp trong bối cảnh dân số tăng cơ học cao. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của y tế ngoài công lập đã chia sẽ, đảm nhiệm hoạt động khám chữa bệnh ban đầu cho y tế công lập, lại có nhiều điều kiện thuận lợi trong sự tiếp cận của người dân với việc khám chữa bệnh như tổ chức khám chữa bệnh 24/24 giờ, cả những ngày nghỉ lễ; đây là những điểm mạnh so với y tế công lập (mặc dù y tế công lập vẫn tổ chức khám chữa bệnh những thời điểm trên nhưng với số lượng con người hạn chế hơn); hơn nữa, các quy định về thông tuyến bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho người dân có thể sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bất kỳ nơi nào họ thấy thuận tiện và hài lòng v.v. Hiện tại, có 05 PKĐKKV đạt chuẩn tối thiểu về số lượt khám chữa bệnh/ngày theo quy định tại Thông tư 15/1977/TT-BYT của Bộ Y tế (Lai Uyên, An Tây, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Tân Thành). Nhiều PKĐKKV chưa đạt chuẩn về số lượt khám chữa bệnh nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của địa phương: Phước Hòa Số lượt khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế đạt cao và địa phương có duy nhất 01 PKĐKKV và không có cơ sở y tế tư nhân với quy mô từ phòng khám đa khoa trở lên lại nằm khá xa Trung tâm của tỉnh (PKĐKKV Phước Hòa). Khánh Bình và Thái Hòa Có số lượt khám chữa bệnh tăng qua các năm; hiện đang đầu tư trang bị các máy như XQ, sinh hóa, huyết học, điện tim; dự kiến lắp đặt tháng 11/2017. Lãnh đạo TTYT tập trung phát triển hoạt động khám chữa bệnh tại các PKĐKKV trên địa bàn (tập trung điều chuyển Bác sỹ về các PKĐKKV). Long Hòa, Thanh Tuyền và Minh Hòa Còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế; vị trí nằm trên trục đường chính, cách TTYT khoảng trên 10 km; đặt tại trung tâm của địa phương; đồng thời, nằm khá xa trung tâm của tỉnh (trên 50km). Vĩnh Phú Nằm trên trục lộ giao thông chính và khu vực đông dân cư; số lượt khám chữa bệnh/tháng có xu hướng giảm nhưng số lượt điều trị ngoại trú cao hơn hẳn các khu vực khác và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Đồng thời, khu vực này cũng chưa có phòng khám đa khoa tư nhân hoạt động. An Bình Mặc dù số lượt khám chữa bệnh đạt thấp, chỉ khoảng đạt 1.100 lượt/tháng. Tuy nhiên, được đầu tư và đưa vào sử dụng gói đầu tư trang thiết bị cho PKĐKKV, vừa được cấp phép hoạt động PKĐKKV vào đầu năm 2017, cơ sở vật chất khang trang (1 trệt, 2 lầu với 49 phòng làm việc), lại nằm trong khu vực rất đông dân cư; đã có định hướng phát triển PKĐKKV gắn với hoạt động xã hội hóa Y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số PKĐKKV hoạt động không hiệu quả, chưa đạt chuẩn về số lượt khám chữa bệnh (tương tự và phù hợp với kết quả kiểm tra toàn diện hoạt động khám chữa bệnh vào năm 2015 của Sở Y tế(1)), cụ thể như sau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 235 Phú Mỹ Số lượt khám chữa bệnh đạt thấp qua các năm gần đây (khoảng dưới 1.000 lượt), cơ sở vật chất xuống cấp và trang thiết bị y tế sử dụng với công suất rất thấp; địa bàn thành phố Thủ Dầu Một là nơi tập trung các đơn vị y tế công lập và có nhiều cơ sở y tế ngoài công lập nên PKĐKKV Phú Mỹ khó phát triển và thu hút được người bệnh. Mỹ Phước Số lượt khám chữa bệnh/tháng không tăng qua các năm (chỉ đạt khoảng 1.300 lượt/tháng) mặc dù đây là khu vực rất đông dân cư; khu vực này có nhiều phòng khám tư nhân hoạt động nên khó phát triển hoạt động khám chữa bệnh. Thới Hòa Số lượt khám chữa bệnh/tháng không tăng qua các năm (đạt khoảng 1.700 lượt/tháng), nằm trong khu dân cư nên người dân tại các khu vực khác khó tiếp cận; khu vực này có nhiều phòng khám tư nhân hoạt động nên khó phát triển hoạt động khám chữa bệnh. An Phú Đặt trên Đại lộ giao thông đông đúc đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận cơ sở y tế. Mặc dù, số lượt khám chữa bệnh có xu hướng tăng qua các năm, đạt khoảng 2300 lượt/tháng, còn khoảng 1/3 số phòng chưa đưa vào sử dụng. Khu vực này có nhiều phòng khám đa khoa tư nhân hoạt động nên khó phát triển hoạt động khám chữa bệnh. Thuận Gia Số lượt khám chữa bệnh giảm mạnh qua các năm, 9 tháng đầu năm 2017 đạt dưới 1.000 lượt/tháng; nhiều trang thiết bị y tế không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng với công suất thấp; khu vực này có nhiều phòng khám đa khoa tư nhân hoạt động. Mối tương quan đến số lượt khám chữa bệnh/tháng Trình độ chuyên môn cán bộ y tế còn nhiều hạn chế, hầu hết cán bộ khám chữa bệnh có trình độ Bác sỹ đa khoa, chưa qua đào tạo chuyên khoa, nên hầu như chưa thể triển khai được các chuyên khoa, nên nhiều PKĐKKV chưa hoạt động theo đúng quy mô PKĐKKV. Do vậy, số lượng Bác sỹ tại PKĐKKV không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với số lượt khám chữa bệnh/tháng (Bác sỹ trong nghiên cứu này dao động từ 1-4 Bác sỹ/PKĐKKV); chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những yếu tố quyết định trong việc lựa chọn dịch vụ của người dân. Do vậy, cần chú trọng phát triển chất lượng điều trị và các dịch vụ hỗ trợ người bệnh, tạo sự hài lòng và sự tin tưởng của người dân với dịch vụ khám chữa bệnh tại PKĐKKV. Tương tự, việc đầy đủ các trang thiết bị y tế trong nghiên cứu này bao gồm các máy máy siêu âm, điện tim, XQ, máy xét nghiệm sinh hóa và huyết học. Tuy nhiên, qua các báo cáo thì tần suất sử dụng các máy này thấp hoặc một số máy hầu như chưa đưa vào sử dụng ở một số PKĐKKV(1,2); đây có thể là nguyên nhân dẫn đến chưa tìm thấy mối tương quan với đầy đủ các trang thiết bị và số lượt khám chữa bệnh/tháng tại PKĐKKV. Đồng thời, nghiên cứu cũng chưa cho thấy mối tương quan giữa quy mô dân số tại xã/phường/thị trấn và số lượng phòng khám đa khoa tư nhân tại xã/phường/thị trấn có PKĐKKV với số lượt khám chữa bệnh/tháng tại PKĐKKV. Khu vực có mật độ dân số cao là khu vực có y tế ngoài công lập phát triển và y tế ngoài công lập đã chia sẽ, đảm nhiệm một phần hoạt động khám chữa bệnh cho y tế công lập. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tìm được quy mô dân số tối ưu, số lượng phòng khám tư nhân tối ưu trên địa bàn để xây dựng PKĐKKV hoạt động mang lại hiệu quả; chưa xác định được thời gian nhân viên y tế dành cho hoạt động khám chữa bệnh (vì hoạt động lồng ghép nên còn phụ trách các Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số). Ngoài ra, các yếu tố quyết định lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người dân (điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, nhóm bệnh mắc phải Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 236 v.v.); đồng thời, cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế và chính sách sức khỏe cho người nghèo nói riêng và nhóm người yếu thế trong xã hội nói chung cũng chưa đề cập trong nghiên cứu này (chưa thể hiện giữa các khu vực cư trú, giữa nam và nữ, giữa các dân tộc, giữa các nhóm tuổi, giữa nhóm người giàu với nhóm nghèo v.v. trong tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe tại PKĐKKV), đây là một thách thức lớn đối với chính sách phát triển y tế mang tính công bằng. Tuy vậy, có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa sự tiếp cận với PKĐKKV khó khăn (không nằm trên trục đường chính hoặc không nằm trong khu dân cư đông đúc hoặc cản trở giao thông khi tiếp cận) với số lượt khám chữa bệnh tại PKĐKKV trên địa bàn. Đây là điểm đặc biệt phải chú ý và cần thiết trong việc lựa chọn nơi xây dựng PKĐKKV; nơi xây dựng phải là trung tâm, người dân dễ thấy, dễ tiếp cận và cần đặt ở vị trí trục đường chính. Ngoài ra, chất lượng khám chữa bệnh cũng là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của hoạt động khám chữa bệnh (đặc biệt là niềm tin của người dân đối với nhân viên y tế tại PKĐKKV). Tuy nhiên, với thiết kế nghiên cứu tương quan chưa đủ mạnh để xác định các yếu tố liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh (mặc dù có thể giải thích được 62% sự biến thiên của dữ liệu về số lượt khám chữa bệnh/tháng tại các PKĐKKV), nên cần tiếp tục những nghiên cứu với những thiết kế nghiên cứu phù hợp để có những kết quả có giá trị hơn hỗ trợ việc ra quyết định các chính sách phát triển PKĐKKV. KẾT LUẬN Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ tại đa số các PKĐKKV là người có bảo hiểm y tế chưa cao. Những PKĐKKV hoạt động không hiệu quả tập trung tại những khu vực có y tế ngoài công lập phát triển hoặc có vị trí không thuận lợi. ĐỀ XUẤT Địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân, tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ khám chữa bệnh chung, khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền và bảo hiểm y tế tại các PKĐKKV. Trung tâm Y tế rà soát, điều chỉnh đề án vị trí việc làm theo tổ chức bộ máy theo quy định (PKĐKKV/Trạm Y tế). Tập trung đầu tư cho những PKĐKKV có triển vọng phát triển trong công tác khám chữa bệnh; đề nghị chuyển mô hình hoạt động của các PKĐKKV thành Trạm Y tế như Phú Mỹ, Mỹ Phước, Thới Hòa, An Phú, Thuận Giao. Trung tâm Y tế chủ động bổ sung, điều phối nhân lực cũng như lưu ý bổ sung cán bộ quản lý tại một số PKĐKKV nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo niềm tin cho người dân. Thực hiện điều chuyển trang thiết bị y tế không sử dụng, tránh lãng phí (ưu tiên điều chuyển giữa các cơ sở y tế trong huyện/thị/thành phố; sau đó là giữa các huyện/thị/thành phố) Nghiên cứu xây dựng, triển khai các phương án xã hội hóa về y tế phù hợp với từng địa phương nhằm hạn chế lãng phí cơ sở vật chất (Phòng khám vệ tinh của Trung tâm Y tế, phòng khám Bác sỹ gia đình, liên doanh liên kết, xã hội hóa v.v.). Cần xây dựng cơ chế hỗ trợ hoạt động 24/24 giờ, kể cả ngày lể, ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) để cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân được liên tục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở Y tế Bình Dương (2015). Báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh. 2. Sở Y tế Bình Dương (2017). Báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh. Ngày nhận bài báo: 8/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_kham_chua_benh_tai_cac_phong_kham_da_khoa_khu_vuc.pdf
Tài liệu liên quan