Hoạt động kể chuyện trong dạy học ở Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông

Tài liệu Hoạt động kể chuyện trong dạy học ở Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông: Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 205 HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mai Văn Cẩn* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc trung học, giáo viên cần đa dạng hóa hoạt động dạy học và thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ những phút đầu giờ. Một trong những hoạt động đó là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui, kéo dài không quá mười phút. Đây là một hoạt động đa mục đích nhằm lôi cuốn tâm hồn các em, dạy cho các em cách biểu cảm, giáo dục và hình thành nhân cách, rèn kỹ năng tư duy, gắn kết giữa kiến thức đang học với đời sống thực tế. Ngoài ra, nó còn giải trí, gây hưng phấn ở người học. Với những ý nghĩa như vậy, kết quả nghiên cứu về hoạt động kể chuyện nhằm mục đích phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, góp phần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào sự nghiệp đổi mới giáo dục mà nước nhà đang mong đợi. S...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động kể chuyện trong dạy học ở Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 205 HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mai Văn Cẩn* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc trung học, giáo viên cần đa dạng hóa hoạt động dạy học và thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ những phút đầu giờ. Một trong những hoạt động đó là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui, kéo dài không quá mười phút. Đây là một hoạt động đa mục đích nhằm lôi cuốn tâm hồn các em, dạy cho các em cách biểu cảm, giáo dục và hình thành nhân cách, rèn kỹ năng tư duy, gắn kết giữa kiến thức đang học với đời sống thực tế. Ngoài ra, nó còn giải trí, gây hưng phấn ở người học. Với những ý nghĩa như vậy, kết quả nghiên cứu về hoạt động kể chuyện nhằm mục đích phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, góp phần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào sự nghiệp đổi mới giáo dục mà nước nhà đang mong đợi. Sinh viên trong các trường sư phạm cần rèn cho bản thân phát triển được kỹ năng kể chuyện trước tập thể để sau khi tốt nghiệp, các em có thể đến các trường phổ thông và làm tốt công tác chuyên môn. Từ khóa: Hoạt động kể chuyện, dạy học THSC, giáo dục THPT, giao tiếp sư phạm, phát triển nhân cách ĐẶT VẤN ĐỀ * Trong chương trình giáo dục tiểu học, hoạt động kể chuyện được coi là một môn học, được ghi trong thời khóa biểu và diễn ra đều đặn, mỗi tuần một giờ. Học sinh thường được giáo viên kể cho nghe một câu chuyện, sau đó, đến giai đoạn các em đọc thông viết thạo thì học tập kể chuyện theo chủ đề và có tranh minh họa. Mục đích của hoạt động này là làm phát triển ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ở trẻ. Đồng thời, các em còn học được kỹ năng giao tiếp, cách biểu cảm và tiếp nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Chính nhờ có hoạt động này mà các em thích đến trường, quý mến các thầy cô và bạn bè trong lớp, thấy vui trong học hành. Đến giai đoạn trung học, hoạt động này không còn vị trí trong thời khóa biểu và thay vào đó là một danh sách các môn khoa học cụ thể; đó là toán, lý, văn, sử, địa Một loạt kiến thức mới, khái niệm khoa học mới mà các em cần làm quen và tiếp nhận. Nếu giáo viên chỉ tập tập trung vào thuyết trình và truyền tải kiến thức trong chương trình cho học sinh, kéo theo một loạt bài tập thì sẽ dẫn đến các em chịu áp lực về học hành, các bài học có thể trở nên đơn điệu, kém hấp dẫn và khô cứng. Trong giai * Tel: 0914 833765, Email: maivcan@gmail.com đoạn nước nhà đang đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục như hiện nay, nảy sinh một câu hỏi rằng giáo viên bậc trung học cần làm gì để mỗi bài học có thể trở thành món ăn tinh thần cho học sinh, vừa mang tính giáo dục, vừa tránh gây stress không đáng có và còn nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Nghiên cứu về việc lồng ghép giữa hoạt động kể chuyện và dạy kiến thức khoa học ở bậc trung học hiện nay ở Việt Nam vẫn còn bị xem nhẹ và cần những nhà sư phạm quan tâm để có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên có đủ năng lực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khi viết bài báo này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng hợp và phân tích thông tin trong giáo dục, thực hiện xây dựng câu hỏi và điều tra thực tế ở bậc trung học, thống kê và phân tích số liệu. Trong những phương pháp này thì phân tích thông tin là nổi bật hơn cả để làm rõ vai trò của hoạt động kể chuyện đối với việc dạy học ở bậc trung học và làm minh chứng cho việc xây dựng các hoạt động trong chương trình đào tạo giáo viên trung học. Ý nghĩa của hoạt động kể chuyện đối với công việc dạy học: Khi bắt đầu một giờ học, người giáo viên cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở với học Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 206 sinh để sẵn sàng lôi cuốn, đón nhận và thu hút tâm chí của các em về phía mình. Một trong những hoạt động mà giáo viên có thể làm là kể cho học sinh nghe một câu chuyện vui hay một điều từng trải liên quan đến kinh nghiệm sống hoặc bài học mà giáo viên sắp giảng cho học sinh. Quan sát được nét mặt tươi cười, rạng ngời của thầy, cô khi sẵn sàng chia sẻ kiến thức, học sinh sẽ không cảm thấy bị áp lực ép học hành, mà ngược lại, họ sẽ cảm thấy vui và dễ hòa nhập với mọi người xung quanh. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng mở lòng đón nhận nguồn kiến thức mới và thực hiện những nhiệm vụ mới trong giờ học. Noddings có ý kiến rằng niềm vui của một giáo viên có thể ảnh hưởng đến không khí lớp học và vì thế cũng ảnh hưởng đến học sinh [1]. Theo Jonathan Hancock, kể chuyện là hoạt động điển hình cho phép bộ não con người tư duy bằng cả hai bán cầu não, kết hợp giữa cấu trúc logic của não trái và hình ảnh, trí tưởng tượng và sự ngẫu hứng của não phải [2]. Đây cũng là phương pháp ghi nhớ được sử dụng từ trước khi con người sáng tạo nên hệ thống ký hiệu – chữ viết. Hoạt động kể chuyện tạo ra sự gắn kết giữa giáo viên với học sinh. Trong thời gian nghe chuyện, học sinh có thể nảy sinh những ý nghĩ về nội dung câu chuyện và cần giáo viên cho lời giải đáp hoặc kể lại một đoạn nào đó mà các em quan tâm. Đồng thời, giáo viên quan sát được nét mặt biểu cảm của học sinh, có thể đoán ra được các em đang nghĩ gì, có thái độ thế nào khi nghe lời thầy, cô. Từ đó, cả học sinh và giáo viên càng có cơ hội hiểu nhau hơn và dễ gắn kết, xích lại gần nhau. Hơn nữa, hoạt động kể chuyện là một cơ hội tốt cho giáo viên dạy cho học sinh kỹ năng biểu cảm trước tập thể. Khi kể đến cảnh tươi vui mừng thắng lợi hay sự thành công, giáo viên có nét mặt thanh thản, hớn hở; đến cảnh rùng rợn như gặp tai nạn, bị cướp hay bị thương hoặc cảnh đâm chém giết nhau, giáo viên có biểu hiện sợ sệt, nhăn nhó; đến chi tiết buồn, giáo viên có biểu hiện âu sầu, đăm chiêu. Tất cả những biểu hiện này được các em quan sát và dễ dàng cho các em sao chép và tái hiện lại khi gặp những cảnh ngộ tương tự trong đời sống. Như vậy, các em sẽ học được sự diễn cảm của các thầy, cô trong lớp học, đặc biệt là các em nhỏ tuổi, thích bắt trước và có thể còn muốn kể lại cho người khác nghe các câu chuyện mà các em đã được nghe. Làm được như vậy, các em sẽ trở nên tự tin trong giao tiếp, không ngại ngùng trước tập thể, sẵn sàng hòa mình với tập thể. Ngoài ra, khi kể chuyện là giáo viên đang tạo ra hoạt động giải trí cho học sinh. Câu chuyện của các thầy cô mang đến cho học sinh những điều bổ ích và lý thú có sức hấp dẫn mãnh liệt với những tâm hồn đang phát triển, làm cho các em quên hết những khó khăn, vất vả trong bài học. Theo Thomas Armstrong: “Kể chuyện xưa nay vốn đã được xem như một hình thức giải trí truyền thống đối với các em ở các hàng sách và tủ sách công cộng, cũng như vào những thời điểm đặc biệt trong lớp học. Điều cần nói ở đây là phải xem hoạt động này như một công cụ dạy học có tính chất sống còn vì kể chuyện vốn được tôn sùng trong mọi nền văn hóa, trên khắp thế giới đã hàng nghìn năm nay.” [3] Đó có thể là những tấm gương người tốt việc tốt, những anh hùng trong lao động, sản xuất và chiến đấu, những câu chuyện hài hước, gây cười nhưng mang lại cho các em vốn kiến thức về kinh nghiệm sống mà các em đang cần để phát triển nhận thức và kỹ năng sống. Mặt khác, hoạt động kể chuyện còn là cơ hội để giáo viên liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Truyện kể dưới đây là một ví dụ về sự liên hệ giữa kiến thức toán học và thực tiễn ở nước ta: Lương Thế Vinh [4] được gọi là Trạng Lường bởi rất giỏi đo lường, tính toán. Tương truyền, thuở nhỏ có một lần ông cùng chúng bạn ngồi chơi dưới gốc cây cổ thụ, cả nhóm thách đố nhau làm thế nào để biết chiều cao của cây. Một số cho rằng chỉ có cách trèo lên ngọn cây rồi dùng dây thòng xuống đất mà đo. Riêng Lương Thế Vinh nói không cần trèo, đứng dưới đất đo bóng cây cũng tính ra. "Cậu lấy chiếc gậy cầm ở tay đo xem dài ngắn bao nhiêu rồi dựng gậy lên mặt đất và đo chiều dài bóng gậy. Tiếp đoạn, cậu đo bóng cây và sau một lát nhẩm tính đã tìm được chiều cao của cây này. Bọn trẻ không Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 207 tin bèn dùng thừng nối lại, buộc hòn đá phía dưới, rồi trèo tít lên ngọn cây dong thừng xuống đất để đo. Kết quả đúng như Vinh đã tính", sách Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết. Cách tính chiều cao này của Lương Thế Vinh ở thế kỷ 15 chính là định lý Pitago về cạnh tam giác vuông "bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông" được áp dụng ngày nay. Vị quan nước Đại Việt Lương Thế Vinh cũng từng làm sứ giả nhà Thanh là Chu Hy phải thán phục về tài năng tính toán. Hy yêu cầu quan Trạng cân trọng lượng của một con voi rất to. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục nhưng tiếp tục đố Lương Thế Vinh đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Vị quan nhà Lê đã trả lời rằng chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra kết quả. Kể được những câu chuyện như vậy, giáo viên còn kích thích được học sinh yêu khoa học, thích khám phá và trải nghiệm thông tin vì nội dung của chúng rất gần gũi và thiết thực với cuộc sống, xoay quanh các chủ đề cân, đo, đong, đếm. Đồng thời khơi gợi niềm tự hào dân tộc, chí thông minh của những người con đất Việt ngày xưa. Và để kiểm chứng lại lời của Lương Thế Vinh về cách tính chiều cao của một cây thẳng đứng, giáo viên yêu cầu học sinh làm tương tự với một cây xanh trong sân trường xem có đúng không. Về nội dung các câu chuyện: Nội dung những câu chuyện mà giáo viên kể cho học sinh nghe cần mang tính giáo dục, dạy cho các em hướng đến cái đẹp, có lòng nhân ái, vị tha. Nó có giá trị thực sự khi giúp học sinh phân biệt được giữa cái tốt và thói xấu, tránh được những âm mưu nham hiểm, độc ác. Vượt lên trên tất cả, nó hình thành ở học sinh niềm tin và phát triển nhân cách, tin vào truyền thống đoàn kết, tin vào tinh thần yêu nước, yêu lao động của nhân dân Việt Nam, tin vào truyền thống chống giặc ngoại xâm qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, và giờ đây cần đặt niềm tin vào Đảng và những điều Bác Hồ dạy. Mang tính giáo dục thì các câu chuyện mà giáo viên kể cho học sinh phải phù hợp với độ tuổi của các em. Ở bậc trung học, học sinh thường có độ tuổi từ 11 đến 18, các em đã có một tầm nhận thức nhất định thì các câu chuyện về đặc tính một số loài vật thông thường không còn phù hợp (mà chỉ dành cho các em lớp dưới). Đây là giai đoạn các em thích khám phá, thích tập làm người lớn để khi rời ghế nhà trường, các em biết ứng xử với vị thế của người trưởng thành. Vậy giáo viên có thể kể cho các em nghe về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học, các anh hùng dân tộc, những tấm gương ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại, những vùng đất xa xôi và những điều kỳ lạ, các phát minh khoa học và ứng dụng của chúng. Bài học cho các em sẽ trở nên thú vị hơn nếu giáo viên biết tích hợp nội dung giảng dạy với việc kể cho các em nghe một câu chuyện có liên quan. Với số môn học trong bậc trung học hiện nay (từ 11 đến 13 đầu môn) thì giáo viên có rất nhiều chủ đề để sưu tầm truyện cho các em. Dưới đây là một câu chuyện về tính hiếu động, thích khám phá ở tuổi học trò: Điều bí mật của thầy giáo [5] Ngày xưa có một ngôi trường dành cho con nhà giàu ở Triều Tiên. Học sinh ở đây học đọc và viết chữ Hán. Tất cả họ đều sợ thầy giáo. Thầy là một người lớn tuổi và rất hay cáu giận khi học trò không làm hết bài tập được giao. Trong lớp, thầy luôn luôn quan sát học sinh học bài cho đến khi thầy cảm thấy mệt. Thầy cầm lên một cái rổ và lấy một cái gì đó ăn. Một hôm, một học sinh nam hỏi thầy: “Thưa thầy, thầy đang ăn cái gì đấy?” Thầy nói nhanh: “Đó là điều bí mật của tôi. Nó tốt cho người cao tuổi nhưng lại là thuốc độc cho trẻ nhỏ.” Một hôm, thầy cần đi lên thành phố. Trước khi đi, thầy bảo học trò tự học trong buổi sáng hôm đó. Một giờ sau, học sinh không muốn tự học nữa. Một học sinh nam rủ bạn bè nhìn vào trong rổ để biết điều bí mật của thầy. Chúng thấy có rất nhiều hoa quả khô và bảo Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 208 nhau: “Đây không phải là thuốc độc.” Tất cả học sinh đua nhau ăn hết đống hoa quả khô trong rổ. Sau đó, chúng bàn nhau khi thầy về sẽ nói với thầy thế nào để thầy không tức giận. Chúng xô đổ bàn giáo viên, làm rây mực ra sàn phòng học và làm vỡ cả mực son của thầy. Sau đó, tất cả nằm ra phòng học. Đến buổi chiều, thầy giáo mới trở về. Thầy đi vào lớp và la hét: “Làm sao thế này? Tại sao tất cả các cậu nằm ra sàn nhà? Một cậu học sinh đứng dậy nói: “ Thưa thầy, sáng nay, chúng con học được một lúc thì dừng lại, chúng con chơi trong phòng. Bất ngờ, làm bàn của thầy đổ ra và viên mực vỡ làm hai. Chúng con rất ân hận và muốn chết. Cho nên, tất cả chúng con đều ăn thuốc độc ở trong rổ của thầy. Bây giờ, chúng con đang đợi cái chết đây. Chúng con rất ân hận.” Nói rồi, cậu ấy lại nằm xuống sàn. Thầy giáo không nói gì. Thầy rời phòng học và đi ra vườn suy nghĩ. Sau một hai phút, thầy mỉm cười và nói: “Những sinh viên này đang học rất nhanh đây.” Một điểm đáng chú ý trong việc sử dụng các câu chuyện để dạy học là giáo viên cần cân đối về mặt thời gian cho phù hợp vì một giờ học ở bậc trung học chỉ kéo dài 45 đến 50 phút. Nhiệm vụ chính của giáo viên là hoàn thành chương trình giảng dạy đúng tiến độ; không thể dành nhiều thời gian để kể chuyện được vì hoạt động này cũng chỉ như một chất xúc tác kích thích học sinh lĩnh hội kiến thức, cùng giáo viên làm chủ giờ học. Vậy, giáo viên phải có sự chuẩn bị được ghi trong giáo án trước khi thực hiện giảng dạy. Theo Thomas Armstrong [3], giáo viên hãy chuẩn bị kể chuyện bằng cách liệt kê các ý tưởng mà họ muốn đưa vào trong chuyện. Sau đó, dùng trí tưởng tượng để tạo nên một vùng đất xa lạ, những nhân vật khác thường và gửi vào đấy các kiến thức mà họ định dạy. Trước hết, giáo viên cần suy nghĩ trong đầu một cốt truyện hấp dẫn với những chi tiết éo le, rồi tập kể cho bạn bè nghe hoặc nhìn gương mà tập nói. Học sinh thường hồi hộp lắng nghe chỉ vì giáo viên nhiệt tình quá và chúng thấy rõ thầy, cô của mình thiết tha muốn dạy cho một điều gì đó từ đáy lòng. Số liệu điều tra và phân tích: Trước khi viết bài báo này, tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra về hoạt động này của giáo viên trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ở 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang và Lạng Sơn. Dưới đây là nội dung của phiếu điều tra: Để giúp chúng tôi có thông tin viết bài nghiên cứu về hoạt động kể chuyện, mời các thầy cô cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi sau, lựa chọn A, B, C hoặc D. 1 Thầy, cô đang dạy học sinh nào ? A Trung học cơ sở B Trường liên cấp C Trung học phổ thông 2. Môn thầy, cô dạy thuộc ban nào ? A Khoa học tự nhiên B Khoa học xã hội C Thể thao D Nghệ thuật 3. Thầy, cô thấy kỹ năng kể chuyện có cần thiết cho một giáo viên phổ thông không ? A Cần thiết B Không cần thiết 4. Thầy, cô có kể chuyện cho học sinh nghe bao giờ không ? A Thường xuyên B Thỉnh thoảng C Ít khi D Không bao giờ 5. Nếu thầy, cô kể chuyện thì mục đích là gì ? A Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng B Để giải trí cho học sinh C Để liên hệ giữa nội dung và thực tế D Cả 3 phương án trên 6. Nếu kể chuyện trong bài học thì thời gian thầy, cô sử dụng có độ dài bao nhiêu phút ? A Dưới 5 phút B Dưới 10 phút C Trên 10 phút 7. Theo thầy, cô, các câu chuyện để kể cho học sinh nghe cần có nội dung như thế nào ? A Phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh B Phù hợp với nội dung giảng dạy C Mang tính giáo dục D Cả 3 phương án trên 8. Câu chuyện mà thầy, cô kể cho học sinh nghe là : A Có thật B Tưởng tượng C Cả A và B 9. Thầy, cô đánh giá thế nào về tác dụng của việc kể chuyện đối với dạy học và giáo dục học sinh ? A Rất có giá trị B Có giá trị C Có ít tác dụng D Không có tác dụng gì Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 209 19% 67% 14% TẦN SUẤT HOẠT ĐỘNG Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít hoạt động 30% 65% 5% TẦN SUẤT KỂ CHUYỆN Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Mục đích của việc khảo sát là tìm ra xem giáo viên có thực hiện hoạt động này không; họ nghĩ gì về hoạt động này, thời gian kể là bao lâu; nội dung câu chuyện cần đáp ứng những mục tiêu nào; họ đánh giá thế nào về hoạt động này. Ở bậc THCS, số giáo viên được điều tra là 109 thì 106 thầy cô (≈97%) cho rằng hoạt động này là cần thiết trong quá trình giảng dạy, chỉ có 3 thầy cô còn phân vân không cần. Về thời gian kể thì 96 thầy cô (≈88%) cho rằng thời gian kể mỗi câu chuyện kéo dài không quá 5 phút và chỉ 10 thầy cô (≈10%) kể trên 5 phút. Về tần suất kể chuyện, 33 thầy cô (≈30%) thường xuyên kể, 71 thầy cô (≈65%) thỉnh thoảng kể và 4 thầy cô (≈5%) ít khi thực hiện. Hình 1. Tần suất kể chuyện ở THCS Cũng ở bậc học này, 94 thầy cô (≈86%) cho rằng nội dung câu chuyện kể cho học sinh nghe cần phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em, nội dung dạy học và mang tính giáo dục. 108 giáo viên (≈99%) cho rằng đây là hoạt động có giá trị. Ở bậc THPT, số giáo viên được điều tra là 167 người thì 152 (≈91%) người cho rằng đây là hoạt động cần thiết và chỉ có 15 người (≈ 9%) không đề cao hoạt động này. Về thời gian kể thì dưới 5 phút là 125 người (≈75%) và dưới 10 phút là 40 người (≈25%). Cuộc khảo sát đã tìm ra rằng 130 thầy cô (≈78%) cho rằng câu chuyện cần phù hợp với tâm lý học sinh, mang tính giáo dục và phù hợp với nội dung giảng dạy. 162 thầy cô (≈97%) nói rằng đây là hoạt động có giá trị trong dạy học. Về tần suất, số thầy cô thường xuyên có hoạt động này là 31 người (≈18,5%), thỉnh thoảng mới có hoạt động này là 108 người (≈65%) và ít tổ chức hoạt động này là 24 người (≈14%) Hình 2. Tần suất hoạt động kể chuyện ở THPT Theo kết quả điều tra, hoạt động kể chuyện là một hoạt động không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy ở cả hai cấp: trung học phổ thông và trung học cơ sở. Hoạt động này giúp cho giáo viên nâng cao tính hấp dẫn và giá trị bài giảng và nó thực sự có giá trị khi chứa đựng được 3 yếu tố: phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh, có nội dung dạy học và giá trị giáo dục. Để thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên sưu tầm, chuẩn bị kịch bản và bài giảng một cách khoa học, chính xác về thời gian. (Chúng tôi thực hiện điều tra bằng cách xây dựng phiếu có chứa các câu hỏi tập trung vào hoạt động kể chuyện và đưa ra các phương án trả lời để các thầy cô chọn. Mục đích điều tra của chúng tôi là thăm dò xem các thầy, cô có thực hiện hoạt động này không và ở mức độ như thế nào để chúng tôi có cơ sở hoàn thiện khung năng lực cho đội ngũ giáo viên mà chúng tôi đào tạo. Còn về kết quả thu được ở 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn; thì chúng tôi thực hiện thống kê theo kiểu cơ học, tính số phiếu trả lời trong một trường THCS, sau đó cộng với các trường khác và quy ra tỉ lệ; ở bậc THPT cũng vậy, chứ không nhằm mục đích so sánh giữa tỉnh này với tỉnh kia). Chúng tôi quan tâm đến hoạt động này ở THCS và THPT vì trong thời khóa biểu của 2 cấp học này không còn môn kể chuyện. Môn này chỉ có ở cấp tiểu học và mầm non. Việc nghiên cứu về hoạt động kể chuyện ở bậc THCS và THPT nhằm mục đích nhắc nhở Mai Văn Cẩn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 205 - 210 210 các thầy cô làm cho những bài học ở các cấp học này trở nên hay hơn, sinh động hơn và có gắn với liên hệ thực tế nếu thực hiện được một cách khoa học. Đây cũng là một nguồn tin tham khảo cho các cơ sở đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai, biết và hoàn thiện khung năng lực người giáo viên trong bối cảnh cả xã hội đang đòi hỏi đổi mới giáo dục và học sinh đang chịu nhiều áp lực học đường, dễ căng thẳng, mệt mỏi. Kết quả nghiên cứu này còn phục vụ ngay cho các giáo sinh đang được đào tạo. Sinh viên các trường sư phạm cần rèn được hoạt động này ngay từ khi còn đang trong giai đoạn học nghề để ngay sau khi tốt nghiệp, các em hòa nhập vào đội ngũ các nhà giáo và làm tốt được chuyên môn. Các cơ sở đào tạo giáo viên và các trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm cần cân nhắc tác dụng của hoạt động này để có các chương trình đào tạo ngoại khóa cho sinh viên nhằm mục đích rèn rũa, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng diễn đạt của các em trước tập thể. Đồng thời, đoàn thanh niên trong các trường có đào tạo giáo viên có thể vào cuộc bằng việc tổ chức các hoạt động cho sinh viên như thi viết truyện và kể chuyện vào những ngày 9 tháng 1, 26 tháng 3 hoặc ngày sinh Bác Hồ hàng năm. Hoạt động như vậy là để kích thích chí tưởng tượng, phát triển tư duy sáng tạo và logic của sinh viên. Hơn nữa, trải qua những hoạt động tập thể cụ thể và thiết thực, người học nghề giáo có thời gian để trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu, khám phá và hoàn thiện nhân cách. KẾT LUẬN Hoạt động kể chuyện trong dạy học là một hoạt động đa mục đích. Nó vừa là phương tiện giải trí, kết nối sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh, vừa nhằm mục tiêu phát triển nhận thức và hình thành nhân cách ở người học. Đây cũng là thông tin cho các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng ý tưởng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, giao cho đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi kể chuyện cho sinh viên vào các dịp thi nghiệp vụ sư phạm, hoặc ngày thành lập đoàn (26 tháng 3). Sinh viên sư phạm cần tham gia vào hoạt động này để phát triển năng lực cá nhân và thực hiện đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Noddings, N. (2005, September), What does it mean to educate the whole child? Educational Leadership, 63(1), 8 - 13 2. Hancock, Jonathan (2012), How to improve your memory for study, Pearson Education Limited, Printed in the UK. 3. Armstrong, Thomas (2000), Multiple Intelligences in the classroom, Association for Supervision and Curriculum Development, Printed in the USA. 4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lương_Thế_Vinh 5. Hannam, Joyce (2013), The Teacher’s Secret and Other Folk Tales, Oxford University Press, Printed in China. ABSTRACT THE ACTIVITY OF TELLING STORIES AT LOWER-SECONDARY AND SECONDARY SCHOOLS Mai Van Can * University of Education - TNU In order to raise the quality of teaching at lower-secondary and secondary schools, teachers need to vary their way of teaching and attract pupils’ attention from the beginning of the lecture. One of the activities teachers can implement is telling students a fun story, which does not exceeed ten minutes. It is a purposeful activity to aim at drawing their soul, teaching them how to show their feelings, educating and forming their personality, developing their thinking skills; and linking knowledge from their lesson with factual life. In addition, it entertains and interests learners. This journal is a base for students at universities of education to train themselves the skill of telling stories in front of other people, so that, after their graduation, they will be able to do their jobs well. Keywords: activity of telling stories, teaching at lower-secondary school, education at secondary school, educational communication, developing personality Ngày nhận bài: 06/12/2018; Ngày hoàn thiện: 24/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 * Tel: 0914 833765, Email: maivcan@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf88_118_1_pb_7955_2124493.pdf
Tài liệu liên quan