Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Tài liệu Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 57 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Thực hiện phương châm mỗi giảng viên đồng thời là nhà khoa học, công tác giảng dạy, đào tạo phải gắn với hoạt động nghiên cứu để cập nhật kiến thức, sáng tạo ra tri thức mới. Ngoài việc nâng cao chất lượng của các công trình khoa học - công nghệ thông qua các hội đồng khoa học còn được đánh giá thông qua việc xuất bản các bài báo trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước, sự tham gia vào các hội thảo quốc tế liên quan, bằng việc công nhận các tiến bộ kỹ thuật ở các bộ chuyên ngành... Trong năm qua, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng kể trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ hữu ích, khẳng định vị trí hàng đầu về khoa học công nghệ trong khối Nông - Lâm - Ngư của Việt Nam. I. KẾT...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 57 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Thực hiện phương châm mỗi giảng viên đồng thời là nhà khoa học, công tác giảng dạy, đào tạo phải gắn với hoạt động nghiên cứu để cập nhật kiến thức, sáng tạo ra tri thức mới. Ngoài việc nâng cao chất lượng của các công trình khoa học - công nghệ thông qua các hội đồng khoa học còn được đánh giá thông qua việc xuất bản các bài báo trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước, sự tham gia vào các hội thảo quốc tế liên quan, bằng việc công nhận các tiến bộ kỹ thuật ở các bộ chuyên ngành... Trong năm qua, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng kể trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ hữu ích, khẳng định vị trí hàng đầu về khoa học công nghệ trong khối Nông - Lâm - Ngư của Việt Nam. I. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP Qua nửa thế kỷ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tuyển sinh từ khóa 1 đến khóa 57, trong đó đã có 53 khóa tốt nghiệp, Trường đã đóng góp tích cực vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao cho cả nước. Tính đến tháng 12/2012, Nhà trường đã đào tạo cho đất nước 66.267 kỹ sư và cử nhân; 3.370 thạc sĩ và 332 tiến sĩ, nhiều cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên. Trường cũng đào tạo cho các nước CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia, CHDCND Trung Hoa hàng trăm kỹ sư, bác sĩ thú y; 11 tiến sĩ, 27 thạc sĩ. Trường đã liên kết đào tạo với hơn 40 tỉnh, thành phố, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương. Đội ngũ cán bộ do Trường đào tạo vừa có trình độ chuyên môn, vừa có phẩm chất chính trị vững vàng, đã và đang là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng nông thôn mới ở khắp đất nước. II. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO KHCN Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường đại học, nó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nhận thức vai trò đó Nhà trường luôn luôn quan tâm và đầu tư tối đa cho công tác nghiên cứu khoa học - Trường đã ban hành quy định về quản lí hoạt động KHCN đảm bảo sự rõ ràng, nhất quán, động viên, khuyến khích các nhà khoa học có thành tích trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Xây dựng cơ chế gắn kết giữa NCKH và đào tạo sau đại học. - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Trường đã đầu tư nâng cấp 22 phòng thí nghiệm, phục vụ tất cả các chuyên ngành nghiên cứu của trường. Trong đó có 5 phòng thí nghiệm đang tiến hành xây dựng theo tiêu chuẩn ISO (1 phòng đã hoàn thành và cấp chứng chỉ ISO vào tháng 1/2013). Các khu thí nghiệm được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn phục vụ tốt cho việc bố trí các thí nghiệm nghiên cứu. Trên cơ sở đó hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cán bộ và sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2008 - 2012, cán bộ và sinh viên của Trường đã thực hiện hơn 1500 đề tài khoa học các cấp với tổng kinh phí thực hiện trên 240 tỷ đồng. Trên cơ sở đó các nhà khoa học của Trường cũng đã công bố hàng trăm bài báo troNg và ngoài nước, trong số đó nhiều công trình được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín 2.1. Thành tựu trong lĩnh vực nông học *Về lĩnh vực giống cây trồng, trong giai đoạn 2008 - 2012, Nhà trường có 18 giống cây trồng mới được công nhận: - Giống lúa: Các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định Giống lúa lai hai dòng (7 giống): TH3-3, TH3-4,TH7-2, TH3-5, TH8-3, VL24, VL50. Giống lúa lai 3 dòng (01 giống): CT16. Giống lúa thuần (03 giống): N91, NV1, Hương Cốm. - Giống rau, hoa và cây ăn quả: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 58 Giống cà chua (03 giống): Các giống cà chua có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu tốt (đặc biệt là chịu nhiệt): HT42, HT160, HT144. Giống đu đủ (02 giống): VNĐĐ9 và VNĐĐ10. Giống hoa (02 giống): Hồng Hạc và Hồng Ngọc. (Trong 6 tháng đầu năm 2013 có 02 giống được công nhận là T65 và Bắc Thơm số 7 kháng bạc lá). *Về lĩnh vực các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong nông học trường có 01 quy trình được công nhận, đó là quy trình sản xuất khoai tây sạch bệnh có nguồn gốc nuôi cấy mô. (Trong 6 tháng đầu năm 2013 Trường đã có thêm 01 tiến bộ kỹ thuật được công nhận: Quy trình quản lý tổng hợp (IPM) nhện gié hại lúa ở Việt Nam). 2.2. Thành tựu trong lĩnh vực chăn nuôi thú y - Giống lợn Piesterain kháng stress. Đàn giống đã được đưa vào danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. - Tổ hợp lai ½ và ¾ gà Hồ lai với gà Lương Phượng. - Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA xử lý môi trường chăn nuôi. (Trong 6 tháng đầu năm 2013 Trường đã có thêm 01 tiến bộ kỹ thuật được công nhận: Quy trình xử lý rơm tươi bằng urê làm thức ăn cho trâu, bò). 2.3. Thành tựu trong lĩnh vực cơ khí - Hệ thống máy cơ giới hóa canh tác sắn (Sản phẩm đạt cúp Vàng Techmart 2009): Làm đất; chăm sóc (bón phân, làm cỏ..) và thu hoạch sắn. - Hệ thống máy gặt đập liên hợp đa năng (Sản phẩm đạt cúp vàng Techmart 2012): Làm đất, bón phân, thu hoạch, vận chuyển. Kích thước nhỏ phù hợp với điều kiện canh tác miền Bắc Việt Nam, Giá thành hạ so với thiết bị cùng loại nhập ngoại. 2.4. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề bảo hộ và khai thác các sáng chế, giải pháp hữu ích, nên hầu hết các sản phẩm khoa học của Trường đã được đăng ký bảo hộ. Nhiều sản phẩm đã được chuyển nhượng bản quyền sử dụng như: Giống lúa lai TH3-3 (10 tỷ đồng), phân bón lá Pomior (1 tỷ đồng), phân viên nén nhả chậm (1 tỷ đồng). 2.5. Lĩnh vực khác Kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ, ứng dụng GIS và viễn thám trong quy hoạch sử dụng đất, trong quản lý tổng hợp lưu vực. Những nghiên cứu về bảo quản và chế biến nông sản. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý. Phân tích ngành hàng, phân tích chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, liên kết cùng với địa phương xây dựng quy hoạch bản đồ sử dụng đất cấp huyện, xã; xây dựng hàng lọat mô hình sản xuất và hệ thống nông nghiệp hợp lý, hiệu quả trên các vùng sinh thái điển hình. 2.6. Một số kết quả triển vọng khác Bên cạnh các kết quả đạt được, những hướng nghiên cứu đã có kết quả trên, đội ngũ cán bộ khoa học của Trường cũng đang tích cực tham gia vào nghiên cứu các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu: - Nghiên cứu sản xuất các loại vắcxin. - Nghiên cứu xử lý môi trường chăn nuôi. - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi. - Nghiên cứu sử dụng công nghệ UASB trong xử lý môi trường các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. - Nghiên cứu giống cây trồng mới. - Nghiên cứu chọn tạo các giống khoai tây chịu nhiệt. - Nghiên cứu và phát triển giống cây diêm mạch (Quinoa). - Sử dụng dòng kích tạo đơn bội trong chọn tạo giống ngô ưu thế lai. III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Bài học 1: Hoàn thiện cơ chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới chính sách và đa dạng hóa các nguồn đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ. + Phân cấp quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ. + Hình thành các trường phái, các nhóm nghiên cứu độc lập và chuyên sâu. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 59 + Thành lập các quy định đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (các giải pháp hữu ích khi được thương mại hóa 60% đầu tư lại cho tác giả nghiên cứu, 40% đầu tư cho quỹ nghiên cứu và phát triển). - Bài học 2: Tăng cường hợp tác Quốc tế để tận dụng kinh nghiệm, kinh phí, cơ sở vật chất cho các nghiên cứu sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực. + Hợp tác với Bỉ: Phát triển đàn giống gốc Piétrain kháng stress (đầu tiên ở Việt Nam). + Hợp tác với JICA: Nghiên cứu phát triển cây trồng cho vùng núi, trung du phía Bắc: Xây dựng 01 phòng thí nghiệm cây trồng hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - Bài học 3: Ký hợp tác với các địa phương để đẩy mạnh việc nghiên cứu đáp ứng nhu cầu của xã hội và làm mục tiêu cho các nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể. + Để đảm bảo tính bền vững của các công nghệ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, Trường luôn có những hợp tác với các tỉnh trong việc nghiên cứu cải tiến công nghệ: + Nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh bạc lá vào giống lúa Bắc thơm số 7, Bắc ưu 253 cho tỉnh Hải Dương. + Xây dựng quy trình xử lý trang trại chăn nuôi quy mô hơn 500 đầu lợn. - Bài học 4: Hợp tác với các doanh nghiệp trong nghiên cứu và đổi mới công nghệ. + Hợp tác ngay từ ban đầu trong việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất để nghiên cứu và phát triển các ý tưởng khoa học. + Hợp tác ở giai đoạn các ý tưởng đã sơ bộ hoàn thành, các doanh nghiệp hỗ trợ góp vốn trong việc hoàn thiện công nghệ, ví dụ: Sản phẩm Pomior; phân viên nén nhả chậm + Công nghệ hoàn thiện chuyển cho doanh nghiệp để phát triển sản phẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_27_9374_2130114.pdf
Tài liệu liên quan