Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 - Nguyễn Khánh Vân

Tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 - Nguyễn Khánh Vân: 86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Khánh Vân* TÓM TẮT Việc làm và giải quyết việc làm được thừa nhận có vai trò quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị - xã hội, là điều kiện quan trọng nhất để xóa đói giảm nghèo và phát triển đất nước. Giải quyết việc làm là một chính sách lớn của Nhà nước thông qua pháp luật việc làm cùng hàng loạt cơ chế, biện pháp pháp lý và kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Pháp luật về việc làm không chỉ điều chỉnh quan hệ tạo và giải quyết việc làm mà còn có vai trò khắc phục những hoàn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của người lao động, trong đó có vấn đề mất hoặc giảm sút chất lượng việc làm do suy thoái kinh tế - hiện tượng dễ xảy ra trong nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, tuy nước ta đã thoát khỏi suy giảm kin...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 - Nguyễn Khánh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Khánh Vân* TÓM TẮT Việc làm và giải quyết việc làm được thừa nhận có vai trò quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị - xã hội, là điều kiện quan trọng nhất để xóa đói giảm nghèo và phát triển đất nước. Giải quyết việc làm là một chính sách lớn của Nhà nước thông qua pháp luật việc làm cùng hàng loạt cơ chế, biện pháp pháp lý và kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Pháp luật về việc làm không chỉ điều chỉnh quan hệ tạo và giải quyết việc làm mà còn có vai trò khắc phục những hoàn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của người lao động, trong đó có vấn đề mất hoặc giảm sút chất lượng việc làm do suy thoái kinh tế - hiện tượng dễ xảy ra trong nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, tuy nước ta đã thoát khỏi suy giảm kinh tế, song việc nhìn nhận và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tác động của nó vẫn mang một ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, nước ta phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có vấn đề về việc làm. Do đó, yêu cầu hoàn thiện, nâng cao pháp luật về việc làm rất cấp bách. Bài viết phân tích một số yêu cầu bức thiết hoàn thiện pháp luật việc làm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật việc làm trong bối cảnh mới. Từ khóa: hoàn thiện, nâng cao, pháp luật việc làm IMPROVING AND ENHANCING THE EFFECTIVENESS OF EMPLOYMENT LAW IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT OF GLOBALIZATION AND THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION ABSTRACT Employment and job creation are recognized as important in stabilizing socio- political situation, which is the most important condition for poverty alleviation and national development. Job creation is a major policy of the State through employment law and a series of legal and socio-economic mechanisms, measures aimed at economic development and social issues. The law on employment not only regulates employment creation and employment but also plays a role in overcoming the special circumstances affecting the employment and living conditions of workers, including loss or reduction.The quality of employment due to economic recession - a phenomenon that is easy to happen in a market economy. In Vietnam, although our country has escaped from the economic downturn, recognizing and offering solutions to limit its impact is still important, especially in the new context of globalization. And the fourth industrial revolution today, our country has to face many difficulties and challenges including employment problems. Therefore, the requirement to improve, improve the law on employment is very urgent.The paper analyzes some urgent requirements for improving employment law; Propose some solutions to improve the effectiveness of employment law in the new context. Keywords: complete, advanced, promulgated employment law * TS. GV. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Email: khanhvan@ueh.edu.vn 87 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dưới góc độ pháp lý: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm; Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm” theo Điều 9 Bộ luật lao động hiện hành. Có thể khẳng định giải quyết việc làm là một chính sách lớn của Nhà nước Việt Nam. Thông qua pháp luật việc làm cùng hàng loạt cơ chế, biện pháp pháp lý và kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp với mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật việc làm trong bối cảnh mới phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1.1. Gắn giải quyết việc làm với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Cũng như nhiều vấn đề pháp lý khác, pháp luật về việc làm cũng cần phải được hoàn thiện, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tế phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, Đại hội lần thứ XI của Đảng, xác định nước ta cần có “Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cụ thể, “Quan điểm phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020” nêu: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2. Đề cao vai trò, vị trí của doanh nghiệp trong giải quyết việc làm Doanh nghiệp là một chủ thể rất quan trọng trong giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Thực tế cho thấy, khi diễn ra suy thoái kinh tế các doanh nghiệp phải thu hẹp qui mô, phá sản, giải thể. Điều này dẫn đến lao động bị tinh giảm, mất việc. Chính từ thực tế đó mà chúng ta càng thấy được vai trò và vị trí của các doanh nghiệp là rất lớn. Hàng năm, doanh nghiệp đã giải quyết được một số lượng lao động rất lớn cho xã hội, ngược lại nếu doanh nghiệp gặp khó khăn thì hậu quả cũng gây ra không nhỏ cho thị trường lao động. Do vậy, việc đề cao vị trí và vai trò của doanh nghiệp là rất cần thiết khi có chính sách giải quyết việc làm, đặc biệt trong điều kiện bối cảnh mới của toàn cầu hóa. 1.3. Thích ứng và hỗ trợ kịp thời người lao động khi có những thay đổi dẫn đến mất việc làm Pháp luật với vai trò là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm ổn định trật tự chung cho xã hội. Vì vậy mà nó phải kịp thời đáp ứng những sự biến đổi của thực tế xã hội. Trong vấn đề giải quyết việc làm cũng vậy, với bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư các nhà hoạch định chính sách, nhà làm luật phải nhanh nhậy dự đoán tình hình thực tế, để ra những quyết sách đúng đắn. Khi có sự thay đổi công việc dẫn đến mất việc làm thì với tư cách đó pháp luật phải thích ứng và hỗ trợ kịp thời giúp đỡ người lao động qua được thời gian khó khăn, khủng hoảng này, cũng nhờ đó ổn định được trật tự chung cho xã hội. 1.4. Chất lượng việc làm ngày càng nâng cao Hiện nay, trong quá trình giải quyết việc làm, một chủ trương rất được quan tâm đó là giải quyết việc làm phải ngày càng nâng cao chất lượng việc làm. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như thị trường lao động trong nước còn có một thách thức lớn đó là doanh nghiệp và thị trường lao động nước ngoài. Chính vì vậy mà lao động trong nước càng phải nỗ lực cả về trình độ chuyên môn và Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật ... 88 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động trong công việc để có thể cạnh tranh với thị trường lao động quốc tế vốn rất nhiều ưu thế đối với một đất nước đang trên đà phát triển như nước ta. Hơn nữa họ còn phải làm vừa lòng không những các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài đã có bề dầy kinh nghiệm và rất khó tính. 1.5. Tạo ra môi trường pháp luật cho hợp tác quốc tế tầm khu vực và thế giới về lao động, việc làm, di chuyển lao động Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, một môi trường pháp lý thông thoáng, nhiều điều kiện, ưu thế để thu hút sự hợp tác của các nước trên thế giới vào Việt Nam là điều không thể thiếu được.Về lao động và di chuyển lao động giữa các quốc gia rất có lợi cho đất nước ta, với một quốc gia có nguồn lao động trẻ nhiều và ít kinh nghiệm cần học hỏi rất nhiều từ các nước phát triển. Vì vậy, về thủ tục pháp lý cũng như các điều kiện “mở” là rất cần thiết để chúng ta hội nhập với quốc tế. Nhiều quốc gia trên thế giới thích hợp tác với Việt Nam nhưng lại e ngại về pháp luật mà đặc biệt các thủ tục pháp lý. Do đó, để xóa bỏ bức ngăn này thì việc tạo một môi trường pháp lý thoáng, bớt cồng kềnh các thủ tục hành chính, thêm vào các điều kiện khuyến khích các quốc gia hợp tác với Việt Nam thì chúng ta sẽ có triển vọng hơn rất nhiều. 1.6. Tăng cường thông tin việc làm trong xã hội Trước đây, khi lao động muốn tìm việc làm, nhất là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đi xin việc rất khó khăn. Hiện nay, với thời đại bùng nổ thông tin, các thông tin tuyển dụng đều công khai trên Internet, người tìm việc và nhà tuyển dụng gặp gỡ nhau trên Internet rất thuận tiện và đỡ mất thời gian, công, của. Người tìm việc được đưa hồ sơ lên mạng để tìm việc, còn nhà tuyển dụng thì dễ dàng chọn các ứng viên phù hợp trước khi mời tới phỏng vấn. Chính việc này đã mang tới rất nhiều lợi ích cho cả nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc. Việc tăng cường thông tin việc làm trên Internet, hội chợ việc làm định kỳ là rất hữu ích và cần thiết. Do đó pháp luật về giải quyết việc làm phải có những quy định quan tâm tới vấn đề này. 2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về việc làm Khung pháp luật về việc làm được hiểu là toàn bộ các quy định căn bản nhất của Nhà nước về việc làm nhằm tạo một mặt bằng pháp luật thống nhất, một môi trường pháp luật thuận lợi, hàng lang pháp luật thông thoáng, cơ sở pháp lý vững chắc để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực việc làm. Trong đó, Nhà nước điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực việc làm theo các nguyên tắc, định hướng chung. Để có khung pháp luật ngày càng hoàn thiện, cần giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, Nhà nước cần tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp luật về việc làm từ Hiến pháp đến các đạo luật và các văn bản pháp luật khác. Đồng thời, hoàn thiện chế định về việc làm trong luật lao động. Các quy đinh trong các văn bản này phải bảo đảm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mặt khác phải tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực việc làm. Chính phủ cần khẩn trương ban hành các Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định của Bộ Luật Lao Động hiện hành. Trong lĩnh vực việc làm, cần sớm xây dựng và ban hành các chế độ chế độ hỗ trợ tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho nhiều người lao động; chế độ cho vay vốn để làm việc có thời hạn ở nước ngoài; chế độ cho vay vốn tự tạo việc làm; chế độ ưu đãi giải quyết việc 89 làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số; chế độ tạo việc làm ở khu vực nông thôn; chế độ đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động; chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng phát triển sản xuất và công nghiệp mới. Bên cạnh đó, cần xây dựng các quy định về giải quyết việc làm cho đối tượng là sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; chế độ giải quyết việc làm cho quân nhân, chiến sĩ công an nhân dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ; chế độ giải quyết việc làm cho một số đối tượng xã hội khác như phạm nhân đã mãn hạn tù, hết hạn tập trung cải tạo giúp họ sớm tái hòa nhập cộng đồng. Thứ hai, cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung quy định của Bộ Luật Lao Động về chương trình và quỹ việc làm cho phù hợp với tình hình thực tế. Chế độ pháp lý về việc làm ở Việt Nam cần những thay đổi nhất định để hoàn thiện hơn, hợp lý hơn, tạo ra mặt bằng pháp lý thông thoáng, có cơ sở chắc chắn để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong vấn đề việc làm. Bởi lẽ theo quy định hiện hành, hàng năm chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm. Đây là một quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi. Bởi lẽ hiện tại, thông thường Chính phủ và Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh chủ yếu đưa ra các chỉ tiêu về việc làm trong một năm và cố gắng thực hện các chỉ tiêu đó, việc trình lên chương trình và quỹ quốc gia hàng năm về việc làm đôi khi mang tính hình thức. Một vấn đề nữa là chưa có cơ chế quản lý quỹ việc làm quốc gia, điều này cũng khiến cho quỹ việc làm chưa được thực hiện có hiệu quả, vì vậy cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về Chương trình và quỹ việc làm cho phù hợp với tình hình việc làm hiện nay. Đối với lao động đặc thù, mà điển hình là lao động nữ, các quy định của pháp luật nên sửa đổi các quy định mang tính hình thức trong việc ưu tiên các lao động nữ. 2.2. Xúc tiến nghiên cứu xây dựng đạo luật việc làm Việc làm một trong những mối quan tâm hàng đầu của nước ta trong nhiều năm nay, có tầm quan trọng đối với quan hệ lao động, đối với thị trường lao động, vừa mang tính toàn quốc, vừa mang tính toàn cầu. Trong hệ thống pháp luật về việc làm, từ Bộ Luật Lao Động đến các văn bản pháp luật về việc làm khác, vấn đề việc làm luôn là trọng tâm và được đề cập đến nhiều nhất, hơn nữa như đã phân tích ở trên thì pháp luật việc làm còn tản mạn, chồng chéo ở nhiều văn bản nên cần thiết phải có một văn bản quy định riêng về việc làm, đó là đạo luật việc làm. Luật việc làm ra đời có thể khắc phục được những bất cập trên, sẽ bao quát được các nội dung, thể hiện được các cơ chế pháp lý như quan niệm về việc làm,thất nghiệp, các biện pháp pháp lý nhằm giải quyêt việc làm, trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động 2.3. Xúc tiến nghiên cứu xây dựng Luật về người nước ngoài làm việc ở Việt Nam Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc các nước xuất khẩu lao động sang nhau là điều tất yếu. Mặc dù kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển nhưng thực tế cũng đã có khá nhiều lao động nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Chính vì vậy trước tình hình thực tế, cũng như về tương lai không xa nữa chúng ta cần có một khung pháp lý có giá trị hiệu lực cao là Luật về người nước ngoài làm việc ở Việt Nam để điều chỉnh vấn đề này thay cho Nghị định hướng dẫn những điều trong Bộ Luật Lao Động. Điều này là rất cần thiết với một thị trường lao động dồi dào, đa dạng như hiện nay hoặc có thể dùng từ “thị trường lao động quốc tế”, Việt Nam cần có một khung pháp luật chuẩn, chi tiết, giá trị Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật ... 90 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật pháp lý cao để điều chỉnh các vấn đề lao động có yếu tố nước ngoài. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 3.1. Xây dựng có hiệu quả Chương trình quốc gia về việc làm Theo từng giai đoạn, Nhà nước đưa ra các Chương trình quốc gia về việc làm, các chương trình này cũng là một hình thức nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm, là mục tiêu chung cho phát triển kinh tế, xã hội. Trong thời gian tới, các chương trình quốc gia về việc làm vẫn là một giải pháp hữu hiệu nhưng cần có những chính sách, cơ chế cho phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ và đáp ứng nhu cầu hiện tại. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả của các chương trình này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong lĩnh vực kinh tế, tạo việc làm cũng như hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động. Đó là, việc kết hợp đồng thời giữa các chương trình kinh tế như chương trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, chương trình xuất khẩu lao động, các chương trình đào tạo nghề, nâng cao trình độ lao động 3.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với các thị trường hiện tại và tiềm năng Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác đã trở thành hiện trường khá phổ biến. Việt Nam hiện là một trong những nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á về “xuất khẩu lao động”. Tuy nhiên, xuất khẩu lao động vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm khi các hiện tượng xấu trong lĩnh vực này ngày càng trầm trọng, vì vậy, cần phải có những biện pháp quan trọng nhằm đưa xuất khẩu lao động trở thành một biện pháp giải quyết việc làm hữu hiệu và lành mạnh: Thứ nhất, cần đưa vấn đề này vào trong một tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho mọi người có khả năng lao động. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc dùng ngân sách để yểm trợ các dự án phát triển công nghệ phải hướng vào điểm mấu chốt đó. Việc hoạch định chính sách theo hướng đó và công bố rộng rãi chính sách này sẽ làm người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, thấy an tâm là mình sẽ không bị bỏ rơi trong quá trình phát triển và như vậy giảm được áp lực khi tham gia xuất khẩu lao động; Thứ hai, đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ. Nâng cao trình độ lao động đi xuất khẩu để họ có một trình độ học vấn nhất định, để làm tốt công việc của mình và dẽ thích nghi với điều kiện văn hóa. Thứ ba, trong vài năm tới, vấn đề xuất khẩu lao động vẫn là một hiện tượng phổ biến, do đó cần tổ chức tốt để hoạt động này có hiệu quả hơn, tránh tình trạnh lao động bị bóc lột như trong thời gian qua. Nói cụ thể hơn, cần thu thập, phân tích thông tin liên quan đến thị trường lao động, tổ chức theo dõi, quản lý tại các nước và phổ biến rộng rãi trong nước để người dân có đủ cơ sở chọn lựa có nệ tham gia xuất khẩu lao động hay không. 3.3. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm Trong vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo nghề là một biện pháp nhằm nâng cao trình độ người lao động, vì vậy vấn đề này luôn được quan tâm đến một cách có hệ thống. Với một nền kinh tế cần có đội ngũ lao động có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù phù hợp lại càng đòi hỏi dạy nghề phải thay đổi mạnh mẽ, phát triển nhanh mới đáp ứng nhu cầu bức thiết cho nền kinh tế. Trong các 91 giải pháp này, cần ưu tiên lựa chọn những nghề, những trường có năng lực để tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến ngang bằng các nước trong khu vực, phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành nghề trọng điểm và xuất khẩu lao động. Ngoài ra, việc xây dựng chương trình khung cũng rất quan trọng vì các chương trình này sẽ giúp các trường vừa có chuẩn mực nhất định theo yêu cầu chung, vừa có “độ mở” để nâng cao trình độ đào tạo. Nhiều trường còn được phép chủ động tham khảo chương trình đào tạo của các trường nước ngoài, giúp học viên nâng cao tay nghề, có khả năng sử dụng các loại máy móc, công nghệ hiện đại. Tiếp tục kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề và tiến tới thực hiện kiểm định chương trình đào tạo, đẩy nhanh kiểm định chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề. Bên cạnh các giải pháp trên, để có thể giải quyết có hiệu quả số lượng lao động thiếu việc làm, cần tạo tính chủ động, khuyến khích các chủ thể tham gia tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với việc xây dựng và phát triển thị trường lao động nâng cao trách nhiệm và vai trò của Nhà nước trong việc tạo việc làm, giải quyết việc làm, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm. 3.4. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thua lỗ Doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Chính vì vậy Nhà nước và các cấp các ngành liên quan phải luôn quan tâm giúp đỡ hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn mà họ gặp phải, vực họ đứng dậy. Chỉ ước tính nếu một số doanh nghiệp phá sản thì đã có một lượng lớn người dân bị mất việc làm đẩy gánh nặng cho xã hội gây nhức nhối cho các nhà hoạch định chính sách. Xã hội hóa giải quyết việc làm là chính sách quan trọng cho thấy trách nhiệm của toàn thể cá nhân, tập thể trong xã hội đối với giải quyết việc làm, đặc biệt các doanh nghiệp là một lực lượng lớn để mang lại việc làm cho người lao động mang lại cuộc sống ấm lo cho gia đình họ. Do đó tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn thua lỗ là một giải pháp quan trọng, doanh nghiệp phát triển thì người lao động của doanh nghiệp không bị mất việc, doanh nghiệp mở rộng qui mô thì nhiều lao động có cơ hội nghề nghiệp Cụ thể: doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được Nhà nước cho vay để thanh toán, tùy thuộc vào mức độ khó khăn để được trợ cấp cho vay, lãi vay có thể là 0 %... 3.5. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với tổ chức giới thiệu việc làm Tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Bộ Luật Lao động hiện hành bao gồm: các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm. Hiện nay, các trung tâm và doanh nghiệp giới thiệu việc làm phát triển rất nhiều nhưng chất lượng chưa cao và có nhiều trường hợp lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của những người lao động đang tìm việc làm. Đây là hành động gây nhức nhối trong dư luận xã hội, vì họ đã lợi dụng tình thế khó khăn của người tìm việc, hứa hẹn cho họ một công việc tốt và sau đó là “biến mất” với số tiền đặt cọc của người tìm việc. Do vậy, các cấp, các ngành cần quan tâm đúng mức và đưa ra chế tài đối với việc lừa đảo người tìm việc của các tổ chức giới thiệu việc làm. Đồng thời, Nhà nước phải tăng cường quản lý với các tổ chức giới thiệu việc làm để mang lại hiệu quả và giá trị muốn hướng tới của chúng. Cụ thể như: về điều kiện thành lập, báo cáo công tác định kỳ, có chế tài mạnh xử lý Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật ... 92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 3.6. Kiểm soát quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo việc làm đối với các doanh nghiệp Về vấn đề giải quyết việc làm thì doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp thực hiện minh bạch trong vấn đề tuyển dụng lao động, chế độ làm việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội thì đảm bảo quyền lợi cho người lao động mang lại rất nhiều tính tích cực. Ngược lại doanh nghiệp chỉ vì lợi nhuận của mình không quan tâm tới tâm tư nguyện vọng người lao động (làm việc quá sức, cho người lao động nghỉ việc không căn cứ, không đóng bảo hiểm cho người lao động) thì ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của người lao động, họ luôn luôn ở tư thế lo lắng vì có thể mất việc bất cứ lúc nào. Do đó phải kiểm soát thật nghiêm quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo việc làm đối với doanh nghiệp - từ việc ký hợp đồng lao động, điều kiện làm việc nghi ngơi, thời giờ làm việc nghỉ ngơi... Cần thiết có chế độ kiểm tra định kỳ, các doanh nghiệp phải báo cáo về tình hình lao động sử dụng ở cơ sở của mình, sẽ xử phạt nghiêm khi có vi phạm xảy ra. Tăng cường sử dụng lao động nữ và có tỷ lệ lao động khuyết tật nhất định trong doanh nghiệp của mình, đồng thời những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động khuyết tật phải có sự ưu đãi đặc biệt động viên tinh thần xã hội cao. 4. KẾT LUẬN Với một quốc gia, việc làm là phản ánh quan trọng về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó, nó luôn là vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu không chỉ ở riêng một quốc gia nào mà còn là vấn đề có tính toàn cầu, phản ánh sự phát triển của lao động xã hội. Quan hệ pháp luật về việc làm được xây dựng dựa trên những nguyên tắc pháp luật nhằm bảo đảm cho tất cả các bên, vừa bảo đảm quyền lợi của người sử dụng lao động vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động. Pháp luật việc làm, giải quyết việc làm là một hệ thống quy định, được tạo ra với mục tiêu là xác định trách nhiệm xã hội - pháp lý của nhà nước và nhân dân. Các biện pháp pháp luật về việc làm, giải quyết việc làm đã được quan tâm xây dựng và triển khai. Điều đó cho thấy, xã hội càng phát triển văn minh, con người càng chăm lo, ý thức đến việc làm đồng thời, đã thể hiện được vị trí, vai trò của hệ thống pháp luật việc làm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc biệt là, sự quan tâm đó đặt trong bối cảnh mới của đất nước ta hiện nay thì nó càng có ý nghĩa to lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hiến pháp 2013 [2]. Bộ luật lao động 2012 [3]. Nguyễn Hữu Dũng (2000), “Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, (228), 25. [4]. Lưu Quang Tuấn, "Lao động - việc làm năm 2011 và triển vọng năm 2012", Viện Khoa học lao động và xã hội, 2012. [5]. Trần Việt Tiến, “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế phát triển số 181, tháng 7/2012, trang 40-47. [6]. TS. Nguyễn Minh Phong, "Chính sách lao động - việc làm nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô", Tạp chí Tài chính Điện tử số 96 ngày 15/6/2011. [7]. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Kinh tế lao động [8]. Lưu Bình Nhưỡng (2003), “Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội”, Tạp chí nghiêm cứu lập pháp, (01), Hà Nội. [9]. Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (chủ biên) (2002), "Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam", Lao động - Xã hội, Hà Nội. [10]. Nguyễn Lương Phương (2002), “Xuất khẩu lao động và chuyên gia- thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (4), 43-45.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf99_7975_2122347.pdf