Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: 17
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 204- Tháng 5. 2019
Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vốn Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Lương Thanh Bình
Ngày nhận: 19/04/2019 Ngày nhận bản sửa: 23/04/2019 Ngày duyệt đăng: 26/04/2019
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt
Nam, doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và đóng góp lớn
vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong các doanh nghiệp có vốn
Nhà nước nói chung, đặc biệt doanh nghiệp trong các lĩnh vực then
chốt của Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tư lớn, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng
hơn với các nguồn lực khác nhau, góp phần giúp doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả và phát triển. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp
đã bộc lộ những yếu kém, hạn chế nhất định trong việc khai thác và
sử dụng nguồn vốn Nhà nước cũng như các ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 204- Tháng 5. 2019
Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vốn Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Lương Thanh Bình
Ngày nhận: 19/04/2019 Ngày nhận bản sửa: 23/04/2019 Ngày duyệt đăng: 26/04/2019
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt
Nam, doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và đóng góp lớn
vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong các doanh nghiệp có vốn
Nhà nước nói chung, đặc biệt doanh nghiệp trong các lĩnh vực then
chốt của Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tư lớn, đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng
hơn với các nguồn lực khác nhau, góp phần giúp doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả và phát triển. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp
đã bộc lộ những yếu kém, hạn chế nhất định trong việc khai thác và
sử dụng nguồn vốn Nhà nước cũng như các nguồn lực của doanh
nghiệp, dẫn đến đầu tư phân tán và kém hiệu quả. Ngoài những
nguyên nhân chủ quan của các nhà quản lý doanh nghiệp Nhà nước,
quy định pháp lý về hoạt động kiểm soát vốn đầu tư của Nhà nước
tại doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến hiện
trạng yếu kém trên. Bài viết phân tích những bất cập trong các qui
định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về kiểm soát vốn Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất những kiến nghị
nhằm khắc phục những bất cập này, hướng tới hoàn thiện pháp luật
về kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay.
Từ khóa: Kiểm soát; vốn Nhà nước; Doanh nghiệp Nhà nước
1. Khái quát về kiểm soát
vốn Nhà nước đầu tư vào
các doanh nghiệp
1.1. Khái niệm vốn Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp
iện nay, thuật
ngữ ‘vốn Nhà
nước’ nói
chung và ‘vốn
Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp’
nói riêng được quy định trong
khá nhiều văn bản khác nhau
như: Luật Đầu tư 2005, Luật
Đấu thầu 2013, Luật Đầu tư
công 2014 và Luật Quản lý,
sử dụng vốn Nhà nước đầu tư
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp 2014. Các định
nghĩa này không hoàn toàn
thống nhất với nhau. Dưới đây
là một số định nghĩa tiêu biểu:
Tại Khoản 10, Điều 3, Luật
Đầu tư 2005 đưa ra cách hiểu
về vốn Nhà nước như sau:
“Vốn Nhà nước là vốn đầu tư
phát triển từ ngân sách Nhà
nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh, vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà
nước và vốn đầu tư khác của
Nhà nước”.
Theo Khoản 44, Điều 4, Luật
Đấu thầu 2013, vốn Nhà nước
bao gồm: “Vốn ngân sách
Nhà nước; công trái quốc
gia, trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu chính quyền địa
phương; vốn hỗ trợ phát triển
chính thức, vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ; vốn từ
quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp; vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước; vốn
tín dụng do Chính phủ bảo
lãnh; vốn vay được bảo đảm
bằng tài sản của Nhà nước;
vốn đầu tư phát triển của
DNNN; giá trị quyền sử dụng
đất”.
Theo qui định tại Khoản 21,
Điều 4, Luật Đầu tư công
2014, vốn đầu tư công gồm:
“Vốn ngân sách Nhà nước,
vốn công trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn
trái phiếu chính quyền địa
phương, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước,
vốn từ nguồn thu để lại cho
đầu tư nhưng chưa đưa vào
cân đối ngân sách Nhà nước,
các khoản vốn vay khác của
ngân sách địa phương để đầu
tư”.
Trong Luật Quản lý, sử dụng
vốn Nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp năm 2014 đưa ra khái
niệm vốn của Nhà nước tại
doanh nghiệp bao gồm vốn từ
ngân sách Nhà nước, vốn tiếp
nhận có nguồn gốc từ ngân
sách Nhà nước; vốn từ quỹ
đầu tư phát triển tại doanh
nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp
doanh nghiệp; vốn tín dụng
do Chính phủ bảo lãnh, vốn
tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước và vốn khác được
Nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp.
Việc chỉ rõ khái niệm “vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp”
theo quy định tại Luật Quản
lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu
tư vào sản xuất kinh doanh
tại doanh nghiệp năm 2014
là hợp lý vì nó đã chỉ rõ các
nguồn vốn mà Nhà nước đã
đầu tư ban đầu cho doanh
nghiệp, bổ sung cho doanh
nghiệp trong quá trình hoạt
động sản xuất hay nguồn hình
thành từ lợi nhuận sau thuế
của doanh nghiệp.
Hiện nay, vốn Nhà nước đầu
tư vào doanh nghiệp bao gồm
vốn Nhà nước đầu tư để thành
lập doanh nghiệp Nhà nước
(DNNN) và vốn Nhà nước
đầu tư vào các công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn khác1. Trong đó, những
doanh nghiệp có 100% vốn
góp của Nhà nước được gọi
1 Xem thêm Mục 1,2,3 Chương 2 Luật
Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu
tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh
nghiệp 2014
là các DNNN2. Đối với những
công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn có cổ phần của
Nhà nước và có phần vốn góp
của Nhà nước sẽ được hiểu là
những doanh nghiệp có phần
vốn góp của Nhà nước.
1.2. Khái niệm kiểm soát vốn
Nhà nước đầu tư vào các
doanh nghiệp
Khi Nhà nước đưa vốn đầu tư
vào doanh nghiệp thì doanh
nghiệp đó sẽ có quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản mà Nhà nước đã giao.
Do đó, để tài sản của mình
được sử dụng đúng mục đích,
có hiệu quả kinh tế cao, Nhà
nước phải sử dụng các biện
pháp khác nhau, từ các biện
pháp hành chính, pháp lý cho
đến các biện pháp kinh tế, để
kiểm soát nguồn vốn mà Nhà
nước đã đầu tư vào các doanh
nghiệp. Kiểm soát là hoạt
động cần thiết đối với mọi nhà
quản lý, bởi hoạt động này sẽ
bảo đảm cho sự tồn tại cũng
như duy trì được tính hiệu quả
của mỗi một thực thể, cho dù
thực thể đó là cá nhân hay tổ
chức.
Theo nghĩa chung nhất, kiểm
soát chính là hoạt động xem
xét để phát hiện, ngăn chặn
những gì trái quy định và đặt
trong phạm vi quyền hành
của mình (Viện Ngôn ngữ
học, 2003). Như vậy, kiểm
soát vốn Nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp sẽ bao gồm
các hoạt động xem xét, phát
hiện, và ngăn chặn những vấn
đề bất thường, trái với quy
2 Xem thêm Khoản 8 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2014
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
19Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
định được đặt trong phạm vi
quyền hành của chủ thể kiểm
soát, nhằm đảm bảo các hoạt
động quản lý, sử dụng vốn
Nhà nước được thực hiện theo
đúng như kế hoạch đã đặt ra.
Kiểm soát vốn Nhà nước là
một trong số các chức năng
của quản lý vốn Nhà nước,
chức năng này sẽ giúp cho các
chủ sở hữu có thể điều chỉnh
các hoạt động thực tế diễn ra
theo kế hoạch và thực hiện
được những mục tiêu đã được
xác định từ trước.
2. Thực trạng pháp luật
điều chỉnh hoạt động kiểm
soát vốn Nhà nước đầu tư
vào các doanh nghiệp ở Việt
Nam
Mặc dù luật pháp Việt Nam
hiện nay đã có những qui
định pháp lý điều chỉnh hoạt
động kiểm soát vốn Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp,
nhưng trong quá trình thực
hiện đã phát sinh không ít
vướng mắc, gây khó khăn cho
hoạt động kiểm soát vốn Nhà
nước.
Thứ nhất, có quá nhiều Cơ
quan đại diện chủ sở hữu vốn
Nhà nước
Chủ thể đóng vai trò quan
trọng trong việc quyết định
sự thành bại của các doanh
nghiệp có vốn Nhà nước chính
là Cơ quan đại diện cho chủ
sở hữu. Cơ quan đại diện chủ
sở hữu không chỉ đóng vai trò
đầu tư, quản lý vốn Nhà nước
mà còn phải thực hiện kiểm
soát vốn Nhà nước trong các
doanh nghiệp. Theo quy định
tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản
lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp 2014: Cơ
quan đại diện chủ sở hữu được
hiểu là cơ quan, tổ chức được
Chính phủ giao thực hiện
quyền, trách nhiệm của đại
diện chủ sở hữu Nhà nước
đối với doanh nghiệp do mình
quyết định thành lập hoặc
được giao quản lý và thực
hiện quyền, trách nhiệm đối
với phần vốn Nhà nước đầu tư
tại công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên. Cơ quan đại diện
chủ sở hữu sẽ là thực thể giúp
cho chủ sở hữu thực hiện
quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu tại các doanh nghiệp
nhằm thực hiện các mục tiêu
chiến lược đã được đặt ra.
Hiện nay, theo qui định tại
Điều 4 Nghị định Số 10/2019/
NĐ-CP về thực hiện quyền,
trách nhiệm của đại diện chủ
sở hữu Nhà nước thì Cơ quan
đại diện chủ sở hữu bao gồm
ba nhóm sau: (i) Ủy ban Quản
lý vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp (CMSC); (ii) Bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; (iii) Tổng công ty
Đầu tư và Kinh doanh vốn
Nhà nước (SCIC). Theo đó,
quyền chi phối và kiểm soát
của các Cơ quan đại diện chủ
sở hữu nêu trên được thể hiện
cụ thể như Bảng 1.
Với việc phân chia và thừa
nhận quá nhiều cơ quan, tổ
Bảng 1. Qui định quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Nghị định 10/2019/
NĐ-CP
Cơ quan đại diện chủ sở hữu Doanh nghiệp
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước
tại doanh nghiệp
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn
nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn
góp nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối
tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn
Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư
và Kinh doanh vốn Nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước
- Các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
Nguồn: Nghị định Số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
chức đóng vai trò là Cơ quan
đại diện chủ sở hữu vốn Nhà
nước như qui định trên sẽ
dẫn tới tình trạng khó xác
định được đầu mối chịu trách
nhiệm khi có những sai phạm
trong hoạt động quản lý vốn
Nhà nước xảy ra, bởi một
doanh nghiệp có thể chịu sự
quản lý, kiểm soát và chi phối
của nhiều cơ quan, tổ chức
khác nhau. Thực tế qui định
của pháp luật hiện hành trong
việc phân công, phân cấp thực
hiện chức năng chủ sở hữu đối
với các doanh nghiệp có vốn
Nhà nước ở thời điểm hiện tại
vẫn chưa đạt được yêu cầu về
đổi mới quản trị doanh nghiệp
theo hướng hạn chế tối đa
các đầu mối trung gian và các
tầng nấc trong phân cấp.
Việc cho ra đời Ủy ban Quản
lý vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp theo Nghị Quyết Số
09/2018/NQ-CP về thành lập
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước
tại doanh nghiệp là một sự nỗ
lực của các nhà làm luật trong
hoạt động kiểm soát vốn Nhà
nước. Tuy nhiên, nỗ lực này
lại càng làm phức tạp vấn đề
khi cùng với Ủy ban Quản
lý vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp vẫn tồn tại quá nhiều
Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
đóng vai trò là Cơ quan đại
diện chủ sở hữu. Mặt khác, Ủy
ban Quản lý vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp cũng vẫn là một
cơ quan hành chính Nhà nước
trực thuộc Chính phủ và hoạt
động mang nặng tính hành
chính, nên bản chất không có
quá nhiều sự khác biệt đối với
các Bộ chủ quản3.
3 Xem thêm Điều 1 , 4, 5, 6, 7 Nghị
định Số 131/2018/NĐ-CP Quy định
chức năng, hiệm vụ, quyền hạn và cơ
Thứ hai, chưa tách bạch chức
năng quản lý Nhà nước và
chức năng đại diện của Cơ
quan đại diện chủ sở hữu
Hiện nay, theo qui định tại
Nghị định số 10/2019/NĐ-
CP về thực hiện quyền, trách
nhiệm của đại diện chủ sở
hữu Nhà nước, bên cạnh Ủy
ban quản lý vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp và Tổng công
ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
Nhà nước, đại diện chủ sở
hữu vốn Nhà nước tại các
DNNN và các doanh nghiệp
có vốn góp của Nhà nước như
Tập đoàn Bảo Việt, Công ty
TNHH hãng kiểm toán AASC,
Công ty Xổ số điện toán Việt
Nam vẫn là các Bộ chủ
quản, các UBND cấp tỉnh4. Về
bản chất, đây chính là những
cơ quan quản lý Nhà nước.
Do đó, những thực thể này sẽ
phải đồng thời vừa thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước
đối với doanh nghiệp, vừa
thực hiện chức năng chủ sở
hữu vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp.
Quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp và quản lý của
chủ sở hữu đối với vốn Nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp
là những hoạt động có sự khác
biệt về chất. Trong khi quản
lý Nhà nước đối với doanh
nghiệp là sử dụng quyền lực
Nhà nước điều chỉnh hoạt
động của doanh nghiệp theo
mục tiêu của Nhà nước thì
quản lý của chủ sở hữu Nhà
nước đối với vốn Nhà nước tại
cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp
4 Xem thêm Điều 4 Nghị định số
10/2019 NĐ-CP về thực hiện quyền,
trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu
Nhà nước
doanh nghiệp lại mang những
đặc trưng của hoạt động đầu
tư nhằm đạt được các lợi ích
khác nhau, trong đó mục tiêu
kinh tế là quan trọng hàng
đầu. Việc một Bộ vừa quản lý
ngành lại vừa ban hành chính
sách, vừa đóng vai trò chủ sở
hữu doanh nghiệp thuộc ngành
đó sẽ dẫn đến những xung
đột thị trường và gây ra hiện
tượng lợi ích nhóm, khiến cho
các chính sách mà cơ quan
đó đưa ra sẽ mang khuynh
hướng có lợi cho ngành và
doanh nghiệp của mình, làm
mất đi tính cạnh tranh vốn có
của thị trường, mất đi sự bình
đẳng giữa các doanh nghiệp
nắm giữ vốn Nhà nước và các
doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác.
Thứ ba, chưa có cơ chế xây
dựng bộ máy và đội ngũ
người đại diện vốn chủ sở hữu
chuyên nghiệp
Theo qui định tại Khoản 4,
5, 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử
dụng vốn Nhà nước đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp 2014, người
đại diện vốn chủ sở hữu là
cá nhân được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền bổ nhiệm
vào Hội đồng thành viên,
Chủ tịch công ty để thực hiện
quyền, trách nhiệm của đại
diện chủ sở hữu Nhà nước tại
doanh nghiệp hoặc là cá nhân
được Nhà nước/ DNNN ủy
quyền bằng văn bản để thực
hiện quyền, trách nhiệm của
đại diện chủ sở hữu/ DNNN
đối với phần vốn Nhà nước/
doanh nghiệp đầu tư tại công
ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
21Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
trở lên5.
Như vậy, việc thực hiện đại
diện chủ sở hữu vốn Nhà nước
đầu tư vào các doanh nghiệp
hiện nay chủ yếu theo cơ
chế “bổ nhiệm”, “cử” và “ủy
quyền” mà không thông qua
thi tuyển, nên các vị trí đại
diện này sẽ do chính các cán
bộ, công chức trong cơ quan
Nhà nước tiến hành đại diện.
Điều này sẽ gây khó khăn cho
hoạt động quản lý và kiểm
soát vốn Nhà nước khi họ là
những người đang thực hành
công vụ. Việc cán bộ, công
chức được cử, bổ nhiệm làm
người đại diện sẽ dẫn đến hiệu
quả công việc không thể tốt,
như một nhà đầu tư chuyên
nghiệp, xuất phát từ những
nguyên nhân cơ bản sau đây:
(i) Những người đại diện kiêm
cán bộ, công chức trong cơ
quan Nhà nước sẽ thiếu kiến
thức quản trị kinh doanh, quản
lý tài chính; (ii) họ thực hiện
công việc vẫn mang nặng tư
duy hành chính, quan liêu,
thiếu động lực, trông chờ
vào tập thể; (iii) họ thiếu khả
năng và phẩm chất nhạy bén
của một nhà đầu tư chuyên
nghiệp. Bên cạnh đó, việc
người đại diện được cử hay
bổ nhiệm từ các cán bộ, công
chức đang tham gia hoạt động
quản lý Nhà nước có thể dẫn
tới những hệ lụy không đáng
có như tham nhũng, lợi ích
nhóm
Thứ tư, còn thiếu sót những
quy định về giám sát và đánh
giá hiệu quả hoạt động của
5 Xem thêm Khoản 4,5 và 6 Điều 3
Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước
đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại
doanh nghiệp 2014
các doanh nghiệp có vốn đầu
tư của Nhà nước
Nghị định 87/2015/NĐ-CP
về giám sát đầu tư vốn Nhà
nước vào doanh nghiệp; giám
sát tài chính, đánh giá hiệu
quả hoạt động và công khai
thông tin tài chính của DNNN
và doanh nghiệp có vốn Nhà
nước được Chính phủ ban
hành năm 2015, đã cung cấp
hành lang pháp lý cho Nhà
nước, cơ quan đại diện chủ sở
hữu có thể phát hiện ra những
sai phạm, yếu kém trong hoạt
động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp một cách
kịp thời. Từ đó, đưa ra những
cảnh báo và các biện pháp
khắc phục, nâng cao trách
nhiệm của doanh nghiệp trong
việc chấp hành các qui định
của pháp luật.
Cụ thể theo qui định tại Điều
28, 30 Nghị định 87/2015/
NĐ-CP, việc đánh giá hiệu
quả hoạt động các doanh
nghiệp đều dựa trên yếu tố
lợi nhuận6. Trong khi đó,
những doanh nghiệp có vốn
Nhà nước (đặc biệt là các
DNNN) lại được Nhà nước
giao thực hiện các mục tiêu
an ninh, chính trị, xã hội khác
bên cạnh mục tiêu lợi nhuận.
Vì vậy, hiệu quả hoạt động
của những doanh nghiệp này
không chỉ thể hiện ở lợi nhuận
mà còn thể hiện ở những mục
tiêu khác của doanh nghiệp.
Nếu cứ áp dụng cứng qui định
đánh giá nói trên thì không thể
6 Xem thêm Khoản 1 Điều 28 và Điểm
a, Khoản 3 Điều 30 Nghị định 87/2015
NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn Nhà
nước vào doanh nghiệp; giám sát tài
chính, đánh giá hiệu quả hoạt động
và công khai thông tin tài chính của
doanh nghiệp Nhà nước và doanh
nghiệp có vốn Nhà nước
đánh giá được hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp
một cách khách quan và chuẩn
xác.
Mặt khác, hiện nay chưa có
qui định cụ thể về các tiêu
chí giám sát tài chính tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư
của Nhà nước. Theo qui định
tại điểm d, Khoản 1, Điều 12
Nghị định 87/2015/NĐ-CP,
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
xác định chỉ tiêu giám sát tài
chính đặc thù (nếu có) đối với
từng doanh nghiệp trong từng
thời kỳ phù hợp với hoạt động
kinh doanh và tình hình tài
chính của doanh nghiệp7. Điều
này đồng nghĩa với việc chưa
có qui định chung để giám sát
tài chính các doanh nghiệp có
vốn đầu tư của Nhà nước mà
những giám sát này sẽ được
xác định theo tình hình tài
chính của doanh nghiệp và
tùy vào từng thời kỳ. Qui định
như vậy sẽ tạo ra sự không
thống nhất cho hoạt động
giám sát tài chính của các
doanh nghiệp hiện nay.
Như vậy, các qui định nêu
trên của Nghị định 87/2015/
NĐ-CP về hoạt động giám
sát và đánh giá hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp
vẫn chưa phù hợp và không
có sự thống nhất với những
văn bản pháp luật khác có liên
quan.
Qui định về công khai Báo
cáo tài chính là một công
cụ giám sát hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Theo
7 Xem thêm Mục 1 Chương III Nghị
định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu
tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp;
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả
hoạt động và công khai thông tin tài
chính của doanh nghiệp Nhà nước và
doanh nghiệp có vốn Nhà nước
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
Nghị định 87/2015/NĐ-CP
thì doanh nghiệp phải công
khai báo cáo tài chính giữa
năm trước ngày 15/8, nhưng
Luật Doanh nghiệp 2014 lại
qui định thời hạn công bố là
trước ngày 31/7 hàng năm8.
Sự không thống nhất trong
qui định của những văn bản
pháp luật này về cùng một vấn
đề sẽ gây khó khăn cho các
doanh nghiệp khi thực hiện
nghĩa vụ công khai báo cáo tài
chính.
3. Một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về kiểm soát
vốn Nhà nước đầu tư vào
các doanh nghiệp ở Việt
Nam
Thứ nhất, xóa bỏ hoàn toàn
cơ chế Bộ chủ quản, xây dựng
doanh nghiệp chuyên trách
đại diện kinh doanh vốn Nhà
nước
Như đã trình bày ở trên, việc
có quá nhiều Cơ quan đại diện
chủ sở hữu và sự kiêm nhiệm
về chức năng hoạt động của
những chủ thể này là những
nhân tố gây khó khăn cho
hoạt động quản lý, kiểm soát
vốn Nhà nước đầu tư vào các
doanh nghiệp. Chính vì vậy,
tác giả đề xuất xóa bỏ cơ chế
Bộ chủ quản, đưa các cơ quan
quản lý Nhà nước về với đúng
chức năng và nhiệm vụ vốn có
của chúng là thực hiện quản
lý Nhà nước; cơ quan đại diện
8 Xem thêm Khoản 3 Điều 39 Nghị
Định 87/2015 NĐ-CP về giám sát đầu
tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp;
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả
hoạt động và công khai thông tin tài
chính của doanh nghiệp Nhà nước và
doanh nghiệp có vốn Nhà nước; và
Khoản 1 Điều 108 Luật Doanh nghiệp
2014
chủ sở hữu là Ủy ban quản
lý vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp và Tổng công ty Đầu
tư và Kinh doanh vốn Nhà
nước. Theo đó, phân định rõ
chức năng và nhiệm vụ của
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước
tại doanh nghiệp và Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh
vốn Nhà nước như sau:
(i) Ủy ban quản lý vốn Nhà
nước sẽ đầu tư, quản lý và
kiểm soát vốn Nhà nước trong
những DNNN;
(ii) Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn Nhà nước sẽ
đầu tư, quản lý và kiểm soát
vốn Nhà nước trong những
doanh nghiệp có phần vốn góp
của Nhà nước. Bên cạnh đó,
xây dựng mô hình của Ủy ban
quản lý vốn Nhà nước theo
mô hình một doanh nghiệp
chuyên đầu tư và kiểm soát
vốn Nhà nước tại các doanh
nghiệp mà không phải là cơ
quan hành chính Nhà nước.
Việc sửa đổi các qui định của
pháp luật hướng tới sự tách
bạch hoàn toàn giữa chức
năng chủ sở hữu vốn Nhà
nước và chức năng quản lý
Nhà nước sẽ tránh được hiện
tượng “vừa đá bóng, vừa thổi
còi” trong hoạt động của các
cơ quan Nhà nước. Các Bộ,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
không còn chức năng đại
diện chủ sở hữu của mình và
chuyển các DNNN mình đang
nắm giữ cho một cơ quan đại
diện chuyên nghiệp để quản
lý. Nhà nước sẽ không còn là
người chủ của doanh nghiệp
theo kiểu mệnh lệnh hành
chính, thay vào đó là cơ quan
đại diện chủ sở hữu có chuyên
môn quản trị doanh nghiệp,
quản trị doanh nghiệp tuân thủ
theo nguyên tắc của cơ chế thị
trường.
Thứ hai, xây dựng cơ chế
tuyển dụng, đào tạo người đại
diện vốn Nhà nước chuyên
nghiệp
Người đại diện vốn Nhà nước
tại doanh nghiệp sẽ đóng
vai trò quan trọng đối với
việc thành bại của các doanh
nghiệp đó. Từ đó mà tính
chuyên nghiệp trong hoạt
động tuyển dụng người đại
diện vốn Nhà nước cũng phải
được đặt lên hàng đầu. Từ
quan điểm này, tác giả đề xuất
bổ sung những qui định pháp
lý về tuyển dụng người đại
diện vốn Nhà nước thông qua
hoạt động thi tuyển công khai,
nhằm lựa chọn được những
người thực sự có năng lực.
Theo đó, cần ban hành những
qui định tuyển dụng vị trí
Người đại diện vốn Nhà nước
với những tiêu chí về trình độ,
năng lực, kỹ năng, đặc biệt
là những kĩ năng về kế hoạch
ngân sách, phân tích rủi ro,
thay đổi chiến lược, khả năng
đánh giá và ra quyết định
với vị trí lãnh đạo doanh
nghiệp hay chủ tịch hội đồng
quản trị. Bên cạnh đó, phải
xây dựng những chương trình
đào tạo để đào tạo những nhà
quản lý chuyên nghiệp. Những
người trúng tuyển và tham gia
chương trình đào tạo này sẽ
được đào tạo nâng cao kiến
thức quản lý, kĩ năng, năng
lực chuyên môn phù hợp
với vị trí người đại diện vốn
nhà nước tại doanh nghiệp của
họ.
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
23Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
Thứ ba, sửa đổi và bổ sung
quy định về tiêu chí, căn cứ
đánh giá hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư của Nhà nước, đặc biệt
là các DNNN.
DNNN và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư của Nhà nước
nói chung là những chủ thể
kinh doanh đặc biệt, bởi bên
cạnh mục tiêu thông thường
là kinh doanh vì lợi nhuận,
những doanh nghiệp này còn
thực thi những trọng trách
khác nữa là phải bảo đảm các
mục tiêu an ninh, chính trị,
xã hội... Vì vậy, việc đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn Nhà
nước của những doanh nghiệp
này, ngoài lợi nhuận cần phải
được xem xét trên cả tiêu chí
về việc hoàn thành những
nhiệm vụ khác của doanh
nghiệp đã được nhà nước
giao.
Mặt khác, cần tiếp tục bổ sung
những qui định cụ thể điều
chỉnh các tiêu chí giám sát tài
chính tại các doanh nghiệp
nhằm đảm bảo tính thống
nhất, bình đẳng giữa các
doanh nghiệp thuộc đối tượng
giám sát, tránh tình trạng
xác định chỉ tiêu giám sát
tài chính đối với từng doanh
nghiệp tùy vào từng thời kỳ
và tình hình tài chính của
doanh nghiệp như hiện nay.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần
sửa đổi qui định về Báo cáo
tài chính giữa kỳ tại Nghị định
87/2015 NĐ-CP cho phù hợp
với qui định của Luật Doanh
nghiệp 2014, đặc biệt là về
thời gian thực hiện công khai
Báo cáo tài chính, qua đó đảm
bảo tính thống nhất chung
Tài liệu tham khảo
1. Chính Phủ (2018), Nghị định số 131/2018 NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban
quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Chính phủ (2019), Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 87/2015 NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính,
đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước
4. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 09/NQ-CP về thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
5. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư 2005
6. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu 2013
7. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công 2014
8. Quốc hội (2014), Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.
9. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Thông tin tác giả
Lương Thanh Bình, Thạc sĩ
Khoa Luật, Học viện Ngân hàng
Email: binhlt@hvnh.edu.vn
Summary
Improving the law on controlling State capital invested in enterprises in Vietnam
In the socialist-oriented market economy in Vietnam, state-owned enterprises play a key role and contribute
significantly to the development of the economy. In general, among enterprises with state capital, especially
the ones in key areas of Vietnam, the State is seen as a large investor, while creating favorable conditions for
businesses to access different resources more easily and contributing to help businesses operate effectively and
develop. However, there are also many enterprises that have revealed certain weaknesses and limitations in the
utilization of state capital as well as their resources and this result in their scattered and ineffective investment.
Apart from the subjective causes from state-owned managers, the legal provisions on controlling state investment
in enterprises are also one of the major reasons leading to the above statement. The paper analyzes the
shortcomings in the current laws of Vietnam on the control of state capital invested in businesses, and proposes
recommendations to overcome them, aiming at completing improving the law on controlling State capital invested
in enterprises in Vietnam these days.
Key- words: Control; State capital; State enterprises
Binh Thanh Luong, LLM.
Faculty of Law, Banking Academy of Vietnam
xem tiếp trang 33
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
vững ■Thanh Kim Huệ, Thạc sĩ
Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh
Email: huetk@hvnh.edu.vn
Vương Thị Minh Đức, Tiến sĩ
Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh
Email: ducvtm@hvnh.edu.vn
Summary
Factors affecting the level of access to credit by individuals doing commercial activities in rural areas of
Bac Ninh province
Bac Ninh is a northern gateway province of Hanoi capital and is one of eight provinces in the Northern key
economic region. From a purely agricultural province, Bac Ninh economy has developed in the direction of
reducing the proportion of agriculture, increasing the proportion of industry-handicraft and trade villages, and
developing agricultural production towards high-tech applications in order to improve added value and sustainable
development. Contributing to that change has an important role of credit capital. However, in Bac Ninh, there is
still a part of individual commercial customers in rural areas who have not yet access to formal credit, which is
one of the major challenges in rural economic development. Therefore, the research team had a questionnaire
survey for 250 individuals with commercial activities in rural areas in the districts of Bac Ninh province to assess
the factors affecting the level of access to credit of these customers, on that basis, propose solutions to enhance
access to finance, contributing to promoting sustainable rural economic development.
Key words: individuals doing commercial activities, access to credit, Bac Ninh
Hue Kim Thanh, MEc.
Duc Thi Minh Vuong, PhD.
Organization of all: Banking Academy of Vietnam, Bacninh Campus
trong toàn hệ thống pháp luật.
4. Kết luận
Không thể phủ nhận sự cần
thiết của sự ra đời Luật Quản
lý, sử dụng vốn Nhà nước
đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp 2014
và một số văn bản hướng
dẫn thi hành như Nghị định
số 87/2015 NĐ-CP về giám
sát đầu tư vốn Nhà nước vào
doanh nghiệp; giám sát tài
chính, đánh giá hiệu quả hoạt
động và công khai thông tin
tài chính của doanh nghiệp
Nhà nước và doanh nghiệp có
vốn Nhà nước; Nghị định số
10/2019/NĐ-CP về thực hiện
quyền, trách nhiệm của đại
diện chủ sở hữu Nhà nước đã
góp phần tạo nên một hành
tiếp theo trang 23
lang pháp lý tương đối chuẩn
mực, đảm bảo những điều
kiện cần thiết cho hoạt động
kiểm soát vốn Nhà nước đầu
tư vào các doanh nghiệp ở
Việt Nam. Tuy nhiên, qua
quá trình áp dụng trên thực
tế, những qui định điều chỉnh
hoạt động kiểm soát vốn Nhà
nước trong các doanh nghiệp
cho thấy vẫn còn những điểm
chưa hợp lý và không phù
hợp với điều kiện hiện nay.
Do đó những qui định này cần
phải được tiếp tục hoàn thiện.
Bài viết này dừng lại ở việc
nêu một vài những bất cập
đó (theo quan điểm cá nhân
của tác giả) nhằm giúp các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền
có cái nhìn toàn diện hơn về
khung pháp luật điều chỉnh
hoạt động kiểm soát vốn Nhà
nước đầu tư vào các doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay,
đồng thời đề xuất những kiến
nghị để giải quyết những bất
cập này ■
nhanh và bền vững. Do đó,
các nỗ lực tái cấu trúc kinh tế
hiện nay, đặt trọng tâm vào
cải cách thể chế, phải được
tiến hành một cách mạnh mẽ
và dứt khoát hơn nếu muốn
thoát khỏi mối lo đổ vỡ của
bong bóng nợ công và cả mối
nguy của bẫy thu nhập trung
bình mà Việt Nam có thể sẽ
mắc phải ■
tiếp theo trang 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_cua_ths_luong_thanh_binh_6181_2141056.pdf