Hóa tự chọn 11 - Chủ đề 2: Nitơ, photpho

Tài liệu Hóa tự chọn 11 - Chủ đề 2: Nitơ, photpho: Tuần:........ Số tiết: ..... Ngày soạn: ............... Chủ đề 2 NITƠ – PHOTPHO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp Hs hệ thống lại kiến thức của chương, hiểu tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng 2. Kĩ năng - Viết pthh chứng minh tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng. - Giải các bài tập có liên quan: Xác định khối lượng, tìm tên kim loại, xác định nồng độ mol/lít,… thông qua một số cách giải thông dụng: II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng, nêu và giải quyết vấn đề,… III. CHUẨN BỊ - Hs: Ôn tập lại kiến thức của chương - Gv: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm photocoppy phát cho Hs, một số cách giải nhanh bài tập trắc nghiệm. IV. TRỌNG TÂM - Tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng. - Xác định khối lượng, tìm tên kim loại, xác định nồng độ mol/lít, ..... V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Thông qua nhiệm vụ học tập cuả Hs 3. Vào bài Hoạt động 1: (1 tiết) Hệ thống kiến thức của chương K...

doc10 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3694 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa tự chọn 11 - Chủ đề 2: Nitơ, photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:........ Số tiết: ..... Ngày soạn: ............... Chủ đề 2 NITƠ – PHOTPHO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp Hs hệ thống lại kiến thức của chương, hiểu tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng 2. Kĩ năng - Viết pthh chứng minh tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng. - Giải các bài tập có liên quan: Xác định khối lượng, tìm tên kim loại, xác định nồng độ mol/lít,… thông qua một số cách giải thông dụng: II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng, nêu và giải quyết vấn đề,… III. CHUẨN BỊ - Hs: Ôn tập lại kiến thức của chương - Gv: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm photocoppy phát cho Hs, một số cách giải nhanh bài tập trắc nghiệm. IV. TRỌNG TÂM - Tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng. - Xác định khối lượng, tìm tên kim loại, xác định nồng độ mol/lít, ..... V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Thông qua nhiệm vụ học tập cuả Hs 3. Vào bài Hoạt động 1: (1 tiết) Hệ thống kiến thức của chương KIẾN THỨC CẦN NÂM Cấu tạo – Lý tính – Điều chế Tính chất hóa học NITƠ CTPT: N ≡ N ; CTPT: N2 - NITƠ là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước Điều chế: * Trong PTN NH4NO2 N2 + 2H2O NH4Cl + NaNO2 N2 + NaCl + 2H2O * Trong công nghiệp Chưng cất phân đoạn không khí lỏng Phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên ở nhiệt độ thường Nito trơ về mặt hóa học Ở nhiệt độ cao Nito rất hoạt động, thể hiện tính oxi hóa và tính khử Tính oxi hóa: Khi phản ứng với H2 và kim loại N2 +3 H2 D 2NH3 N2 + Mg Mg3N2 Tính khử N2 + O2 t ≥ 3000 2 NO ( không màu ) 2NO + O2 g 2NO2 ( màu nâu đỏ) Amoniac ( NH3 ) - NH3 là chất khí không màu, mùi khai và xốc - NH3 tan nhiều trong nước tạo dung dịch amoniac Điều chế: * Trong PTN NH4Cl + Ca(OH)2 NH3 +CaCl2 +2H2O * Trong công nghiệp N2 +3 H2 t, p, xt 2NH3 Tính bazo - Khi NH3 tan vào nước tạo dd có tính bazo yếu, làm quỳ tím hóa xanh - Tác đụng với axit 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 NH3 + HCl → NH4Cl ( khói trắng ) - Tác dụng với dd muối tạo hidroxit kim loại không tan AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + NH4Cl Tính khử - Với oxi 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O ( thiếu oxi) 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O ( dư oxi) - Với Clo: NH3 tự bốc cháy tạo khói trắng 3Cl2 + 2NH3 → N2 + 6HCl HCl + NH3 → NH4Cl ( khói trắng ) Muối Amoni () - Là những chất có tinh thể ion nên ở thể rắn, tan tốt trong nước. 1. Tác dụng với dd kiềm (NH4)2SO4 + 2NaOH 2NH3↑ + Na2SO4 + 2H2O + NH3 ↑ + H2O 2. Phản ứng nhiệt phân Muối mà gốc axit không có tính oxi hóa: NH4ClNH3 ↑ + HCl (NH4)2CO3 NH3 ↑ + NH4HCO3 NH4HCO3NH3 ↑ + CO2 ↑ + H2O (NH4HCO3 dùng tạo xốp cho bánh) Muối mà gốc axit có tính oxi hóa NH4NO2 N2 + 2H2O NH4NO3 N2O + 2H2O Axit nitric ( HNO3 ) - Là chấ lỏng không màu, bốc khói mạnh và dễ phân hủy tạo NO2 có màu nâu đỏ - Tan vô hạn trong nước Điều chế: * Trong PTN NaNO3 (rắn) +H2SO4 (đ)HNO3 +NaHSO4 * Trong công nghiệp: Sản xuất từ amoniac 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O ( dư oxi) 2NO + O2 g 2NO2 ( màu nâu đỏ) 4NO2 + 2 H2O + O2 g 4HNO3 Tính axit - HNO3 là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit: Tính oxi hóa: HNO3 là chất oxi hóa mạnh Oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt), đưa kim loại đến mức oxi hóa cao nhất Với kim loại có tính khử yếu g NO hoặc NO2 Với HNO3 loãng 3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O Với HNO3 đặc Fe + 6HNO3 đặc Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O Với kim loại có tính khử mạnh → N2O, N2, NH4NO3, ... tùy vào nồng độ HNO3 8Al + 30HNO3 loãng → 8Al(NO3)3 + 3N2O +15H2O 4Zn + 10HNO3 rất loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 +3H2O Lưu ý: Al, Fe, Cr không phản ứng với HNO3 đặc nguội Với phi kim - HNO3 đặc nóng oxi hóa nhiều phi kim lên số oxi hóa cao nhất S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 ↑ + 2H2O Muối Nitrat () - Tất cả muối nitrat đều tan 1. Bị nhiệt phân Muối Nitrat của kim loại: Từ Li – trước Mg: muối nitrit + O2 NaNO3 NaNO2 + ½ O2 Từ Mg – Cu: Oxit kim loại + NO2 + O2 Zn(NO3)2 ZnO + 2NO2 +½O2 Sau Cu kim loại + NO2 + O2 AgNO3 Ag + NO2 + ½ O2 2. Có tính oxi hóa mạnh trong môi trường axit và kiềm Cu + 8H+ + 2 → Cu2+ + 2NO + 4H2O 4Zn + 7 + → 4+ NH3 + 2H2O Axit Photphoric (H3PO4) - H3PO4 là chất rắn, trong suốt, háo nước, dễ chảy rữa, tan tốt trong nước. Điều chế: * Trong PTN P + 5HNO3 (đ) g H3PO4 +5NO2+H2O * Trong công nghiệp: + Từ quặng Apatit: H3PO4 sinh ra không tinh khiết Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 g 3CaSO4 ↓ + 2H3PO4 + Đốt cháy P rồi cho sản phẩm tác dụng với nước điều chế H3PO4 tinh khiết 4P + 5O2 2P2O5 P2O5 + 3 H2O g 2H3PO4 - H3PO4 là một axit có độ mạnh trung bình, trong dung dịch điện li theo ba nấc. Khó bị khử và không có tính oxi hóa - H3PO4 có đầy đủ tính chất của một axit. Chú ý: khi phản ứng với dd bazo: Cho dd NaOH vào dd H3PO4 có thể xảy ra các p.ứng sau: NaOH + H3PO4 ® NaH2PO4 + H2O (1) 2 NaOH + H3PO4 ® Na2HPO4 + 2H2O (2) 3 NaOH + H3PO4 ® Na3PO4 + 3 H2O (3) Dựa vào bảng sau đây để xác định các chất có trong dd sau p.ứng Phản ứng xảy ra Các chất có trong dd sau p.ứng T < 1 (1) NaH2PO4 và H3PO4 dư T = 1 (1) NaH2PO4 1<T< 2 (1), (2) NaH2PO4 và Na2HPO4 T = 2 (2) Na2HPO4 2 < T < 3 (2), (3) Na2HPO4 và Na3PO4 T = 3 (3) Na3PO4 T > 3 (3) Na3PO4 và NaOH dư Khi đã biết xảy ra trường hợp nào, ta dựa vào số mol của NaOH và số mol của H3PO4 để lập hệ phương trình. Giải hệ pt, ta xác định được chất có trong dd sau p.ứng Với P2O5 Vì 2= nên ta chỉ cần đổi số mol P2O5 sang số mol H3PO4 rồi lập tỉ lệ đề xác định các chất có trong dd sau p.ứng Hoạt động 2: (3 tiết) Hướng dẫn Hs giải bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Tiết 2 Câu nào đúng trong các câu sau đây? A. Nito không duy trì sự hô hấp vì Nito là khí độc B. Vì có liên kết ba, nên phân tử nito rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động nito thể hiện tính khử D. Trong phản ứng: N2 + O2 → 2NO, nito thể hiện tính oxi hóa và số oxi hóa tăng từ 0 đến +2 Tìm câu sai trong các câu sau đây A. Nguyên tử của các ng.tố nhóm VA có 5 e lớp ngoài cùng B. So với các ng.tố cùng nhóm VA, nito có bán kính ng.tử nhỏ nhất C. So với các ng.tố cùng nhóm VA, nito có tính kim loại mạnh nhất D. Vì có liên kết ba, nên phân tử nito rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học Cấu hình e lớp ngoài cùng của các ng.tố nhóm VA là A. ns2np5 B. ns2np2 C. ns2np3 D. ns2np4 Tìm câu sai A. Phân tử N2 bền ở nhiệt độ thường B. Phân tử N2 có liên kết ba giữa hai ng.tử C. Phân tử N2 còn một cặp e chưa tham gia liên kết D. Phân tử N2 có năng lượng liên kết lớn Trong phòng thí nghiệm nito tinh khiết được điều chế từ: A. Không khí B. NH3 và O2 C. NH4NO2 D. Zn và HNO3 Tìm câu sai: A. Nguyên tử Nito có 2 lớp e và lớp ngoài cùng có 3 e B. Số hiệu ng.tử của N bằng 7 C. Ba e ở phân lớp 2p của ng.tử N có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với các ng.tử khác D. Cấu hình e của ng.tử N là: 1s22s22p3 và Nito là ng.tố p Câu nào sau đây là sai? A. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước B. Amoniac là một bazo C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch Chất có thể dùng làm khô khí NH3 là : A. H2SO4 đặc B. CaCl2 khan C. CuSO4 khan D. KOH rắn Thành phần của dd NH3 gồm : A. NH3, H2O B. , C. NH3, , D. , , NH3, H2O Câu nào sai trong số các câu sau ? A. Dung dịch NH3 có tính chất của một bazo nên nó có thể tác dụng với dd axit B. Dung dịch NH3 tác dụng với dd muối của mọi kim loại C. Dung dịch NH3 tác dụng với dd muối của kim loại mà hidroxit của nó không tan trong nước D. Dung dịch NH3 hòa tan được một số hidroxit vafmuoois ít tan của Ag+, Cu2+, Zn2+ Khi đốt khí NH3 trong khí Clo, khói trắng bhay ra là : A. NH4Cl B. HCl C. N2 D. Cl2 Phương trình nào sau đây NH3 không thể hiện tính khử A. 4NH3 + 5O2→ 4NO + 6H2O B. NH3 + HCl→ NH4Cl C. 2NH3 + 3Cl2→ 6HCl + N2 D. 2NH3 + CuO→ 3Cu + N2 + 3H2O Muối amoni là chất điện li : A. Yếu B. Mạnh C. Trung bình D. Không xác định được Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dd kiềm mạnh vì khi đó : A. Muối Amoni chuyển thành màu đỏ B. Thoát ra một khí không màu mùi khai và xốc C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là : A. NH4HCO3 B. (NH4)2CO3 C. Na2CO3 D. NaHCO3 Có 7 ống nghiệm riêng biệt chứa các dd sau : KI, BaCl2, Na2CO3, Na2SO4, NaOH, nước Clo, (NH4)2SO4. không dùng thêm hóa chất nào khác có thể nhận biết được các dd : A. Tất cả B. KI, BaCl2, NaOH, (NH4)2SO4 C. BaCl2, Na2CO3, Na2SO4, nước Clo D. Na2SO4, NaOH, (NH4)2SO4 Dãy chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử ? A. NH3, N2O, N2, NO2 B. NH3, NO, HNO3, N2O5 C. N2, NO, N2O, N2O5 D. NO2, N2, NO, N2O Chọn câu đúng trong các câu sau đây : A. Muối amoni là hợp chất ion, phân tử gồm cation và anion hidroxit B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan phân li hoàn toàn thành và anion gốc axit C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dd kiềm đặc nóng thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn thoát ra khí amoniac Câu nào sau đây sai ? A. Axit nitric là chất lỏng không màu, mùi hắc, tan có hạn trong nước B. N2O5 là anhidric của axit nitric C. HNO3 là một trong những hóa chất cơ bản và quan trọng D. dd HNO3 có tính oxi hóa mạnh Axit nitric tinh khiết, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành : A. Màu đen sẫm B. Màu vàng C. Màu trắng đục D. Không chuyển màu Sản phẩm khí thoát ra khi cho HNO3 loãng tác dụng với kim loại đứng sau hidro là : A. NO B. NO2 C. N2 D. Tất cả đều sai Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh Cu vào dd HNO3 đặc ? A. Không có hiện tượng gì B. Dd có màu xanh, H2 thoát ra C. Dd có màu xanh, có khí nâu đỏ thoát ra D. Dd có màu xanh, có khí không màu thoát ra Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh Cu vào dd HNO3 loãng ? A. Không có hiện tượng gì B. Dd có màu xanh, H2 thoát ra C. Dd có màu xanh, có khí nâu đỏ thoát ra D. Dd có màu xanh, khí không màu thoát ra,hóa nâu trong KK Vàng có thể phản ứng với ? A. dd HCl đặc B. Dd HNO3 đặc C. Dd HNO3 đặc nóng D. Nước cường toan (3mol HCl + 1mol HNO3) Hóa chất dùng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm là : A. NaNO3, H2SO4 đặc B. AgNO3, HCl C. NaNO3, N2, H2, HCl D. N2 và H2 Phản ứng của HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình là : A. 22 B. 20 C. 16 D. 12 Những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội ? A. Fe, Al B, Cu, Ag, Pb C. Zn, Pb, Mn D. Fe Sấm sét trong khí quyển sinh ra khí nào sau đây ? A. CO B. H2O C. NO D. NO2 Cho HNO3 đặc vào than đun nóng, khí thoát ra là : A. CO2 B. NO2 C. CO2 và NO2 D. Không có khí thoát ra Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc tạo ra khí có tính chất nào sau đây ? A. Không màu B. Màu nâu đỏ C. Không tan trong nước D. Có mùi khai Nếu toàn bộ quá trình điều chế đạt 80% thi từ 1mol NH3 có thể thu được khối lượng HNO3 là : A. 63g B. 50,4g C. 78.75g D. Kết quả khác Nhiệt phân KNO3 th được : A. KNO2, NO2, O2 B. K, NO2, O2 C. K2O, NO2 D. KNO2, O2 Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được: A. Cu, NO2, O2 B. Cu, N2, O2 C. CuO, NO2, O2 D. Cu(NO3)2, O2 Nhiệt phân AgNO3 th được : A. Ag2O, NO2 B. Ag, NO2, O2 C. Ag2O, NO2, O2 D. Ag2O, O2 Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong không khí thu được\ A. Fe, NO2, O2 B. Fe2O3, NO2 C. FeO, NO2, O2 D. Fe2O3, NO2, O2 Câu nào sai khi nói về muối nitrat? A. Đều tan trong nước B. Đều là chất điện li mạnh C. Đều không màu D. Đều kém bên với nhiệt Đưa tàn đóm còn than hồng vào bình đựng KNO3 ở nhiệt độ cao thi có hiện tượng gì? A. Tàn đóm tắt ngay B. Có tiếng nổ C. Tàn đóm cháy sáng D. không có hiện tượng gì Có ba lọ axit riêng biệt: HCl, H2SO4, HNO3. Dùng hóa chất nào để nhận biết? A. dd muối tan của bari, kim loại Cu B. quỳ tím, dd bazo C. dd muối tan của Bạc D. dd phenophtalein, quỳ tím Khi đun nóng, phản ứng giữa các cặp chất nào sau đây tạo ra 3 oxit? A. HNO3 đặc và C B. HNO3 đặc và S C. HNO3 đặc và Cu D. HNO3 đặc và Ag Công thức hóa học của Magie photphua là? A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg5P2 D. Mg3(PO4)2 Trong pthh: H2SO4 + P → H3PO4 + SO2 + H2O. Hệ số của P là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 5 Thuốc thử dùng để nhận biết: HNO3, HCl, H3PO4 là: A. Qùy tím B. Cu C. dd AgNO3 D. Cu và AgNO3 Hóa chất nào sau đây dùng điều chế H3PO4 trong công nghiệp? A. Ca3(PO4)2, H2SO4 loãng B. Ca2 HPO4, H2SO4 đặc C. P2O5, H2SO4 đặc D. Ca3(PO4)2, H2SO4 đặc Cho 2mol H3PO4 tác dụng với 5 mol dd NaOH. Sau phản ứng thu được các muối: A. Na2HPO4 và NaH2PO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4 C. NaH2PO4 và Na3PO4 D. Na2HPO4 , Na3PO4 và NaH2PO4 Dung dịch nước của H3PO4 có các ion (không kể các ion do nước điện li) A. H+, B. H+, , C. H+, , D. H+, , , Dãy chất nào sau đây gồm tất cả các muối đều ít tan trong nước? A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4 B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2 C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2 D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2 Phân bón nào sau đây có hàm lượng Nito cao nhất? A. NH4Cl B. NH4NO3 C. (NH4)2SO4 D. (NH2)2CO Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm loại tốt là? A. Hàm lượng % N có trong phân đạm B. Hàm lượng % phân đạm có trong tạp chất C. Khả năng bị chảy rửa trong không khí D. Có p.ứng nhanh với nước nên có tác dụng nhanh với cây Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào? A. P B. P2O5 C. H3PO4 D. Phân Kali được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào? A. K B. K2O C. KNO3 D. KOH Khối lượng dd H2SO4 65% dùng để điều chế 500kg supephotphat kép là: A. 677kg B. 700kg C. 650kg D. 720kg Khối lượng NH3 và dd HNO3 65% dùng điều chế 100kg phaan đạm NH4NO3 là: A. 20,6kg và 170kg B. 20,5kg và 100kg C. 10,7kg và 90kg D. 15kg và 25kg Kim loại nào sau đây phản ứng với N2 ngay ở nhiệt độ thường? A. Li B. Na C. Mg D. Al Câu nào sau đây là sai? A. Các ng.tố nhóm VA có tính oxi hóa yếu hơn các ng.tố nhóm VIA B. Ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học, nó chỉ trở nên hoạt động ở nhiệt độ cao C. Khi tan trong nước, NH3 tồn tại chủ yếu ở dạng NH4+ D. Khí N2 không duy trì sự cháy và sự sống Khí N2 có lẫn khí CO2 , có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ CO2? A. Nước Brom B. Nước vôi trong C. dd thuốc tím D. Nước Clo Hiện tượng gì xảy ra khi nhúng hai đủa thủy tinh vào hai bình đựng HCl đặc và NH3 đặc sau đó đưa hai đủa lại gần nhau? A. Không có hiện tượng gì B. Có khói trắng xuất hiện C. Có khói màu vàng xuất hiện D. Có khói màu nâu xuất hiện Có hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí NH3 vào bình đựng khí Clo? A. Không có hiện tượng gì B. NH3 bốc cháy tạo ngọn lửa màu vàng C. NH3 bốc cháy tạo khói trắng D. NH3 bốc cháy tạo khói màu nâu Trong phòng thí nghiệm, để làm khô khí NH3 người ta dùng: A. H2SO4 đặc B. CaO C. P2O5 D. CuSO4 Trong các câu sau, câu nào sai? A. NH3 không thể thể hiện tính oxi hóa B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước C. Có thể dùng dd kiềm mạnh để phân biệt muối amoni với các muối khác D. Ở điều kiện thường Nito hoạt động hóa học mạnh hơn Photpho Cho Fe2O3 tác dụng với HNO3, sản phẩm thu được là: A. Fe(NO3)3, NO, H2O B. Fe(NO3)3, NO2, H2O C. Fe(NO3)3, N2 D. Fe(NO3)3, H2O Để nhận biết muối Nitrat ta dùng: A. Cu, H2SO4 B. Cu, NaOH C. Fe, KCl D. Cu, HCl Phân lân supephotphat đơn có thành phần hóa học là: A. Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.2H2O C. Ca(H2PO4)2 D. Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)2 Thuốc diệt chuột Zn3P2 khi tan vào nước tạo hợp chất nào sau đây có thể gây cho chuột chết? A. P2O5 B. PH3 C. P2H4 D. H2 Hợp nào sau đây giải thích hiện tượng “ Ma trơi” A. H3PO4 B. P C. P2O5 D. P2H4 (photphin) Có thê nhận biết khí NH3 bằng: A. Quỳ tím ẩm B. Khí HCl C. Nước vôi trong D. Cả A và B 66.Có các phân đạm: NH4NO3, NaNO3, Ca(NO3)2, NH4Cl. Số phân đạm bón cho loại đất chua là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 67. Hòa tan hoàn toàn 6.5gam Zn vào dd HNO3 thu được 4.48 lít khí (đktc). Vậy nồng độ axit thuộc loại: A. Đặc B. Loãng C. Rất loãng D. Không xác định 68. Thể tích N2 thu được khi nhiệt phân 40g NH4NO2 là: A. 4.48 lít B. 44.8 lít C. 14 lít D. 22.5 lít CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN THƯỜNG GẶP Tiết 3: Hướng dẫn Hs giải một số bài tập dạng 1, 2,3,4 DẠNG 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng a. NH4ClNH3N2NONO2HNO3NaNO3NaNO2 8 9 b. Ca3(PO4)2PP2O5H3PO4NaH2PO4Na2HPO4Na3PO4 7 8 c. Cho các chất: NO2, NaNO3, HNO3, Cu(NO3)2, KNO2, KNO3. Hãy lập sơ đồ chuyển hóa biểu diễn mối quan hệ giữa các chất, viết pthh minh họa d. Cho các chất: Ca3(PO4)2, P2O5, P, H3PO4, NaH2PO4, NH4H2PO4, Na3PO4, Ag3PO4 Hãy lập sơ đồ chuyển hóa biểu diễn mối quan hệ giữa các chất, viết pthh minh họa DẠNG 2: Nhận biết các dd đựng trong các lọ mất nhãn a. Chỉ dùng một kim loại, trình bày cách nhận biết các dd: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4 b. Không dùng thêm thuốc thử, trình bày cách nhận biết các dd: Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH c. Nhận biết các dd sau bằng pp hóa học: Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3 d. Chỉ sử dụng dd HCl, trình bày cách nhận biết các dd sau:H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4 DẠNG 3: Bài toán tổng hợp NH3 Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng trong điều kiện thường là: A. 8 B. 2 C. 4 D. 1 Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích. Tạo phản ứng giữa N2 và H2 để tổng hợp NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của A so với B là 0.6. Hiệu suất tổng hợp NH3 là: A. 80% B. 50% C. 70% D. 85% Nén hỗn hợp gồm 2 mol N2 và 7 mol H2 trong bìn kín có sẵn xúc tác và nhiệt độ thích hợp. Sau phản ứng thu được 8.2 mol hỗn hợp khí. a. Tính % số mol Nito đã phản ứng b. Tính thể tích NH3 thu được Trộn 2 lít NO với 3 lít O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 7 DẠNG 4: Muối Amoni phản ứng với dd kiềm Cho dd NaOH đến dư vào 50ml dd (NH4)2SO4 1M, đun nhẹ thu được thể tích khí thoát ra ở đktc là: A. 2.24 lít B. 1.12 lít C. 0.112 lít D. 4.48 lít Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50ml dd X có chứa các ion thì có 11,65g kết tủa tạo ra và khi đun nóng thì có 4,48 lít một khí thoát ra ở đktc. Nồng độ mol mỗi muối trong dd X là: A. (NH4)2SO4 1M và NH4NO3 2M B. (NH4)2SO4 2M và NH4NO3 1M C. (NH4)2SO4 1M và NH4NO3 1M D. (NH4)2SO4 0.5M và NH4NO3 2M Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 75ml dd muối Amonisunfat. Viết pthh dưới dạng ion Tính nồng độ mol của ion trong dd muối ban đầu, biết rằng phản ứng tạo ra 17.475g kết tủa. bỏ qua sự thủy phân của ion amoni trong dd Tiết 4: Hướng dẫn Hs giải một số bài tập dạng 5,6,7 DẠNG 5: Kim loại phản ứng với dd HNO3 Cho 3,2 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 đặc. Thể tích khí NO2 thu được là: A. 1.12 lít B. 2.24lít C. 3.36lít D. 4.48lít Cho 12.8g Cu tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp 2 khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 bằng 19. Thể tích hỗn hợp đó ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 1.12 lít B. 2.24lít C. 0.448lít D. 4.48lít Cho 4.16 g Cu tác dụng vừa đủ với 120ml dd HNO3 thì thu được 2.464 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí NO và NO2. Nồng độ mol của HNO3 đã dùng là: A. 0.1M B. 0.5M C. 1M D. 2M Cho 13,5g Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít HNO3 thu được hh khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19.2. Nồng độ mol của dd axit ban đầu là: A. 0.68M B. 0.05M C. 0.86M D. 0.9M Cho 1,86g hợp kim Al và Mg vào dd HNO3 loãng, dư, thấy có 560ml khí N2O thoát ra (đktc). Khối lượng Mg trong hh ban đầu là: A. 2.4g B. 0.24g C. 0.36g D. 0.08g Khi hòa tan 30g hh Đồng và Đồng II oxit trong dd HNO3 1M dư, thấy thoát ra 6.72 lít khí NO (đktc). Hàm lượng % của Đồng II oxit trong hh ban đầu là: A. 4% B. 2.4% C. 3.2% D. 4.8% Cho 4,8g kim loại R hóa trị II tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng thu được khí 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là: A. Zn B. Mg C. Fe D. Cu Cho 3,2g Cu tác dụng với dd HNO3 loãng, dư thì thể tích khí N2 thu dược là: A. 1.12 lít B. 0.224lít C. 3.36lít D. 4.48lít Cho 21,6 g một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dd HNO3 loãng, thu được 6.72 lít N2O duy nhất (đktc). Kim loại đó là: A. Zn B. Mg C. Na D. Al Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 rất loãng thì thu được hh khí gồm 0,015 mol NO, 0,05 mol NO2. Giá trị của m là: A. 0.135g B. 1.35g C. 0.855g D. 8.55g Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 rất loãng thì thu được hh khí gồm 0,015 mol NO, 0,01 mol N2O. Giá trị của m là: A. 13.5g B. 1.35g C. 0.81g D. 8.1g Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 rất loãng thì thu được hh khí gồm 0,01 mol NO, 0,015 mol N2. Giá trị của m là: A. 13.5g B. 1.35g C. 1.62g D. 16.2g Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe vào dd HNO3 đặc, nóng, dư. Lấy sản phẩm thu được đem hòa tan trong dd NaOH M, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. giá trị của a là: A. 16g B. 8g C. 12g D. 24g 15. Hòa tan m gam Fe vào dd HNO3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là: A. 1,12 B. 11,2 C. 0,56 D. 5,6 DẠNG 6: Nhiệt phân muối nitrat Đem nung một lượng Cu(NO3)2, sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượng giảm 54g. khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là: A. 50g B. 49g C. 98g D. 94g Nhiệt phân hoàn toàn 9.4g một muối Nitrat kim loại thu được 4g oxit kim loại. Muối đem nhiệt phân là: A. Fe(NO3)3 B. Cu(NO3)2 C. Al(NO3)3 D. Zn(NO3)2 Nhiệt phân hoàn toàn 27.3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 thu được hh khí có thể tích 6.72 lít (đktc) Viết các pthh xảy ra Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hh X. DẠNG 7: dd kiềm tác dụng với dd H3PO4 Cho 1,98g (NH4)2SO4 tác dụng với dd NaOH thu được sản phẩm khí đem hòa tan trong dd chứa 5,88g H3PO4. Muối thu được là: A. NH4H2PO4 B. (NH4)2HPO4 C. (NH4)3PO4 D. Không xác định được Trộn 50ml dd H3PO4 1M với V ml dd KOH 1M thu được muối trung hòa. Giá trị của V là: A. 200ml B. 170ml C. 150ml D. 300ml Cho 100ml dd NaOH tác dụng với 50ml dd H3PO4. dd muối thu được có nồng độ mol là: A. 0.55M B. 0.33M C. 0.22M D. 0.66M Đốt cháy hoàn toàn 6,2g P trong Oxi dư, cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150ml dd NaOH 2M. sau phản ứng trong dd thu được có các muối: A. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4 C. NaH2PO4 và Na3PO4 D. Na3PO4 Cho 4.4g NaOH vào dd chứa 3.59g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dd thu được. Muối nào được tạo thành và khối lượng muối khan thu được là: A. NaH2PO4 14,2g và Na3PO4 49.2g B. NaH2PO4 49.2g và Na2HPO414.2g C. Na2HPO4 15g D. Kết quả khác Rót 300ml dd NaOH 1M vào 200ml dd H3PO4 1M. Sau phản ứng trong dd có các muối nào? A. NaH2PO4 B. NaH2PO4 và Na2HPO4 C. NaH2PO4 và Na3PO4 D. Na2HPO4 và Na3PO4 Rót dd chứa 11,76g H3PO4 vào dd chứa 16.8g KOH. Sau phản ứng, cho dd bay hơi đến khô, tính khối lượng muối thu được. NHIỆM VỤ HỌC SINH Ở NHÀ: Làm các bài tập còn lại ở các dạng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH__NG 2.doc