Tài liệu Hỗ trợ xã hội trên bệnh nhân điều trị methadone và các yếu tố liên quan tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 86
HỖ TRỢ XÃ HỘI TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH,
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
Lê Yến Nhi*, Lê Nữ Thanh Uyên*
TÓM TẮT
Mở đầu: Việc điều trị bằng Methadone đòi hỏi thời gian dài và bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
điều trị không được như mong muốn(13) như các ràng buộc tài chính liên quan đến điều trị, tác dụng phụ của
thuốc, khó khăn trong việc điều trị các phác đồ phức tạp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân(11) và một trong
những yếu tố ảnh hưởng hiệu quả điều trị là sức khỏe tâm thần và mạng lưới hỗ trợ xã hội(1). Hỗ trợ xã hội ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả điều trị của bệnh nhân.
Mục tiêu: Đo lường điểm số hỗ trợ xã hội (HTXH) của bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone trong giai đoạn duy trì và các yếu tố liên quan.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Ng...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hỗ trợ xã hội trên bệnh nhân điều trị methadone và các yếu tố liên quan tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 86
HỖ TRỢ XÃ HỘI TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH,
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
Lê Yến Nhi*, Lê Nữ Thanh Uyên*
TÓM TẮT
Mở đầu: Việc điều trị bằng Methadone đòi hỏi thời gian dài và bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
điều trị không được như mong muốn(13) như các ràng buộc tài chính liên quan đến điều trị, tác dụng phụ của
thuốc, khó khăn trong việc điều trị các phác đồ phức tạp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân(11) và một trong
những yếu tố ảnh hưởng hiệu quả điều trị là sức khỏe tâm thần và mạng lưới hỗ trợ xã hội(1). Hỗ trợ xã hội ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả điều trị của bệnh nhân.
Mục tiêu: Đo lường điểm số hỗ trợ xã hội (HTXH) của bệnh nhân đang điều trị thay thế các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone trong giai đoạn duy trì và các yếu tố liên quan.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 194 bệnh nhân đang điều trị
Methadone trong giai đoạn duy trì tại cơ sở Methadone quận Bình Thạnh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống với hệ số k = 2, phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với bộ câu hỏi soạn sẵn kết hợp tra cứu hồ sơ
bệnh án với sự cho phép của bệnh nhân. Sử dụng bộ công cụ Medical Outcomes Study – Social Support Survey
(MOS – SSS) để đo lường điểm số hỗ trợ xã hội của bệnh nhân.
Kết quả: Điểm số trung bình thang đo MOS – SSS là 3,48 ± 1,06 điểm, điểm số cao nhất là 4,25 điểm
(khoảng tứ phân vị 3,75-5) thuộc khía cạnh hữu hình, điểm số thấp nhất là 3,19 ± 1,23 điểm thuộc khía cạnh
tương tác xã hội tính cực. Những yếu tố có liên quan đến điểm số hỗ trợ xã hội của bệnh nhân là tình trạng hôn
nhân và tình trạng sống chung (p<0,001), nghề nghiệp (p<0,001), các chất gây nghiện đã dùng (p = 0,017), bệnh
kèm theo (p= 0,042), thời gian điều trị (p= 0,029) và số người thân thiết (p<0,001).
Kết luận: Điểm số hỗ trợ xã hội trên bệnh nhân điều trị Methadone ở mức tương đối cao. Nghiên cứu ghi
nhận điểm số trung bình thang đo MOS – SSS là 3,48 ± 1,06 điểm. Cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp từ
cộng đồng, phòng khám và gia đình của bệnh nhân để tăng điểm số hỗ trợ xã hội, cải thiện hiệu quả chương trình
điều trị Methadone.
Từ khóa: hỗ trợ xã hội, MOS-SSS, Methadone, chất dạng thuốc phiện
ABSTRACT
SOCIAL SUPPORT AMONG METHADONE MAINTENANCE TREATMENT PATIENTS IN BINH
THANH DISTRICT, HO CHI MINH CITY
Le Yen Nhi, Le Nu Thanh Uyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 86-93
Background: Methadone maintenance treatment (MMT) requires a long period of time and includes many
factors that affect the outcome of treatment, such as financial constraints related to treatment, drug side effects,
difficulty in the treatment of complicated regimens, the health status of patients and one of the most effective
factors in treatment is mental health and social support networks. Social support affects the quality of life and the
treatment effect of the MMT patients.
*Khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Lê Yến Nhi ĐT: 0964300921 Email: Lenhi221094@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 87
Objectives: To measure the mean social support score and identify factors associated in MMT patients.
Subject – Method: A cross – sectional study was conducted in 194 patients who were being treated in the
maintenance phase of MMT in Binh Thanh district. Participants were recruited in the study using the system
random sampling technique with coefficient k = 2, face- to- face interviews and search in medical record. The
Medical Outcomes Study: Social Support Survey (MOS-SSS) was used to assess the social support of MMT
patients.
Results: The mean score of the MOS-SSS is 3.48 ± 1.06, the highest score of 4.25 points (3.75-5 quartiles) is
the tangible aspect, the lowest score is 3.19 ± 1.23 points in the positive social interaction aspect. Factors related to
the social support of MMT patients score were marital status and general living status (p<0.001), occupation
(p<0.001), illicit drugs using (p = 0.017), co-occurring diseases (p= 0.029), duration of treatment and number of
close relatives (p<0.001).
Conclusion: The social support score for MMT patients is relatively high. The mean score of MOS-SSS was
3.48 ± 1.06. Appropriate supportive policies from the community, clinic and family should be developed to
increase social support scores and improve the effectiveness of Methadone treatment programs.
Keywords: social support, MOS – SSS, Methadone, Opioid
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phụ thuộc vào các chất dạng thuốc phiện
(CDTP) đóng góp đáng kể vào gánh nặng bệnh
tật toàn cầu(5), tăng các gánh nặng về cộng đồng
bao gồm sức khỏe, y tế, các chi phí hình sự, phúc
lợi xã hội, rối loạn công cộng cũng như cướp
đoạt tài sản(9). Methadone được sử dụng môt
cách an toàn để điều trị thay thế các CDTP tại
Mỹ và nhiều nước Tây Âu trong hơn 50 năm
qua. Sự hỗ trợ xã hội đã được coi là một trong
những nhân tố quan trọng nhất của đánh giá
chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
giữa các nhóm bệnh nhân khác nhau như bệnh
nhân suy tim, tiểu đường, bệnh mạch vành, u
lymphô Hodgkin, đa thần kinh, bệnh nhân ung
thư, bệnh nhân phụ thuộc vào các CDTP và
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS(1,8,14). Nhiều nghiên
cứu cho thấy mối liên hệ giữa hỗ trợ xã hội và tỷ
lệ duy trì điều trị cũng như chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân đang điều trị duy trì các CDTP
bằng Methadone (MMT)(7,10,11,13,14). Đa số bệnh
nhân MMT khi tham gia chương trình điều trị
đều nhận được sự giúp đỡ từ nhân viên y tế, từ
xã hội, đặc biệt là từ những người thân thiết, từ
gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu đo lường cụ thể điểm số hỗ trợ xã hội trên
những bệnh nhân này. Quận Bình Thạnh là một
trong ba quận được chọn để thí điểm chương
trình điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone
của Bộ Y Tế năm 2008 và đến nay đã đạt được
hiệu quả nhất định. Vì vậy, nghiên cứu này được
tiến hành nhằm xác định “Hỗ trợ xã hội trên bệnh
nhân điều trị Methadone và các yếu tố liên quan tại
cơ sở Quận Bình Thạnh, TPHCM, năm 2018”. Kết
quả của nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá tác
động của hỗ trợ xã hội lên hiệu quả của chương
trình điều trị Methadone tại phòng khám quận
Bình Thạnh nói riêng cũng như trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh và cả nước nói chung.
Mục tiêu
Đo lường điểm số hỗ trợ xã hội (HTXH) trên
từng khía cạnh và điểm số trung bình thang đo
trên bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các
CDTP bằng thuốc Methadone trong giai đoạn
duy trì.
Xác định mối tương quan giữa điểm số
HTXH trên từng khía cạnh và điểm số trung
bình thang đo với đặc điểm nhân khẩu – xã hội
học, thực trạng sử dụng nghiện chất, bệnh kèm
theo và quá trình điều trị Methadone.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đang điều trị thay thế các CDTP
bằng Methadone trong giai đoạn duy trì tại cơ sở
điều trị Methadone quận Bình Thạnh, TP. Hồ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 88
Chí Minh có mặt trong thời gian nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính dựa vào công thức ước
lượng một trung bình với xác suất sai lầm loại 1
(α = 0,05); sai số biên cần ước lượng d = 0,155, độ
lệch chuẩn của biến số cần ước lượng σ = 13,4
dựa vào điểm số trung bình thang đo MOS-SSS
trong nghiên cứu của tác giả Khương Quỳnh
Long(6) và cộng sự, năm 2017. Ước tính cỡ mẫu
tối thiểu là 194 bệnh nhân. Sử dụng kỹ thuật
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, dựa vào số bệnh
nhân đang điều trị tại cơ sở và cỡ mẫu, tình được
hệ số k = 2 theo danh sách bệnh nhân đang điều
trị Methadone tại cơ sở quận Bình Thạnh.
Thu thập dữ kiện
Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập bằng
cách tác giả sẽ phỏng vấn mặt đối mặt và tra cứu
hồ sơ bệnh án dựa vào bộ câu hỏi cấu trúc soạn
sẵn gồm 4 phần: thông tin đặc điểm dân số - xã
hội học (11 câu), thực trạng sử dụng nghiên chất
(5 câu), bệnh lý kèm theo và quá trình điều trị
Methadone (10 câu), bộ câu hỏi đánh giá hỗ trợ
xã hội MOS-SSS được việt hóa trên đối tượng
bệnh nhân điều trị Methadone với hệ số
Cronbach’s alpha cho toàn bộ thang đo là 0,97,
trên các khía cạnh từ 0,95 - 0,97. Tính tin cậy lặp
lại sau 2 tuần của nghiên cứu cho kết quả là 0,76
cho toàn thang đo, các khía cạnh từ 0,61 đến
0,73. Thang đo hỗ trợ xã hội MOS-SSS gồm 20
câu, bao gồm 19 câu được chia làm 4 khía cạnh:
khía cạnh hữu hình (4 câu), khía cạnh cảm xúc –
thông tin (8 câu), khía cạnh tương tác xã hội tích
cực (4 câu), khía cạnh tình cảm (3 câu). Mỗi câu
hỏi được đánh giá bằng thang Likert 5 mức độ,
theo thứ tự tăng dần tần suất nhận được sự hỗ
trợ. Và một câu đánh giá số lượng nguồn hỗ trợ,
không nằm trong các khía cạnh trên.
Khía cạnh hữu hình gồm 4 nội dung bao
gồm sự trợ giúp về vật chất và hành động.
Khía cạnh cảm xúc - thông tin gồm 8 nội
dung, bao gồm những nội dung liên quan đến
biểu hiện của tác động tích cực, thông cảm, thấu
hiểu, và khuyến khích thể hiện cảm xúc, cung
cấp những lời khuyên, thông tin, hướng dẫn
hoặc phản hồi.
Khía cạnh tương tác xã hội tích cực gồm 4
nội dung thể hiện những nội dung liên quan đến
sự tương tác tích cực giữa bệnh nhân và những
người xung quanh.
Khía cạnh tình cảm gồm 3 nội dung, thể hiện
sự yêu thương, tình cảm thân thiết.
Cách tính điểm: điểm trung bình cho các câu
trong từng khía cạnh hoặc tổng điểm toàn bộ
thang đo.
Điểm số TB khía cạnh hữu hình = (MOS2
+MOS5 + MOS12 +MOS15)/4
Điểm số TB khía cạnh cảm xúc- thông tin =
(MOS3 + MOS4 + MOS8 + MOS9 + MOS13 +
MOS16 + MOS17 + MOS19)/8
Điểm số TB khía cạnh tương tác xã hội tích
cực = (MOS7 + MOS11 + MOS14 + MOS18)/4
Điểm số TB khía cạnh tình cảm = (MOS6 +
MOS10 + MOS20)/3
Điểm trung bình thang đo = điểm trung bình
của 4 khía cạnh
Điểm càng cao thì tương ứng mức độ hỗ trợ
xã hội càng cao.
Xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân
tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 13.
Thông kê mô tả: sử dụng tần số và tỷ lệ phần
trăm để mô tả các biến định tính; trung bình, độ
lệch chuẩn (trung vị, khoảng tứ phân vị) để mô
tả các biến định lượng.
Thống kê phân tích: phép kiểm t hai nhóm,
ANOVA, Mann Whitney, Kruskal – Wallis để
xác định mối liên quan giữa điểm số hỗ trợ xã
hội với các biến định tính. Kiểm định được xem
là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. Hồi
quy tuyến tính đơn biến và tương quan
Spearman để xác định mối liên quan giữa điểm
số hỗ trợ xã hội với các biến định lượng. Kiểm
định được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 89
p < 0,05. Hệ số tương quan r được phân theo
mức độ:
r > 0: tương quan thuận,
r < 0: tương quan nghịch,
|r| ≤ 0,1: không tương quan,
0,1 < |r| ≤ 0,3: tương quan yếu,
0,3 < |r| ≤ 0,5: tương quan trung bình,
|r| > 0,5: tương quan mạnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc tính mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên
cứu (n=194)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam
Nữ
184
10
94,9
5,1
Tuổi 38 (34 – 41)*
Học vấn
Mù chữ/biết đọc, biết viết
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp/cao đẳng/đại
học/sau đại học
3
12
77
87
15
1,5
6,2
39,7
44,9
7,7
Hôn nhân
Độc thân
Kết hôn
Sống chung như vợ chồng
Ly hôn/ly thân
Góa
59
88
8
37
2
30,4
45,4
4,1
19,1
1,0
Sống
chung
Sống một mình
Sống với gia đình
11
183
5,7
94,3
Nghề
nghiệp
Không có việc làm
Việc làm thời vụ
Việc làm bán thời gian
Việc làm toàn thời gian
39
30
30
95
20,1
15,5
15,5
48,9
Khả năng
tự chủ
tài chính
Dựa hoàn toàn vào gia đình
Tự chủ một phần
Tự chủ toàn bộ
35
30
129
18,0
15,5
66,5
Kinh tế
Khá giả
Đủ sống
Khó khăn
Rất khó khăn
9
154
26
5
4,6
79,4
13,4
2,6
Hài lòng
với cơ sở
điều trị
Có
Không
171
23
88,1
11,9
*Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Trong mẫu nghiên cứu, đa số các bệnh nhân
là nam giới, chiếm tỷ lệ 94,9%. Độ tuổi trung vị
là 38 (khoảng tứ phân vị 34 – 41). Trình độ học
vấn chủ yếu ở trung học cơ sở và trung học phổ
thông. Đa số đối tượng nghiên cứu đã kết hôn và
sống chung với gia đình, tuy nhiên tỷ lệ số đối
tượng độc thân vẫn chiếm 30,4%. Phần lớn các
đối tượng có việc làm ổn định, tự lo thu nhập và
kinh tế gia đình ở mức đủ sống. Hầu hết đối
tượng hài lòng với cơ sở điều trị với tỷ lệ 88,1%.
Bảng 2: Đặc điểm về thực trạng sử dụng chất
(n=194)
Đặc tính Tần số
Tỷ lệ
(%)
Các chất gây
nghiện
đã dùng
CDTP (heroin, morphine)
Thuốc lá
Rượu/bia
Cần sa
ATS (ma túy đá, thuốc lắc)
Thuốc an thần
194
188
91
68
61
49
100
96,9
46,9
35,1
31,4
25,3
Hình thức sử
dụng
Hút
Tiêm chích
Uống
176
147
40
90,7
75,8
20,6
Tái sử dụng
nghiện chất
trong 1 tháng
Có
Không
22
172
11,3
88,7
Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu đều
sử dụng heroin. Tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc lá
cao, chiếm 96,9%. Hình thức sử dụng nghiên
chất chủ yếu là hút (90,7%) và tiêm chích
(75,8%). Theo kết quả xét nghiệm thì tỷ lệ tái sử
dụng trong 1 tháng là 11,3%.
Bảng 3: Đặc điểm bệnh kèm theo và quá trình điều trị
Methadone (n=194)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Bệnh kèm theo
Có
Không
147
47
75,8
24,2
Các bệnh đang
mắc
HIV/AIDS
Viêm gan C
Viêm gan B
Lao
Khác
74
101
28
8
10
50,3
68,7
19,1
5,4
6,8
Điều trị ARV Có 74 100
Thời gian điều
trị (năm)
4 (2 – 9)
Nhóm liều điều
trị
<60 mg/ ngày
60-120 mg/ ngày
>120 mg/ngày
48
67
79
24,7
34,6
40,7
Tác dụng phụ
(n=126)
Tăng tiết mồ hôi
Táo bón
Giảm ham muốn tình dục
Khô miệng
Khác
80
71
67
65
18
63,5
56,4
51,6
53,2
14,3
Tuân thủ điều trị
Có
Không
139
55
71,7
28,3
*Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 90
Hầu hết bệnh nhân đều có bệnh kèm theo
(75,8%), trong đó hơn một nửa nhiễm
HIV/AIDS, tỷ lệ mắc viêm gan C cao. Tất cả
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đều điều trị ARV
tại cùng cơ sở. Nghiên cứu ghi nhận thời gian
điều trị trung vị là 4 năm (khoảng tứ phân vị 2 –
9). Phần lớn bệnh nhân điều trị với liều >120
mg/ngày. Hầu hết bệnh nhân đều có tác dụng
phụ, nhất là táo bón và tăng tiết mồ hôi. Đánh
giá mức độ tuân thủ điều trị theo hồ sơ bệnh án,
đa số bệnh nhân tuân thủ tốt.
Hỗ trợ xã hội trên bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Kết quả cho thấy điểm số hỗ trợ xã hội của
đối tượng tham gia nghiên cứu trung bình là
3,48 ± 1,06 điểm. Trong đó, điểm cao nhất ở khía
cạnh hữu hình và thấp nhất ở khía cạnh tương
tác xã hội tích cực. Đa số các mức điểm của từng
câu hỏi chủ yếu từ 3 – 5 điểm.
Bảng 4: Phân bố điểm số hỗ trợ xã hội của bệnh nhân tham gia nghiên cứu (MOS-SSS) (n=194)
Đặc tính
Điểm số Trung bình
± độ lệch
chuẩn
1 n (%) 2 n (%) 3 n (%) 4 n (%) 5 n (%)
Hữu hình 4,25* (3,75-5)
MOS2: giúp đỡ khi nằm một chỗ 7 (3,6) 7 (3,6) 13 (6,7) 49 (25,3) 118 (60,8) 5* (4 – 5)
MOS5: đưa đi khám bệnh 11 (5,7) 9 (4,6) 31 (15,9) 62 (31,9) 81 (41,9) 4* (3 – 5)
MOS12: nấu ăn/ mua thức ăn khi không tự
làm được
7 (3,6) 9 (4,6) 24 (12,4) 65 (33,5) 89 (45,9) 4* (4 – 5)
MOS15: làm những việc hàng ngày khi bị ốm 10 (5,2) 7 (3,6) 25 (12,9) 63 (32,5) 89 (45,8) 5* (4 – 5)
Cảm xúc – thông tin 3,27 ± 1,19
MOS3: lắng nghe khi cần nói chuyện 16 (8,3) 19 (9,8) 42 (21,7) 54 (27,8) 63 (32,4) 3,66 ± 1,25
MOS4: cho lời khuyên hữu ích khi gặp rắc rối 28 (14,4) 28 (14,4) 44 (22,7) 37 (19,1) 57 (29,4) 3,35 ± 1,41
MOS8: cho thông tin giúp hiểu vấn đề 22 (11,3) 40 (20,6) 52 (26,8) 37 (19,1) 43 (22,2) 3,20 ±1,31
MOS9: tâm sự về bản thân hay rắc rối 21 (10,8) 34 (17,5) 45 (23,2) 52 (26,8) 42 (21,7) 3,31 ±1,29
MOS13: muốn họ cho lời khuyên 41 (21,1) 24 (12,3) 37 (19,0) 50 (25,8) 42 (21,8) 3,14 ±1,44
MOS16: chia sẻ sự sợ hãi, lo lắng, riêng tư 47 (24,2) 28 (14,4) 48 (24,7) 35 (18,0) 36 (18,7) 2,92 ±1,42
MOS17: hỏi ý kiến để giải quyết rắc rối 37 (19,1) 29 (14,9) 46 (23,8) 46 (23,7) 36 (18,5) 3,08 ±1,38
MOS19: hiểu rõ vấn đề bản thân 27 (13,9) 14 (7,2) 42 (21,6) 50 (25,7) 61 (31,6) 3,54 +1,37
Tương tác xã hội tích cực 3,19 ± 1,23
MOS7: có khoảng thời gian vui vẻ 25 (12,9) 29 (14,9) 48 (24,7) 51 (26,3) 41 (21,2) 3,27 ±1,31
MOS11: cùng thư giãn 26 (13,4) 31(15,9) 46 (23,7) 52 (26,8) 39 (20,2) 3,24 ±1,31
MOS14:làm những việc quên đi buồn phiền 35 (18,0) 31 (15,9) 51 (26,3) 38 (19,6) 39 (20,2) 3,07± 1,38
MOS18:làm những việc thú vị 24 (13,9) 30 (15,5) 51 (26,3) 51 (26,3) 35 (18,0) 3,19 ±1,29
Tình cảm 3,52± 1,01
MOS6:thể hiện tình thương và sự yêu mến 19 (9,79) 20 (10,31) 58 (29,9) 51 (26,29) 46 (23,71) 3,43± 1,23
MOS10:an ủi, vỗ về 23 (11,86) 21 (10,82) 54 (27,84) 54 (27,84) 42 (21,65) 3,36 ±1,26
MOS20:để yêu thương và khiến cảm thấy
được cần đến
12 (6,19) 12 (6,19) 43 (22,16) 68 (35,05) 59 (30,41)
3,77 ±1,13
Số người thân thiết/ người bạn thân 2* (1 – 3)
Trung bình thang đo MOS-SSS 3,48 ±1,06
*Trung vị (Khoảng tứ phân vị); 1 = “không bao giờ”, 2 = “hiếm khi”, 3 = “thỉnh thoảng”,
4 = “thường xuyên”, 5 = “luôn luôn”
Mối liên quan giữa HTXH và các đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu
Bảng 5 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa điểm số HTXH với tình trạng hôn
nhân (p <0,001), tình trạng sống chung (p<0,001),
nghề nghiệp (p<0,001). Điểm số HTXH ở những
người không sử dụng thuốc an thần cao hơn
những người sử dụng thuốc (p=0,017). Điểm số
HTXH ở những bệnh nhân không có bệnh kèm
theo cao hơn ở những bệnh nhân có mắc bệnh
kèm theo (p=0,042).
Thời gian điều trị giải thích cho 2,5% sự thay
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 91
đổi về điểm trung bình hỗ trợ xã hội của thang
đo, mức ý nghĩa của biến số thời gian điều trị có
ý nghĩa thống kê với p = 0,029 (Bảng 6).
Số người thân thiết giải thích cho 8% sự thay
đổi về điểm số HTXH về điểm trung bình hỗ trợ
xã hội của thang đo, mức ý nghĩa của biến số số
người thân thiết có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 5: Mối liên quan giữa điểm số trung bình thang
đo HTXH với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
(n=194)
Đặc điểm
Trung bình thang đo
MOS-SSS
Trung bình
± độ lệch chuẩn
Giá trị p
Hôn nhân
Độc thân
Kết hôn
Sống chung như
vợ chồng
Ly hôn/ly thân
Góa
3,18 ± 1,12
3,89 ± 0,86
3,96 ± 0,84
2,99 ± 0,99
1,76 ± 1,08
< 0,001*
Sống chung
Sống một mình
Sống với gia đình
2,10 ± 1,19
3,57 ± 0,99
< 0,001**
Nghề nghiệp
Không có việc làm
Việc làm thời vụ
Việc làm bán thời gian
Việc làm toàn thời gian
3,04 ±1,24
3,24 ±0,85
4,09 ±1,07
3,54 ±0,93
<0,001*
Các chất gây nghiện đã
dùng
Thuốc an thần
Không
Có
3,58±1,05
3,17±1,01
0,017**
Bệnh kèm theo
Không
Có
3,75±1,14
3,39± 1,02
0,042**
*Kiểm định ANOVA **Kiểm định T test
Bảng 6: Phương trình hồi quy đơn biến mối liên
quan giữa điểm số HTXH với thời gian điều trị và số
người thân thiết.
Phương trình hồi quy tuyến tính đơn
biến
p r
2
Điểm số HTXH trung bình thang đo MOS-
SSS = 3,22 + 0,051* thời gian điều trị
0,029 0,025
Điểm số HTXH trung bình thang đo MOS-
SSS = 3,16 +0,139*số người thân thiết
<0,001 0,08
BÀN LUẬN
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone đã và đang áp
dụng hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới cũng
như tại Việt Nam(4). Số lượng bệnh nhân tham
gia điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone trên cả nước ngày càng tăng(3), vì vậy
đòi hỏi mô hình điều trị điều trị thay thế nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone phải càng được nhân rộng về quy
mô và hoàn thiện về chất lượng
Đa số đối tượng đang điều trị Methadone tại
Bình Thạnh là nam giới, tuổi trung vị là 38 tuổi,
đều là những người ở độ tuổi lao động. Trình độ
học vấn của bệnh nhân trong nghiên cứu đa
phần ở trung học cơ sở và trung học phổ thông,
cho thấy hiện nay tình trạng nghiện ma túy cũng
như các chất dạng thuốc phiện ngày càng gia
tăng và đa dạng hơn, có mặt ở mọi tầng lớp tri
thức. Yếu tố việc làm và khả năng tài chính là
vấn đề đáng quan tâm trên bệnh nhân nghiện,
đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị
của bệnh nhân về chí phí, tinh thần. Trong
nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ người có việc làm
ổn định, toàn thời gian khá cao là 48,97% và
cũng thấy được trong nghiên cứu của Trần Thị
Phương Nga là 42,5%(12). Methadone hiện đang
là lựa chọn điều trị hiệu quả cho những bệnh
nhân nghiện ma túy và các chất dạng thuốc
phiện khác, vì thế trong nghiên cứu này ghi
nhận 100% bệnh nhân đều sử dụng heroin. Bệnh
nhân tái sử dụng nghiện chất trong 30 ngày gần
nhất ghi nhận có 11,3%. Kết quả này thấp hơn
kết quả của tác giả Zhou K là 19,6%(8) và cao hơn
kết quả của Trần Thị Phương Nga là 7,1 %(12).
Việc tái sử dụng nghiện chất có tỷ lệ thấp cho
thấy hiệu quả của chương trình điều trị.
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu đều có
bệnh kèm theo, có 147/194 người chiếm 75,8%.
Chủ yếu là nhiễm HIV/AIDS, viêm gan C, viêm
gan B và trong nghiên cứu ghi nhận 100% bệnh
nhân nhiễm HIV đều được điều trị ARV tại
phòng khám Methadone. Việc phối hợp điều trị
ARV cùng với chương trình điều trị Methadone
tại cùng một phòng khám tạo điều kiện thuận lợi
cho bệnh nhân, đảm bảo được hiệu quả điều trị
và giảm sự lan truyền HIV. Liều điều trị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 92
Methadone trong nghiên cứu ở nhiều mức liều
khác nhau, kết quả nghiên cứu ghi nhận liều
trung vị là 107,5 mg/ngày (khoảng tứ phân vị 60
– 160), điều này phù hợp với khuyến cáo điều trị
của Bộ Y tế liều duy trì thông thường từ 60- 120
mg/ ngày(2).
Bệnh nhân đang điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện là một đối tượng nhạy cảm, hỗ
trợ xã hội là lĩnh vực mới và việc sử dụng thang
đo MOS-SSS trong các nghiên cứu về hỗ trợ xã
hội trên đối tượng bệnh nhân này rất hạn chế.
Kết quả điểm số trung bình của tổng thang đo
MOS-SSS trong nghiên cứu này là 3,48 ± 1,06
điểm. Điểm số trung bình của từng khía cạnh
không có sự khác biệt quá lớn, điểm số trung
bình khía cạnh cao nhất trong nghiên cứu là khía
cạnh hữu hình 4,25 điểm (khoảng tứ phân vị
3,75-5), thấp nhất là khía cạnh tương tác xã hội
tích cực (3,19 ± 1,23 điểm), điều này tương đồng
với kết quả của Khương Quỳnh Long và cộng
sự(6). Khía cạnh hữu hình thể hiện sự giúp đỡ sẵn
có, hỗ trợ về mặt vật chất, đa phần bệnh nhân
đều sống chung với gia đình, đều nhận được sự
chăm sóc về ăn uống, phụ giúp các công việc
hàng ngày nên các câu hỏi về sự giúp đỡ bên
ngoài luôn có mức điểm cao. Về khía cạnh tương
tác xã hội, các câu hỏi chủ yếu về hỗ trợ tinh
thần. Bệnh nhân đang điều trị Methadone là đối
tượng nhạy cảm, xã hội hiện tại mặc dù đã giảm
sự kì thị với họ nhưng việc tạo mối quan hệ thân
thiết để cùng làm những việc trên không phải
dễ. Tuy nhiên, điểm số khía cạnh tương tác xã
hội không phải là thấp, điều đó chứng tỏ, dù
không phải là luôn luôn, nhưng bên cạnh những
bệnh nhân đều có một người có thể cùng luôn
làm những việc mà họ mong muốn.
Bệnh nhân đang điều trị các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone là đối tượng nhạy cảm,
sự hỗ trợ xã hội trên bệnh nhân này thực sự cần
thiết. Trong nghiên cứu, đã tìm thấy mối liên
quan giữa điểm số hỗ trợ xã hội với tình trạng
hôn nhân, nghề nghiệp, tái sử dụng nghiện chất
trong vòng một tháng, tần suất sử dụng nghiện
chất, bệnh kèm theo, tuổi, thời gian điều trị
Methadone, số lần bỏ liều và số người thân thiết.
Bên cạnh đó, nghiên cứu không tìm thấy mối
lien quan giữa điểm số hỗ trợ xã hội với các yếu
tố giới tính, tôn giáo, tuổi, học vấn, tài chính, tần
suất sử dụng chất gây nghiện, sự tái sử dụng ma
túy, tác dụng phụ, liều điều trị, bỏ liều. Tuy
nhiên, những mối liên quan đều là những yếu tố
có thể tác động được, vì vậy cần cải thiện những
yếu tố này để giải quyết những vấn đề cho bệnh
nhân và tạo cho họ động lực điều trị hiệu quả.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 194
bệnh nhân đang điều trị các CDTP bằng
Methadone tại phòng khám quận Bình Thạnh,
TPHCM, nhằm đánh giá sự HTXH trên bệnh
nhân này và xác định một số yếu tố liên quan,
kết quả nghiên cứu cho thấy: điểm trung bình
tổng thang đo MOS - SSS là 3,48 ± 1,06 điểm, và
những người kết hôn, sống chung với gia đình,
có nghề nghiệp ổn định, không sử dụng thuốc
an thần, không có bệnh kèm theo, điều trị lâu
năm, có số người thân thiết nhiều thì có điểm số
HTXH cao hơn so với những đối tượng không
có đặc điểm này.
Cần có thêm những nghiên cứu dọc nhằm
xác định thêm các yếu tố liên quan đến hỗ trợ xã
hội trên bệnh nhân đang điều trị Methadone tại
TP. Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước. Qua
đó, cung cấp thêm bằng chứng về hiệu quả điều
trị của chương trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abrefa-Gyan T, Wu L, Lewis MW (2016). "Social support and
support groups among people with HIV/AIDS in Ghana". Soc
Work Health Care, 55 (2), pp.144-60.
2. Bộ Y Tế (2010). "Quyết định số 3140/QĐ-BYT Ban hành hướng
dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone".
Bộ y tế.
3. Bộ Y Tế (2017). “Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017,
và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018”. Bộ y tế.
4. Bộ Y Tế, chống HIV/AIDS Cục phòng (2017). “Điều trị nghiện
bằng Methadone: Hiệu quả trong việc quản lý người nghiện”.
Methadone-Hieu-qua-trong-viecquan-ly-nguoi-nghien, truy cập
ngày 10/6.
5. Degenhardt L, Charlson F, Mathers B, Hall WD, Flaxman AD,
Johns N et al (2014). "The global epidemiology and burden of
opioid dependence: results from the global burden of disease
2010 study". Addiction, 109 (8), pp.1320-33.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 93
6. Khuong Quynh Long, Vu Thi Tuong Vi, Huynh Ngoc Van Anh,
Thai Thanh Truc (2018). “Psychometric properties of the
medical outcomes study: social support survey among
methadone maintenance patients in Ho Chi Minh City,
Vietnam: a validation study”. Substance Abuse Treatment,
Prevention & Policy, 13:p1-8.
7. Lin C, Wu Z, Detels R (2011). "Family support, quality of life
and concurrent substance use among methadone maintenance
therapy clients in China". Public Health, 125 (5), pp. 269-74.
8. Maeda U, Shen BJ, Schwarz ER, Farrell KA, Mallon S (2013).
"Selfefficacy mediates the associations of social support and
depression with treatment adherence in heart failure patients".
International journal of behavioral medicine, 20 (1), pp.88-96.
9. Oviedo-Joekes E, Brissette S, Marsh DC, Lauzon P, Guh D et al
(2009). "Diacetylmorphine versus Methadone for the Treatment
of Opioid Addiction". The new England jourual of medicine,
361:777-786.
10. Parpouchi M, Moniruzzaman A, Rezansoff SN et al (2017).
“Characteristics of adherence to methadone maintenance
treatment over a 15year period among homeless adults
experiencing mental illness”. Elsevier, pp.106-111.
11. Soyka M, Strehle J, Rehm J, Wittchen HU (2017). "Six-Year
Outcome of Opioid Maintenance Treatment in Heroin-
Dependent Patients: Results from a Naturalistic Study in a
Nationally Representative Sample". Eur Addict Res, 23 (2), pp.97-
105.
12. Trần Thị Phương Nga, Lê Nữ Thanh Uyên (2017) "Chất lượng
giấc ngủ và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị tại
phòng khám methadone Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh". Tạp
chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 21 (1), tr.171 - 178.
13. Zhou K, Li H, Wei X, Li X, Zhuang G (2017). "Relationships
between perceived social support and retention among patients
in methadone maintenance treatment in mainland China”.
Psychol Health Med, 22(4):493-500.
14. Zhou K, Li H, Wei X, Yin J, Liang P, Zhang H et al. (2017)
"Relationships between received and perceived social support
and health-related quality of life among patients receiving
methadone maintenance treatment in Mainland China". Subst
Abuse Treat Prev Policy, 12 (1), pp.33.
Ngày nhận bài báo: 8/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_tro_xa_hoi_tren_benh_nhan_dieu_tri_methadone_va_cac_yeu_t.pdf