Tài liệu Hình tượng nhân vật nữ trong “Thủy hử” của Thi Nại Am - Đỗ Tiến Quân: 35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Thủy Hử”(水浒传)là một trong những bộ tiểu
thuyết trường thiên lớn nhất nằm trong “Minh đại tứ
đại kỳ thư” (bốn pho sách lớn, lạ kỳ đời Minh Trung
Quốc), chữ “kỳ” ở đây chỉ sự mới lạ không những về
nội dung và nghệ thuật, mà còn chỉ sự khẳng định
đối với những sáng tạo của tác phẩm. “Thủy Hử”
cũng là cuốn tiểu thuyết trường thiên đầu tiên của
văn học cổ đại Trung Quốc nói về khởi nghĩa nông
dân với quy mô lớn. Toàn bộ câu chuyện phát triển
xoay quanh tình tiết “quan ép dân phản”, miêu tả một
nhóm những anh hùng hảo hán, do không chịu nổi
cảnh áp bức, đàn áp của quan lại nên dựng cờ khởi
nghĩa tại Lương Sơn Bạc, cuối cùng khép lại thất bại
với màn chiêu an của triều đình. Tiểu thuyết cũng
phô bày bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn thống trị
phong kiến bạo ngược thối nát, làm cho người dân
sống cảnh lầm than, đồng thời cũng lột tả mâu thuẫn
TS. ĐỖ TIẾN QUÂN1; ThS. NGUYỄN THỊ HOÀ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng nhân vật nữ trong “Thủy hử” của Thi Nại Am - Đỗ Tiến Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Thủy Hử”(水浒传)là một trong những bộ tiểu
thuyết trường thiên lớn nhất nằm trong “Minh đại tứ
đại kỳ thư” (bốn pho sách lớn, lạ kỳ đời Minh Trung
Quốc), chữ “kỳ” ở đây chỉ sự mới lạ không những về
nội dung và nghệ thuật, mà còn chỉ sự khẳng định
đối với những sáng tạo của tác phẩm. “Thủy Hử”
cũng là cuốn tiểu thuyết trường thiên đầu tiên của
văn học cổ đại Trung Quốc nói về khởi nghĩa nông
dân với quy mô lớn. Toàn bộ câu chuyện phát triển
xoay quanh tình tiết “quan ép dân phản”, miêu tả một
nhóm những anh hùng hảo hán, do không chịu nổi
cảnh áp bức, đàn áp của quan lại nên dựng cờ khởi
nghĩa tại Lương Sơn Bạc, cuối cùng khép lại thất bại
với màn chiêu an của triều đình. Tiểu thuyết cũng
phô bày bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn thống trị
phong kiến bạo ngược thối nát, làm cho người dân
sống cảnh lầm than, đồng thời cũng lột tả mâu thuẫn
TS. ĐỖ TIẾN QUÂN1; ThS. NGUYỄN THỊ HOÀI MỸ2
1 Học viện Khoa học Quân sự ✉quandovn@yahoo.com
2 Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội ✉hoaimyda@gmail.com
Ngày nhận: 28/10/2016; Ngày hoàn thiện: 18/11/2016; Ngày duyệt đăng: 30/11/2016
Phản biện khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC HÀM
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ
TRONG “THỦY HỬ” CỦA THI NẠI AM
TÓM TẮT
Trong tiểu thuyết “Thủy Hử” của Thi Nại Am, hình tượng nhân vật nữ được hiện ra một cách tương
đối tiêu cực, mang tính chất lạc hậu. Bằng việc phân tích ba loại hình nhân vật nữ trong tiểu thuyết,
bài viết làm rõ những ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tông pháp phong kiến trong văn hóa truyền
thống Trung Hoa đối với tác giả, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tiêu chuẩn đánh giá và giá
trị của nhân vật nữ trở nên hết sức khác biệt khi so sánh với những nam anh hùng trong tác phẩm,
và cũng là điểm độc đáo góp phần đem lại sự đa dạng trong phong cách sáng tác của nhà văn.
Từ khóa: “Thủy Hử”, hình tượng, nhân vật nữ, tư tưởng tông pháp.
giai cấp sâu sắc của xã hội đương thời. Với ngòi bút
nghệ thuật sâu sắc, óc quan sát tinh tế cùng khả năng
sáng tạo của tác giả, “Thủy Hử” xứng đáng được đứng
trong hàng ngũ “Tứ đại danh tác” của văn học cổ đại
Trung Quốc.
Tuy nhiên, ý kiến nhận định về giá trị tác phẩm này mà
thực chất là đánh giá về các nhân vật anh hùng hết
sức phức tạp, thậm chí nhiều khi trái ngược nhau. Các
nhân vật nam anh hùng trong tiểu thuyết đa phần
được miêu tả một cách hết sức sinh động, nhưng hình
tượng nhân vật nữ được hiện ra một cách tương đối
tiêu cực, mang tính chất lạc hậu, phong kiến, hoặc đầy
thói hư tật xấu. Nhiếp Cám Nỗ(聂绀弩)cho rằng:
Toàn bộ “Thủy Hử” là câu chuyện về sự khinh miệt phụ
nữ, đây đều là phong kiến chứ không phải là phản
phong kiến (胡邦炜, 1982). Tôn Thọ Vĩ(孙寿玮)
cũng nhận xét: Về mặt khắc họa hình tượng nhân vật
nữ, “Thủy Hử” đã không đạt được thành công, chủ yếu
36 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
bởi vì nó xuất phát từ tư tưởng phong kiến của tác
giả (孙寿玮, 1984). Hoàng Nhất Hải(黄一海)chỉ ra:
“Thủy Hử” là một thiên anh hùng ca, nhưng một số
nhân vật anh hùng lại được tạo dựng trên cơ sở sự hi
sinh, kỳ thị, tổn hại phụ nữ, đây là sự thu nhỏ của xã
hội trọng nam khinh nữ, cũng là sự phản ánh thế giới
quan của tác giả (黄一海, 2003). Thế nhưng, Lý Hiến
Phương (李献芳) lại cho rằng: “Thủy Hử” đã mạnh dạn
khắc họa hình tượng ba vị nữ anh hùng thông minh
tài trí, phản ánh quan niệm lịch sử tiến bộ và lý tưởng
xã hội của tác giả (李献芳, 2002). Đã qua 5 thế kỷ, việc
thẩm định và tiếp nhận tác phẩm cũng như đánh giá
các nhân vật trong Thủy Hử vẫn còn chưa thống nhất.
Sở dĩ có sự khác nhau đó vì các ý kiến đã tiếp cận tác
phẩm từ các góc nhìn khác nhau, nên việc lý giải nhân
vật cũng không giống nhau. Tìm hiểu về hình tượng
nhân vật nữ, đặc biệt bằng việc phân tích quy loại
ba loại hình nhân vật nữ trong tiểu thuyết, bài viết
làm rõ những ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tông
pháp phong kiến trong văn hóa truyền thống Trung
Hoa đối với tác giả và tác phẩm, từ đó cung cấp một
góc nhìn đa dạng hơn về giá trị của tác phẩm lớn này
trong dòng văn học cổ đại Trung Quốc thời Minh.
2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU
THUYẾT “THỦY HỬ”
Theo thống kê, “Thủy Hử” có tổng cộng 780 nhân vật,
các nhân vật có họ tên cụ thể là 577 người, trong đó
có 76 nhân vật nữ, có 47 nhân vật nữ được đề cập đến
nhưng không miêu tả nhiều, còn 29 nhân vật nữ được
miêu tả tương đối cụ thể. Mỗi nhân vật nữ có cá tính
và đặc điểm số phận khác nhau, nhưng có thể thấy,
về cơ bản các nhân vật nữ trong “Thủy Hử” được chia
thành ba loại như sau:
2.1. Nhân vật chính diện: Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương,
Hỗ Tam Nương
“Thủy Hử” miêu tả về Cố Đại Tẩu, biệt danh “Mẫu
Đại Trùng” (Cọp cái) như sau: “Lông mày thô, mắt to,
mặt béo, lưng tokhi tức giận thường lấy thanh gỗ
to đánh chồng; khi bực dọc, thường lấy dùi đá để
đâm thủng đùi khách”1. Còn về “Mẫu Dạ Xoa” Tôn
Nhị Nương được xuất hiện như sau: “Lông mày dựng
đầy sát khí, mắt lộ hung quang, da trát một lớp phấn
dầymặc lớp áo đỏ giống như quỷ Dạ Xoa trong
đêm”. Xét từ ngoại hình và biệt hiệu, có thể thấy hai
nhân vật nữ này đầy chất hung thần ác sát, vô cùng
thô tục. Xét từ hành vi, họ cũng là người tương đối tàn
nhẫn: Cố Đại Tẩu “rút ra hai thanh đao, chạy thẳng vào
trong phòng, cứ một đao là một mạng, giết hết phụ
nữ trong phòng”. Tôn Nhị Nương và chồng là Trương
Thanh mở hắc điếm bán bánh bao dùng nhân thịt
người, Trương Thanh khi giết người còn tuân theo ba
nguyên tắc: Một là không giết tăng đạo, hai là không
giết kỹ nữ, con hát, ba là không giết tù nhân, còn Tôn
Nhị Nương thì cứ có cơ hội gặp khách hàng là giết.
Có người nói tàn nhẫn, khát máu, giết người là giấc
mơ mà bất kỳ nam nhi hảo hán nào cũng đã trải qua
trong thời loạn lạc đó, hiển nhiên, tác giả đã miêu tả
Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương như những nhân vật nam
mà không có sự khác biệt, điều này ngược lại với văn
hóa truyền thống của Trung Quốc. Xét theo tổng quan
lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc, các mỹ nữ cho dù
không nhất định là người tốt, nhưng người tốt thì
nhất định không phải là người có dung mạo xấu xa,
do đó, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, nhân vật nữ có
dung mạo xấu luôn làm cho độc giả có cảm giác, hoặc
liên tưởng đến cái ác, trong Thủy Hử cũng vậy, tác giả
dường như rất tán thành quan niệm truyền thống đó,
cho dù hai nhân vật nữ này thuộc loại nhân vật nữ
chính diện. Ngoài ra, nếu trong tiểu thuyết, các nhân
vật nam khi giết người đều được miêu tả rõ lý do, căn
nguyên hoặc giải thích đầy đủ, thế nhưng khi miêu tả
tính khí hung tàn của Cố Đại Tẩu và Tôn Nhị Nương,
tác giả lại không có một lời giải thích nào cả, điều này
thực sự tạo thành nét tương phản lớn đối với hình
tượng nhân vật nam trong truyện, đồng thời cũng
làm cho hình ảnh của họ kém đi nét đặc sắc rất nhiều.
Lại ví dụ như Hỗ Tam Nương, đây là nhân vật được tác
giả yêu thích hơn cả, bởi vì cô xinh đẹp hơn hai nhân
vật nữ anh hùng kia rất nhiều, trong Hồi thứ 47, tác giả
viết: “Có một nhân vật nữ là anh hùng hơn cả, hiệu là
Nhất Trượng Thanh Hỗn Tam Nương, sử một đôi nhật
nguyệt song đao, thuật cưỡi ngựa thì không ai bì kịp”.
Thế nhưng những khiếm khuyết của nhân vật này lại
được tác giả cố ý lộ rõ: Lần đầu khi giao đấu với Vương
Anh, Hỗn Tam Nương mắng thầm: “Cái đồnày”, sau
này khi bị bắt sống, biết cả gia đình đã bị thảm sát,
cô cũng không hề có biểu lộ gì khác lạ, thậm chí khi
bị Tống Giang coi làm quà tặng cho Vương Anh, một
nhân vật lùn tịt, xấu trai, háo sắc, biệt hiệu “Hổ chân
ngắn”, cô cũng không phản bác, mà ngược lại: “Thấy
Tống Giang đầy nghĩa khí như vậy, cũng không thoái
thác được, đành phải vái tạ nhận lời”. Hồi thứ 98, khi
Vương Anh bị Quỳnh Anh đâm bị thương, Hỗn Tam
Nương liền quát: “Tiểu dâm phụ đê tiện kia, chớ có vô
lễ”. Sự thực là, Vương Anh bị đánh do nổi tà tâm, hơn
37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
nữa khi hai bên giao chiến, chắc chắn phải có bên bị
thương hoặc bị giết, vậy mà Hỗn Tam Nương lại mắng
đối phương là “dâm phụ”, “vô lễ”, “đê tiện”. Dưới góc độ
chủ nghĩa nữ quyền, đây có thể nói là tự sự của phái
mạnh; dưới góc độ chủ nghĩa hiện thực, có thể nói tư
tưởng của phụ nữ trong thời cổ đại Trung Quốc cũng
bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phụ quyền2, do đó
Hỗn Tam Nương ngang ngược mắng kẻ làm chồng
mình bị thương là “dâm phụ”, cho dù chồng mình
đáng bị như vậy.
Ngoài ra, cho dù Hỗn Tam Nương nhiều lần làm đại
tướng dẫn quân xung trận, giành được nhiều chiến
tích lẫy lừng, nhưng chỉ xếp vị trí thứ 23 trong Địa sát,
còn người từng bị cô bắt sống tại trận tiền là Bành
Như lại xếp hàng thứ 7 trong danh sách Địa sát, hay
ngay cả chồng là Vương Anh – một nhân vật háo sắc
và được coi là kém nhất trong 108 vị anh hùng Lương
Sơn cũng được xếp thứ 22, trên cô 1 bậc. Đồng thời,
tác giả còn cho nhân vật này chết một cách đột ngột,
không để lại ấn tượng gì sâu sắc: Hồi thứ 117, khi đi
đánh quân Phương Lạp, Vương Anh bị Trịnh Ma Quân
đâm chết, Hỗn Tam Nương “vội giục ngựa chạy đến
báo thù, chỉ thấy Trịnh Ma Quân chuyển mình, một
hòn đá bay vọt ra nhằm vào mặt Hỗn Tam Nương,
Hỗn Tam Nương rớt xuống ngựa mà chết”. Có thể
nhận ra, cho dù “Thủy Hử” có dùng bao nhiêu giấy
mực để miêu tả về sự anh dũng của Hỗn Tam Nương
đi chăng nữa, thì đây cũng chỉ là một nhân vật không
có tính cách nổi trội với hình tượng nghệ thuật tương
đối đơn điệu.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, ba vị nữ
anh hùng trong truyện được xuất hiện trong hàng
ngũ nam nhi hảo hán, nhưng với mô típ miêu tả nữ
anh hùng đầy chất nam nhi đó, dễ dàng nhận ra, dù
là nhân vật nữ nhưng trong cốt cách lại không tìm
thấy chút nữ tính nào, mà ngược lại, tính khí nam nhi
lại đầy rẫy trong con người họ, điều này cũng giống
như nhận xét của nhà nghiên cứu Ngụy Sùng Tân: “Về
bản chất, họ không khác biệt với nam giới, số phận
của họ chỉ có thể dùng chữ “bi ai” để giải thích”(魏崇
新, 1997). Chúng tôi cho rằng, đây là cũng biểu hiện
rõ nét của tinh thần trọng nam khinh nữ đã được tác
giả khéo léo bộc lộ một cách tài tình.
2.2. Nhân vật phản diện: Diêm Bà Tích, Phan Xảo Vân
Đối với Diêm Bà Tích, nếu chỉ xét ở hai góc độ: Thái độ
đối với tình cảm, tình yêu của nhân vật này khi so sánh
với Tống Giang, cùng với số phận của con người, thì
Diêm Bà Tích là một nhân vật nhỏ bé rất đáng thương.
Mẹ là Diêm Bà gả cô cho Tống Giang, không phải vì
hạnh phúc của con gái, mà nhằm mục đích có nơi
chốn dưỡng già cho bản thân. Tống Giang biết rất rõ
điều đó nhưng vẫn bằng lòng, thế rồi, chỉ được “một
thời gian đầu, tối nào Tống Giang cũng ngủ với Diêm
Bà Tích”, “rồi sau đó thưa dần”, “thì ra Tống Giang là
một tay hảo hán, chỉ thích cầm thương múa gậy, cũng
không quan trọng quá chuyện nữ sắc. Diêm Bà Tích
lại phơi phới, trẻ hơn so với tuổi, mà tuổi thật cũng
chỉ có mười tám, mười chín, do đó Tống Giang không
được cô ta vừa lòng”. Nhưng điều cần chỉ ra rằng, nếu
Tống Giang không ham mê nữ sắc, thì ngay từ đầu đã
có thể dùng tiền để đẩy Diêm Tích Bà đi cho xong, và
tại sao lúc đầu luôn ngủ chung, về sau lại thưa dần?
Chỉ có thể là do Tống Giang khi đã tỏ đường đi lối về
thì không muốn gần Diêm Tích Bà mà thôi.
Sau này, khi nghe chuyện đồn đại về chuyện tình cảm
giữa Diêm Tích Bà và Trương Văn Viễn, Tống Giang lại
tự nhủ: “Cô ta không phải là thê thiếp do cha mẹ hỏi
cưới cho ta, nên nay nếu không thích ta thì ta không
cần đến mua cái bực mình làm gì, chỉ cần không đến
với cô ta nữa là được rồi”. Cũng trong truyện, khi biết
chuyện Phan Kim Liên với Tây Môn Khánh, Võ Đại
Lang lập tức muốn bắt quả tang, bởi vì Võ Đại Lang
coi Phan Kim Liên là vợ của mình, còn ở đây, khi biết
chuyện tình của Diêm Tích Bà với Trương Văn Viễn,
Tống Giang không buồn hỏi han, chẳng qua là bởi vì
Diêm Tích Bà không có vị trí gì, hoặc chí ít là có cũng
như không trong tim ông ta. Vì thế, trong truyện, dù
Tống Giang luôn được miêu tả như người có nghĩa
khí, nhưng trong chuyện tình cảm với Diêm Tích Bà,
ông không bộc lộ được điều này, vì nếu là người có
nghĩa khí, lại không có tình cảm với Diêm Tích Bà, tại
sao lại không bỏ cô ta để giúp Diêm Tích Bà đến với
Trương Văn Viễn? Trên thực tế, Tống Giang cũng chưa
bao giờ có dự định như thế, thậm chí, khi được Diêm
Bà mời đi ăn bữa tối cuối cùng với Diêm Tích Bà, ông
ta vẫn nghĩ: “Thử ngủ với cô ta, xem tình ý của cô ta
đêm nay với mình thế nào”, “hi vọng cô ta đối với mình
như trước, trước hết ngồi sát chuyện trò, rồi sau đó cố
gắng bên nhau một lúc xem sao”. Có thể thấy rõ, nếu
đã không thương tiếc Diêm Tích Bà, thì Tống Giang
còn muốn thấy tình cảm giả dối của cô ta với mình
làm gì nữa? Khi đã biết chắc chắn Diêm Tích Bà không
thèm để ý đến mình nữa, Tống Giang bèn chửi mắng
không tiếc lời. Kỳ thực, hai bên đều rất rõ là đã không
còn tình cảm với nhau, nhưng Tống Giang vẫn tỏ ra vẻ
đạo mạo tự nhiên, còn Diêm Tích Bà thì lại yêu ghét rõ
38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
ràng, nhưng từ đầu đến cuối, tác giả luôn ca ngợi vẻ
anh dũng trung liệt của Tống Giang, còn Diêm Tích Bà
lại bị miêu tả như một dâm phụ, cố nhiên, “dâm phụ”
phải bị kết thúc số phận – chết một cách thê thảm.
Hiển nhiên, tiêu chuẩn kép khi đánh giá nam nữ của
tác giả ở đây đã được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết.
Nếu như cái chết của Diêm Tích Bà ở một chừng mực
nhất định là do tự mình gây nên, thì cái chết của Phan
Xảo Vân lại là hoàn toàn do ý muốn chủ quan của tác
giả. Trong Hồi 44, sự khinh bỉ, coi rẻ của tác giả đối với
Phan Xảo Vân được thể hiện rõ qua lời của Thạch Tú
khi chê cô ta không chịu làm tiết phụ: “Tẩu tẩu nhìn
thấy ta may những quần áo như thế này, chắc chắn sẽ
nói xấu sau lưng, lại thấy ta hai ngày không quay về,
rồi sẽ lời ra tiếng vàongười xưa đã nói, làm gì có kẻ
kiên trung tiết hạnh”, rồi sau khi nhìn thấy cửa hàng
đóng cửa, Thạch Tú lập tức nghi ngờ do có bàn tay
ngầm của Phan Xảo Vân, ngay cả khi mối nghi ngờ
đó được giải tỏa, Thạch Tú cũng không hề có chút hối
hận nào, vì từ đầu đến cuối, anh ta luôn cho rằng Phan
Xảo Vân là người phụ nữ không nết na, hiền thục.
Khi sự việc giữa Phan Xảo Vân và Bùi Như Hải bị lộ,
Thạch Tú lại ra sức kích động Dương Hùng giết Phan
Xảo Vân: “Hôm nay ba mặt một lời phải nói cho rõ
ràng, rồi tùy ca ca quyết định xử lý”, để rồi sau đó
Dương Hùng quyết định ra tay giết người: “Đồ tiện
nhân dâm phụ kia, ta nhất thời bị nhầm lẫn, chút nữa
thì bị mi lừa, một là làm hỏng tình huynh đệ giữa ta
và Thạch Tú, hai là sau này mi sẽ hại đến tính mạng
của ta”, thế rồi: “Một nhát đao đâm thẳng vào tim
rồi rạch xuống bụng, lôi cả tim gan ngũ tạng ra treo
trên cành cây tùng.”
Trên thực tế, Phan Xảo Vân có đáng bị tử hình bằng
cách tàn khốc như vậy? Nếu xét theo luật lệ thời bấy
giờ, cô ta cũng chỉ đáng bị đuổi khỏi nhà, nhưng lại
chịu kiếp vận như thế, rõ ràng rằng, từ những câu chữ
trong tiểu thuyết, có thể thấy, cái chết của Phan Xảo
Vân cũng chỉ để Thạch Tú chứng minh sự trong sạch
của bản thân, và để Dương Hùng bù đắp tình cảm,
sửa chữa sai lầm do sự hoài nghi thuở ban đầu đối với
Thạch Tú mà thôi. Buồn thay, Phan Xảo Vân cũng chỉ
là vật hi sinh để chứng minh cho tình cảm của huynh
đệ họ, chứ không phải là một con người. Nhưng cũng
qua nhân vật này, có thể thấy tư tưởng và thái độ đậm
chất phong kiến, thành kiến của tác giả đối với việc
tình cảm ngoài hôn nhân trong lễ giáo phong kiến,
một sự chán ghét đến tiêu cực được đưa lên một cấp
độ cao nhất, mà chỉ có cái chết mới gột rửa được tội
lỗi của những người như Phan Xảo Vân.
2.3. Nhân vật bên lề: Kim Thúy Liên, Lý Sư Sư
Hồi thứ 3 giới thiệu sự xuất hiện của Kim Thúy Liên với
lời tự sự như sau: “Tôi vốn là người Đông Kinh, cùng
cha mẹ đến Vị Châu để nhờ cậy họ hàng, không ngờ,
người họ hàng đó lại đã chuyển đi Nam Kinh, mẹ bị
mắc bệnh nặng rồi chết, hai cha con lưu lạc tại đất Vị
Châu mưu sinh, có một tài chủ, tên là Trấn Quan Tây
Trịnh đại quan nhân thấy vậy, bèn nhờ mai mối ép
gả làm thiếp, bắt viết văn tự bán tôi cho ông ta với
giá 3000 quan, mà thực tế không có đồng tiền nào
cả, chưa được ba tháng sau, vợ cả ghen tuông quá
đỗi, đuổi tôi đi, rồi lại đem văn tự ra đòi lại tiền, cha
tôi già yếu không có cách gì chống lại, may mà ngày
xưa tôi được cha dạy cho vài bài hát, nên bất đắc dĩ
phải đến quán rượu để quanh co hát xướng, tiền kiếm
được trong ngày phải trả cho Trấn Quan Tây hơn một
nửa, mấy ngày nay khách hàng thưa vắng, sợ đến hẹn
không có tiền trả nên khóc than.” Nghe qua, không
một ai không đồng cảm chia sẻ với nàng, một số phận
đen bạc của người lao động nghèo khổ dưới đáy xã
hội. Thế nhưng, chỉ đến Hồi thứ 4, sự đồng cảm của
độc giả đối với nhân vật này chợt tan biến, khi nghe
thấy cô ta chỉ trỏ ra lệnh cho a hoàn sắp xếp vị trí chỗ
ngồi như phu nhân chính thất, cho dù cô chỉ là phận
làm lẽ, lúc này tác giả làm cho độc giả chợt bừng tỉnh,
hiểu ra rằng, lúc trước, cô ta không vừa lòng với Trịnh
Đồ, chỉ bởi vì Trịnh Đồ đã không cho cô ta một nơi để
ở, và nếu giả dụ Trịnh Đồ cho cô ta một nơi dung thân,
thì chắc chắn độc giả sẽ không có cơ hội thưởng thức
cảnh Lỗ Đạt đánh Trịnh Đồ đến chết như vậy, từ đó,
mất đi sự đồng cảm với hình ảnh của nhân vật Kim
Thúy Liên, đồng thời, nảy sinh sự chán ghét với bản
tính của người phụ nữ này.
Sự khinh bỉ, coi rẻ nhân cách người phụ nữ cũng được
tác giả thể hiện ở nhân vật Lý Sư Sư, người được coi
là có tài mạo song toàn nhất so với các nhân vật nữ
khác trong truyện. Lý Sư Sư xuất hiện ở Hồi thứ 72 với
vẻ đẹp nguyệt thẹn hoa nhường và sự trượng nghĩa
hiếm có, khi Tống Giang muốn thông qua Lý Sư Sư để
thiết lập quan hệ và bày tỏ nguyện vọng được chiêu
an với triều đình, cùng với Yến Thanh đi đến Đông
Kinh, quả nhiên, sau khi trình bày hoàn cảnh, nàng
cũng sẵn sàng giúp đỡ: “Không cần nói gì thêm nữa,
tôi đã nghe đại danh nghĩa sĩ của các vị đã lâu, chỉ
là do không có người tốt giới thiệu để hợp tác, nên
39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
đành phải để cho các vị cứ phải khuất mình ở chốn
Lương Sơn mãi”. Xét trong hoàn cảnh thực tế lúc bấy
giờ, và trong lời nói, ánh mắt, cử chỉ, Lý Sư Sư quyết
định như vậy dường như chỉ bởi vì cô muốn giúp Yến
Thanh, một anh hùng hảo hán anh tuấn, phong nhã.
Một người tài sắc vẹn toàn như vậy, nảy sinh tình cảm
ái mộ khi gặp được Lãng tử Yến Thanh, một người
phong độ tuyệt luân cũng là điều thường tình, hơn
nữa, ngay cả Tống Giang cũng cảm thấy rung động
trước nàng, vậy mà tác giả lại cho rằng, việc Lý Sư
Sư rung động trước Yến Thanh là “tà niệm”, đòi Yến
Thanh phải níu chặt con tim mình lại, hành lễ 8 bái
đối với nàng, sự hành lễ đó thể hiện thái độ rõ ràng,
làm cho Lý Sư Sư hiểu rõ mình không thể nào đến
với Yến Thanh được, đồng thời, tác giả cũng bắt Yến
Thanh phải tỏ lòng quyết tâm trước Đới Tông: “ Đại
trượng phu xử thế, nếu vì tửu sắc mà quên gốc, khác
nào cầm thú, nếu Yến Thanh có lòng như thế, nguyện
chết dưới ngàn mũi kiếm”. Có thể thấy, tác giả một
mặt hết lời ca ngợi vẻ đẹp của Lý Sư Sư, một mặt lại
miêu tả ý chí sắt đá của Yến Thanh, dường như ông
cho rằng, việc Yến Thanh động lòng trước Lý Sư Sư sẽ
ngăn cản nhân vật này trở thành anh hùng hảo hán.
Còn một số nhân vật nữ khác, tác giả cũng đều dùng
thái độ chán ghét nữ giới để miêu tả, ví dụ như nàng
ca kỹ trong tửu lâu bị Lý Quỳ đánh đến ngất đi, nhân
vật trong lầu xanh quen biết Sử Tiến rất lâu nhưng lại
vong ân bội nghĩa
Từ những điểm trên, có thể thấy, các nhân vật nữ trong
truyện đa số hiện ra với các sắc thái, hình ảnh tiêu cực,
hoặc là dâm phụ, hoặc là người tâm địa ác độc, ngay
cả những nhân vật nữ anh hùng cũng khó đem lại
cảm giác gần gũi cho độc giả. Thông qua việc miêu
tả hình tượng nhân vật nữ một cách cực đoan như
thế, có thể nhận thấy ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng
tông pháp phong kiến trong văn hóa truyền thống
Trung Quốc đối với phong cách tác giả, từ đó làm cho
tiêu chuẩn kép trong đánh giá giá trị con người trong
tác phẩm trở thành phổ biến, xét cho cùng, nguyên
nhân sâu xa đó được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất là, quan niệm “Nữ giới họa thủy” – người phụ
nữ là nguyên nhân của mọi kiếp họa
Dưới ngòi bút của các tác giả Trung Hoa thời cổ đại,
phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đẹp, luôn là nguyên nhân
của mọi kiếp họa, như Đát Kỷ làm nhà Thương sụp đổ,
Bao Tự làm Chu U Vương mất nước, Dương Quý Phi
làm cho nhà Đường chịu nạn loạn An Lộc SửTrước
những “bằng chứng” đanh thép đó, người anh hùng
muốn giành được thắng lợi trên chiến trường bèn
nhất loạt xuống đao với người phụ nữ của họ, giống
như đại tướng Lưu Tông Mẫn, để xua tan mối hoài
nghi của chủ tướng Lý Tự Thành và bày tỏ quyết tâm
giành thắng lợi khi phá vòng vây, ông đã tự tay giết
chết hai bà vợ của mình, các tướng lĩnh khác cũng lần
lượt làm theo để tỏ lòng trung với chủ tướng, có thể
thấy, trong mắt những anh hùng hảo hán này, việc
giết phụ nữ giống như giẫm đạp lên cành cây, ngọn
cỏ không hơn không kém và nếu muốn làm anh hùng
thì phải rũ bỏ gánh nặng về phụ nữ này. Tương tự như
vậy, trong “Thủy Hử”, về cơ bản, hình tượng người phụ
nữ đều hiện ra một cách xấu xa, họ dâm loạn, ác độc,
là “họa thủy”, là nguồn gốc tai ương cho người đàn
ông, thậm chí là tai ương của cả quốc gia, dân tộc.
Trên thực tế, quan niệm này bắt nguồn từ thước đo
của văn hóa phụ hệ, và thước đo đó xét về bản chất
đã không đặt người phụ nữ và người đàn ông ở một
vị trí bình đẳng, giống như Lỗ Tấn từng nói: “Tôi từ
trước đến nay đều không tin rằng, Vương Chiêu Quân
xuất giá đến Hung Nô có thể đem đến hòa bình cho
triều Hán, Hoa Mộc Lan tòng quân có thể giữ được
nước Tùy, cũng không tin những câu truyện cổ như
Đát Kỷ làm nhà Thương diệt vong, Dương Quý Phi
làm loạn nhà Đường. Tôi cho rằng, trong xã hội nam
quyền, phụ nữ không thể có được quyền lực lớn như
vậy. Việc hưng vong của quốc gia từ trước đến nay
đều là trách nhiệm của đàn ông. Thế nhưng các tác
giả nam từ thời cổ đại đến nay đa số đều đẩy trách
nhiệm thất bại, mất nước về phía người phụ nữ” (鲁
迅, 2013). Ở một góc độ nhất định, có thể mượn lời
của Lỗ Tấn như trên để giải thích cho thái độ của Thi
Nại Am đối với nhân vật nữ trong truyện.
Thứ hai là, trọng nam khinh nữ
Mô hình gia tộc truyền thống của Trung Quốc là chế
độ nam giới thừa kế và phụ quyền, sự sùng bái tổ tiên
trong gia đình vẫn căn cứ vào phụ hệ, vị thế của phụ
nữ luôn thấp hơn một bậc so với đàn ông trong nhà,
điều này xuất phát từ tư tưởng Nho giáo cổ đại, chính
Khổng Tử cũng từng nói: “Chỉ có nữ giới và tiểu nhân
là khó nuôi dạy”, Mạnh Tử cũng luận giải về vấn đề
này như sau: “Nam nữ thụ thụ bất thân, đó chính là
Lễ”, đến đời Hán, Đổng Trọng Thư dùng thuyết âm
dương trong “Dịch truyện” để đưa ra lý luận về giáo
điều đạo đức của tư tưởng trọng nam khinh nữ và
quan hệ giữa hai giới này “dương quý mà âm tiện”.3
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Đến thời Tống, quan niệm này được các nhà Trình
Chu lý học phát triển lên đỉnh cao mới. Trình Chu lý
học coi trật tự cao thấp, sang hèn, trên dưới là “thiên
lý”, danh phận tức là mệnh phận, quan hệ giữa quan
với vua, con đối với cha, vợ đối với chồng, vĩnh viễn
là quan hệ phục tùng tuyệt đối. Ngoài ra, trường
phái này còn nhấn mạnh về tiết trinh và thủ tiết của
người phụ nữ ở một cấp độ cao hơn, thậm chí, yêu
cầu phụ nữ ngoài “Tam tòng” còn phải “Thất xuất”,
nhưng nam giới lại không bị sự ước thúc bởi những
quy định này. Có thể nói gọn rằng, nữ giới luôn luôn
có vị trí thấp hơn nam giới, luôn luôn phải phục tùng
nam giới. Trong “Thủy Hử” cũng như vậy, khi Lục Ngu
Hầu lừa vợ Lâm Xung là Trương Thị đến nhà để Cao
Nha Nội cưỡng hiếp thì Lâm Xung đến kịp, câu đầu
tiên Lâm Xung nói với vợ là: “Nàng đã bị hắn làm ô
nhục chưa?”, có thể thấy, một người yêu vợ như Lâm
Xung cũng không thể vượt qua sự kìm kẹp của lễ giáo
phong kiến về tiết hạnh. Thi Nại Am cho rằng, chỉ có
thể không bị kẻ khác làm nhục, Trương Thị mới đủ tư
cách để Lâm Xung yêu chiều. Còn đối với những nhân
vật nữ không màng đến danh tiết khác, tác giả nhất
loạt dùng quan niệm “không tha một ai”, giết tất cả
bằng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn làm cho độc giả cũng
cảm thấy lạnh tóc gáy, giống như cảnh Lư Tuấn Nghĩa
giết Giả Thị, Lý Quỳ giết con gái của Địch Thái Công
Chỉ có ba vị nữ anh hùng đều không bị chết thảm do
tả xung hữu đột giết người trên chiến trường, và ngay
cả ba vị này, chúng ta cũng khó tìm thấy nét yểu điệu
thục nữ sau lớp chiến bào.
Thứ ba là, sự mâu thuẫn giữa “thiên lý” và “nhân dục”
Đời Tống, “Lễ” dần lớn mạnh và trở thành một đỉnh
cao trong sự phát triển của lễ giáo phong kiến, trong
đó, Trình Chu lý học có ảnh hưởng lớn nhất, phái này
cho rằng, sở dĩ con người được gọi là người, bởi vì
do có “thiên lý”, nhưng “nhân dục” (dục vọng của con
người) lại mâu thuẫn với “thiên lý”, và phàm những
hành vi ngược với quy phạm của thiên lý đều thuộc về
“nhân dục”. Do đó, ý nghĩa cơ bản của việc làm người
là có khả năng giữ được “thiên lý”, diệt “nhân dục” hay
không. Trong các thời đại trước đó, người Trung Quốc
hay có thói quen đánh đồng “nhân dục” với tình dục,
thậm chí coi nữ giới như biểu tượng của “nhân dục”,
coi việc hám dục như một tội tày đình trong thiên hạ.
Chủ yếu là bởi vì, họ cho rằng, tình cảm huyết thống
và lý trí là quan trọng nhất trong xã hội tông pháp
Trung Quốc. Lý trí là yêu cầu cơ bản của văn hóa phụ
hệ đối với giá trị của nam giới, và đây cũng là điều mà
người đàn ông lấy làm tự hào. Thế nhưng trong văn
học cổ đại Trung Quốc, lý trí thường thất bại khi đối
mặt với các loại dục vọng của con người, giống như
việc các anh hùng hảo hán trong “Tô Vũ chăn dê”4,
Bá Di, Thúc Tề không ăn thóc nhà Chu5luôn có thể
chống lại đói rét, bệnh tật, cường quyền, tra tấnđể
giữ lòng kiên trung của mình, nhưng lại khó có thể
chống lại nữ sắc “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Vì
thế, để giữ gìn danh dự của mình, nam giới thường
dùng thái độ tránh né đối với nữ sắc, ví dụ như trong
“Tây Du ký”, khi Đường Tăng đối mặt với sự lả lơi, khêu
gợi của các yêu nữ xinh đẹp, thường có thái độ không
khuất phục, cũng không chống lại một cách rõ ràng.
Ngoài ra, trong quan niệm truyền thống về dưỡng
sinh của Trung Quốc, họ luôn cho rằng, nếu quan hệ
nam nữ quá độ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí
là mất đi tính mạng, cho nên, việc nam giới đam mê
nữ sắc là một điều đại cấm kỵ. Trong bối cảnh như vậy,
các nhân vật nam trong “Thủy Hử” muốn trở thành
anh hùng hảo hán thì nhất định phải không gần nữ
sắc, thậm chí là thù hận nữ sắc, do đó, việc “cấm dục”
đã trở thành một điều quan trọng trong tâm niệm
của anh hùng Lương Sơn, và dường như cũng là một
thử thách duy nhất đối với ý chí của họ. Vì thế, các đầu
lĩnh làm phản khác không cùng đường với anh hùng
Lương Sơn như Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp
và rất nhiều những nhân vật phụ khác đều được khắc
họa như những kẻ hoang dâm háo sắc, còn anh hùng
Lương Sơn, trừ Vương Anh, thì lại dường như luôn
không có chút động lòng nào trước cái đẹp của phụ
nữ. Do đó, nguyên nhân làm cho các “dâm phụ” trong
truyện bị giết không chỉ bởi vì họ không chung thủy,
hoặc tâm địa, thủ đoạn ác độc, mà chủ yếu do những
anh hùng hảo hán Lương Sơn đều là người theo chủ
nghĩa “cấm dục”, trong khi đó những “dâm phụ” này
lại có khát vọng mãnh liệt về hoan lạc của cuộc sống,
khát vọng đó hoàn toàn đi ngược lại với những anh
hùng luôn coi sắc dục làm kẻ thù lớn của mình. Từ đó,
những anh hùng hảo hán Lương Sơn trở nên người
thù hận nữ giới một cách vô ý thức, cho rằng sự tồn
tại của những “dâm phụ” này là sự cười nhạo vào lòng
tin của họ, cho nên, họ dễ dàng xuống tay đem cái
chết tàn khốc đến với những người đàn bà bất hạnh
này cũng là điều dễ hiểu.
3. KẾT LUẬN
Có thể thấy, nhân vật nữ trong “Thủy Hử” cả cuộc đời
đều sống dưới bóng của người đàn ông, sự tồn tại
của họ chỉ để làm nổi bật quyền uy tuyệt đối và địa vị
thống trị của nam giới trong xã hội, số phận bi thảm
của họ xoay theo quỹ đạo dường như không thể thay
41KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
đổi. Có thể nói, cùng với việc khắc họa những nhân
vật anh hùng, những tính cách điển hình, những hình
tượng nghệ thuật độc đáo đem lại thành công cho
tác phẩm, Thi Nại Am còn có hạn chế nhất định khi
xây dựng hình tượng nhân vật nữ tương đối lạc hậu
với tiêu chuẩn kép trong đánh giá giá trị của hình
tượng nhân vật nam và nữ, suy cho cùng chính là do
xuất phát từ những định kiến và tư tưởng phong kiến
sâu sắc ảnh hưởng từ tư tưởng tông pháp trong văn
hóa truyền thống Trung Hoa. Vì thế, xét theo góc độ
chủ nghĩa hiện thực, đây lại trở thành điểm độc đáo,
góp phần đem lại sự đa dạng trong phong cách sáng
tác của nhà văn./.
Chú thích:
1. Các trích dẫn từ tác phẩm “Thủy Hử” là lời dịch từ
nguyên tác của tác giả bài viết.
2. (父权文化) còn gọi là văn hóa nam quyền, trong
đó người đàn ông có đặc quyền chi phối trong gia
đình và xã hội.
3. Quan niệm này cho rằng, vua, cha, chồng là dương;
thần, con, vợ là âm, vì thế quan hệ vua tôi, cha con,
chồng vợ là quan hệ chủ tớ.
4. Tô Vũ chăn dê (苏武牧羊): Năm Thiên Hán thứ
nhất (năm 100 trước công nguyên), quan Trung Lang
Tướng triều Hán là Tô Vũ phụng mệnh hoàng đế đi
sứ Hung Nô, bị Hung Nô giữ lại, dùng đủ mọi cách
để mua chuộc nhằm làm ông đầu hàng nhưng không
được, sau đó đày ông đi vùng Bắc Hải để chăn dê,
tuyên bố chỉ khi nào dê đực đẻ con thì mới thả ông về
nước. Tô Vũ kiên cường chịu đựng gian khổ trong 19
năm, cuối cùng được thả về nước, sau khi chết, Hán
Vũ đế phong ông làm 1 trong 11 công thần trong Kỳ
Lân Các, người đời sau dùng truyện “Tô Vũ chăn dê”
để nói về tiết tháo của bậc anh hùng.
5. Bá Di(伯夷)và Thúc Tề(叔齐)là con vua Á Vi
nước Cô Trúc (chư hầu của vua Trụ nhà Thương). Khi
Cơ Phát mang quân đánh Trụ, giành chiến thắng và
lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương.
Bá Di và Thúc Tề xấu hổ vì đã can ngăn Cơ Phát diệt
Trụ, nên thề không ăn thóc nhà Chu, bỏ lên núi Thú
Dương ở ẩn, hái rau vi ăn. Có người bảo rau vi cũng
mọc trên đất nhà Chu, hai ông bèn nhịn đói chịu chết
trên núi Thú Dương. Văn học dùng hình tượng Bá Di,
Thúc Tề để nói tới việc ở ẩn; và dùng hình tượng rau vi
để nói tới tiết tháo của kẻ sĩ.
Tài liệu tham khảo:
1. 胡邦炜(1982),论潘金莲,长江文艺出版社,
武汉,第201页。
2. 黄一海(2003),““水浒”里的女人”,当代
矿工,2003年第1期。
3. 李献芳(2002),“水浒传中三位英雄女性说
略”,山东教育学院学报,2002年第5期。
4. 刘德清、邓声国(2009),文化视野下的古代文
学研究,国家图书馆出版社,北京。
5. 鲁迅(2013),鲁迅散文精选,二十一世纪出版
社,南昌,第215页。
6. 孙寿玮(1984),漫谈“水浒”里的人物形象,
长江文艺出版社,武汉,第417页。
7. 魏崇新(1997),“水浒传:一个反女性的文
本”,明清小说研究,1997年第4期。
8. 许结(2006),中国古代文学研究导引,南京大
学出版社,南京。
9. 杨庆存(2016),中国古代文学研究,中华书
局,北京。
PORTRAITS OF FEMALE CHARACTERS IN
“ALL MEN ARE BROTHERS” BY SHI NAI’AN
DO TIEN QUAN, NGUYEN THI HOAI MY
Abstract: In the novel “All men are brothers”
by Shi Nai’An, the icons of female characters
appear in a relatively negative, with backward
feature. By analyzing three types of female
characters in the novel, the article makes clear
the profound influence of feudal patriarchal
ideology in traditional Chinese culture to the
author. This is also the main reason why the
evaluation criteria and the value of female
characters become very different when
compared to the male heroes in the novel, and
also the unique features contributing to the
diversity in the style of the writer.
Keywords: “All men are brothers”, portraits,
female characters, feudal patriarchal ideology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_9081_2137221.pdf