Hình tượng người phụ nữ trong văn học ấn độ cổ đại - Lê Thị Bích Thủy

Tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong văn học ấn độ cổ đại - Lê Thị Bích Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0057 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 19-25 This paper is available online at HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Lê Thị Bích Thủy Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong văn học Ấn Độ cổ đại, hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự thủy chung, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí Dharma được dân tộc Ấn Độ ngợi ca, trân trọng. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là “khuôn vàng thước ngọc” của hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, là hình ảnh đặc trưng cho nền văn hóa Ấn Độ. Từ khóa: Hình tượng người phụ nữ, văn học Ấn Độ cổ đại, sử thi Ramayana, sử thi Mahabharata, kịch thơ Sơkuntơla. 1. Mở đầu Diện ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong văn học ấn độ cổ đại - Lê Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0057 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 19-25 This paper is available online at HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Lê Thị Bích Thủy Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong văn học Ấn Độ cổ đại, hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự thủy chung, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí Dharma được dân tộc Ấn Độ ngợi ca, trân trọng. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là “khuôn vàng thước ngọc” của hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, là hình ảnh đặc trưng cho nền văn hóa Ấn Độ. Từ khóa: Hình tượng người phụ nữ, văn học Ấn Độ cổ đại, sử thi Ramayana, sử thi Mahabharata, kịch thơ Sơkuntơla. 1. Mở đầu Diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc được xem là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ, là tấm gương phản ánh rõ nét nhất tâm hồn, tinh thần, tính cách của mỗi mỗi dân tộc và văn học là thành tố quan trọng của văn hóa để phản ánh trung thực cuộc sống. Với lịch sử hình thành và phát triển, nền văn hóa Ấn Độ luôn coi trọng đời sống tâm linh, luôn hòa hợp giữa mộng và thực, đạo và đời, ý thức tôn trọng và lưu giữ truyền thống, phát triển không đứt quãng với “đặc điểm nổi bật là tính nhân văn của nó” được thể hiện trong các tác phẩm văn học qua những hình tượng nhân vật là “những phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan” [8; 27]. Ở mỗi thời đại đều có những kiểu mẫu đại diện nhất định để phản ánh đời sống văn hóa xã hội cũng như tính cách, tâm hồn dân tộc Ấn Độ, trong đó người phụ nữ cũng là một hình tượng nhân vật điển hình. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại với những vẻ đẹp trở thành “khuôn vàng thước ngọc” được phản ánh trong sử thi Ramayana, sử thi Mahabharata, kịch thơ Sơkuntơla. 2. Nội dung nghiên cứu Trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại, sử thi Mahabharata có độ dài 22 vạn câu thơ là sử thi đích thực (Itihasa) và sử thi Ramayana có độ dài gần 5 vạn câu thơ là sử thi văn chương (Kavya) được xem là thánh kinh đối với người dân Ấn Độ, là niềm tự hào thiêng liêng, thấm đẫm tinh thần giáo lí Dharma phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tâm lí và tính cách dân tộc Ấn Độ. Trong quan niệm Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2017 Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com 19 Lê Thị Bích Thủy của người Ấn Độ cổ đại, người phụ nữ lí tưởng phải là người phụ nữ mẫu mực về hình dáng, dung nhan, phẩm chất, tính cách, đức hạnh và đó là người phụ nữ toàn thiện toàn mĩ. Sử thi Ramayana kể về tình yêu của hoàng tử Rama và nàng công chúa Xita và những chiến công hiển hách của hoàng tử Rama. Với nội dung đậm đà tình yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên, sử thi Ramayana trở thành bài thơ ngợi ca giáo lí Dharma, là những lời răn dạy về bổn phận đạo đức của người phụ nữ lí tưởng trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nhân vật Xita xuất hiện bên cạnh nhân vật anh hùng Rama, chia sẻ cùng chàng mọi bất hạnh cuộc đời với một tinh thần vị tha và chung thủy, Xita bổ sung và hoàn thiện cho chủ đề tác phẩm. Công chúa Xita được xây dựng bên cạnh nhân vật Rama theo nguyên tắc sóng đôi. Sự khiếm khuyết, sơ xuất của nhân vật này là tiền đề, điều kiện để nhân vật kia bộc lộ phẩm chất, lí tưởng của mình. Xita được tôn thờ như một nữ anh hùng trong lòng nhân dân Ấn Độ. Cũng như Rama, Xita có nguồn gốc thánh thần nhưng lại hành xử như một con người trần thế. Nàng là hiện thân của hình tượng người phụ nữ mẫu mực Ấn Độ cổ xưa “vì nàng mà Rama tiêu diệt không chỉ cả trần thế mà còn tiêu diệt cả vũ trụ thì như thế chẳng có gì là không phải cả” [2;160]. Vẻ đẹp của Xita trong sử thi Ramayana được miêu tả tỉ mỉ, đặc biệt là qua những lời nhận xét của các nhân vật khác trong sử thi. Trước hết, Xita mang vẻ đẹp thánh thiện: “khuôn mặt nàng xinh đẹp như mặt trăng tròn, môi nàng đỏ thắm như quả Bimba, răng nàng láng bóng, mắt nàng mở rộng như cánh hoa sen”. Và ngay cả quỷ vương Ravana cũng mê mẩn, nghẹt thở, lặng câm hồi lâu mới thốt lên lời trước sắc đẹp mê hồn của Xita: “Hình như Đấng Hóa công tạo sắc đẹp, một khi tạo ra nàng rồi thì đã ngừng tay” [2;166]. Để đánh giá vẻ đẹp toàn thiện toàn mĩ của người phụ nữ, ngoài vẻ đẹp hình thức, người Ấn Độ cổ đại còn coi trọng vẻ đẹp phẩm chất nhân cách bên trong của người phụ nữ. Tính chất lí tưởng của nhân vật Xita trong Ramayana còn được kết tinh ở một tình yêu trong sáng, thuỷ chung, một tinh thần dũng cảm, vị tha. Những vẻ đẹp ấy của Xita được phát lộ qua hàng loạt các tình huống thử thách. Xita đang mải mê với niềm vui sướng thấy Rama được phong vương nhưng ngay khi nhận được tin phải lưu đày của Rama, nàng đón nhận tin dữ cũng với một tâm trạng bình thản như chồng. Xita ý thức rất rõ bổn phận của một người vợ và nàng tìm cách thuyết phục Rama cho nàng cùng đi vào rừng. Mặc dù Rama biện ra đủ mọi lí do, chỉ rõ cho Xita thấy mọi khó khăn, thiếu thốn và hiểm nguy luôn rình rập để thuyết phục nàng ở lại. Nhưng dường như mọi khó khăn, hiểm nguy ấy không làm cho Xita hoảng sợ mà từ bỏ ý định vào rừng sống cùng Rama. Xita đã bác bỏ tất cả với đầy đủ lí do và dựa vào chính những giáo huấn về bổn phận của một người vợ đối với chồng: “Em sẽ không rời bỏ anh được và anh cũng không thể bằng bất cứ cách nào can ngăn em được” [1;145]. Lời lẽ của nàng dịu dàng mà kiên quyết, nàng sẵn sàng lấy cái chết của mình để thuyết phục Rama để có thể được đi cùng chồng. Với tình yêu mãnh liệt và lòng quyết tâm, Xita khiến Rama không thể từ chối. Dù xuất thân từ nguồn gốc thần thánh, quen sống cuộc sống đầy đủ trong nhung lụa, nhưng Xita chia sẻ nỗi bất hạnh của cuộc sống lưu đày với chồng một cách vui vẻ không một lời oán thán. Hành động của nàng càng tôn thêm sự quyết tâm chấp nhận mọi khó khăn thử thách phía trước để thực hiện nghĩa vụ và làm tròn bổn phận, giữ lời hứa với cha mẹ của Rama. Khi cùng Rama sống trong khu rừng Đanđaka hùng vĩ, bên cạnh việc chia sẻ những thiếu thốn, vất vả thì Xita cũng luôn luôn biết lắng nghe và khuyên giải Rama nên hành động phù hợp với lí tưởng của đẳng cấp Bàlamôn. Xita không chỉ là một người phụ nữ đức hạnh, có một tình yêu trong sáng, thuỷ chung, nàng còn là một người phụ nữ giàu bản lĩnh, có lòng dũng cảm dám đấu tranh và biết đấu tranh để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc. Nơi Xita, người Ấn Độ gửi gắm vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ, người ta 20 Hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại kí thác hình mẫu ước mơ của người phụ nữ Ấn Độ. Đó là sự khoan dung và tình nhân ái cao cả. Trong tình huống thử thách ở cuối tác phẩm, khi bị Rama nghi ngờ, kết tội, sự nhẫn nại của Xita được thể hiện cao độ. Xita đã dùng lí lẽ, dẫn chứng chứng minh cho tình yêu trong trắng của mình, bác bỏ lời kết tội của Rama. Để chứng minh bổn phận vẹn toàn với chồng, nhân vật Xita đã đánh đổi cả mạng sống của mình. Nàng nói rồi thản nhiên bước vào đống lửa để tự thiêu không chút sợ hãi và nàng cầu xin Thần Lửa chứng giám cho nàng: “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Rama thì cúi xin thần hãy tìm hết cách bảo vệ con. Rama đã coi một người phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng, xin thần Anhi phù hộ cho con” [3; 239-240]. Giáo lí Dharma của người Ấn Độ cổ đại cho rằng, lửa có thể tẩy rửa được những gì uế tạp, nhơ nhuốc, minh chứng cho sự trong trắng của người phụ nữ. Đối với người phụ nữ đã có chồng, ngoại trừ chồng mình, sự đụng chạm của kẻ khác giới là điều tối kị và bị sỉ nhục. Thần lửa Anhi đã chứng giám tấm lòng trong trắng và trái tim chung thuỷ của nàng nên không thiêu cháy nàng mà còn làm cho nàng đẹp hơn xưa. Tình yêu thủy chung và đức hạnh của Xita còn được thể hiện qua những lời nhận xét của những nhân vật khác. Không phải ngẫu nhiên mà ngay cả trong tiếng khóc chồng là quỷ vương Ravana của hoàng hậu Manđôđari cũng là lời ca ngợi Xita. Và Hanuman cũng dành cho Xita những lời lẽ tôn kính và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của Xita là điểm tựa để Rama giành được mọi chiến thắng: “Hỡi phu nhân tôn kính! Tôi xin gửi tới nàng những tin tức vui mừng đó và xin phép cho tôi nhắc lại là Rama đã đạt tới chiến thắng. Và sở dĩ như vậy, đơn giản là nhờ có nàng” [3; 232]. Sử thi Mahabharata là bức tranh phong phú và sinh động về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại, được xem là “bách khoa toàn thư” và thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Sử thi Mahabharata kể về mối thù địch dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu “cốt nhục tương tàn” giữa hai nhóm anh em cùng dòng họ Bharat vĩ đại. Không khí trong Mahabharata là không khí chiến trận, gợi lại những cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, thời kì chế độ huyết thống suy tàn và hình thành các tiểu vương quốc Ấn Độ. Mahabharata ngợi ca sức mạnh toàn năng của giáo lí Dharma và góp phần làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ với “khuôn vàng thước ngọc” về đạo đức giáo lí Dharma. Người phụ nữ trong sử thi Mahabharata dù không trực tiếp vào trận mạc nhưng họ có vị trí rất lớn, thậm chí trong nhiều trường hợp, họ còn thống lĩnh hơn các nam anh hùng và góp phần chi phối tiến trình của cuộc chiến tranh. Người phụ nữ trong Mahabharata luôn đưa ra các lời khuyên với các anh hùng và người anh hùng luôn biết lắng nghe, thấu hiểu những khát vọng sâu xa, cơ bản nhất của cuộc đời. Nhân vật Đraupađi là một người phụ nữ xinh đẹp khiến cho các trang anh hùng hào kiệt khắp nơi về cung dự thi bắn cung để cầu hôn. Tuy sắc đẹp của nàng không được miêu tả cụ thể với tính cách rõ nét nhưng vẻ đẹp của nàng công chúa xứ Panchala được khắc họa qua lời thán phục, trầm trồ của dân chúng: “Trông nàng thật là nuột nà lộng lẫy. . . nàng đem lại sự dịu dàng duyên dáng tỏa khắp nơi. . . ” và họ “nhìn nàng thán phục nói không nên lời” [6; 107-108]. Khi là vợ năm anh em Atjuna, nàng cũng yên lòng với bổn phận theo lời thề “cái gì cũng là của chung” của năm anh em Atjuna với mẹ Kunti. Dù xuất thân là công chúa nhưng Đraupađi đã tự nguyện theo năm người chồng của mình sống 12 năm lưu đày trong rừng sâu. Vượt qua mọi khó khăn thử thách, đức hạnh thủy chung của Đraupađi vẫn giữ vẹn nguyên và thực hiện những giáo lí Dharma về bổn phận đạo đức của người phụ nữ. Cùng với Đraupađi, hình ảnh hai người mẹ vĩ đại là mẹ Kunti – mẹ của năm anh em Atjuna và mẹ Ganđhari – mẹ của 100 anh em Kuru cùng dòng họ Bharat. Đây là những người phụ nữ xinh đẹp với “nhan sắc và phẩm hạnh nổi tiếng khắp nơi” [4; 72]. Dù với sức vóc mảnh mai nhưng họ là những người phụ nữ có khả năng thôi thúc nhiệt tình hành động, khát vọng anh hùng bằng chính sự cao thượng và những tình cảm nhân bản sâu sắc của mình. Họ là niềm an ủi, chỗ dựa 21 Lê Thị Bích Thủy tinh thần vững chắc cho các con và luôn làm tròn bổn phận làm mẹ của mình. Họ đưa ra những lời nhắc nhủ, khuyên răn các con của mình về trách nhiệm hoàn thành bổn phận của người chiến binh thuộc đẳng cấp Kshatrya, về bổn phận người anh hùng theo giáo lí Dharma. Hai người mẹ Kunti và Ganđhari được xem là tấm gương toàn bích về những người phụ nữ hết lòng vì con cái, làm tròn bổn phận, trách nhiệm của người mẹ theo giáo lí Dharma. Trong nền văn học viết Ấn Độ, nhà viết kịch thơ Kaliđasa được xem như vì sao sáng trên bầu trời, là “kì công thứ nhất” và vở kịch thơ Sơkuntơla của ông là đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu cổ điển, là tiếng đồng vọng sâu sắc giữa tư tưởng nhân văn cao cả của ông với ước mơ của nhân dân Ấn Độ. Trong Sơkuntơla, Kaliđasa đã tập trung ngòi bút của mình để ngợi ca tình yêu trong sáng, chân thực, tâm hồn trong trắng cùng với những khát vọng chính đáng của con người trong cuộc sống là tình yêu và phê phán những giáo lí đã bóp nghẹt trái tim rung động của con người. Trong tác phẩm, Kaliđasa đã để các nhân vật của mình hành động và bộc lộ tính cách trong các mối quan hệ đó để đề cập tới vấn đề tình yêu và đẳng cấp. Chính điều này đã làm nên sự thành công của vở kịch Sơkuntơla và nâng tầm tư tưởng của Kaliđasa vượt lên hẳn các tác giả đương thời và các thế kỉ sau. Sơkuntơla là nhân vật chính trong vở kịch cùng tên của Kaliđasa. Trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình với nhiều sắc màu, âm thanh, nàng hiện ra như một biểu tượng của cái đẹp “bên những ẩn sĩ già, nàng như nụ tươi thắm giữa lá vàng khô” và tình yêu trong sáng, thủy chung với một tâm hồn thánh thiện. Nàng nguyên là con của vị thánh sư Visvamitra và tiên nữ apsara Mênaka. Sự ra đời của nàng chính là một minh chứng cho sự chiến thắng của tình yêu trước chủ nghĩa khổ hạnh. Nhưng do tục trời, lễ đạo đã bắt mẹ nàng về trời và để nàng lại nơi trần thế và được đạo sĩ Kanwa đón nàng về nuôi trong vườn tu. Sơkuntơla lớn lên trong vườn tu linh thiêng bên những ẩn sĩ già đang tu luyện khổ hạnh nhưng tâm hồn nàng luôn tràn đầy đầy sức sống, cháy bỏng khát vọng yêu đương. Nàng đẹp mê hồn nên trang phục vỏ cây thô ráp của cuộc sống ẩn sĩ tu hành không giam nổi sức xuân phơi phới như “nụ hoa xinh cuộn kín trong đài, chưa muốn nở tròn khoe sắc”. Kaliđasa đã dùng vẻ đẹp của thiên nhiên so sánh với vẻ đẹp của con người và làm nền cho dáng hình của người con gái đẹp: “Môi nàng đỏ tranh sắc thắm với nụ hoa đang nở Cánh tay nàng xinh như cành cây uốn khúc Và cả thân hình nàng rạng rỡ Mùa xuân xanh đẹp đẽ tưng bừng Như cây cỏ đang kì nở rộ” Vẻ đẹp của nàng cũng khiến cho cô bạn gái Priamvađa phải thốt lên: “Trông dáng chị xinh xắn cúi bên gốc cây kasa, em tưởng như một cành leo đẹp âu yếm vấn quanh” [5; 143]. Vẻ đẹp ấy khiến cho vua Đusơnta đi qua am thất của cha nuôi nàng, gặp nàng trong thoáng chốc đã đem lòng yêu ngay. Vẻ đẹp của nàng như một bức tranh hoàn hảo mà thượng đế đã dày công sáng tạo và Đusơnta coi là “của đáng yêu nhất trên đời”, là bông hoa thơm ngát “mà hương thơm không lúc nào phai”, như giọt nước vô ngần “trong suốt như lòng sông lấp lánh”. Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, Sơkuntơla còn có một tâm hồn trong sáng, trái tim nhân hậu và tình yêu thương bao la rộng mở đối với con người và cảnh vật. Nàng luôn biết quan tâm đến mọi người như những người thân yêu, tận tâm chăm sóc chim muông, cây cỏ xung quanh mình. Khi gặp vua Đusơnta trong vườn tu nàng cũng cảm động xao xuyến ngay từ phút đầu bởi đó là một ông vua sùng đạo nhưng cũng là chàng trai trẻ đẹp đẽ, yêu đời. Những cử chỉ nhẹ nhàng, những lời nói hờn dỗi của nàng chứng tỏ nàng đang yêu đương say đắm và bỏ qua những luật lệ khắt khe của lễ giáo, đẳng cấp để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Dành trọn vẹn tình cảm cho người mình 22 Hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại yêu, nàng quên hết những lời thề nguyền trước thần thánh và quên hết những thành quả của những tháng ngày tu luyện khổ hạnh. Thiên nhiên và con người như đồng tình với cảm xúc, ủng hộ cho tình yêu của nàng chiến thắng khổ hạnh “Tình yêu hồn nhiên, sáng chói đó được thiên nhiên ấp ủ, được lòng người che chở, đã sưởi ấm cái không khí lạnh lẽo, âm u trong cái vườn tu này” [5]. Khi Sơkuntơla chìm đắm trong tình yêu với Đusơnta mà quên đi bổn phận người con gái nhà tu hành phải tiếp đón chu đáo đạo sĩ Đuvasa khi ghé am tu. Vì vậy, đạo sĩ Đuvasa rất tức giận khi Sơkuntơla không đón tiếp mình: “Đồ khốn nạn! Con bé kia sao dám khinh mạt cả vị khách như ta Ta có nên đứng đây nữa không? Đến như ta, một nhà tu chân chính Dày công khổ hạnh đáng kính đủ điều Mà vẫn không được chào đón Điều thánh dạy là điều dung khách” [5;77-78] Với tình yêu nồng nhiệt, chân thành, nỗi nhớ nhung Đusơnta ngập tràn trong lòng khiến cho nàng quên cả bổn phận mà nàng bị chịu lời nguyền sẽ bị người yêu ruồng rẫy trong niềm uất hận đắng cay nếu không có vật làm tin. Vì thế khi đôi tình nhân lưu luyến tạm biệt nhau, nhà vua quay trở về cung và nàng quay lại am thất với lời hẹn sẽ đón nàng vào cung. Nhưng sau một thời gian khi không thấy nhà vua đến đón Sơkuntơla thì hiền sĩ Kanwa cũng lo sợ định kiến xã hội không cho phép con gái khi đi lấy chồng lại ở lại nhà bố mẹ đẻ nên đã cho người đưa Sơkuntơla đến kinh thành gặp vua mặc dù ông yêu thương, chăm sóc Sơkuntơla như con gái nhưng vẫn tin theo khuôn phép, đạo lí từ ngàn đời nay cho rằng: “Con gái là của nợ, là viên ngọc quý Mà cha mẹ vay của nhà chồng Đến khi chồng đòi là phải trả” [5; 99] Nhưng trên dọc đường đi qua sông Hằng nàng sơ ý lỡ đánh rơi vật làm tin là chiếc nhẫn của vua tặng làm kỷ niệm ngày chia tay và lời nguyền xưa đã ứng ngiệm khiến nhà vua hoàn toàn quên Sơkuntơla. Sự kiện mất chiếc nhẫn là vật làm tin chính là để thử thách và đề cao lòng chung thủy của người phụ nữ. Khi nhà vua ruồng rẫy và không chịu chấp nhận Sơkuntơla nhưng nàng không cam chịu số phận như vậy mà đã tỏ thái độ bất bình dẫu chỉ là phút lóe sáng rồi lại vụt tối ngay. Sơkuntơla đã dũng cảm đứng lên bóc trần lớp sơn son thiếp vàng giả dối để bảo vệ phẩm tiết của mình khi nhà vua một mực không nhận nàng và cho rằng những lời nàng nói là bịa đặt: “Con người vô liêm sỉ! Suy bụng ta ra bụng người. Thật không gì nham hiểm bằng, cứ đứng trơ trơ như con ong núp trong áo đạo đức và tôn giáo để đánh lừa thiên hạ, như cái miệng hầm sâu há hốc che đậy bằng những chum hoa tươi chum chím” [5; 115-116]. Những lời lẽ đó đã làm tăng thêm sức tố cáo những giáo lí của chế độ đẳng cấp đã trói buộc thân phận người phụ nữ trong vòng khổ đau. Và dù có quyết liệt, mạnh mẽ đến đâu thì nàng cũng vẫn trở về với thân phận phận một người phụ nữ phục tùng lễ giáo và nàng tin rằng đó là định mệnh không thể thay đổi được mà phải chấp nhận “vì kiếp trước em đây ăn ở chẳng lành nên bây giờ mới bị nghiệp chướng”. Ngay cả khi các tu sĩ cũng đấu tranh quyết liệt để giúp nàng đòi lại công lí nhưng cuối cùng vẫn bỏ đi, mặc nàng ở lại trong nỗi thất vọng bởi trong họ vẫn có một niềm tin sâu sắc vào thần thánh và tôn giáo. Rõ ràng giáo lí Bàlamôn như một thứ thuốc mê đã ru ngủ và trói buộc con người trong những bổn phận đạo đức cao cả, thiêng liêng mà dù muốn hay không thì tất cả đều phải thừa hưởng và chấp nhận. Luật lệ hôn nhân như sợi dây oan nghiệt ràng buộc người phụ nữ Ấn Độ bao đời và 23 Lê Thị Bích Thủy Sơkuntơla là hình tượng phụ nữ tiêu biểu trong văn học Ấn Độ khi nàng dám đứng lên đấu tranh quyết liệt bảo vệ tình yêu và danh phẩm của mình. Nhưng ngọn lửa đấu tranh mới bùng lên dữ dội, ngay lập tức đã bị uy quyền của lễ giáo vùi dập khiến nàng nghe phải khiếp sợ và không dám chạy theo người nhà. Trải qua bao gian truân trắc trở, nhẫn nhục chịu đựng mọi lời dèm pha để một mình nuôi con khôn lớn, Sơkuntơla đã góp phần làm nổi bật lên hình tượng người phụ nữ trong xã hội cổ đại với vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, lòng thủy chung, sự nhẫn nhịn chịu đựng để làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ mà không hề ca thán. Những luật lệ đẳng cấp với giáo lí Dharma về bổn phận đạo đức của người phụ nữ là khi đã lấy chồng thì phải theo chồng và dù chồng có bội bạc, ruồng bỏ cũng không được quay về nhà bố mẹ đẻ đã buộc Sơkuntơla dù có mạnh mẽ đến đâu cũng vẫn phải phục tùng lễ giáo: “Nếu đúng như nhà vua đã kết tội Thì thân phụ không thể nào cho chị về nhà Vì bằng lương tâm chị Có thể chứng dám cho tâm hồn chị trong trắng Thì dù chồng có bắt làm nô lệ Cũng vui cười mà chịu đựng chị ơi Đã là người của nhà chồng phải thế”. Chiếc nhẫn của Đusơnta tặng Sơkuntơla vừa như vật làm tin nhưng cũng chính là để thử thách và đề cao lòng thủy chung của người phụ nữ. Khi chiếc nhẫn bị rơi xuống sông Hằng, lời nguyền xưa linh nghiệm khiến nhà vua quên hẳn Sơkuntơla và một chuỗi các sự kiện diễn ra để thử thách nàng về lòng thủy chung, thực hành bổn phận Dharma về đạo đức của người phụ nữ. Sơkuntơla dù có tức giận, có biểu lộ sự phản kháng nhưng đó chỉ là sự phản kháng yếu ớt, nhẫn nhục và về cơ bản nàng cũng như bao phụ nữ trong xã hội Ấn Độ cổ đại vẫn là sự chấp nhận khi cầu xin thần linh mở lòng cho nàng được rời bỏ cõi trần và về chốn vĩnh hằng. Và khi nhà vua tìm lại được chiếc nhẫn của mình qua một người đánh cá, bùa phép được hóa giải nhưng không gặp lại được người tình xưa khiến nhà vua tương tư, nhớ nhung, buồn rầu và đau khổ. Cảm phục và thưởng công trạng dẹp loạn của nhà vua, các thần linh đã cho Đusơnta gặp Sơkuntơla trên thiên đường. Giữa vườn thiên giới đầy sắc hương, Sơkuntơla vẫn “bận áo cỏ danh màu góa bụa” và “bền gan giữ trọn lời thề”. Nàng không một lời trách móc mà vẫn yêu đằm thắm, vị tha như thể chưa từng xảy ra bảy năm xa cách với bao khổ đau mà tất cả mới chỉ như ngày hôm qua “bây giờ mùa hoa sen nở, người yêu của em ơi, hãy dẫn em đi” [5]. 3. Kết luận Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, người phụ nữ hầu như không có vai trò, địa vị xã hội nào. Nhưng tình yêu và lòng thủy chung sắt son của người phụ nữ vẫn mãi trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nền văn học nghệ thuật Ấn Độ. Đó là cái đẹp của sự thủy chung, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ và trở thành “khuôn vàng thước ngọc” về bổn phận đạo đức của người phụ nữ Ấn Độ cổ đại. Nhân vật Xita, Đraupađi, Sơkuntơla được khắc họa một cách sinh động và nổi bật với đầy đủ những nét tính cách, tâm lí đặc trưng trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội như tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân và đặc biệt là giáo lí Dharma. Với tất cả phẩm chất tốt đẹp ấy, những người phụ nữ ấy xứng đáng được xem là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, xứng đáng là hình ảnh đặc trưng cho nền văn hóa Ấn Độ bởi “qua các thời đại, một cách tự giác, hay không tự giác, người phụ nữ luôn góp phần gìn giữ, hòa giải và làm sống lại các truyền thống và nền văn hóa của đất nước mình” [7; 205]. 24 Hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ cổ đại TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Ramayana I. Nxb Văn học, Hà Nội. [2] Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Ramayana II. Nxb Văn học, Hà Nội. [3] Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Ramayana III. Nxb Văn học, Hà Nội. [4] Cao Huy Đỉnh, 1993. Văn hoá Ấn Độ. Nxb Văn hoá, Hà Nội. [5] Cao Huy Đỉnh dịch, 1962. Kịch Sơkuntơla của Kaliđasa. Nxb Văn học, Hà Nội. [6] Cao Huy Đỉnh – Phạm Thủy Ba dịch, 1979. Mahabharata. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [7] Đinh Trung Kiên, 1995. Ấn Độ- hôm qua và hôm nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Phạm Thị Miến, 1962. Tuyển tập bi kịch cổ đại Hy Lạp. Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT The image of women in ancient Indian literature Le Thi Bich Thuy Department for Schools of Politics, Ho Chi Minh National Academy of Politics In the ancient Indian literature, the image of women with the beauty of their appearance, personalities and virtues such as immense love for people and scenery, faithfulness and respectful sacrifice in relation to social issues (religion, status, marriage), which are all, with the concept of Dharma teachings, praised and honored by Indian people. In addition, with such beautiful qualities, the woman deserves as the "golden rule" of the image of ancient Indian women and the featured image for Indian culture as well. Keywords: The image of women, ancient Indian literature, the Ramayana epic poem, the Mahabharata epic poem, Shakuntala verse play. 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4859_ltbthuy_4775_2127460.pdf
Tài liệu liên quan