Tài liệu Hình thành thư viện số trường ĐH Khoa học Tự nhiên – khởi đầu của sự liên thông thư viện: BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
22
Hình thành thư viện số trường ĐH Khoa học Tự
nhiên – khởi đầu của sự liên thông thư viện
YW XZ
THƯ VIỆN CAO HỌC
Dẫn nhập
Sự xuất hiện về phát triển nhanh
của Internet đã đẩy nhanh xu thế toàn cầu
hóa kinh tế bằng con đường thương mại
điện tử và đã khẳng định vị trí quan trọng
của nền kinh tế tri thức, của xã hội tri thức.
Ðó là cơ hội không chỉ dành cho các nước
giàu đã phát triển, mà là cho nhiều quốc
gia. Thông tin và tri thức đang nhanh
chóng trở thành nguồn lực chủ đạo của các
nền kinh tế phát triển. Trong nhiều ngành,
tri thức đang thay thế vốn, tài nguyên và
lao động với tư cách là nhân tố cạnh tranh
có tính quyết định. Tri thức thấm sâu vào
mọi mặt của quá trình tổ chức quản lý, từ
việc thiết kế đến sản xuất sản phẩm, từ
việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng đến năng
lực phán đoán tìm những cơ hội mới trong
kinh doanh, trong hội nhập. Công nghệ
thông tin và truyền thông đã giúp thông tin
và...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thành thư viện số trường ĐH Khoa học Tự nhiên – khởi đầu của sự liên thông thư viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
22
Hình thành thư viện số trường ĐH Khoa học Tự
nhiên – khởi đầu của sự liên thông thư viện
YW XZ
THƯ VIỆN CAO HỌC
Dẫn nhập
Sự xuất hiện về phát triển nhanh
của Internet đã đẩy nhanh xu thế toàn cầu
hóa kinh tế bằng con đường thương mại
điện tử và đã khẳng định vị trí quan trọng
của nền kinh tế tri thức, của xã hội tri thức.
Ðó là cơ hội không chỉ dành cho các nước
giàu đã phát triển, mà là cho nhiều quốc
gia. Thông tin và tri thức đang nhanh
chóng trở thành nguồn lực chủ đạo của các
nền kinh tế phát triển. Trong nhiều ngành,
tri thức đang thay thế vốn, tài nguyên và
lao động với tư cách là nhân tố cạnh tranh
có tính quyết định. Tri thức thấm sâu vào
mọi mặt của quá trình tổ chức quản lý, từ
việc thiết kế đến sản xuất sản phẩm, từ
việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng đến năng
lực phán đoán tìm những cơ hội mới trong
kinh doanh, trong hội nhập. Công nghệ
thông tin và truyền thông đã giúp thông tin
và tri thức phát huy được những mặt mạnh
của mình, giúp con người thâm nhập tới
mọi nguồn tri thức dễ dàng và kịp thời
hơn, tạo nhiều cơ hội hợp tác vượt qua giới
hạn không gian và thời gian và đặc biệt về
văn hóa.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ
hiện nay của công nghệ thông tin (CNTT)
và ảnh hưởng sâu rộng của mạng thông tin
toàn cầu Internet, vai trò quản lý và cung
cấp thông tin của các thư viện trong trường
đại học là vô cùng quan trọng.
Ngày 14 tháng 8 năm 2002,
UBND TP. HCM đã ban hành Quyết
định số 93/2002/QÐ-UB của Chủ tịch
UBND TP.HCM về phê duyệt chương
trình mục tiêu ứng dụng và phát triển
CNTT TP. HCM từ năm 2002 đến năm
2005. Tại mục II, điểm 1 của chương
trình này, phần Tin học hóa quản lý hành
chính Nhà nước-Chính phủ Ðiện tử có
ghi rõ : " đến cuối năm 2003, hoàn
thành cơ bản việc xây dựng và kết nối
các nguồn lực của những thư viện, các
trung tâm thông tin tư liệu lớn tại thành
phố. Tổ chức số hóa một số kho tư liệu
quan trọng đã tích lũy trong nhiều năm,
phục vụ yêu cầu khai thác, sử dụng
thông tin thuận tiện cho việc bảo quản
lâu dài các kho tư liệu qúy. Các cơ quan
chủ quản những kho tư liệu có kế hoạch
hoàn thiện về mặt nghiệp vụ và trình
Thường trực UBND TP. HCM trong năm
2002 các dự án số hóa có kế hoạch hợp
lý cho triển khai các dự án”.
Nằm trong chương trình chung
của Đại học Quốc gia trong việc xây
dựng Thư viện điện tử trung tâm cũng
như chương trình mục tiêu ứng dụng và
phát triển CNTT TP. HCM từ năm 2002
đến năm 2005, thư viện trường Ðại học
Khoa học Tự nhiên tiến hành cải tạo,
nâng cấp nhằm xây dựng hệ thống tin
học hóa quản lý thông tin - thư viện nối
kết với Thư viện ĐHQG như là một mô
hình liên thông trong Mạng thông tin –
thư viện ĐHQG, đồng thời là bước
chuẩn bị liên thông trong khuôn khổ “Đề
án xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ
đào tạo và nghiên cứu khoa học nối kết
các trường đại học – cao đẳng trên địa
bàn” hay “Đề án mạng thông tin các
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
23
trường đại học – cao đẳng” phục vụ
phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và
giáo dục đào tạo trong địa bàn do Hội
đồng đại học thành phố Hồ chí Minh đề
xuất.
Mục tiêu
Dự án cải tạo và nâng cấp Thư
viện trường ĐH Khoa học Tự Nhiên bao
gồm:
o Nâng cấp và di dời Thư viện
CS I đến tòa nhà 11 tầng (Thư
viện gồm tầng 9 và tầng 10),
hình thành thư viện số bao gồm
Thư viện đại học, sau đại học
và Phòng Tham khảo phục vụ
học tập, giảng dạy cho giảng
viên và sinh viên của ĐH Khoa
học Tự nhiên và phục vụ tham
khảo cho giảng viên và sinh
viên sau đại học của ĐHQG
TP. HCM cũng như cán bộ
nghiên cứu trên địa bàn TP.
HCM.
o Nâng cấp thư viện CS II ở Linh
Trung nhằm tiến đến xây dựng
Thư viện Đại học phục vụ sinh
viên của trường ĐH Khoa học
Tự nhiên.
Dự án nhằm mở rộng và quy hoạch
lại cơ sở hạ tầng thiết bị hệ thống mạng
thư viện, xây dựng mạng truyền thông thư
viện với quy mô lớn và được giám sát
chặt chẽ, trang bị đầy đủ các thiết bị ngoại
vi cần thiết phục vụ tốt công tác nghiên
cứu quản lý cũng như đáp lại đông đảo
nguyện vọng của sinh viên đang mong đợi
hiện nay, đưa thư viện phát triển lên một
tầm cao mới, chuẩn bị tiến tới xây dựng
hệ thống Mạng thông tin – thư viện
ĐHQG TP. HCM và liên thông các thư
viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
trong Liên hiệp Thư viện các Trường Ðại
học khu vực phía Nam, đồng thời đẩy
nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc
tế.
Thư viện trường ĐH Khoa học Tự
Nhiên được cải tạo và nâng cấp với mục
đích :
• Nâng hiệu quả phục vụ cao
nhất trong việc học tập, nghiên
cứu và giảng dạy trong trường
ĐH Khoa học Tự Nhiên và
ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
trong kỷ nguyên thông tin;
• Thật sự là một mô hình liên
thông trong Mạng thông tin –
thư viện ĐHQG TP. Hồ Chí
Minh và mô hình này sẽ làm
hạt nhân trong “Hệ thống
thông tin hỗ trợ đào tạo và
nghiên cứu khoa học nối kết
các trường đại học – cao đẳng
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”
và là động cơ thúc đẩy hệ
thống thư viện trong Liên hiệp
thư viện các trường đại học
khu vực phía Nam và cả nước
nhanh chóng phát triển.
Nhu cầu cấp thiết
• Với xu thế phát triển chung
của toàn xã hội, thông tin đóng
một vai trò quan trọng trong
sự phát triển mọi mặt như kinh
tế, khoa học và giáo dục. Quá
trình chuyển giao thông tin
trong môi trường giáo dục đại
học đã có những bước tiến
vượt bậc thông qua việc ứng
dụng công nghệ thông tin và
Internet vào việc giảng dạy và
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
24
học tập. Trong quá trình đó,
thư viện là nơi góp phần đắc
lực trong việc biến thông tin
thành tri thức bằng cách liên
kết các nguồn tài nguyên
thông tin lại với nhau, mở
rộng khả năng đáp ứng nhu
cầu thông tin của mọi đối
tượng thông qua sự hợp tác
liên thông và chia sẻ nguồn
lực thông tin. Thư viện trường
Đại học Khoa học Tự nhiên
liên kết với Thư viện ĐHQG
trong Mạng Thông tin – Thư
viện ĐHQG ra đời là hết sức
cần thiết và phù hợp với xu thế
phát triển của xã hội.
• Thành phố Hồ Chí Minh được
xem là trung tâm kinh tế, khoa
học của cả nước, nơi tập trung
rất nhiều trường đại học, cao
đẳng, viện nghiên cứu, đã,
đang và sẽ luôn là nơi đào tạo
nhân tài, nhân lực cho phía
Nam nói riêng và cả nước nói
chung. Mỗi trường đại học –
cao đẳng đều nhận thức được
tầm quan trọng của thư viện
trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo tại đơn vị cũng như
góp phần vào việc nâng cao
chất lượng đào tạo chung của
cả nước. Do đó, đầu tư để hiện
đại hóa thư viện là một đòi
hỏi cấp bách và thiết thực bởi
đẩu tư cho thư viện cũng chính
là đầu tư để nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực.
• Thư viện trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh sẽ
được xây dựng trên nền tảng
của một Thư viện hiện đại và
có một quá trình phát triển hơn
9 năm, với đội ngũ cán bộ thư
viện giàu năng lực, nhiệt tâm
yêu nghề và luôn được sự
quan tâm ủng hộ về mọi mặt
của ban lãnh đạo nhà trường
và ĐHQG TP. HCM. Bằng
quyết tâm của mình, tập thể
cán bộ nhân viên thư viện tin
tưởng sẽ đẩy mạnh hoạt động
thư viện lên một bước theo
chiều hướng phát triển Mạng
Thông tin – Thư viện ĐHQG
TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện
việc “đi tắt đón đầu” trong
hoạt động thư viện, để luôn
xứng đáng với lòng tin yêu của
độc giả.
Nội dung
1. Di dời và xây dựng thư viện số
tại CS I.
Thư viện được di dời sang toà nhà
11 tầng mới xây dựng của nhà trường, có
diện tích khoảng 1.600m2 (tầng 9 và
tầng 10). Bao gồm các bộ phận chức
năng:
• Tầng 9: Thư viện Đại học
a. Phòng đọc Sinh viên được
thiết kế hiện đại với các tiêu
chuẩn về ánh sáng, diện tích
thích hợp cho mỗi độc giả, bố
trí khoảng 200 chổ ngồi.
b. Kho mở có sức chứa 60.000
bản sách, phục vụ đọc tại chỗ
và mượn về nhà.
c. Khu vực đọc báo hàng
ngày khoảng 30 chổ ngồi.
d. Phòng đọc trang bị 10 máy
tính để tra cứu mục lục
trực tuyến và sử dụng thư
điện tử.
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
25
e. Phòng Internet chứa 60
máy tính phục vụ theo lịch
đăng ký, mỗi độc giả được
sử dụng tối đa 4giờ/tuần.
f. Thư quán, nhận cung cấp
tài liệu qua mạng theo yêu
cầu của khách hàng.
y Tầng 10: Thư viện Cao
học
a. Phòng đọc Cao học và
phòng Tham khảo, bố trí
khoảng 40 chổ ngồi, độc
giả có thể mang máy tính
xách tay vào thư viện để
làm việc hoặc sử dụng
Internet bằng các note
mạng sẵn có tại phòng
(hữu tuyến và vô tuyến).
b. Kho mở có 05 máy tính
phục vụ tra cứu và 10.000
bản sách có nội dung
chuyên sâu về khoa học tự
nhiên cùng các ấn phẩm
tham khảo có giá trị cao.
c. Phòng tạp chí, phục vụ tạp
chí chuyên ngành với 25
chổ ngồi.
d. Phòng multimedia được
trang bị 20 máy tính phục
vụ học ngoại ngữ qua
mạng, xem phim hoặc học
từ xa bằng CD-ROM hay
các cơ sở dữ liệu trực
tuyến.
e. Phòng nghiệp vụ và quản
trị mạng Thư viện, xử lý
toàn bộ tài liệu thư viện,
bảo trì hệ thống mạng thư
viện, xây dựng nguồn tài
nguyên học tập, bổ sung tài
nguyên điện tử
f. Phòng chuyên đề, với trang
thiết bị hiện đại về âm
thanh, ánh sáng, hình ảnh
nhằm phục vụ hội thảo, lớp
học chuyên đề đặc biệt cho
các yêu cầu trong nhà
trường và thư viện, có sức
chứa từ 30-40 chổ ngồi.
• Thư viện số.
a. Bao gồm:
o Số hóa từng phần hệ
cơ sở dữ liệu
o Cung cấp những cơ
sở tri thức chuyên
ngành
o Xây dựng kho tài
nguyên học tập
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
26
o Khai thác qua cổng
thông tin (Portals)
o Chuẩn hóa việc truy
cập và trao đổi
thông tin
o Liên kết với các thư
viện số bên ngoài
b. Phần mềm:
• Cổng thông tin (portal)
Quản lý người sử dụng:
xác định (authentication),
phân quyền
(authorization), tính chất
và các yếu tố liên quan đến
người sử dụng (user
profile), tính chất và các
yếu tố liên quan các dịch
vụ (service) và ứng dụng
(application) của cổng
thông tin
Cung cấp các dịch vụ cơ
bản của cổng thông tin: tra
cứu (seach engine), hiển thị
(presentation engine), xử lý
và tích hợp dữ liệu (content
logic engine), chuyển đổi
dữ liệu (transformation
engine), tích hợp hệ thống
(integration engine), phân
tuyến (routing and
proxying engine), theo dõi
an toàn hệ thống
(monitoring engine), thống
kê hệ thống (logging and
statistics engine), quản lý
hệ thống (system
management), quản lý sử
dụng (user management),
quản lý tài nguyên
(resource management)
Đóng gói và tích hợp thông
tin bằng XML Schema cho
từng loại thông tin sử
dụng: thông tin trên cơ sở
dữ liệu, thông tin trong quá
trình chuyển đổi, thông tin
tích hợp từ nhiều nguồn
khác nhau, thông tin khi
được hiển thị. Định nghĩa
đóng gói thông tin áp dụng
cho từng nhóm dữ liệu
khác nhau: văn bản (text),
tập tin (file), âm thanh
(voice/audio), hình ảnh
(image), thông tin luồng
(audio/video stream). Đóng
gói thông tin theo chuẩn
XML hỗ trợ việc liên kết
các nguồn dữ liệu, các hệ
thống thông tin khác nhau
(về dạng dữ liệu, cách truy
cập, chuẩn hoá, ...) trên
cổng thông tin.
Cung cấp các ứng dụng cơ
bản cho người sử dụng và
quản trị hệ thống: tra cứu
thông tin đa điều kiện,
cung cấp thông tin tích hợp
và đa dạng dữ liệu, cập
nhật thông tin và tài
nguyên mới, cá nhân hoá
các dịch vụ và ứng dụng sử
dụng cũng như giao diện
sử dụng, tích hợp thông tin
hệ thống khác qua giao
diện định nghĩa sẵn
Giảm thiểu hoàn toàn việc
lập trình hệ thống, cho
phép người dùng định
nghĩa dữ liệu, giao diện và
kết nối trên toàn hệ thống
mà không cần lập trình hệ
thống. Tăng nhanh thời
gian kết nối hệ thống mới
hoặc cơ sở dữ liệu mới.
Tạo lập nhanh các ứng
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
27
dụng và dịch vụ mới sẵn
có.
Cho phép số lượng lớn
người sử dụng cổng thông
tin cùng lúc (~10000
người) với hỗ trợ máy chủ
và mạng phù hợp
• Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu tập trung
quản lý toàn bộ hệ thống
bao gồm: cơ sở dữ liệu thư
viện hiện nay, cơ sở dữ liệu
tích hợp các bài giảng, luận
văn, tham khảo và các tài
nguyên học tập khác của
các khoa, kho tài nguyên
học tập chuẩn bị được
trang bị.
Cơ sở dữ liệu xây dựng
trên nền SQL chuẩn, sử
dụng PostgreSQL 7.3.2
hoặc Oracle 9i, IBM DB2,
Informix, MySQL, SQL
Server 2000,
• Công cụ chuyển đổi dữ liệu
Công cụ chuyển đổi dữ liệu
nhằm phục vụ cho việc
chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở
dữ liệu thư viện hiện nay
sang cơ sở dữ liệu mới với
các chuẩn đóng gói dữ liệu
XML như đã nêu trên.
Công cụ chuyển đổi dữ liệu
còn hỗ trợ cho việc chuyển
đổi dữ liệu động từ các hệ
thống và cơ sở dữ liệu khác
khi liên kết các thư viện
khác hoặc các nguồn thông
tin/hệ thống thông tin khác.
Việc chuyển đổi dữ liệu
này cho phép chuyển đổi
các dữ liệu văn bản, file,
HTML, SQL, sang
chuẩn XML và từ XML
sang HTML, SQL, CML
(Chemical Markup
Language), MathML
(Mathematical Markup
Language), PDF (dùng cho
Adobe Acrobat), Microsoft
Word/Excel,
c. Phần cứng:
• Máy chủ quản lý hệ thống,
cổng thông tin, cơ sở dữ
liệu, thông tin và tài
nguyên
Máy chủ quản lý toàn bộ
hệ thống, cung cấp các ứng
dụng máy chủ cơ bản:
DHCP, domain, user
account, SSL, email
Vận hành cổng thông tin
và các ứng dụng, phần
mềm công cụ của cổng
thông tin
Quản lý toàn bộ hệ thống
cơ sở dữ liệu, văn bản,
thông tin lưu dạng file, các
thông tin luồng (streaming
data), kho tài nguyên học
tập, vùng lưu trữ cho người
sử dụng (user account
storage)
Cấu hình cao: 3 Intel
processor 1.7-2.4/3.0 Ghz
Bộ nhớ cao: 4 GB RAM
Giao diện mạng dung
lượng cao: ít nhất 4 giao
diện 100Mbps (hoặc 1 giao
diện Gigabit)
Tính ổn định cao, vận hành
24/24
2. Nâng cấp thư viện CS Linh
Trung.
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003
28
Thư viện được xây dựng trên diện
tích mở rộng thêm tại nhà F khoảng
600m2 bao gồm:
o Kho mở với sức chứa khoảng
40.000 cuốn sách và 70 loại báo -
tạp chí các loại (trong đó có 50%
báo-tạp chí chuyên ngành được
lưu trữ sử dụng lâu dài).
o Phòng đọc giáo viên 40 chổ ngồi
và Phòng sinh viên 200 chổ ngồi
được trang bị 40 máy tính phục vụ
tra cứu và truy cập Internet, phục
vụ theo quan điểm kho mở, đưa
hệ thống Barcode (mã vạch) vào
công tác mượn-trả tài liệu tự
động.
o Trang bị hệ thống bảo vệ tự động.
Trên cơ sở các thiết bị đã có sẵn tại
thư viện hiện nay, trước mắt thư viện chủ
trương mua sắm trang thiết bị hiện đại và
thiết yếu, tăng cường bổ sung thêm tài
liệu phù hợp với chương trình đào tạo
của Cơ sở Linh Trung.
o Về máy móc thiết bị: bao gồm các
loại máy móc phục vụ cho công
tác tra cứu tài liệu và truy cập
thông tin; các máy móc thiết bị
quản lý hoạt động thư viện và một
số trang thiết bị phụ trợ khác.
o Về tài liệu phục vụ cho công tác
nghiên cứu, học tập và giảng dạy,
bao gồm:
Các tài liệu về khoa học cơ bản
Các loại tài liệu tham khảo, tra
cứu
Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên
được nâng cấp và hình thành thư viện số
hoạt động trong khuôn khổ Mạng Thông
tin – Thư viện ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
phục vụ rộng rãi mọi người nhằm khai
thác tri thức, nâng cao chất lượng đào tạo
cho trường ĐH Khoa học Tự nhiên và
ĐHQG nói riêng và toàn xã hội nói
chung, phục vụ cho sản xuất, áp dụng
vào đổi mới công nghệ phát triển khoa
học.
Thư viện số ĐH Khoa học Tự
nhiên kết hợp với Thư viện trung tâm
ĐHQG trong Mạng Thông tin – Thư
viện ĐHQG TP. HCM làm hạt nhân cho
đề án “Mạng thông tin các trường đại
học và cao đẳng” của Hội đồng đại học
TP. Hồ Chí Minh. Làm nền tảng cho việc
chuẩn hóa và xây dựng hệ thống thông
tin liên thông các thư viện đại học – cao
đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và
trong Liên hiệp Thư viện các trường đại
học khu vực Phía nam; tạo nên một bước
nhảy vọt trong sự phát triển hệ thống thư
viện Việt Nam; cơ sở để hình thành nền
giáo dục điện tử trên mạng (e-learning).
Kết luận
Cải tạo và nâng cấp Thư viện Đại học
Khoa học Tự nhiên là một bước quan
trọng trong việc hình thành Mạng Thông
tin – Thư viện ĐHQG TP. HCM. Bao
gồm Thư viện điện tử trung tâm ĐHQG
và thư viện các trường thành viên tiến
đến hình thành một consortium liên kết
thư viện các trường đại học – cao đẳng
trên địa bàn TP. HCM nhằm đưa ngành
thư viện – thông tin tiến lên hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế. Dự án này được thực
hiện nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cán
bộ thư viện với chuyên gia công nghệ
thông tin, khai thác tối đa hiệu quả ứng
dụng của các giải pháp tin học hóa mà
các thành tựu của công nghệ thông tin
mang lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai3_2_6994_2151465.pdf