Tài liệu Hình thái thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 84
HÌNH THÁI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Nguyễn Thế Quyền*, Trần Thanh Tuấn*, Nguyễn Văn Tân**,***
TÓM TẮT
Mở đầu: Theo ASE, trên bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) có 4 hình thái cơ bản. Gần đây tác giả
Gassch và Zile đề nghị bổ sung thể tích cuối tâm trương thất trái vào phân loại hình thái thất trái ở BN THA và
đưa ra các dạng hình thái mới gồm tái cấu trúc lệch tâm, phì đại sinh lý và phì đại hỗn hợp.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các hình thái thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp theo hướng dẫn phân loại của
Gassch và Zile.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 431 BN THA.
Kết quả: Theo phân loại Gassch và Zile, tỉ lệ hình thái bình thường là 41,30% (n=178), tái cấu trúc đồng
tâm 25,06% (n=108), phì đại đồng tâm 13,92% (n=60), phì đại sinh lý 11,83% (n=51), tái cấu trúc lệch tâm
4,41% (n=19), phì đại hỗn hợp 2,78% (n=12...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 84
HÌNH THÁI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Nguyễn Thế Quyền*, Trần Thanh Tuấn*, Nguyễn Văn Tân**,***
TÓM TẮT
Mở đầu: Theo ASE, trên bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) có 4 hình thái cơ bản. Gần đây tác giả
Gassch và Zile đề nghị bổ sung thể tích cuối tâm trương thất trái vào phân loại hình thái thất trái ở BN THA và
đưa ra các dạng hình thái mới gồm tái cấu trúc lệch tâm, phì đại sinh lý và phì đại hỗn hợp.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các hình thái thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp theo hướng dẫn phân loại của
Gassch và Zile.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả trên 431 BN THA.
Kết quả: Theo phân loại Gassch và Zile, tỉ lệ hình thái bình thường là 41,30% (n=178), tái cấu trúc đồng
tâm 25,06% (n=108), phì đại đồng tâm 13,92% (n=60), phì đại sinh lý 11,83% (n=51), tái cấu trúc lệch tâm
4,41% (n=19), phì đại hỗn hợp 2,78% (n=12) và phì đại lệch tâm 0,7% (n=3). Theo phân loại của ASE tỉ lệ hình
thái bình thường 45,71% (n=197), tái cấu trúc đồng tâm 25,06% (n=72), phì đại đồng tâm 16,71% (n=72) và phì
đại lệch tâm 12,53% (n=54). Tỉ lệ phì đại đồng tâm và phì đại lệch tâm theo phân loại do Gassch và Zile thấp hơn
phân loại ASE, trong khi đó hình thái bình thường và tái cấu trúc đồng tâm không có sự khác biệt theo hai cách
phân loại.
Kết luận: Sử dụng bảng phân loại Gassch và Zile giúp cho việc xác định chính xác loại thay đổi cấu trúc
trên bệnh nhân tăng huyết áp và từ đó thuận lợi cho việc tiên đoán biến cố tim mạch.
Từ khóa: tăng huyết áp, phì đại đồng tâm, phì đại lệch tâm, phì đại hỗn hợp, phì đại sinh lý
ABSTRACT
LEFT VENTRICULAR GEOMETRIC PATTERNS IN HYPERTENSIVE PATIENTS
Nguyen The Quyen, Tran Thanh Tuan, Nguyen Van Tan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 84 – 89
Background: According to American Society of Echocardiography (ASE) there are four classical left
ventricular (LV) geometry patterns in hypertensive patient. Recently, Gassch and Zile recommended the LV
morphology classification with end diastolic LV volume in hypertensive patients and presented new
morphological patterns such as eccentric remodeling, physiological hypertrophy and mixed hypertrophy.
Objectives: To determine the rates of LV geometric patterns in hypertensive patients following Gassch and
Zile’s classification.
Subjects and methods: Cross-sectional and descriptive study of 431 hypertensive patients.
Results: According to Gassch and Zile’s classification, the normal LV morphology accounted for 41.30% (n
= 178), concentric remodeling 25.06% (n = 108), concentric hypertrophy 13.92 % (n = 60), physiological
hypertrophy 11.83% (n = 51), eccentric remodeling 4.41% (n = 19), mixed hypertrophy 2.78% (n = 12) and
eccentric hypertrophy 0.7% (n = 3). According to ASE’s classification, the normal morphology accounted for
45.71% (n = 197), concentric remodeling 25.06% (n = 72), concentric hypertrophy 16.71% (n = 72) and eccentric
hypertrophy 12.53% (n = 54). The rates of concentric hypertrophy and eccentric hypertrophy in the classification
proposed by Gassch and Zile were lower than those by ASE. Meanwhile, there was no difference between the
*Bộ Môn Nội Tổng Quát, khoa Y, Đại Học Y dược TP. Hồ Chí Minh
**Bộ Môn Lão khoa, khoa Y, Đại Học Y dược TP. Hồ Chí Minh ***BV Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCK1. Trần Thanh Tuấn ĐT: 0907676466 Email: thanhtuanphd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 85
normal morphology rate and the concentric remodeling one in the two ways of classification.
Conclusion: The use of new classification is helpful in determining the type of structural changes in patients
with hypertension accurately. Therefore, it is helpful in predicting cardiovascular events.
Keywords: hypertension, concentric hypertrophy, eccentric hypertrophy, mixed hypertrophy,
physiological hypertrophy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự thay đổi cấu trúc và hình thái thất trái
thường xảy ra sau tổn thương cơ tim hoặc sự
quá tải sẽ dẫn đến phì đại thất trái có và hoặc
không dãn buồng thất trái. Dựa vào chỉ số khối
cơ thất trái (LVMI) và bề dày thành thất tương
đối (RWT), ASE 2015 đã đưa ra phân loại về sự
thay đổi hình thái thất trái trên bệnh nhân tăng
huyết áp (BN THA) gồm cấu trúc thất trái bình
thường, tái cấu trúc đồng tâm (TCTĐT), phì đại
đồng tâm (PĐĐT) và phì đại lệch tâm (PĐLT)(7).
Giới hạn của phân loại này là không có sự đánh
giá thay đổi thể tích buồng thất trái. Gần đây
Gassch và Zile đề nghị phân loại mới dựa vào
LVMI, thể tích buồng thất trái cuối tâm trương
(LVV) và RWT(5). Theo cách phân loại này hình
thái không có dãn buồng thất trái gồm hình thái
bình thường, TCTĐT và PĐĐT. Hình thái dãn
buồng thất trái và không kèm tăng khối cơ được
gọi là tái cấu trúc lệch tâm (TCTLT) với RWT<
0,32, dãn thất kèm theo tăng khối cơ gồm phì đại
sinh lý (PĐSL) với RWT từ 0,32 đến 0,42 và phì
đại hỗn hợp (PĐHH) với RWT > 0,42.
Như vậy, theo phân loại Gassch và Zile,
những thay đổi cấu về trúc thất trái ở BN THA
sẽ có tỉ lệ như thế nào và có sự khác biệt so với
phân loại ASE. Đó là cơ sở để chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này với mục tiêu là xác định tỉ
lệ các loại hình thái thất trái trên BN THA theo
phân loại của Gassch và Zile (phân loại mới) và
so sánh tỉ lệ các cấu trúc thất trái với phân loại
của ASE.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân (BN) THA ≥ 18 tuổi đến khám
bệnh tại Bệnh viện đại học Y Dược Thành Phố
Hồ Chí Minh từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019.
Một người được gọi là có THA khi có tiền căn
chẩn đoán bị bệnh THA kèm theo có hoặc không
dùng thuốc hạ áp hoặc có huyết áp tâm thu ≥
140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90
mmHg ở hai lần đo cách nhau ít nhất 30 phút và
không có sử dụng các chất kích thích thần kinh
trước đó (JNC VII). BN đồng ý làm siêu âm tim
sẽ được đưa vào nghiên cứu. Những trường hợp
thỏa tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu nhưng tiền
sử có đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chụp và
can thiệp động mạch vành, siêu âm tim có bệnh
tim mạch thực thể (luồng thông trái - phải, hở
van tim từ trung bình đến nặng và hoặc hẹp van
bất kỳ mức độ nào), có bệnh cơ tim phì đại, ghi
nhận có giảm động vùng, vô động vùng, phình
vách thất, phân suất tống máu (EF) < 55% hoặc
có cửa sổ siêu âm tim hạn chế sẽ được loại ra
khỏi nghiên cứu.
Cỡ mẫu
431 BN THA. Cách thu thập mẫu thuận tiện.
Phương pháp thu thập số liệu
Những BN đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ
được thu thập thông tin theo bảng thu thập số
liệu, đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số khối cơ
thể (BMI) và diện tích da (BSA). Dùng máy siêu
âm tim Infinity 50Gb với đầu dò 2.5-3.5 mHz để
thu thập các chỉ số siêu âm tim như chỉ số siêu
âm tim TM: bề dày vách liên thất cuối thì tâm
trương (IV), bề dày thành sau thất trái cuối thì
tâm trương (PW), đường kính thất trái cuối thì
tâm trương (LVDd) và tâm thu (LVDs), phân
suất tống máu (EF).
Định nghĩa biến số
Tuổi là biến liên tục, đơn vị là năm, được
tính bằng cách lấy năm bệnh nhân tham gia
nghiên cứu trừ đi năm sinh. Khoảng thời gian
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 86
mắc THA được tính bằng tuổi lúc tham gia
nghiên cứu trừ tuổi lúc phát hiện THA, đơn vị là
năm. Chiều cao (cm) và cân nặng (kg) là những
biến liên tục được xác định tại thời điểm khám.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là biến liên tục được
tính bằng công thức: cân nặng x 10000/(chiều
cao)2, đơn vị là kg/m2. Diện tích cơ thể (BSA),
đơn vị m2, được tính theo công thức là căn bậc
hai của (cân nặng x chiều cao)/3600.
Bề dày vách liên thất thì tâm trương (IV), bề
dày thành sau thất trái thì tâm trương (PW),
đường kính thất trái thì tâm trương (LVDd) và
tâm thu (LVDs) là những biến liên tục, đơn vị
mm. Các chỉ số này được đo theo quy ước mới
của ASE/EACVI 2015(11).Tại mặt cắt cạnh ức trục
dài, trong chế độ M-mode với mặt cắt ngang qua
đầu mút của van 2 lá, thước đo đặt ở vị trí mặt
phẳng giao giữa thành cơ tim với đường viền
nội mạc buồng tim, và mặt phẳng giao giữa
thành cơ tim và màng ngoài tim. IV đo từ nội
mạc bên phải đến hết lớp cơ vách liên thất cuối
thì tâm trương. LVDd đo từ lớp cơ vách liên thất
bên trái đến lớp nội mạc của thành sau thất trái
cuối thời kỳ tâm trương. PW được đo từ lớp nội
mạc thành sau thất trái đến ngoại mạc thành sau
thất trái cuối thì tâm trương Phân suất tống máu
là một biến số liên tục, được tính toán theo công
thức của Teichholz, đơn vị %.
Khối cơ thất trái và chỉ số khối cơ thất trái là
những biến liên tục. Khối cơ thất trái (LVM) tính
theo công thức chuẩn:
LVM = (IV+LVDd+PW)3-(LVDd)3)x1,04x0,8+0,6(g)(3)
Chỉ số khối cơ thất trái (LVMI):
LVMI=LVM/BSA (g/m2). Gọi là có tăng khối cơ
thất trái hoặc LVMI tăng khi LVMI > 95g/m2 ở
nữ và > 115 g/m2 ở nam(11).
Tỉ số độ dày thành (RWT) tính theo công
thức RWT = (PWx2)/LVDd(11).
Dựa vào LVMI và RWT, hình thái thất trái
được phân thành các cấu trúc theo Bảng 1(11).
Bảng 1. Hình thái thất trái theo LVMI và RWT
Thông số LVMI RWT
Bình thường Bình thường ≤ 0,42
TCTĐT Bình thường > 0,42
Thông số LVMI RWT
PĐLT Tăng ≤ 0,42
PĐĐT Tăng > 0,42
Thể tích thất trái cuối tâm trương (EDV) đơn
vị ml, tính theo công thức:
EDV=(LVDd)3x(7/(2,4+LVDd)(10).
Chỉ số thất trái hiệu chỉnh theo diện tích cơ
thể (LVV) =EDV/BSA (ml/m2). Gọi là tăng thể
tích cuối tâm trương thất trái khi
LVV>75ml/m2(5).
Dựa vào LVMI, RWT và LVV, hình thái thất
trái được phân thành các cấu trúc theo Bảng 2.
Bảng 2. Hình thái thất trái theo LVV, LVMI, RWT(5)
Thông số LVV LVMI RWT
Bình thường Bình thường Bình thường 0,32 – 0,42
TCTĐT Bình thường Bình thường > 0,42
PĐĐT Bình thường Tăng > 0,42
TCTLT Tăng Bình thường < 0,32
PĐHH Tăng Tăng > 0,42
PĐSL Tăng Tăng 0,32 – 0,42
PĐLT Tăng Tăng < 0,32
Phân tích số liệu
Các số liệu sẽ được mã hóa, nhập liệu bằng
phần mềm Epidata và xử lý số liệu bằng phần
mềm Stada 13.3. Biến liên tục có phân phối
chuẩn được trình bày dưới dạng trung bình ± độ
lệch chuẩn, đối với biến số liên tục không có
phân phối chuẩn được trình bày bằng trung vị.
Biến số không liên tục được trình bày dưới dạng
tần suất và tỉ lệ phần trăm, n (%). Phép kiểm χ2
để so sánh tỉ lệ % giữa các nhóm. Các phép kiểm
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Y đức
Đây là nghiên cứu quan sát, không can
thiệp vào quá trình điều trị, tất cả các thông tin
thu thập được từ bệnh nhân được giữ kín để
phục vụ cho nghiên cứu nên không vi phạm
về mặt y đức.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Từ tháng 4/2018 đến tháng 03/2019, chúng
tôi thu thập được 431 BN THA. Đặc điểm lâm
sàng của nhóm được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 87
Nhóm bệnh
n = 431
Tuổi (tuổi) 50,81 ± 10,34
Nam (%) 211 (48,96)
Tuổi phát hiện THA (tuổi) 45,87 ± 10,46
Khoảng thời gian mắc THA (năm) 4,94 ± 4,94
Chiều cao (cm) 1,60 ± 0,07
Cân nặng (kg) 64,17 ± 10,74
BSA (m
2
) 1,68 ± 0,16
Chỉ số khối cơ thể (g/m
2
) 24,73 ± 3,06
Các thông số siêu âm tim
Bảng 4. Các thông số siêu âm tim của nhóm nghiên cứu
Nhóm bệnh n = 431
IV (mm) 9,45 ± 1,64
LVDd (mm) 47,32 ± 4,80
PW (mm) 9,63 ± 1,48
EF (%) 68,60 ± 6,03
EDV (ml) 105,55 ± 25,04
LVV (ml/m
2
) 62,57 ± 13,08
LVM (g) 159,46 ± 46,55
LVMI (g/m
2
) 94,04 ± 24,22
Tăng khối cơ thất trái (%) 126 (29,23)
So sánh các cấu trúc theo hai phân loại
Bảng 5. So sánh các cấu trúc thất trái theo hai cách
phân loại
Phân loại ASE
n = 431
Phân loại mới
n = 431
p
Bình thường 197 (45,71) 178 (41,30) 0,192
TCTĐT 108 (25,06) 108 (25,06) 1
PĐĐT 72 (16,71) 60 (13,92) 0,027
TCTLT 19 (4,41)
PĐHH 12 (2,78)
PĐSL 51 (11,83)
PĐLT 54 (12,53) 3 (0,7) <0,0001
Tỉ lệ PĐĐT và PĐLT theo phân loại ASE cao
hơn so với phân loại mới. Trong khi đó cấu trúc
bình thường và TCTĐT ở hai phân loại không có
sự khác biệt.
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu về hình thái thất trái,
trong đó có sử dụng thể tích tâm trương cuối
thất trái theo phân loại do Gassch và Zile đề
nghị. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) khi thêm
LVV vào phân loại hình thái, trên BN THA có
nhiều kiểu hình thái, (ii) trong các thay đổi về
hình thái, PĐĐT và TCTĐT chiếm tỉ lệ cao theo
hai cách phân loại, (iii) PĐĐT và PĐLT có tỉ lệ
thấp hơn theo phân loại mới.
Trong nhóm bệnh, TCTĐT và PĐĐT là
những thay đổi hình thái thất trái chiếm tỉ lệ cao
nhất. Các nghiên cứu trước đây đều dùng phân
loại theo ASE do đó rất khó khăn khi so sánh các
tỉ lệ này theo phân loại mới. Tuy nhiên, hai loại
hình thái TCTĐT và PĐĐT cũng chiếm tỉ lệ cao
trong nghiên cứu của các tác giả khác. Nghiên
cứu của tác giả Cao Ngọc Mai Hân(2), TCTĐT và
PĐĐT tỉ lệ lần lượt là 28,1% và 27,8%. Nghiên
cứu của tác giả Dương Đình Hoàng TCTĐT và
PĐĐT tỉ lệ lần lượt là 40% và 20,8%(4). Hình thái
TCTĐT và PĐĐT chiếm tỉ lệ cao cho thấy sự quá
tải về áp lực là thay đổi về huyết áp động học
nổi bật trên BN THA. Quá tải về áp lực dẫn đến
sự gia tăng lực căng thành, do đó bề dày thành
tim tăng lên nhằm duy trì lực căng thành trong
giới hạn bình thường, đảm bảo cho chức năng co
bóp của tim. Sự tăng bề dày thành tim làm tăng
RWT trước khi sự tăng khối cơ đáng kể có thể
nhận biết được, đây là hình thái TCTĐT. Tiếp
theo là sự gia tăng khối cơ thất trái xuất hiện,
thất trái có hình thái PĐĐT. Sự gia tăng khối cơ
và thay đổi hình thái thất trái rất quan trọng
trong tiên lượng các biến cố tim mạch. Theo
nghiên cứu The VALIANT, các hình thái tái cấu
trúc bất thường đều làm tăng biến cố tim
mạch(12).
Khi thêm LVV vào hình thái PĐĐT, hai loại
hình thái là PĐĐT với LVV bình thường và
PĐHH có LVV tăng. Kết quả cho thấy đa số
bệnh nhân là PĐTT đơn thuần và PĐTT có kèm
theo dãn thất trái chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ 2,78%.
Về mặt tiên lượng, hiện tại chưa tìm thấy tài liệu
nào đánh giá và so sánh về các biến cố tim mạch
của các cấu trúc này. Tuy nhiên, sự tăng thể tích
cuối tâm trương thất trái là yếu tố thuận lợi cho
tình trạng sung huyết dễ xảy ra và tiến triển đến
suy tim trên lâm sàng.
Đối với hình thái PĐLT, khi lấy điểm cắt là
RWT < 0,42 (theo phân loại ASE), tỉ lệ là 12,53%,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 88
tuy nhiên khi lấy điểm cắt là RWT < 0,32 (theo
phân loại do Gassch và Zile), tỉ lệ này là 0,7%.
Trong khi đó với RWT từ 0,32 đến 0,42 được gọi
là PĐSL, chiếm tỉ lệ 11,83%. Như vậy PĐLT
trong phân loại ASE sẽ gồm PĐSL và PĐLT theo
phân loại mới, trong đó PĐLT chỉ chiếm tỉ lệ
nhỏ. Hai hình thái PĐSL và PĐLT có sự khác
biệt về cấu trúc và tiên lượng. PĐSL là sự thay
đổi cấu trúc sinh lý được xem là dạng tái cấu
trúc lệch tâm kèm theo phì đại thất trái, nghĩa là
tăng LVV và tăng LVMI, tuy nhiên RWT vẫn
duy trì ở giới hạn bình thường. Đây là sự đáp
ứng của tim với những sự hoạt động thể chất
thường xuyên hoặc luyện tập thể chất lâu dài(9).
Trong PĐSL, sợi cơ tim trở nên dày và dài hơn
giống như tình trạng "phóng đại cơ tim" và được
xem như sự tiếp tục phát triển sinh lý bình
thường của tim, chức năng co bóp cơ tim bình
thường hoặc gia tăng(8). Trong khi đó, PĐLT một
dạng của phì đại bệnh lý, được cho là đáp ứng
thích nghi với sự quá tải về áp lực hoặc thể tích.
Về mô học, trong phì đại bệnh lý có sự tăng số
lượng các sarcomere, các mô sợi collagen, các tế
bào viêm(1). Các thay đổi dẫn đến giảm khả năng
co bóp cơ tim và tăng các biến cố tim mạch(9,12).
Do đó, việc xác định rõ loại cấu trúc trong nhóm
PĐLT giúp ích cho việc tiên đoán biến cố tim
mạch.
PĐLT và TCTLT, chiếm tỉ lệ nhỏ theo cách
phân loại mới. Đây được cho là kết quả của sự
đáp ứng thích nghi với sự tăng thể tích trong
thời gian dài. Biểu hiện này là rõ ràng trên BN
có bệnh lý van tim (như hở van hai lá, hở van
động mạch chủ), tuy nhiên trên BN THA, biểu
hiện này ít rõ ràng. Theo Giovanni, sự xuất
hiện của PĐLT trên BN THA, là do sự thay đổi
hình dạng PĐĐT sang dạng PĐLT(6). Nguyên
nhân gây ra tình trạng này là do tình trạng
thiếu máu cơ tim, đặc biệt là sau nhồi máu cơ
tim, làm cho cấu trúc PĐĐT bị phá vỡ và được
thay thế bằng PĐLT(6). Do đó, về mặt ý nghĩa
lâm sàng nên tầm soát thêm bệnh mạch vành ở
những BN THA có PĐLT.
Hạn chế
Nghiên cứu có hạn chế là phương pháp đo
thể tích thất trái cuối tâm trương. Khi có tái cấu
trúc thất trái nghĩa là thất trái không còn có dạng
hình chóp trụ theo lý thuyết, do đó nên sử dụng
phương pháp Simpson để đo thể tích cuối tâm
trương thất trái trên mặt cắt 4 buồng. Trong
nghiên cứu chúng tôi sử dụng công thức tính
toán dựa vào đường kính thất trái cuối thì tâm
trương. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi đã cho
thấy có sự đa dạng về hình thái thất trái trên BN
THA. Ngoài ra trong nghiên cứu chúng tôi
không có sinh thiết cơ tim để phân biệt phì đại
bệnh lý hay phì đại sinh lý.
KẾT LUẬN
Phì đại đồng tâm và tái cấu trúc đồng tâm
chiếm tỉ lệ cao trong nhóm thay đổi cấu trúc ở
BN THA theo phân loại của ASE cũng như trong
phân loại do Gassch và Zile đề nghị. Phì đại lệch
tâm chiếm tỉ lệ thấp theo phân loại của Gassch
và Zile. Sử dụng bảng phân loại mới giúp cho
việc xác định chính xác loại thay đổi cấu trúc
trên bệnh nhân THA và từ đó giúp ích cho việc
tiên đoán biến cố tim mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernardo BC, Weeks KL, et al (2010). "Molecular distinction
between physiological and pathological cardiac hypertrophy:
experimental findings and therapeutic strategies". Pharmacol
Ther, 128(1):191-227.
2. Cao Ngọc Mai Hân, Châu Ngọc Hoa (2019). "Phì đại thất trái
trên bệnh nhân Tăng Huyết áp". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh,
23(2):127-134.
3. Devereux RB, Alonso DR, et al (1986). "Echoardiographic
assessment of left ventricular hypertrophy: comparison to
necropsy findings ". Am J Cardiol, 57:450-458.
4. Dương Đình Hoàng, Lê Thị Bích Thuận (2014). "Nghiên cứu
biến chứng phì đại thất trái ở bệnh nhân Tăng huyết áp". Tạp
chí Tim Mạch học Việt Nam, 66(9):94-113.
5. Gaasch WH, Zile MR (2011). "Left ventricular structural
remodeling in health and disease: with special emphasis on
volume, mass, and geometry".J Am Coll Cardiol, 58(17):1733-1740.
6. Giovanni de Simone (2004). "Concentric or Eccentric
Hypertrophy: How Clinically Relevant Is the Difference?".
Hypertension 43(4):714-715.
7. Lang RM, Badano LP, et al (2015). "Recommendations for
cardiac chamber quantification by echocardiography in adults:
an update from the American Society of Echocardiography
and the European Association of Cardiovascular Imaging". J
Am Soc Echocardiogr, 28 (1):1-39.
8. Linzbach AJ (1960). "Heart failure from the point of view of
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 89
quantitative anatomy". Am J Cardiol, 5:370-382.
9. Pelliccia A, Kinoshita N, et al (2010). "Long-term clinical
consequences of intense, uninterrupted endurance training in
olympic athletes". J Am Coll Cardiol, 55(15):1619-1625.
10. Teichholz LE, Kreulen T, et al (1976)."Problems in
echocardiographic volume determinations: echocardiographic-
angiographic correlations in the presence of absence of
asynergy". Am J Cardiol, 37(1):7-11.
11. Thomas H, Marwick M, et al (2015). "Recommendations on the
Use of Echocardiography in Adult Hypertension: A Report
from the European Association of Cardiovascular Imaging
(EACVI) and the American Society of Echocardiography
(ASE)". Journal of American Society of Echocardiography, 28(7):727-
754.
12. Verma A, Meris A, et al (2008). "Prognostic implications of left
ventricular mass and geometry following myocardial
infarction: the VALIANT (VALsartan In Acute myocardial
iNfarcTion) Echocardiographic Study". JACC Cardiovasc
Imaging, 1(5):582-591.
Ngày nhận bài báo: 15/05/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hinh_thai_that_trai_o_benh_nhan_tang_huyet_ap.pdf