Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

Tài liệu Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00034 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 59-63 This paper is available online at HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ Nguyễn Thị Quỳnh Thơ1 và Nguyễn Thị Quỳnh Thư2 1Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Nguyên 2Sư phạm Ngữ văn K 2010, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đầy tài năng. Nguyễn Ngọc Tư có cách xây dựng nhân vật rất riêng và độc đáo. Một trong nhưng mô típ nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện ngắn của nữ nhà văn Đất Mũi là hình tượng người cha. Khi khảo sát tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chúng tôi rút ra được những kết luận về người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là hình ảnh người cha cô đơn, người cha trong cuộc sống mưu sinh, người cha với đức hi sinh. Và họ tiêu biểu cho tính cách của những người đàn ông Nam Bộ. Từ khóa: Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng người cha, Cánh đồng bất tận. 1. Mở đầu Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00034 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 59-63 This paper is available online at HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ Nguyễn Thị Quỳnh Thơ1 và Nguyễn Thị Quỳnh Thư2 1Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Nguyên 2Sư phạm Ngữ văn K 2010, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đầy tài năng. Nguyễn Ngọc Tư có cách xây dựng nhân vật rất riêng và độc đáo. Một trong nhưng mô típ nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện ngắn của nữ nhà văn Đất Mũi là hình tượng người cha. Khi khảo sát tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chúng tôi rút ra được những kết luận về người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là hình ảnh người cha cô đơn, người cha trong cuộc sống mưu sinh, người cha với đức hi sinh. Và họ tiêu biểu cho tính cách của những người đàn ông Nam Bộ. Từ khóa: Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng người cha, Cánh đồng bất tận. 1. Mở đầu Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng văn học. Từ khi xuất hiện với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt cho đến truyện vừa Cánh đồng bất tận, (chưa kể những tạp văn), nữ nhà văn trẻ đất Cà Mau luôn hâm nóng văn đàn, thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn tạo ra một hiệu ứng đọc hiếm thấy. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư[1]; Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hay Nguyễn Ngọc Tư một nhà văn trẻ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín [6]. Có thể thấy các công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào các phương diện ngôn ngữ, giọng điệu, con người nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến hình ảnh người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hình tượng người cha trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận 2.1.1. Hình tượng người cha trong cuộc sống mưu sinh Những người cha nông dân vất vả trong cuộc sống được Nguyễn Ngọc Tư khắc họa khá nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về số phận con người Nam Bộ. Ngày nhận bài: 1/1/2015 Ngày nhận đăng: 09/5/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, e-mail: quynhtho.1988@gmail.com 59 Nguyễn Thị Quỳnh Thơ và Nguyễn Thị Quỳnh Thư Con người làm đủ nghề để tồn tại nhưng vẫn không dứt khỏi cảnh nghèo, để rồi họ chấp nhận cái nghèo, cái túng thiếu như một lẽ thường tình: “Ông mướn một cái nhà nhỏ như hột quẹt, đủ cho hai người còm nhom chui ra chui vào, vét túi trên túi dưới sắm một chiếc xe kẹo kéo có dàn nhạc sống xập xình, kéo thằng Thàn theo. Ngày chạy ra bán ở chợ rau chợ cá, tối ghé vài quán nhậu, khuya về đậu ở ngã ba” [8;9]. Nhân vật người cha trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận hay Cái nhìn khắc khoải lại mưu sinh cuộc sống bằng nghề chăn vịt chạy đồng, cái công việc buộc họ phải sống một cuộc đời lang bạt, một cuộc sống trên đồng khơi. “Ông đậu ghe, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong ngó chừng chừng sang những cánh đồng lúa mới vừa chín tới, và suy nghĩ về một vạt lúa khác vừa no đồng đồng” [8;52]. Riêng truyện ngắn Cánh đồng bất tận lại xây dựng gia đình chăn vịt chạy đồng đặc biệt. Người cha chọn nghề chăn vịt chạy đồng không phải vì nghèo, cũng không trở về nhà sau khi mùa gặt kết thúc, mà chọn cái nghề này vì muốn lìa bỏ quê hương, và sống cuộc sống như người du mục: “Thành ra, cái mùa du mục của chúng tôi kéo dài từ mùa mưa sang mùa nắng, rồi lại mưa. Đôi lúc tôi hơi nhớ con - người” [8;184]. Nguyễn Ngọc Tư đã phơi bày cuộc sống của những người dân miền Nam trần trụi thông qua cảnh thiên nhiên khốc liệt: “Chúng tôi cho vịt ăn thật xa trên đồng, vạ vật ở đó từ sáng tới chiều. . . ”. Chính cái cuộc sống đói nghèo buộc những người đàn ông phải đối mặt với nhũng khó khăn, thử thách. Những cánh đồng tàn tạ, những dòng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, những xóm làng xơ xác và không phải cuộc mưu sinh nào cũng đươc đền bù xứng đáng. Qua việc miêu tả cuộc sống mưu sinh của nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã phác họa được sự khó khăn, vất vả và nghèo đói của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên, không phải vì nghèo khổ, vất vả mà họ trở nên tham lam, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mà không quan tâm người khác. Cái quan niệm “không có gì sâu nặng bằng tình cảm giữa người với người” của con người Nam Bộ như ăn sâu trong máu của những người cha này. Họ chất phác, hồn hậu và yêu thương con người lúc sa cơ lỡ vận. Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, ông Chín Vũ cũng cưu mang một người phụ nữ, mà sau này là vợ ông “Cha hỏi, cô đi về đâu tôi cho quá giang. Má tôi ngước lên, mặt ràn rụa nước. Tôi cũng không biết về đâu. Cha tôi chở người con gái tội nghiệp nầy về nhà. . . ” [8;178]. Cái tính thương người, sống trong tình cảm và nghĩa hiệp của ông Chín Vũ lại một lần nữa lặp lại trong Điền và Nương, khi hai đứa trẻ cứu người đàn bà khác. Ông già trong Cái nhìn khắc khoải cũng cưu mang một người phụ nữ giữa đường và giúp chị đoàn tụ gia đình để rồi chiều chiều ông ngồi nhìn ra với ánh mắt khắc khoải, nỗi đau, niềm thương kiềm nén trong lòng. 2.1.2. Hình tượng người cha cô đơn Hầu hết các nhân vật người cha của Nguyễn Ngọc Tư dù là nông dân hay nghệ sĩ, dù thanh niên hay người già, thì cũng nuôi trong mình một nỗi sầu cô đơn. Cô đơn vì sống giữa “biển người mênh mông” mà chỉ thấy một mình. Cô đơn vì không hòa nhập được với cuộc đời. Cô đơn vì những khát khao hạnh phúc không thành. Họ cô đơn trên hành trình tìm kiếm cái đẹp, cô đơn khi đi tìm hạnh phúc cho bản thân trong một biển người mênh mông mà nhìn đâu cũng thấy người xa lạ, khoảng cách, thậm chí thấy xa lạ với cả chính người thân trong gia đình mình. Trong truyện ngắn Cải ơi, Ông Năm Nhỏ lạc lõng, cô đơn khi những người trong làng xóm, gia đình ông không hiểu mình. Ông tím tái mặt mày, đau đớn quằn quại như ai xát muối vào ruột khi biết người vợ nghi ngờ chồng giết con riêng. Ông buồn tủi khi những hàng xóm láng giềng đồn đãi. Tận cùng của nỗi đau, ông ra đi, đinh ninh trong dạ phải tìm được con Cải về. Ông già trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải cô đơn trong sự chảy trôi của cuộc đời. Ngày ông đi chiến tranh về, nghe tin vợ mất, cũng là ngày ông bắt đầu những chuỗi ngày tháng cô đơn. Ông làm nghề chăn vịt chạy đồng, cả cuộc đời gắn bó với lũ vịt, bao nhiêu tâm sự ông đều 60 Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ với con Cộc. Có thể nói, thế giới loài người và loài vịt đã “nhòe” đường biên với nhau. Ông hiểu rõ con Cộc nghĩ gì, cần gì và trò chuyện với nó như người bạn tri âm, tri kỉ. Mấy ông bạn lang bạt của ông chụm lại nhậu lần nào cũng cằn nhằn “cha nội này sống thấy rầu quá, mai mốt con vịt xiêm đó chết, ông sống với ai”. Câu nói đã diễn tả sự cô đơn tuyệt đối của ông lão, nếu một ngày con Cộc chết đi, ông sẽ cô độc. Nỗi cô đơn của ông là cô đơn khi không có người tâm sự, chuyện trò, và cô đơn trên cả con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhân vật Ông Năm trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải quyết chối từ hạnh phúc cá nhân vì nghề nuôi vịt mà, nghèo, lang thang, đeo mang thêm người nữa, không đành. Nhưng khi thấy người phụ nữ khó khăn, không biết về đâu thì chạnh lòng cưu mang “Cô Út hông ngại, cứ ở lại đây, chừng nào có hướng đi đâu, mần ăn gì thì đi, hen” [8;56]. Ông dùng lá dừa làm nhà tắm cho chị, sắm cho chị một đôi dép mới: “Đôi dép cô mỏng thiếu điều cạo râu được rồi, tiếc làm chi, để té nữa thì khổ” [8;60]. Hơn ai hết, ông Năm là người nhận thức rõ, đó là hạnh phúc, là thứ ông vẫn luôn mong ước, ước có người chuyện trò, người đồng cam cộng khổ, ước có bàn tay phụ nữ chăm sóc ngôi nhà, góc bếp. Nhưng ông Năm biết rõ, người phụ nữ còn tình cảm với người chồng, nên giúp chị đoàn tụ với gia đình. Ông Năm không ích kỉ giữ người phụ nữ bên cạnh mình, ông chấp nhận từ bỏ cái hạnh phúc của mình để người khác được hạnh phúc. Qua đó, có thể thấy ông Năm cô đơn nhưng không bi lụy, cô đơn nhưng không vị kỉ, không vì bản thân cô đơn bất chấp tất cả để được hạnh phúc. Vậy là ông âm thầm chịu đựng, âm thầm chấp nhận sự cô đơn. Cô đơn là điều kiện thử thách phẩm chất làm người của ông. Trong truyện ngắn Mối tình năm cũ, nhân vật ông Mười cô đơn khi mọi người không hiểu mình. Khi thấy ông Mười không cho dì Thấm lên truyền hình, mọi người trong làng cho rằng ông ích kỉ, ghen tuông với liệt sĩ Nguyễn Thọ: “Nó không cho con Thấm đi vì ghen chứ gì, thằng Thọ chết ngắc rồi mà còn ghen” [8;81]. Nhưng ông Mười vẫn nín thinh, ông sợ người ta lại nhắc lại nỗi đau trong lòng vợ mình. Ẩn trong cái vẻ “lầm lì, lạnh lùng, ít nói” là tình thương sâu sắc ông dành cho dì Thấm. Thấy vợ mỗi lần mang tập thư tình của Nguyễn Thọ ra xem đều khóc trong đau khổ, ông xót lắm “Thấy đôi mắt vợ xưng húp, buộc lòng ông đem thư đi đốt” [8;83]. Không chỉ hàng xóm không hiểu ông, mà người trong gia đình cũng không hiểu ông. Thấy thằng Thảo bỏ nhà về ngoại vì ông đốt hết những là thư của Nguyễn Thọ, ông đau xót nhưng vẫn không giải thích. Ông Mười sở hữu một tâm tư, mang nặng một trắc ẩn nhưng chẳng thể chia sẻ, bộc bạch cùng ai: “Cả đời ông chỉ mong người trong nhà hiểu mình chứ trông gì người thiên hạ” [8;83]. Với ông không gì hạnh phúc bằng việc nhìn thấy “nụ cười nhẹ nhõm”, vô tư lự như những ngày dì Thấm mới mười tám, hai mươi. Hình ảnh người cha trong Dòng nhớ lại cô đơn trong chính gia đình của mình. Trong ông luôn đau đáu một nỗi nhớ. Đó là khối cô đơn đặc quánh thao thức trong đêm, hoà cùng bóng đêm “Má tôi ngồi trong mình lặng lẽ nhìn ba, còn ba thì nhìn ra sông” [8;132]. Dù có một cuộc sống gia đình êm ấm, vẫn làm tốt trách nhiệm của một người chồng, người cha nhưng người cha này luôn giấu một nỗi nhớ riêng, nhớ người con gái ông yêu thương mà không đến được. Cái cô đơn trong ông là cô đơn trong tình duyên, trong mối tình dang dở không trọn vẹn, trong mối tình đơn phương thầm lặng mà không biết sẻ chia cùng ai. 2.1.3. Hình tượng người cha với đức hi sinh Mỗi hình ảnh người cha trong một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều gắn với một số phận nhất định. Dù trong hoàn cảnh, số phận nào, họ vẫn là những người cha thương con, trăn trở, hi sinh cho con, sống giàu tình nghĩa, nặng nợ với cuộc đời. Trước hết, đó là những người cha thương con của người khác như thương con của mình, bằng sự hi sinh thầm lặng. Một người cha trong truyện ngắn Cải ơi khiến người đọc xúc động bởi 61 Nguyễn Thị Quỳnh Thơ và Nguyễn Thị Quỳnh Thư tiếng rao: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè. Nhà mình ở Cỏ Cháy đó nhớ không? Về nhà đi con, tội má con vò võ có một mình. Con là trọng, chứ đôi trâu cộ có nhằm nhò gì. . . Về nghe con, ơi Cải. . . ” [8;15]. Năm Nhỏ thương con Cải như con đẻ của mình, nên khi thiên hạ nghi kị, ánh mắt của vợ không còn lấp lánh yêu thương, ông khăn gói bỏ xứ ra đi, bụng dạ đinh ninh dứt khoác tìm con Cải về. Ông xin làm sai vặt trong đoàn ca múa nhạc, để trước giờ diễn, ông mượn cái micro nói vài câu: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con. . . ”. Kết thúc câu chuyện lơ lửng, làm người đọc chua xót. Không biết giờ đây, giữa biển người mênh mông ấy, ông có tìm được con Cải hay không, để tình thương lại được đền đáp, hay đành gửi thân xứ người với niềm thương nhớ và nỗi oan thấu trời của mình. Một trong những hoàn cảnh khác thường thấy ở hình ảnh người cha trong các truyện ngắn là “gà trống nuôi con”. Vì vậy, tình cảm cha con cũng được độc giả cảm nhận một cách sâu sắc. Nhân vật cha của anh Hết đã một mình nuôi Hết trưởng thành, dạy anh Hết biết sống nghĩa tình “Anh Hết lớn lên, yêu hết thảy từng con người, từng tấc đất ở cái xóm Giồng Mới. Cái xóm nhỏ ngoại ô biết bao thương nhớ. . . ” [8;31]. Mặc dù, “mồ côi má từ lúc mới lọt lòng” nhưng anh Hết vẫn được sống trong tình yêu thương, dạy dỗ của người cha “Thấy anh ngồi đánh cờ ở đâu, giữa đường cũng vậy, ông vác cây đánh ngay đó. Vừa đánh vừa kêu nhịp nhàng “ Xe nè! Chốt! Pháo nè! Bụp! Chiếu hả, thằng ma cà bông, tao chiếu cho mày mấy đường” [8;34]. Ông chửi nhưng giọng “nghèn nghẹn”, trong lòng ông cũng đau nhói lắm. Trong sâu xa, ông biết thằng Hết mê cờ là vì đau khổ khi người con gái mình yêu đi lấy chồng. Nhìn con mình yêu đương khổ sở, ông cũng đau đớn, tủi buồn “Tối về, ông bắt nó nằm cho ông xoa dầu, hỏi bày đặt yêu đương chi cho khổ vậy con ơi” [8;34]. Tương tự như nhân vật cha anh Hết, ông Tư Mốt trong truyện ngắn Thương quá rau răm cũng một mình nuôi Nga khôn lớn, xinh đẹp và hiền hậu. Tình thương ông dành cho con gái mình thầm lặng nhưng sâu sắc. Ông không khỏi đau đớn khi thấy cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến. Trong truyện ngắn Nhớ sông, Nguyễn Ngọc Tư lại kể về nhân vật Chín làm nghề bán hàng bông. Ông đã mất vợ ngay chính con sông mà hai vợ chồng ông vẫn thường buôn bán để kiếm sống “Giang thấy rõ ràng, lúc cây sào tròng tay má đang chỏi vào thành xà lan trượt hướt lên, má ngã xuống, đầu má đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào ghe” [8;119]. Từ ngày vợ chết, ông tiếp tục cuộc sống, nuôi Giang và Thủy khôn lớn. Mặc dù, không thể hiện gì nhưng trong lòng ông Chín luôn âm ỉ nỗi đau khi nhìn thấy con Thủy có kì kinh nguyệt đầu tiên, nó “khóc mướt”. Ông thương hai đứa con mình và tự trách móc, dằn vặt bản thân vì không cho con mình một cuộc sống đủ đầy. Mỗi lần ông nhìn thấy những đứa trẻ túa ra cổng trường, đám học trò áo lem mực, tay kẹp nách cái cặp, tay mang bình nước là mắt ông Chín lại đau đáu. Ông kiếm chồng cho con Giang, một người chồng ở đập sậy. Ông không muốn Giang phải sống cuộc đời nổi trôi như má nó. Khi thấy con Giang bỏ chồng về ghe sống với ông, ông quyết định từ bỏ cả cái nghề bán hàng trên ghe, như thể ông sắp đánh đổi cái gì thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Ông bán ghe, mua đất, cuốc đất trồng rau với con Thủy. Chỉ có cách hi sinh cái nghề ông từng gắn bó, ông Chín Giang mới có thể thay đổi cuộc đời của hai đứa con gái. Đám chắt chít của ông rồi sẽ chẳng phải chịu cảnh lênh đênh. Cũng xây dựng theo mô típ “gà trống nuôi con”, nhưng gia đình trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận là một gia đình đặc biệt. Hoàn cảnh của Út Vũ, cha của Nương và Điền không như ông Năm, ông Tư Mốt, cha thằng Hết, ông Chín Giang. Út Vũ từng là người đàn ông rất nghĩa hiệp, sẵn sàng cưu mang người phụ nữ lỡ đường, người sau này là vợ ông. Vì bị vợ phụ bạc, ông sống lạnh lùng, chỉ biết khóc hận cười đau mà quên mất ông là một người cha. Chính vì vậy, đang lúc cận kề hiểm nguy, trong ý thức cầu cứu, một bản năng đơn giản nhất, Nương đã quên mất người 62 Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cha mà gọi thất thanh “Điền! Điền ơi” làm ông đau đến sững sờ. Khi nhìn thấy con gái mình bị chiếm đoạt, ý nghĩ mình là một người cha trong Út Vũ trỗi dậy mạnh mẽ, vừa thương con, vừa xót xa, ân hận, “mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay là máu nhoèn nhoẹt” [8;217]. Nhân vật Út Vũ là nhân vật bi kịch. Nhưng những bi kịch đó là do chính bản thân ông tự chuốc lấy. Ông Vũ không mở lòng đón nhận yêu thương khi rất nhiều hạnh phúc đang gần kề, và không biết trân trọng những gì mình có để đến lúc sắp vụt mất mới định hình yêu thương. 3. Kết luận Bằng sự quan sát tinh tế và nhân hậu, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên chân dung tâm hồn sâu sắc và giàu cảm xúc của những người cha. Dẫu còn đó những trang văn rất nhiều nỗi đau, nhiều nỗi bức xúc vì thiếu thốn, nghèo nàn, thậm chí là quê mùa mà không chạm đến được hạnh phúc nhưng ở đâu đó, chúng ta vẫn thấy được những nụ cười hạnh phúc, ánh nhìn yêu thương của những người cha dành cho con mình, cho quê hương mình. Nguyễn Ngọc Tư đã đi vào tâm tư của họ nhẹ như không, âm thầm chộp lấy những giây phút rất “người” để họ yêu thương và đồng cảm với họ. Có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư xứng đáng là hậu duệ của Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng,. . . với những thành công trong việc xây dựng nhân vật mang tính cách Nam Bộ điển hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trọng Bình, 2010. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ nội dung tự sự. viet-studies.info. [2] Trần Hữu Dũng, 2004. Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam. viet-studies.info [3] Lê Thị Thái Hòa, 2007. Nguyễn Ngọc Tư: “Là người phụ nữ, rất dễ nuôi cô đơn để viết”. tuansan.thanhnien.com.văn nghệ. [4] Phạm Thái Lê, 2009. Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tạp chí Văn nghệ quân đội. [5] Hoàng Thiên Nga, 2005. Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận. Báo văn nghệ. [6] Huỳnh Công Tín, 2006. Nguyễn Ngọc Tư - Nhà văn trẻ Nam bộ. Văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long. [7] Huỳnh Công Tín, 2006. Cảm nhận bản sắc văn hóa Nam bộ. Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội. [8] Nguyễn Ngọc Tư, 2011. Cánh đồng bất tận. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT The figure of father in short stoies by Nguyen Ngoc Tu Nguyen Ngoc Tu is a talent woman writer. Works by Nguyen Ngoc Tu attract a lot of readers whether they contain sadness or intense, which is the result of her unique way to build the characters. One of the motifs of characters appearing in stories by this talent writer is the fathers. When studying the short story “Canh dong bat tan” we found that the figure of father in it appeared again and again and became an inconsolable obsession. Those fathers were willing to sacrify, including even losing love and happiness and receieving loneliness and helplessness so that they were able to fulfill the obligation of father. They also tried their best to struggle with hardship in life, desiring a better life. The fathers in works by Nguyen Ngoc Tu never give up their hope, they always cherish belief for life. Keyword: Nguyen Ngoc Tu, the fathers, “Canh dong bat tan”. 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3579_ntqtho_3289_2193061.pdf
Tài liệu liên quan