Tài liệu Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê-Đê (khảo sát qua sử thi Ê-Đê): 97
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0032
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 97-103
This paper is available online at
HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
(KHẢO SÁT QUA SỬ THI Ê-ĐÊ)
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt. Tín ngưỡng của người Ê-đê có nguồn gốc nội sinh và du nhập từ bên ngoài. Loại tín
ngưỡng có nguồn gốc nội sinh là những tín ngưỡng đa thần truyền thống gắn với tục thờ thần
sông, thần núi, thần đất, thần cây Do đó, có thể gọi đây là tín ngưỡng đa thần. Tín ngưỡng
ngoại sinh là loại tín ngưỡng mới thâm nhập từ bên ngoài như Phật Giáo, Thiên chúa giáo và
Tin Lành. Cả ba tôn giáo này đều đã được công nhận tư cách pháp nhân và đang phát triển rất
nhanh chóng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Người Ê-đê hầu hết đều theo
đạo Tin Lành hoặc Thiên chúa giáo. Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập
đến triết lý tín ngưỡng có nguồn gốc nội sinh là tí...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê-Đê (khảo sát qua sử thi Ê-Đê), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0032
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 97-103
This paper is available online at
HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
(KHẢO SÁT QUA SỬ THI Ê-ĐÊ)
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt. Tín ngưỡng của người Ê-đê có nguồn gốc nội sinh và du nhập từ bên ngoài. Loại tín
ngưỡng có nguồn gốc nội sinh là những tín ngưỡng đa thần truyền thống gắn với tục thờ thần
sông, thần núi, thần đất, thần cây Do đó, có thể gọi đây là tín ngưỡng đa thần. Tín ngưỡng
ngoại sinh là loại tín ngưỡng mới thâm nhập từ bên ngoài như Phật Giáo, Thiên chúa giáo và
Tin Lành. Cả ba tôn giáo này đều đã được công nhận tư cách pháp nhân và đang phát triển rất
nhanh chóng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Người Ê-đê hầu hết đều theo
đạo Tin Lành hoặc Thiên chúa giáo. Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập
đến triết lý tín ngưỡng có nguồn gốc nội sinh là tín ngưỡng đa thần và hình ảnh của các con
vật xuất hiện trong các nghi lễ cúng thần linh của người Ê-đê. Từ đó, làm sâu sắc thêm mối
quan hệ của động vật với tín ngưỡng, đời sống tinh thần của dân tộc Ê-đê.
Từ khóa: Tín ngưỡng, động vật, sử thi, Ê-đê, tô tem.
1. Mở đầu
Từ trước đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về hình ảnh động vật nói chung, nhiều
nghiên cứu văn học đã khảo sát ý nghĩa một số loài vật riêng lẻ, tiêu biểu trong ca dao, tục ngữ
người Việt. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Bích Hà, Đỗ Thị
Hoà, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thuý Khanh [9, 15, 17,]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu về hình ảnh động vật, mối quan hệ giữa động vật và triết lí tín ngưỡng của người Ê-đê
(khoả sát qua Sử thi Ê-đê). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hình khảo sát 6 bộ Sử thi Ê-đê
(Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin, Dăm Yi đi chặt đọt mây, Mdrong Dăm),
thống kê các hình ảnh động vật thường xuyên xuất hiện trong các nghi lễ hiến tế của người Ê-đê,
từ đó, làm nổi bật vai trò quan trọng của động vật trong triết lí tín ngưỡng của người Ê-đê nói
riêng và cuộc sống của người Ê-đê nói chung.
2. Nội dung nghiên cứu
Người Ê-đê cùng với người Ra glai, Gia rai, Chu ru, Chăm ở Việt Nam là những dân tộc sử
dụng các ngôn ngữ được xếp vào tiểu nhóm Chăm (Chamic) thuộc nhánh phụ phía Tây của ngữ
hệ Nam Đảo (Austronesia). Theo Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà năm
2009 [2], dân tộc Ê-đê có dân số là 331.194 người, cư trú trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên. Ở Đắk Lắk có 298.534 người Ê-đê sinh sống, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% số
người Ê-đê tại Việt Nam. Tại đây, người Ê-đê tập trung chủ yếu ở các huyện như CưM’gar,
Krông Buk, Krông Păk, Krông Ana, M’drak, Krông Bông và thành phố Buôn Ma Thuột.
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 18/3/2018. Ngày nhận đăng: 1/4/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ. Địa chỉ e-mail: quynhtho.1988@gmail.com
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
98
Sinh sống trong môi trường tự nhiên nguyên sơ, hùng vĩ, trình độ sản xuất lại rất lạc hậu,
nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên là điều bí ẩn đối với người Ê-đê. Đây là tiền đề cho tín
ngưỡng dân gian thuộc tôn giáo nguyên thuỷ phát sinh và tồn tại. Người Ê-đê có tín ngưỡng đa
thần.
Tín ngưỡng đa thần (polytheism) được định nghĩa là hình thức “Thờ nhiều thần, ra đời muộn
hơn và nảy sinh từ tín ngưỡng hồn linh, tô tem” [7]. Hình thức này phổ biến không chỉ ở riêng dân
tộc Ê-đê mà còn nhiều dân tộc trên thế giới. Một trong những cơ sở giúp hình thành tín ngưỡng đa
thần chính là nhận thức hạn chế của con người khi đối diện với thế giới tự nhiên đầy bất trắc. Vì
thế nảy sinh niềm tin vào sự chi phối của thế lực thần thánh có khả năng và sức mạnh tác động
đến số phận con người. Con người cần phải tôn thờ cũng như có cách hành xử phù hợp nhằm đảm
bảo cuộc sống yên ổn như mong muốn.
Tín ngưỡng đa thần quan niệm thế giới được tạo thành bởi hai phần khác nhau: Hữu hình với
sức mạnh hữu hạn mà con người bằng các giác quan có thể cảm nhận được; vô hình với sức mạnh
vô hạn mà con người không thể cảm nhận bằng các giác quan nhưng lại phụ thuộc vào nó, đó là
thế giới thần linh. Mối quan hệ giữa thế giới hữu hình (con người) và vô hình (thần linh) là quá
trình tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Con người vẫn ở vị trí trung tâm trong quan hệ này
bởi họ có khả năng xác lập liên hệ với thần linh nhằm đáp ứng nhu cầu trần thế của mình.
Đối với người Ê-đê, mối quan hệ giữa con người và thế giới thần linh có sự gắn bó, thân thiết.
Con người có thể trò chuyện, kết nghĩa và thậm chí là kết hôn với thần linh. Và thần linh cũng có
thể từ bỏ thân phận của mình để sống như một con người trần tục. Người Ê-đê quan niệm vạn vật
hữu linh, cái gì cũng có yàng (thần, hồn). Đối với người Ê-đê, vạn vật hữu linh ở đây không hẳn
mọi vật đều có linh hồn, mà chỉ có những sự vật có sự chuyển động thì mới có hồn. Chuyển động
đó của các hiện tượng sự vật lại thuộc vào trình độ nhận thức và quan niệm của con người. Thế
giới các linh hồn của vạn vật hết sức đa dạng và phong phú. Do vậy, con người cần tôn trọng vạn
vật để được che chở, phù hộ.
Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người Ê-đê hay thực hiện những lễ hiến sinh động
vật cúng thần để đáp ứng nhu cầu tâm linh trong đời sống, lập nên mối giao hoà giữa con người
với lực lượng siêu nhiên, cầu mong các vị thần ủng hộ họ thực hiện những nguyện vọng hoặc
khắc phục khó khăn mà người Ê-đê chưa giải quyết nổi.
Đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người Ê-đê rất phong phú. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức
Thịnh cho rằng: “Trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc người Ê-đê có rất nhiều nghi lễ được tổ
chức định kỳ và bất thường. Đó là những nghi thức hoặc lễ hội gắn với những hiện tượng liên
quan tới vòng đời người đến chu trình sản xuất (chủ yếu sản xuất nông nghiệp). Phạm vi và quy
mô nghi lễ phụ thuộc nội dung và yêu cầu cụ thể. Đó là những nghi lễ được tiến hành cho một cá
nhân, cho một gia đình, hoặc cho cả một cộng đồng buôn” [15; tr.213]. Như vậy, việc thực hiện
các lễ cúng lớn nhỏ đã thể hiện tư duy hoà hợp giữa con người với lực lượng siêu nhiên, với thiên
nhiên và tạo vật của người Ê-đê. Trong các lễ cúng này, theo kết quả khảo sát trong các bộ sử thi,
tuy các nghệ sĩ dân gian không mô tả kỹ các bước của các nghi lễ nhưng trong các nghi lễ diễn ra
trong sử thi, chúng tôi thấy rằng, người Ê-đê thường dùng động vật làm lễ vật. Cụ thể, chúng tôi
trình bày hệ thống nghi lễ của người Ê-đê có dùng động vật làm lễ vật trong Bảng 1 dưới đây.
Tuy nhiên, trong 6 bộ Sử thi Ê-đê (Anh em Klu Kla, Dăm Băng Mlan, Sum Lum, Hbia Mlin,
Dăm Yi chặt đọt mây, Mdrong Dăm) mà chúng tôi khảo sát không có đầy đủ tất cả các nghi lễ
(như trong Bảng 1) mà chỉ có một số lễ lớn trong năm. Các nghi lễ ấy được chúng tôi thống kê
trong Bảng 2.
Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê đê (khảo sát qua sử thi Ê đê)
99
Bảng 1. Hệ thống các nhóm nghi lễ của người Ê-đê có sử dụng động vật làm lễ vật
Stt Nhóm nghi lễ Tên nghi lễ
Lễ chi tiết
trong từng nghi lễ Lễ vật
1 Nghi lễ
thuộc
vòng
đời
người
1. Nghi lễ
trong sinh
đẻ
- Lễ cầu sinh đẻ dễ
- Lễ đặt tên
- Ché rượu, một con gà luộc
- Một ché rượu, một con gà
2. Nghi lễ
cầu chúc
sức khoẻ
trong vòng
đời người
- Lễ Mnu Tlâu Kpiê Tlâu
- Lễ Un boong kpiê tlâu
- Lễ Un boong kpiê êma
- Lễ Un sa kpiê kgiú
- Lễ Kbao sa kpiê tlâu
- Lễ Kbao sa kpiê êma
- Lễ Kbao sa kpiê kgiú
-Ba ché rượu, ba con gà
-Ba ché rượu, một con heo đực
-Năm ché rượu, một con heo đực
- Bảy ché rượu, một con heo (đực
hoặc thiến
- Ba ché rượu, một trâu đực
- Năm ché rượu và một trâu đực
-Bảy ché rượu và một trâu đực
3. Nghi lễ
trong cưới
xin
- Lễ hỏi chồng (Nao huh)
- Lễ thoả thuận (Knăm)
- Lễ trả cô gái (nếu có)
- Lễ gọi chồng (Yâu Ung)
- Lễ lại mặt (Siê knăm)
- Một ché rượu và một vòng đồng
- Thách cưới : Bò, trâu, chiêng,
ché.
- Phạt: Ché rượu và một con heo
- Một ché rượu và một con heo
- Ché rượu (nông cụ, đũa, bát)
4. Nghi lễ
trong tang
ma
- Tang lễ (Ngă yang djie)
- Lễ bỏ mả và vòng đời khép
kín
-Một con gà, một ché rượu.
- Rượu, gạo, thịt (heo hoặc trâu)
2 Nhóm
nghi lễ,
lễ hội
trong
nông
nghiệp
1. Lễ tìm
đất
2. Trồng
trọt và thu
hoạch
3. Mùa săn
và lễ cúng
nỏ
- Lễ cúng thần gió
- Lễ cúng cái cào cỏ
- Lễ trỉa lúa cho cả buôn
- Lễ cầu mưa
- Lễ mừng trận mưa đầu mùa
- Lễ lúa lúc lúa trổ bông
- Lễ ăn cơm non
- Lễ rước hồn lúa
- Lễ tuốt lúa
- Lễ đóng kho lúa
- Lễ cúng nỏ
- Ché rượu
- Một ché rượu, một heo và một
ống cơm lam
- Một ché rượu và một con heo
- Một ché rượu, một con gà nhỏ,
một con heo
- Dây thịt, rượu
- Thịt gà (hoặc thịt heo)
- Ché rượu, một con gà, một cây
nứa.
- Cơm lúa mới, ché rượu và một
con gà luộc
- Ché rượu và một con gà luộc
- Gà, hai bát cơm, hai bát canh,
rượu
- Một gà, một ché rượu, chén thịt
vụn pha huyết gà với rượu
- Chén huyết gà pha với rượu
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
100
3 Các lễ
hội khác
1. Lễ cúng
bến nước
2. Lễ cầu
no đủ
3. Lễ uống
rượu mừng
năm mới
4. Lễ hội
rước
Kpan5. Lễ
cúng trống
da
6. Lễ lên
nhà mới
(* Bảng này được thống kê dựa theo công trình nghiên cứu: Ngô Đức Thịnh, 1995, Văn hoá dân gian
Ê-đê, NXB Sở Văn hoá – Thông tin Đắk Lắk, Đắk Lắk)
Bảng 2. Thống kê một số nghi lễ có trong sử thi dùng động vật làm lễ vật
Stt
Nghi lễ
trong sử thi
Lễ vật
Ví dụ ĐV Lễ vật
khác
1 Cúng bến nước Heo dái Ché rượu (1) Một số người đi bắt heo để cúng thần
núi sông, một nhóm đi bắt con trâu đực
cúng cho chị Hbia Mlin, còn một số nữa
đi bắt heo nâng cúng ông bà quá cố [8;
tr.751].
(2) Tôi có việc vì cúng thần linh, tổ tiên
đòi, tôi cúng cho bản thân mình bằng một
con trâu đực và năm ché rượu [12;
tr.855].
(3) Có việc Mtao Hwik đến mượn voi,
Mtao Go sẵn lòng giúp bạn, nhưng khi
lên nhà mới, ông ta lại không hề cho bạn
biết, khi ăn năm, uống tháng, giết trâu,
thui bò, giết heo cúng tổ tiên, giết heo
thiến cúng cầu sức khoẻ cũng không mời
Mtao Go đế dự [12; tr.674].
(4) Một nhóm đi dắt con trâu đực to để
cúng thân thể chàng Sum Blum sống chết
nhờ có vận may, được đi đánh vua ác, kể
hung để đi giành lại Hbia Ling Pang từ
2 Cúng thần (Thần
sông, thần núi, thần
Khiên, Thần
Đao)
Gà, heo
bạc, trâu
thiến
Năm Ché
rượu,
rượu tuk,
3 Cúng trời Heo, gà. Ché rượu
5 Cúng thân thể (cầu
sức khoẻ,cầu phúc)
Heo thiến,
trâu đực,
Ché rượu
6 Cúng yang Heo sổi,
trâu đực
Ché rượu
7 Cúng mùa màng Trâu, heo Rượu ché
8 Cúng hồn Trâu đực,
trâu sổi
Ché rượu
9 Cúng ma Heo trắng,
bò đực,
trâu đực
Ba ché
rượu,
10 Cúng mừng năm
mới
Bò, trâu,
heo
Rượu ché
11 Ăn năm uống tháng Trâu, bò,
heo
Rượu ché
12 Cúng tổ tiên Heo trắng,
trâu đực,
gà trống
Rượu ché
tuk
Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê đê (khảo sát qua sử thi Ê đê)
101
trắng tay Mtao Ar [13; tr.939].
Tổng 12
Theo thống kê và mô tả ở bảng trên, chúng tôi thấy rằng chủ yếu ở các lễ lớn như cúng thần
linh, cúng sức khoẻ, cúng bến nước (ngoài dùng rượu và các lễ vật khác) thì người Ê-đê thường
dùng trâu, bò, heo làm lễ vật hiến sinh. Hiến sinh là loại hình lễ nghi tồn tại ở tất cả các hình thức
tín ngưỡng của dân tộc Ê-đê. Tuỳ vào hình thức tín ngưỡng mà mức độ hiến sinh nhiều hay ít. Lí
giải cho việc người Ê-đê thường dùng động vật, hoặc máu huyết động vật trong các lễ hiến sinh,
Giáo sư Đinh Gia Khánh từng khẳng định “Ở vùng núi thuộc đất liền và hải đảo Đông Nam Á,
nhiều tộc người có tục hiến tế lợn hoặc trâu trong lễ thức nông nghiệp. Ngoài việc tin rằng các
thần linh được hưởng các lễ vật sẽ làm mùa màng tốt thì việc hiến tế còn có ý nghĩa sau đây: sức
mạnh ma thuật (mana) có trong máu súc vật hiến tế sẽ thúc đẩy cho cây lúa lớn nhanh” [11;tr.156],
cầu cho mùa màng bội thu, cầu sức khoẻ... Sử thi Ê-đê cũng thể hiện rất rõ điều này:
(5) “Tôi cúng thần linh bằng năm ché rượu, con trâu cái thiến, rượu ché tuk, con trâu đực cho
thần Núi, thần Sông giúp” [12; tr.1044];
(6) “Họ cúng tổ tiên năm ché rượu, một con trâu, còn bảy ché rượu, một con trâu có đốm
trắng cúng cho người đi lấy vợ, lấy chồng” [12; tr.764];
(7) “Họ cúng một con trâu trắng, ba ché rượu báo tổ tiên, con trâu trắng cúng rẫy, cúng thần
nước phù hộ, thần chiêng, thanh la, cúng cho thần cột nhà, xà ngang xà dọc, thần hang núi
[12;tr.764];
(8) “Họ cúng một con trâu trắng, ba ché rượu báo tổ tiên, con trâu trắng cúng rẫy, cúng thần
nước phù hộ, thần chiêng, thanh la, cúng cho thần cột nhà, xà ngang xà dọc, thần hang núi”
[12;tr.764];
(9) “Cha Hbia Knhí là thịt bò cúng mừng năm mới, thịt heo mừng mùa xuân, làm thịt trâu
mừng nương rẫy, từ nay làm ăn không vất vả đói kém, cúng cho người trong nhà, cúng cho dân
làng từ người già, trẻ em, gái trai đề luôn khoẻ mạnh” [12; tr.603];
(10) “Máu trâu bò không khô sàn hiên, tiếng chiêng tiếng cồng mãi không dứt, bảy con bò,
thui một ngày, bảy con trâu, thui một ngày, cúng cho mùa màng tươi tốt” [1; tr.750].
Việc người Ê-đê chọn các lễ vật thường là động vật xuất phát từ tín ngưỡng tô tem. Tín
ngưỡng tô tem (totemism) hay còn gọi là thuyết vật tổ, là hình thức tín ngưỡng ra đời rất sớm
trong xã hội loài người gắn với thời kỳ công xã thị tộc. Hiểu theo nghĩa đen, tô tem có nghĩa là họ
hàng hay có họ hàng. Theo Từ điển tín ngưỡng tôn giáo thế giới và Việt Nam: “Vật tổ là một trong
những hình thức sơ đẳng nhất của tín ngưỡng, tôn giáo của loài người, tin tưởng ở mối quan hệ
huyết thống siêu nhiên giữa những người trong một tập thể (thị tộc, bộ lạc) với một loài động vật,
thực vật hoặc một đối tượng nào đấy, biến thành tô tem (biểu tượng để cúng, suy tụng) của thị
tộc và bộ lạc” [7; tr.695]. Như vậy, tô tem là niềm tin về mối liên hệ siêu nhiên của con người
động, thực vật hoặc một đối tượng nhất định. Hiện tượng con vật tô tem chủ yếu là những con vật
gây khiếp sợ cho con người hay những con vật hiền lành ít ảnh hưởng đến con người trong đời
sống. Dần về sau, niềm tin tô tem mới bao hàm cả động vật lẫn thực vật và các đối tượng khác.
Theo quan điểm của S. Reinach – người đã công thức hoá tô tem giáo thành 12 điều, để
khẳng định những đặc trưng cho loại hình tín ngưỡng này, dù rằng sự biểu hiện của nó có thể
không đầy đủ hoặc có sự khác biệt nhất định:
“1. Không được ăn thịt, không được giết một số thú vật; con người nuôi nấng một số cá thể
thú vật ấy và chăm nom chúng cẩn thận.2. Một con vật chết đột tử là một đối tượng để tang và
được chôn cất cùng những lễ nghi như một thành viên cuả bộ lạc. 3. Sự cấm chỉ ăn uống đôi khi
chỉ phụ thuộc vào một bộ phận nào đấy trong thân thể con vật. 4. Người ta khi ở trong tình thế cần
thiết phải giết một con vật thường được miễn trừ, người ta xin lỗi nó và tìm mọi thứ mưu mẹo và
kế cách làm giảm thiểu sự vi phạm tabu, tức là sự giết chóc. 5. Khi con vật bị hiến tế, nó được
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
102
khóc thương một cách long trọng. 6. Trong một số dịp long trọng, trong những cuộc lễ tôn giáo,
người ta mặc bộ da của một số thú vật. Ở các dân tộc còn đang sống dưới chế độ tô tem người ta
còn mặc d con tô tem vào các dịp ấy. 7. Các bộ lạc và cá nhân lấy tên mình là tên của các con vật
tô tem. 8. Nhiều bộ lạc dùng hình ảnh những con vật làm vật trang trí cho vũ khí của họ; đàn ông
thì vẽ lên mình những hình ảnh thú vật và cố định lại bằng xăm chích. 9. Khi tô tem là con vật
nguy hiểm và đáng ghê sợ, các thành viên thị tộc được miễn mang tên nó. 10. Con tô tem phòng
giữ và che chở cho các thành viên thị tộc được miễn mang tên nó.11. Con tô tem báo trước tương
lai cho các tín đồ và dẫn dắt đường đi cho họ. 12. Các thành viên bộ lạc tô tem tường tin rằng
được gắn bó với con vật tô tem bởi những liên lạc chung cội nguồn” [14; tr.174 -175].
Xét trên quan điểm của Reinaich đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng trâu là con vật tô tem
của người Ê-đê bởi trong cuộc sống của người Ê-đê, trâu được nuôi để cúng thần linh. Những lễ
cúng lớn chưa có trâu thì chưa được coi là lễ lớn. Nghiên cứu về con trâu trong văn hoá người Ê-
đê, con trâu chính là “vật tổ” xa xưa và “hồn trâu” giúp con người gần gũi với thần linh hơn “các
hồn” khác như “hồn nhện”, “hồn dế” .... Người Ê-đê nuôi trâu với một sự trân trọng, yêu quý,
chăm sóc cẩn thận và họ không bao giờ đánh đập, cưỡi lên lưng trâu (như cách chăn trâu thường
gặp ở người Kinh). Đối với người Ê-đê, không được tự tiện giết trâu nếu không có lí do liên quan
đến tâm linh. Vào những dịp lễ lớn, hay những dịp “ăn năm uống tháng” họ mới làm thịt trâu
nhưng phải thông qua rất nhiều nghi lễ, có những nghi lễ dành riêng cho con trâu.
Nhiều cư dân bản địa ở vùng Tây Nguyên từ xưa trong đó có dân tộc Ê-đê đã nhận con trâu
làm vật tổ trong tín ngưỡng tô tem (totemism) của mình nên dân tộc Ê-đê có lễ đâm trâu. Lễ đâm
trâu, hay còn gọi là lễ ăn trâu. Đây là lễ hiến sinh, là sự “thông quan” giữa con người với yàng và
thần linh, là lời cảm ơn yàng (trời), cảm ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hoà, đã giúp cho dân
làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làng
sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh...
3. Kết luận
Trong xã hội Ê-đê truyền thống, đời sống hiện thực của con người luôn gắn bó chặt chẽ với
tín ngưỡng, nghi lễ để cúng tế thần linh. Các thần linh, những lực lượng chi phối đến đời sống
hiện thực của con người. Con người muốn có được sự bình yên, sản xuất và chiến đấu với các bộ
lạc khác được thuận lợi phải cầu xin để tìm sự che chở của các đấng siêu nhiên. Chính vì lẽ đó,
hình ảnh động vật là vật hiến tế xuất hiện rất nhiều lần trong Sử thi Ê-đê.
Và khi nghiên cứu hình ảnh động vật trong Sử thi Ê-đê chúng tôi thấy được thế giới quan,
nhân sinh quan của người Ê-đê, mối quan hệ giữa con với thiên nhiên, và triết lí tín ngưỡng của
người Ê-đê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anh em Klu Kla, 2007. Kho tàng Sử thi Ê-đê. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
[2] Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương, Báo cáo kết quả chính thức Tổng điều
tra dân số và nhà ở 01/4/2009 (Tóm tắt).
[3] Trần Văn Bính (chủ biên), 2004. Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề
đặt ra. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, 2005. Tôn giáo – tín ngưỡng của các các dư dân
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Phương Đông, TP.HCM
[5] Dăm Băng Mlan, 2007. Kho tàng Sử thi Ê-đê. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[6] Mai Thanh Hải, 2006. Từ điển tín ngưỡng tôn giáo. Nxb, Văn hoá Thông tin, HN.
[7] Hbia Mlin, 2007. Kho tàng Sử thi Ê-đê. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Hình ảnh động vật trong tín ngưỡng của người Ê đê (khảo sát qua sử thi Ê đê)
103
[8] Đỗ Thị Hòa, 2006. Con tằm trong ca dao người Việt, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 4; tr.54 –
56, Hà Nội.
[9] Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyên Vũ, 2002. Từ điển văn hoá dân gian. Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội
[10] Đinh Gia Khánh, 1993. Văn hoá dân gian trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á. Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội
[11] Mdrong Dăm, 2007. Kho tàng Sử thi Ê-đê. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[12] Sum Lum, 2007. Kho tàng Sử thi Ê-đê. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[13] S. Freud, Sigmund (Lương Văn Kế dịch), 2001. Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, vật tổ và
cấm kị. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[14] Ngô Đức Thịnh (chủ biên), 1995. Văn hóa Dân gian Ê-đê. Nxb Sở Văn hóa – Thông tin Đắk
Lắk, Đắk Lắk.
[15] Tocarev, X.A (Lê Thế Thép dịch), 1995. Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của
chúng. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
[16] Nguyễn Đức Tồn, 2010. Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
ABSTRACT
The anmial imagination in Ede people’s beliefs (investigated through Ede’s epics)
Nguyen Thi Quynh Tho
Faculty of Education, Tay Nguyen University
The beliefs of Ede people derived from the inside and imported from the outside. The
beliefs derived from the inside are the traditional religious polytheism associated with the worship
of the river god, mountain god, land god, tree god ... Therefore, it may be called polytheism. The
beliefs imported from the outside are new types of religions, such as Buddhism, Christianity, and
Protestantism. All three religions have been recognized as legal entities and are growing rapidly in
Dak Lak in particular and the Central Highlands in general. Ede people are mostly Protestant or
Christian. Within the scope of this study, we refer only to the beliefs derived from the inside,
called religionous polytheism and the image of animals appearing in the Ede sacrificial rituals.
From there, highlighting the relationship of animals with beliefs, the spiritual life of the Ede
people.
Keywork: Beliefs, animals, epics, Ede, totem.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5206_12_quynh_tho_7264_2123689.pdf