Tài liệu Hình ảnh động vật trong ẩm thực và trang phục qua sử thi Ê Đê - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0065
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 79-83
This paper is available online at
HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG ẨM THỰC
VÀ TRANG PHỤC QUA SỬ THI Ê ĐÊ
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, hình ảnh động vật thường xuất hiện cùng với ẩm thực và trang
phục. Điều này cho thấy, người Ê đê có tư duy gắn bó, hoà mình với muông thú, thiên nhiên
của người, tạo vật và với muôn loài. Những hình ảnh này vượt qua ngoài ý nghĩa là những
con vật thông thường mà để bao hàm những khía cạnh văn hóa, xã hội nhất định.
Từ khóa: Trang phục, ẩm thực, dân tộc Ê đê, động vật, sử thi Ê đê.
1. Mở đầu
Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu trường nghĩa động vật nói chung dựa trên lí
thuyết ẩn dụ tri nhận, nhiều nghiên cứu văn học đã khảo sát ý nghĩa một số loài vật riêng lẻ, tiêu
biểu trong ca dao, tục ngữ người Việt [2, 7, 8]. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn
Văn Nở, Ngu...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình ảnh động vật trong ẩm thực và trang phục qua sử thi Ê Đê - Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0065
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 79-83
This paper is available online at
HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG ẨM THỰC
VÀ TRANG PHỤC QUA SỬ THI Ê ĐÊ
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt. Trong sử thi Ê đê, hình ảnh động vật thường xuất hiện cùng với ẩm thực và trang
phục. Điều này cho thấy, người Ê đê có tư duy gắn bó, hoà mình với muông thú, thiên nhiên
của người, tạo vật và với muôn loài. Những hình ảnh này vượt qua ngoài ý nghĩa là những
con vật thông thường mà để bao hàm những khía cạnh văn hóa, xã hội nhất định.
Từ khóa: Trang phục, ẩm thực, dân tộc Ê đê, động vật, sử thi Ê đê.
1. Mở đầu
Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu trường nghĩa động vật nói chung dựa trên lí
thuyết ẩn dụ tri nhận, nhiều nghiên cứu văn học đã khảo sát ý nghĩa một số loài vật riêng lẻ, tiêu
biểu trong ca dao, tục ngữ người Việt [2, 7, 8]. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn
Văn Nở, Nguyễn Bích Hà, Đỗ Thị Hoà. . . Hướng nghiên cứu của các tác giả này chủ yếu đi theo
tìm hiểu nghĩa biểu trưng tên gọi các loài hoặc tìm hiểu đặc điểm tri nhận của người Việt thông
qua một trường từ vựng cụ thể. . . Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu hình ảnh động vật
xuất hiện trong văn hoá ẩm thực và trang phục của người Ê đê.
Trong đời sống của người Ê đê, thế giới động vật có vai trò vô cùng quan trọng. Chính thế
giới động vật đã đem lại sự hấp dẫn cho các áng sử thi Ê đê. Trong sử thi Ê đê, hình ảnh động vật
xuất hiện với tần số cao và trong nhiều lĩnh vực của đời sống, văn hoá của người Ê đê. Và xuất
hiện nhiều nhất, rõ nhất là trong ẩm thực và trang phục. Khi nghiên cứu hình ảnh động vật xuất
hiện trong ẩm thực và trang phục của người Ê đê, chúng tôi thấy được mối quan hệ mật thiết của
dân tộc Ê đê với thế giới tự nhiên, với động vật cũng như quan niệm về văn hoá, triết lí tín ngưỡng
của họ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hình ảnh động vật trong ẩm thực của người Ê đê được thể hiện qua sử thi
Văn hóa ẩm thực của người Ê đê có quan hệ rất mật thiết với môi trường sống. Những món
ăn, đồ uống làm từ động vật mang đặc trưng văn hóa tộc người, lối sống gần gũi với thiên nhiên,
Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, e-mail: quynhtho.1988@gmail.com
79
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
có tính cố kết cộng đồng chặt chẽ trong văn hóa ẩm thực nói riêng và văn hóa ứng xử nói chung
của dân tộc Ê đê.
Để chế biến món ăn truyền thống của người Ê đê bao gồm nguyên liệu khai thác từ thiên
nhiên và từ canh tác. Do môi trường sống của người Ê đê gắn với núi rừng nên rừng có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho họ. Rừng còn cung cấp nguồn đạm trong ăn
uống: thịt các loài chim, thú, bò sát trong rừng, cua, ốc, cá từ suối. Các loại vật nuôi ít được ăn
trong cuộc sống thường ngày, hầu như chỉ được dùng trong các dịp có nghi lễ.
Về cách chế biến, người Ê đê thường dùng phương pháp phơi khô. Phơi khô là làm khô
nguyên liệu bằng nhiệt năng theo hai hình thức là phơi nắng và phơi trên giàn bếp. Cách này áp
dụng đối với các loại lương thực (lúa, ngô, sắn), hoa màu (mè, đậu) và cả cá, thịt. Cá phơi khô
thường là loại cá bắt ở sông suối, sau khi làm sạch, người đồng bào Ê đê mổ bỏ ruột và xiên vào
một cái cây để phơi khô. Thịt cắt thành từng miếng lớn để phơi khô. Khi nào nấu canh thịt thì
lấy ra xắt nhỏ. Trong sử thi, có rất nhiều lần, tác giả dân gian nhắc đến phương thức phơi khô thịt
thú rừng sau những chuyến đi săn dài ngày của người đàn ông trong buôn làng: “Ôi lũ trẻ ơi! Khi
nào thịt thỏ khô, khi nào thì thịt thú ráo, khi thịt thú chui, thịt nai nhiều đống bằng ba ngọn núi”
[3;1081]; “Các con hãy thu thịt khô đi lũ trẻ ơi, những đứa con, đứa cháu, những người chăn bò,
trâu!” [3;1347]; “Thịt khô, thịt tươi chở về sau bằng voi” [5;609]; “Những người đi săn gặp may,
sáng chưa tới đêm, đêm chưa tới sáng, thịt nai đã phơi đầy giàn, thịt nướng đầy bếp, thịt khô đầy
gùi, chật giỏ” [10;788]; “Về đến nơi, về đến nhà, năm con voi đem thịt khô cho mẹ Dăm Băng
Mlan, bảy con voi chở thịt khô cho vợ chàng Dăm Băng Mlan” [11;858].
Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn của người Ê đê. Người Ê đê làm lông con vật
bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món. Trước khi thui, họ đều cắt tiết các con vật
rồi mới đem thui. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng những con vật thường được người Ê đê thui là
bò, trâu, heo, gà, dê. . . Những món ăn được chế biến theo cách này thường dùng để khoản đãi hay
để dâng cúng thần linh: “Em hãy coi chị đã thui gà hết một chuồng em ạ, chị thui bò hết một gầm
sàn, trâu sáu chục, heo hết bảy chuồng, chị thui cho em rồi em yêu ạ” [3;1020]; “Rồi họ lại tiếp
tục thui bò bảy, rượu bảy, uống cúng thần trong một ngày” [3;1065]; “Họ thui heo đến nát một bụi
le, thui dê nát một bùi lồ ô, thui bò trâu khói ám cả đất trời thật” [3;1065].
Bảng 1. Thống kê số lần xuất hiện của hoạt động thui trong sử thi Ê đê
Stt Loài ĐV Số lần XH Tỉ lệ %
Hoạt động “Thui”
1 Trâu 87 25,1
2 Gà 90 26,0
3 Dê 33 9,5
4 Bò 62 17,9
5 Heo 74 21,3
Tổng 5 346 100
Ngoài ra, họ còn lấy bộ phận gan của con vật để chế biến món ăn là một đặc điểm trong
cách thức ngả món của đồng bào Ê đê: “Hỡi ngàn chim chích, trăm chim cu, người chăn bò, chăn
trâu! Hãy lấy thịt thú cho tôi. Các con hãy dọn gan bò tới một đĩa, dọn gan trâu rừng một mâm;
gan nai, gan bò soạn vào giỏ cho tôi” [3;860]; “Em ăn gan bò tót gần hết một thau, em ăn gan trâu
rừng gần hết một mâm, ăn gan chim cu xanh, chim gầm ghì gần hết một sâu đùm” [3;861]; “Gan
con nai anh phơi, thịt nạc con cheo anh mang về cho em không? [3;966]; “Thịt con nai anh làm
80
Hình ảnh động vật qua sử thi Ê đê
đựng trong ống nữa, thịt trâu rừng anh đều đem về cả” [3;966].
Trong văn hoá ẩm thực của người Ê đê, những con vật nuôi như trâu, bò, gà, lợn, dê... luôn
xuất hiện trong các bữa ăn của hội hè, đình đám với vai trò là những nguồn thực phẩm quan trọng.
Bữa cơm thịnh soạn, hấp dẫn là bữa cơm không thể thiếu trâu, bò, lợn, gà trong những ngày có
khách khứa đông vui. Đó là biểu hiện của sự hiếu khách: “Mọi người ăn cơm thịt bò để trong rổ,
thịt trâu để trong thau, uống rượu đắng ngọt đủ nước bằng tô đồng quý” [11;741]; “Mẹ Hbia Ling
Pang đi nấu cơm, đi thui ba con gà” [11;804].
Một điểm nổi bật trong văn hoá ẩm thực của người Ê đê là hình ảnh trâu, bò, heo xuất hiện
rất nhiều trong những dịp lễ ăn năm, uống tháng của buôn làng. Trong những ngày lễ này, người Ê
đê thui heo, thui trâu, ăn uống, nhảy múa vui vẻ. Trâu, bò là những thức ăn không thể thiếu trong
các cuộc vui, là căn cứ để đo sự giàu có, sự tôn trọng khách. Việc giết thịt loài gia súc để tiếp đãi
khách, chính là thể hiện tấm lòng cởi mở chân tình của người dân Ê đê “Mtao Kwat đang ăn năm
uống tháng, ăn đông uống vui thui thịt heo trâu. Nhà bác anh đến cập, cầu sàn anh đến ghé, ngựa
voi anh đi nghỉ ngơi” [3;1225]; “Chàng Dăm Băng Mlan ở lại ăn đông uống vui, ăn năm uống
tháng, ăn heo ăn trâu hết một ngày một đêm liền” [3;938].
Ngoài trâu, bò thì con gà là hình ảnh quen thuộc gắn bó với con người. Nó là nguyên liệu
tạo nên những món ăn, là thước đo của sự giàu có và còn được coi trọng vì nó còn là con vật có
tính thiêng. Cũng như các động vật khác, gà là thực phẩm trong gia đình, là món ăn ngon, sang,
dùng để mời khách quý, mời người thân. Trong sử thi Ê đê có khá nhiều trường đoạn nói về món
ăn từ gà. Họ mời mọc nhau, họ thực tâm hiếu khách nên trong lời mời của họ loài vật này với vai
trò là một món ăn thơm ngon, thành loài vật mang giá trị cao: “Cha mẹ Sum Blum nấu cơm, mổ
gà, lấy rượu mời cha mẹ Hbia Ling Pang, anh chị em, họ hàng buôn làng đi theo” [11;733].
Ngoài các con thú rừng hoặc thú nuôi, thì hình ảnh của các con vật là sản phẩm của sông
suối cũng xuất hiện trong sử thi Ê đê. Xét về số lần xuất hiện thì hình ảnh các con vật thuộc lớp
Cá, Lưỡng cư là hình ảnh có tần số xuất hiện khá thấp trong sử thi. Cá, cua, tôm, ếch, nhái, lươn. . .
là hình ảnh tiêu biểu cho môi trường nước. Xét cùng với những loài cùng sống trong môi trường
nước thì có sự chênh lệch giữa các hình ảnh. Hình ảnh cá xuất hiện nhiều hơn so với tôm, cua,
lươn, ếch. . . Cũng như các động vật khác, cá là thực phẩm trong gia đình, là món ăn ngon, sang,
dùng để mời khách quý, mời người thân. Trong sử thi Ê đê có khá nhiều trường đoạn nói về món ăn
từ cá “Trông đấy chồng con tìm thịt nạc, chồng con tìm cá mỡ cho con lớn đầy mập đủ” [3;858];
“Cha đi tìm thịt cũng đem về nồi cho mọi người, tìm cá đem về nồi, làm rẫy, làm ruộng, được thỏ,
được chồn cha cũng đem về cho con ở nhà” [3;959]. Như vậy, cá chủ yếu là một đối tượng săn bắt
tồn tại tách biệt với cuộc sống con người nhưng sở dĩ chúng xuất hiện nhiều lần như vậy cũng cho
thấy sự quen thuộc về hình ảnh với dân tộc Ê đê. Và nó vẫn mang chức năng chính là sản phẩm
của sông suối phục vụ cho bữa ăn của con người.
Trong sử thi xuất hiện khá nhiều đoạn nói về việc, con người gọi nhau, rủ nhau đi bắt tôm,
cua, cá để về làm nguyên liệu thức ăn hay thực phẩm dự trữ: “Ôi Hbia Ling Kpang ơi! Nào đây
phải có cá anh không mang về đâu. Em trông này con cua đầy nhủi, con tôm đầy giàn, còn con cá
đến nổi đẩy trong máng. Nếu như em muốn ăn cá thì các anh sẽ đến đó, muốn ăn chuột sóc thì các
anh” [3;1193]; “Nếu em muốn ăn con tôm, anh sẽ mang về nồi, nếu em muốn ăn loài cá rô đồng
để anh xuống bắt ở đồng sâu” [3;1193].
Như vậy, thông qua những mô tả chi tiết và sinh động về văn hoá ẩm thực của người Ê đê,
chúng tôi thấy rằng hình ảnh các con vật xuất hiện khá nhiều, là nguồn thực phẩm vô cùng quan
trọng. Chính hình ảnh những động vật trong những bữa ăn hàng ngày đã làm cho cuộc sống của
81
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ
người Ê đê thêm phần sung túc, thêm phần gần gũi với thiên nhiên, tạo nên nét đẹp trong văn hóa
ẩm thực cũng là nét đẹp trong văn hóa truyền thống.
2.2. Hình ảnh động vật trong trang phục dân tộc Ê đê
Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện rất rõ trong mọi hoạt động của đời sống, từ việc
ăn, ở, đến các mối quan hệ xã hội, các phong tục tập quán, nghi lễ, cưới xin của một cộng đồng
người. Đặc biệt, thông qua trang phục, bản sắc văn hoá được biểu hiện rõ nét, thường xuyên và lâu
bền nhất. Trang phục gắn bó mật thiết và tồn tại trong sự vận hành của đời sống tộc người. Trang
phục của người Ê đê có bóng dáng của những loài vật đó là những trang trí, là hình ảnh loài vật
trên váy áo của họ. Trang phục của người phụ nữ Ê đê thường được trang trí những hình tượng của
thiên nhiên như lá cây dương xỉ, con bò cạp ấp con, trứng thằn lằn, con rùa, trứng đại bàng, con
rồng đất. . . Họ đã chắt lọc, sáng tạo, mô phỏng, cách điệu theo tâm thức, tưởng tượng, ước lệ các
họa tiết hình ảnh động vật để tạo ra các bộ trang phục rất đặc trưng của dân tộc mình. . . Trong
những ngày lễ, đặc biệt là lễ bỏ mả, họ thường điểm xuyết những vật đi liền với con vật tượng
trưng cho vẻ đẹp. Với những loại áo, váy, khố dùng trong ngày hội, ngày lễ thì có dệt thêm các
hoa văn màu tươi đẹp... tạo cảm giác đẹp khoẻ. Hình các hoa văn này rất phong phú, trong đó có
cả những con vật quen thuộc: chó, hươu, chim, rắn, “Nàng dệt khung vải ở nhà phía tây thêu hình
con sâu kpo, nàng dệt khung vải ở nhà phía đông thêu toàn hình con nhện giăng tơ, dệt khung vải
giữa nhà thêu hình bông hoa, thêu hình con trăn, nàng dệt váy thêu toàn hình đầu con trâu, thêu
hình đầu con bò, thêu hình những con thằn lằn ngẩng đầu nhìn, phía trên thêu hình rắn hổ mang
đen, phía dưới thêu hình con chim kteh yang, thêu những hình con chim bay lượn, nhảy nhót trên
cành” [3;805]; “Phía dưới thêu con đường, thêu hình con rắn hổ mang, thêu hình hươu, hình con
nai rừng, thêu hình chim bhi, chim djao, thêu hình con sáo hoa” [5;695]; “Đây, chị mặc thử váy
tôi dệt ở nhà phía tây, thêu hoa dây kpô, dệt tại nhà phía đông tôi thêu hình con trăn khổng lồ, tôi
mang cho chị mặc thử, mặc váy này mới vừa ý thần linh, mới là cô gái Ê đê đẹp nhất” [10;771].
Đặc biệt, trong những lễ trọng đại, hay khi gặp các chàng trai mà mình thương, các cô gái
Ê đê đều có sự chỉnh trang rất cẩn thận “Trước khi xuống bến nước, Hbia Sun bỏ váy cũ, thay váy
áo mới, tháo hoa tai bằng gỗ, lấy hoa tai bằng ngà voi mang vào” [5;752]. Như vậy, trang phục có
thêu hình ảnh hoa văn các động vật luôn gắn bó mật thiết và tồn tại trong đời sống của dân tộc
Ê đê. Nhiều hoạt động, đặc trưng văn hoá của người Ê đê đều có sự tham gia của trang phục với
hình ảnh thêu là động vật, đặc biệt là những ngày lễ lớn, những cuộc gặp đặc biệt, trang trọng. Sự
chu đáo, cẩn trọng trong trang phục vào những thời điểm ấy không chỉ đánh dấu tính thiêng của
sự kiện mà còn thể hiện quan niệm tín ngưỡng, tâm linh và là cơ hội để con người thể hiện cá tính,
bản lĩnh trước cộng đồng.
Đồ trang sức của họ thường được dùng trong các hội lễ cũng có dấu ấn của động vật. Với
người đàn ông thường vấn khăn và cài thêm lông chim, đàn bà thì tai xỏ những vật trang sức bằng
lồ ô, hoậc bằng ngà voi “Cháu bỏ váy cũ, mặc áo mới, tháo hoa tai bằng gỗ thay hoa tai bằng ngà
voi” [3;637].
Văn hoá trang phục là kết quả của hoạt động sống và sáng tạo của con người, là văn hoá
ứng xử của môi trường tự nhiên và xã hội. Thông qua các bộ trang phục thêu hình động vật, phần
nào cho thấy người Ê đê thường có xu hướng mô phỏng lại cuộc sống, đưa những hình ảnh con vật
mà họ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi, có ý nghĩa trong đời sống của họ. Từ cách phục sức như vậy
đã tạo cho người dân Tây Nguyên nói chung và người Ê đê nói riêng có một vẻ đẹp giản dị, hồn
nhiên, khoẻ khoắn đặc biệt là rất gần gũi với thiên nhiên.
82
Hình ảnh động vật qua sử thi Ê đê
3. Kết luận
Trong sử thi Ê đê, thế giới loài vật trong trang phục và ẩm thực quả là phong phú. Điều đó
phản ánh nhận thức của người Ê đê về cuộc sống xung quanh là khá đầy đủ và chi tiết. Thông qua
thế giới loài vật xuất hiện trong sử thi Ê đê trong hai lĩnh vực ẩm thực và trang phục đã cung cấp
cho chúng ta những hiểu biết cơ bản nhất về con người, về cuộc sống, về văn hoá phong tục của
dân tộc Ê đê và mối quan hệ giữa động vật và con người Ê đê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anh em Klu Kla, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.
[2] Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Kna Y Wơn, 2003. Vận dụng luật tục Ê đê vào việc xây dựng gia
đình, buôn, thôn văn hóa. Nxb Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk.
[3] Dăm Băng Mlan, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.
[4] Dăm Yi chặt đọt mây, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.
[5] Hbia Mlin, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.
[6] Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An, 2016. Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[7] Tử Đinh Hương, 2014. Biểu tượng cỏ cây, hoa, chim, động vật nhỏ, thú. Nxb Kim Đồng, Hà
Nội.
[8] Nguyên Ngọc, Phùng Ngọc Cửu, 2004. Người Ê đê một xã hội mẫu quyền. Nxb Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội.
[9] Triều Nguyên, 2011. Tìm hiểu thế giới động vật dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa dân gian
người Việt (Qua dẫn liệu vùng Thừa Thiên Huế). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10] Mdrong Dăm, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.
[11] Sum Lum, 2007. Kho tàng sử thi Ê đê. Nxb Khoa học Xã hội.
ABSTRACT
The images of animals in foods and costumes through Ede’s epics
Nguyen Thi Quynh Tho
Pedagogy department, Tay Nguyen University
During the survey of 6 Ede’s epics, we have an interesting finding that animal images often
appear in the food and costumes of the Ede people. Thus, this shows that Ede people have a close
attachment, mingling with animals, nature, creatures and all species. These images pass beyond
the meanings of ordinary objects that embrace certain cultural and social dimensions.
Keywords: Food, costumes, E de people, animal, Ede’s epics.
83
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4867_ntqtho_8977_2127468.pdf