Hiệu quả và an toàn của đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới trong phòng ngừa thuyên tắc phổi

Tài liệu Hiệu quả và an toàn của đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới trong phòng ngừa thuyên tắc phổi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 231 HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA ĐẶT LƯỚI LỌC TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI TRONG PHÒNG NGỪA THUYÊN TẮC PHỔI Vũ Hoàng Vũ*, TrầnHoà*, Nguyễn Xuân Vinh**, Võ Anh Minh**, Nguyễn Công Thành**, Trương Quang Bình* TÓM TẮT Mở đầu: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh lý thường gặp, trong đó thuyên tắc phổi là biến chứng nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong cao. Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới là phương pháp được lựa chọn khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc thất bại với điều trị bằng thuốc kháng đông. Mục tiêu: Khảo sát tình hình đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và đánh giá hiệu quả, tính an toàn của lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, tiến cứu trên 21 bệnh nhân được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 01/2015 đến 10/2017. Kết quả: ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả và an toàn của đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới trong phòng ngừa thuyên tắc phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 231 HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA ĐẶT LƯỚI LỌC TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI TRONG PHÒNG NGỪA THUYÊN TẮC PHỔI Vũ Hoàng Vũ*, TrầnHoà*, Nguyễn Xuân Vinh**, Võ Anh Minh**, Nguyễn Công Thành**, Trương Quang Bình* TÓM TẮT Mở đầu: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh lý thường gặp, trong đó thuyên tắc phổi là biến chứng nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong cao. Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới là phương pháp được lựa chọn khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc thất bại với điều trị bằng thuốc kháng đông. Mục tiêu: Khảo sát tình hình đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và đánh giá hiệu quả, tính an toàn của lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, tiến cứu trên 21 bệnh nhân được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 01/2015 đến 10/2017. Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 62,2±21,4; nữ giới chiếm 81,1%. Trong đó có 12 trường hợp (57,1%) huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, 1 trường hợp (4,8%) thuyên tắc phổi, 8 trường hợp (38,1%) có thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Chỉ định đặt lưới lọc: chống chỉ định dùng thuốc kháng đông (57,1%), xuất hiện biến chứng khi dùng thuốc kháng đông (9,5%), huyết khối tĩnh mạch tái phát mặc dù kháng đông đủ liều (4,8%). Sau thời gian theo dõi 455 ngày, có 1 trường hợp thuyên tắc phổi tái phát, 1 trường hợp có huyết khối lưới lọc, không ghi nhận trường hợp nào có trôi, gãy, tắc lưới lọc. Có 7 bệnh nhân tử vong, trong đó 6 trường hợp không do thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Có 7 trường hợp được lấy lưới lọc ra ngoài. Kết luận: Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới là phương pháp dự phòng, điều trị an toàn và hiệu quả trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Từ khóa: lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới, bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi ABSTRACT SAFETY AND EFFECTIVENESS OF INFERIOR VENA CAVA FILTERS Vu Hoang Vu, Tran Hoa, Nguyen Xuan Vinh, Vo Anh Minh, Nguyen Cong Thanh, Truong Quang Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 231 - 237 Background: Deep venous thrombosis (DVT) is a common medical condition in which pulmonary embolism (PE) is the most severe complication with high mortality. The placement of inferior vena cava (IVC) filter is the treatment of choicei patients who have contraindications or failure with anticoagulant treatment. Objectives: To assess the use of IVC filter at University Medical Center, Ho Chi Minh City (UMC, HCMC) and to evaluate the effectiveness and safety profile of IVC filters in patients with venous thromboembolism (VTE). Methods: A longitudinal, prospective observational study was carried out in 21 patients who had IVC filter implanted at UMC, HCMC from 01/2015 to 10/2017. Results: The mean age of study population was 62.5 years (SD 21.4), 81.1% were female. Twelve patients * Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TPHCM ** Khoa Tim mạch can thiệp, BV Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên hệ: ThS. Vũ Hoàng Vũ ĐT: 0908431304 Email:vuhoangvu@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 232 (57.1%) presented with DVT, one patient (4.8%) with PE and 8 patients (38.1%) with both manifestations. Indications for filter placement were contraindication to anticoagulation (n=12, 57.1%), complications of anticoagulation use (n=2; 9.5%), failure of anticoagulation therapy (n=1; 4.8%), and others (n=6, 28.1%). IVC filters were placed either in the infrarenal (n=29) or suprarenal (n=2) segments. All filters were successfully deployed. During follow-up (median 455 days), one patient (4.8%) developed symptoms of PE after filter placement; filter thrombus occurred in one case. Filter migration or fracture was not documented. Of the study population, there were 7 cases of mortality, 6 cases were not related to VTE. Conclusion: IVC filter appeared to be a safe and effective device with a low complication rate, for use as either prevention or treatment in patient with thromboembolic disease. Keywords: Inferior Vena Cava Filter, venous thromboembolism, Deep venous thrombosis, pulmonary embolism. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh lý thường gặp, trong đó thuyên tắc phổi là biến chứng nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong cao. Tỉ lệ mới mắc của thuyên tắc phổi trong cộng đồng khoảng 0,5-1/1000 người và tỉ lệ tử vong có thể lên đến 30% nếu không được điều trị(16). Thuốc kháng đông là biện pháp điều trị đầu tay trong thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có chống chỉ định hoặc thất bại với điều trị kháng đông, đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới là phương pháp được chọn lựa. Nghiên cứu PREPIC thực hiện trên 400 bệnh nhân và thời gian theo dõi 8 năm cho thấy đặt lưới lọc giảm tỉ lệ nguy cơ thuyên tắc phổi rõ rệt (6,2% so với 15,1%; p =0,008)(6). Tuy nhiên, nghiên cứu của Spencer F. A. và cộng sự trên 1547 bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, trong đó có 203 trường hợp (13%) được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới và được theo dõi trong 3 năm, tỉ lệ tử vong chung do mọi nguyên nhân cao hơn ở nhóm bệnh nhân có đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới(15). Một số nghiên cứu khác, cho thấy đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới giúp giảm triệu chứng và tỉ lệ thuyên tắc phổi tái phát nhưng không cải thiện tiên lượng tử vong. Hiện nay, dữ liệu nghiên cứu về đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới không nhiều. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát tình hình đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp này trong điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu quan sát tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ≥18 tuổi được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ 01/2015 đến 10/2017. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên thu thập dữ liệu theo bảng soạn sẵn, theo dõi diễn tiến, kết quả điều trị đến khi bệnh nhân xuất viện. Chúng tôi liên lạc bệnh nhân qua điện thoại nhằm xác định tình trạng sống còn và hẹn bệnh nhân tái khám. Bệnh nhân được siêu âm mạch máu và chụp Xquang bụng để xác định các biến chứng liên quan đến lưới lọc. Thủ thuật Các bước tiến hành thủ thuật đặt lưới lọc: Sát trùng vùng đâm kim: tĩnh mạch đùi phải hoặc tĩnh mạch cảnh trong. Đối với bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch chủ dưới thì vị trí đâm kim là tĩnh mạch cảnh trong. Đối với bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái thì vị trí đâm kim sẽ là tĩnh mạch đùi phải và ngược lại. Gây tê tại chỗ. Đặt sheath 6F Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 233 Đưa ống thông chẩn đoán JR4 kích thước 5F vào tĩnh mạch chủ dưới, dùng thuốc cản quang bơm qua ống thông JR4 để tìm vị trí tĩnh mạch thận 2 bên. Thay sheath và đưa ống thông có lưới lọc vào tĩnh mạch chủ dưới. Xác định đúng vị trí và bung lưới lọc dưới tĩnh mạch thận bên phải 1-2cm Rút sheath và khâu cầm máu. Các bước lấy lưới lọc ra ngoài: Đặt sheath 8F tĩnh mạch cảnh trong. Đưa Guiding 8F vào tĩnh mạch cảnh trong tới tĩnh mạch chủ dưới gần lưới lọc. Đưa snare vào, móc đầu lưới lọc. Thu hồi lưới lọc vào ống thông 8F và đưa ra ngoài. Rút sheath và khâu cầm máu. Loại lưới lọc: Cook Celect Vena Cava Filter. Đây là loại lưới lọc vừa có thể để lâu dài vừa có thể lấy ra (hybrid). Các biến số và xử lý số liệu: Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát 23 biến số: 2 biến số dịch tễ (tuổi, giới tính), 13 biến số về tiền căn bệnh lý và các yếu tố nguy cơ (tiền căn huyết khối tĩnh mạch, bệnh lý ác tính, bất động, chấn thương, hậu phẫu, béo phì, sử dụng thuốc ngừa thai, nhiễm trùng cấp tính, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, đái tháo đường, bệnh lý mạch máu não), 2 biến số về chẩn đoán và điều trị (chẩn đoán lâm sàng, chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới), 2 biến số đánh giá hiệu quả (tử vong, thuyên tắc phổi tái phát), 4 biến số về tính an toàn (trôi lưới lọc, huyết khối lưới lọc, tắc lưới lọc, gãy lưới lọc). Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 23.0. Các biến định tính được mô tả bằng bảng phân phối tần suất, tỉ lệ. Các biến định lượng được kiểm tra có phân phối chuẩn hay không bằng phép kiểm Shapiro-Wilk, mô tả dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn (đối với phân phối chuẩn) hoặc trung vị (bách phân vị thứ 25 và 75) (đối với phân phối không chuẩn). Đánh giá hiệu quả của lưới lọc bằng cách tính tần suất tử vong, thuyên tắc phổi tái phát trong thời gian theo dõi. Đánh giá tính an toàn lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới bằng cách tình tần suất các biến chứng liên quan lưới lọc (trôi lưới lọc, huyết khối lưới lọc, tắc lưới lọc, gãy lưới lọc). KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên 21 bệnh nhân được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới tại Bệnh viện Đại học Y Dược. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 62,2±21,4 (nhỏ nhất: 22 tuổi, lớn nhất: 94 tuổi), nữ giới chiếm 81%. Các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thường gặp nhất là bất động (57,1%), nhiễm trùng cấp tính (38,1%), hậu phẫu (19,0%), bệnh lý ác tính (14,3%). Các bệnh lý đi kèm thường gặp là: tăng huyết áp (42,9%), đái tháo đường (33,3%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (28,6%). Thời gian theo dõi trung vị là 455 (77; 838) ngày. Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi, giới tính Tuổi (năm) 62,2±21,4 Nữ (%) 17 (81,1) Các yếu tố nguy cơ Tiền căn huyết khối tĩnh mạch (%) 3 (14,3) Bệnh lý ác tính (%) 3 (14,3) Bất động (%) 12 (57,1) Hậu phẫu (%) 4 (19,0) Chấn thương (%) 3 (14,3) Béo phì (%) 2 (9,5) Sử dụng thuốc ngừa thai (%) 2 (9,5) Tình trạng tăng đông (%) 1 (4,8) Nhiễm trùng cấp tính (%) 8 (38,1) Bệnh lý đi kèm Tăng huyết áp (%) 9 (42,9) Đái tháo đường (%) 7 (33,3) Bệnh tim thiếu máu cục bộ (%) 6 (28,6) Suy tim (%) 4 (19,1) Bệnh lý mạch máu não (%) 5 (19,9) Chẩn đoán Trong 21 trường hợp được đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới, có 1 bệnh nhân (4,8%) thuyên tắc phổi, 12 trường hợp (57,1%) huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, 8 trường hợp (38,1%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 234 có thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch chủ dưới. Khoảng 80% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới bị một chân, chủ yếu là chân trái (75%). Trong 9 trường hợp bị thuyên tắc phổi, 55,6% bị hai bên phổi và 77,8% huyết khối ở nhánh thùy. Chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Chỉ định đặt lưới lọc chiếm tỉ lệ cao nhất là có chống chỉ định sử dụng thuốc kháng đông với 12 trường hợp, chiếm 57,1%; trong đó: 4 trường hợp xuất huyết tiêu hóa, 4 trường hợp rối loạn đông máu, 2 trường hợp xuất huyết não, 1 trường hợp tiểu máu và 1 trường hợp rong huyết. Bảng 3: Chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Chống chỉ định dùng thuốc kháng đông (%) 12 (57,1) Xuất hiện biến chứng khi dùng thuốc kháng đông (%) 2 (9,5) Huyết khối tĩnh mạch tái phát dù kháng đông đủ liều (%) 1 (4,8) Khác (%) 6 (28,1) Thủ thuật Tỉ lệ thành công: 100%. Đường vào: tĩnh mạch đùi (66,7%), tĩnh mạch cảnh trong (33,3%). Vị trí đặt lưới lọc: trên tĩnh mạch thận có 2 trường hợp (9,5%), dưới tĩnh mạch thận 19 trường hợp (90,5%). Lấy lưới lọc ra ngoài được thực hiện qua đường tĩnh mạch cảnh trong trong 7 trường hợp (33,3%). Kết cục Trong thời gian theo dõi 455 (77; 838) ngày, chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp thuyên tắc phổi tái phát sau đặt lưới lọc. Có 7 bệnh nhân tử vong trong quá trình theo dõi, 1 trường hợp tử vong do thuyên tắc phổi tái phát, còn lại do tiến triển nặng của bệnh lý nền. Các bệnh nhân còn sống, được siêu âm tĩnh mạch chủ dưới và chụp Xquang bụng để xác định các biến chứng liên quan lưới lọc. Chúng tôi ghi nhận không có trường hơp nào trôi, gãy, tắc lưới lọc; 1 trường hợp có huyết khối trong lưới lọc (4,8%). Bảng 4: Hiệu quả và tính an toàn của lưới lọc Hiệu quả Thuyên tắc phổi tái phát (%) 1 (4,8) Tử vong Tử vong do mọi nguyên nhân (%) 7 (33,3) Tử vong do thuyên tắc phổi (%) 1 (4,8) Tính an toàn Trôi lưới lọc (%) 0 (0) Huyết khối lưới lọc (%) 1 (4,8) Tắc lưới lọc (%) 0 (0) Gãy lưới lọc (%) 0 (0) BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 62,2±21,4; trong đó số bệnh nhân ≥60 tuổi chiếm 70%. Các nghiên cứu khác của Rousseau H., Group P. S., Zerati A. E., Dovrish Z., Sangwaiya M. J. đều có tuổi trung bình >60(3). Điều đó chứng tỏ người cao tuổi là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng chính của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch. Nhiều nghiên cứu chứng minh tần suất mới mắc huyết khối tĩnh mạch gia tăng theo tuổi, đặc biệt là nhóm bệnh nhân >75 tuổi, khoảng 1%/năm(12). Nguyên nhân là do người cao tuổi có nhiều bệnh lý phối hợp, đi kèm với tình trạng hạn chế vận động và những thay đổi thoái hóa ở hệ mạch máu. Tuổi cao cũng là một yếu tố tiên lượng tử vong độc lập trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch(8). Các yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch từ lâu đã được Virchow mô tả bao gồm: ứ trệ tĩnh mạch, tổn thương thành mạch và tình trạng tăng đông(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất là bất động (57,1%), hậu phẫu (19,0%). Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy các yếu tố gây ứ trệ tĩnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 235 mạch là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến huyết khối tĩnh mạch. Bảng 5: Đặc điểm dân số trong các nghiên cứu Nghiên cứu Năm N Tuổi Nữ giới (%) Rousseau H. (13) 2001 64 68 55,3 Group P. S. (6) 2005 400 60,3 54,0 Zerati A. E. (17) 2005 50 60,3 80,0 Dovrish Z. (5) 2006 109 67,4 58,0 Sangwaiya M. J. (14) 2009 73 22-89 63,0 Chúng tôi 2017 21 62,2±21,4 81,0 Chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Hầu hết các trường hợp huyết khối tĩnh mạch, chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới là không cần thiết. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân có chống chỉ định hoặc thất bại với thuốc kháng đông, đặt lưới lọc được chứng minh là có hiệu quả trong phòng ngừa thuyên tắc phổi(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ định đặt lưới lọc nhiều nhất trên đối tượng bệnh nhân có chống chỉ định thuốc kháng đông. Kết quả này cũng tương tự với nhiều nghiên cứu khác(5,6,13,14,17). Bảng 6: Chỉ định đặt lưới lọc qua các nghiên cứu Chỉ định đặt lưới lọc Chúng tôi (2017) Sangwaiya (2009) Dovrish (2006) Antonio (2005) Rousseau (2001) Chống chỉ định dùng thuốc kháng đông 12/21 (57,1%) 61/109 (57,1%) 61/109 (56%) 40/50 (80%) 37/65 (59%) Biến chứng khi dùng thuốc kháng đông 2/21 (9,5%) 61/109 (9,5%) 2/109 (2%) 4/50 (8%) 28/65 (41%) Huyết khối tĩnh mạch tái phát dù kháng đông đủ liều 1/21 (4,8%) 17/109 (4,8%) 17/109 (15%) 6/50 (12%) Khác 6/21 (28,1%) 31/109 (28,6%) 29/109 (27%) Thủ thuật Tỉ lệ đặt lưới lọc trong nghiên cứu của chúng tôi là 100%. Trong các nghiên cứu khác, tỉ lệ thành công của thủ thuật khoảng 95-100%. Đường vảo chủ yếu là tĩnh mạch đùi, chiếm 66,7%. 19 trường hợp (90,5%) được đặt lưới lọc dưới tĩnh mạch thận; 2 trường hợp còn lại được đặt trên tĩnh mạch thận, vì huyết khối lan lên trên tĩnh mạch thận. Hầu hết các thống kê đều cho thấy tỉ lệ bệnh nhân được đặt lưới lọc tại vị trí dưới tĩnh mạch thận là trên 90% ((5,6,13,14,17). Vị trí này đã được chứng minh là an toàn(9). Hiệu quả của lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Nhiều nghiên cứu quan sát chứng minh lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới làm giảm tỉ lệ tử vong do thuyên tắc phổi trong giai đoạn cấp tính, giảm triệu chứng và nguy cơ thuyên tắc phổi tái phát(10). Tuy nhiên, không cải thiện tiên lượng tử vong dài hạn(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận một trường hợp thuyên tắc phổi tái phát (4,8%). Bệnh nhân này được siêu âm mạch máu xác định chẩn đoán và vị trí huyết khối tại thời điểm ba ngày trước khi thực hiện thủ thuật, vị trí huyết khối nằm ở tĩnh mạch chủ dưới. Khi đưa lưới lọc vào tĩnh mạch chủ dưới, có thể các thao tác thủ thuật đã làm huyết khối trôi lên gây thuyên tắc phổi. Nguyên nhân thuyên tắc phổi tái phát có thể do huyết khối đã lan lên trên vị trí đặt lưới lọc trước đó. Để hạn chế biến chứng này, siêu âm nên được thực hiện gần ngày làm thủ thuật để tránh tình trạng huyết khối lan lên nhanh tới vị trí đặt lưới lọc và các thao tác thủ thuật sẽ gây thuyên tắc phổi. Tỉ lệ thuyên tắc phổi tái phát sau đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới được ghi nhận trong các nghiên cứu khoảng 2- 4%(2,4,6). Một phân tích gộp 37 nghiên cứu trên 6834 bệnh nhân, cho thấy lưới lọc tĩnh mạch Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 236 chủ dưới có hiệu quả phòng ngừa thuyên tắc phổi với tỷ lệ tái phát là 1,7%(2). Nghiên cứu PREPIC thực hiện trên 400 bệnh nhân và thời gian theo dõi 8 năm cho thấy đặt lưới lọc giảm tỉ lệ nguy cơ thuyên tắc phổi rõ rệt (6,2% so với 15,1%; p =0,008)(6) Sau thời gian theo dõi trung vị 455 ngày, chúng tôi ghi nhận có 7 bệnh nhân tử vong. Trong đó có 6 trường hợp tử vong không do thuyên tắc phổi, chủ yếu do diễn tiến nặng của bệnh nền tảng. Tính an toàn của lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Biến chứng của đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới bao gồm các biến chứng liên quan đến kỹ thuật và liên quan đến lưới lọc. Hầu hết các biến chứng này không đe dọa tử vong(7). Các biến chứng liên quan đến kỹ thuật như: dị ứng thuốc cản quang, suy thận cấp do thuốc cảng quang, tụ máu dưới da Các biến chứng liên quan lưới lọc bao gồm: trôi, gãy, huyết khối và tắc lưới lọc. Tình huống lưới lọc rớt vào nhĩ phải, động mạch phổi rất hiếm gặp(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận có một trường hợp huyết khối lưới lọc, không ghi nhận trường hợp nào có trôi, gãy lưới lọc. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy biến chứng liên quan lưới lọc là thấp (<10%) và không đe dọa tử vong(13,14,17). Có 7 trường hợp được lấy lưới lọc ra sau khi đã dùng lại kháng đông và hết huyết khối tĩnh mạch, chiếm tỷ lệ 33,3%. Bảng 7: Hiệu quả và tính an toàn của lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới qua các nghiên cứu Chúng tôi (2017) Sangwaiya (2009) Dovrish (2006) Antonio (2005) Rousseau (2001) Thuyên tắc phổi tái phát (%) 4,5 2,7 0,0 2,0 0,0 Tử vong Do thuyên tắc phổi (%) 4,5 0,0 0,0 0,0 Do mọi nguyên nhân (%) 33,3 51,4 40,0 36 Biến chứng Trôi lưới lọc (%) 0,0 0,0 0,0 0,0 Gãy lưới lọc (%) 0,0 0,0 0,0 0,0 Huyết khối lưới lọc (%) 4,8 4,0 4,0 4,0 KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới là phương pháp dự phòng, điều trị an toàn và hiệu quả trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với tỉ lệ thành công thủ thuật cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson FA, et al (2003), "Risk factors for venous thromboembolism", Circulation, 107 (23 suppl 1), pp. I-9-I-16. 2. Angel LF, et al (2011), "Systematic review of the use of retrievable inferior vena cava filters", Journal of Vascular and Interventional Radiology, 22 (11), pp. 1522-1530. e1523. 3. Chung J, et al. (2008), "Using inferior vena cava filters to prevent pulmonary embolism", Canadian Family Physician. 54 (1), pp. 49-55. 4. Decousus H, et al. (1998), "A clinical trial of vena caval filters in the prevention of pulmonary embolism in patients with proximal deep-vein thrombosis", New England Journal of Medicine, 338 (7), pp. 409-416. 5. Dovrish Z, et al. (2006), "Retrospective analysis of the use of inferior vena cava filters in routine hospital practice", Postgraduate medical journal, 82 (964), pp. 150-153. 6. Group PS. (2005), "Eight-year follow-up of patients with permanent vena cava filters in the prevention of pulmonary embolism", Circulation, 112 (3), pp. 416-422. 7. Hann C L, et al. (2005), "The role of vena caval filters in the management of venous thromboembolism", Blood reviews. 19 (4), pp. 179-202. 8. Heit J A, et al. (1999), "Predictors of survival after deep vein thrombosis and pulmonary embolism: a population-based, cohort study", Archives of internal medicine, 159 (5), pp. 445-453. 9. Kaufman JA, et al. (2007), "Guidelines for the use of retrievable and convertible vena cava filters: report from the Society of Interventional Radiology multidisciplinary consensus conference", World journal of surgery, 31 (2), pp. 251-264. 10. Konstantinides S, et al. (2014), "2014 ESC guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism", Kardiologia Polska (Polish Heart Journal), 72 (11), pp. 997-1053. 11. Nguyen NTT, et al. (2014), "Natural history of an intra-aortic permanent inferior vena cava filter", Journal of vascular surgery, 60 (3), pp. 784. 12. Oger E. (2000), "Incidence of venous thromboembolism: a community-based study in Western France. EPI-GETBP Study Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 237 Group. Groupe d'Etude de la Thrombose de Bretagne Occidentale", Thrombosis and haemostasis, 83 (5), pp. 657-660. 13. Rousseau H, et al. (2001), "The 6-F nitinol TrapEase inferior vena cava filter: results of a prospective multicenter trial", Journal of Vascular and Interventional Radiology, 12 (3), pp. 299- 304. 14. Sangwaiya MJ, et al. (2009), "Safety and effectiveness of the celect inferior vena cava filter: preliminary results", Journal of Vascular and Interventional Radiology, 20 (9), pp. 1188-1192. 15. Spencer FA, et al. (2010), "A population-based study of inferior vena cava filters in patients with acute venous thromboembolism", Archives of internal medicine, 170 (16), pp. 1456-1462. 16. Torbicki A, et al. (2008), "Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism: the Task Force for the Diagnosis and Management of Acute Pulmonary Embolism of the European Society of Cardiology (ESC)", European heart journal, 29 (18), pp. 2276-2315. 17. Zerati AE, et al. (2005), "Vena cava filters in cancer patients: experience with 50 patients", Clinics, 60 (5), pp. 361-366. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_va_an_toan_cua_dat_luoi_loc_tinh_mach_chu_duoi_tron.pdf
Tài liệu liên quan