Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da ở các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên

Tài liệu Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da ở các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 101 HIỆU QUẢ TƯ VẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP XÚC DA KỀ DA Ở CÁC BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN Vũ Thị Tuyết*, Đặng Trần Ngọc Thanh**, Lora Claywell*** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da của bà mẹ người dân tộc thiểu số ở 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau chương trình tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Phương pháp: Một nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng gồm 4 bước. Nhóm can thiệp (n =45) nhận được tư vấn cải tiến (xem tranh ảnh, video, mô hình), nhóm kiểm soát (tư vấn thường quy). Mỗi nhóm được đưa vào 1 phòng riêng, họ được đánh giá kiến thức tại 2 thời điểm (khi nhập viện và 24 giờ sau sinh), đánh giá thực hành ngay sau sinh. Kiến thức và thực hành của mỗi nhóm đã được ghi lại và phân tích. Kết quả: Tổng cộng có 90 bà mẹ người dân tộc th...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da ở các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 101 HIỆU QUẢ TƯ VẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP XÚC DA KỀ DA Ở CÁC BÀ MẸ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN Vũ Thị Tuyết*, Đặng Trần Ngọc Thanh**, Lora Claywell*** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh kiến thức và thực hành về phương pháp tiếp xúc da kề da của bà mẹ người dân tộc thiểu số ở 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau chương trình tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Phương pháp: Một nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng gồm 4 bước. Nhóm can thiệp (n =45) nhận được tư vấn cải tiến (xem tranh ảnh, video, mô hình), nhóm kiểm soát (tư vấn thường quy). Mỗi nhóm được đưa vào 1 phòng riêng, họ được đánh giá kiến thức tại 2 thời điểm (khi nhập viện và 24 giờ sau sinh), đánh giá thực hành ngay sau sinh. Kiến thức và thực hành của mỗi nhóm đã được ghi lại và phân tích. Kết quả: Tổng cộng có 90 bà mẹ người dân tộc thiểu số đáp ứng tiêu chí thu nhận. Trước khi tư vấn, kiến thức của nhóm chứng và nhóm can thiệp có trung bình (độ lệch chuẩn) tương ứng 6,2 ( 2,5) và 6,0 ( 3,1), p=0,682. 24 giờ sau sinh, tương ứng 7,3 ( 2,3) và 11,1 ( 2,9), p <0,001. Ngay sau sinh, thực hành của nhóm chứng và nhóm can thiệp tương ứng 5,8 ( 1,2) và 8,2 ( 2,0), p <0,001. Kết luận: Điểm trung bình kiến thức và thực hành phương pháp tiếp xúc DKD của các bà mẹ người dân tộc thiểu số ở nhóm được tư vấn có sự hỗ trợ của tranh ảnh, video, mô hình cao hơn ở nhóm được tư vấn thường quy. Từ khóa: kiến thức, thực hành, phương pháp tiếp xúc da kề da, chương trình tư vấn ABSTRACT EVALUATE SKIN-TO-SKIN CONTACT KNOWLEDGE AND PRACTICE IN ETHNIC MINORITY MOTHERS IN THE CENTRAL HIGHLANDS GENERAL HOSPITAL Vu Thi Tuyet, Dang Tran Ngoc Thanh, Lora Claywell * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 101 – 106 Objective: Evaluate the knowledge and practices of ethnic minority mothers after the skin-to-skin contact counseling program at the Central Highlands General Hospital. Methods: An intervention study with a 4-step control group designed. The intervention group (n = 45) received improved counseling (see pictures, videos, models), control groups (routine counseling). Each group was put into a separate room, they were evaluated at 2 points of time (when hospitalized and 24 hours after birth), their practice score evaluated immediately postpartum. Each group's knowledge and practice was recorded and analyzed. Results: There are 90 ethnic minority mothers meeting the inclusion criteria. Before consulting, the control and intervention group's knowledge had an average (standard deviation) of 6.2 ( 2.5) and 6.0 ( 3.1), p = 0.682. 24 hours postpartum, respectively 7.3 ( 2.3) and 11.1 ( 2.9), p <0.001. Immediately postpartum, control and intervention group’s practice corresponds to 5.8 ( 1.2) and 8.2 ( 2.0), p <0.001. Conclusions: The average grade of knowledge and practice of skin-to-skin contact of ethnic minority *Trường Đại học Tây Nguyên **Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ***Trường Đại học Regis, Colorado, Mỹ Tác giả liên lạc: CN. Vũ Thị Tuyết ĐT: 0946029879 Email: tuyetvuump@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 102 mothers in the intervention group is higher than in the control group. Keywords: Knowledge, practice, skin-to-skin contact, counseling program ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp tiếp xúc da kề da (DKD) là một phần không thể thiếu trong các bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ (EENC). Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh khỏe mạnh nên được tiếp xúc trực tiếp trên ngực trần của bà mẹ ngay sau khi sinh(16). Đây là một can thiệp an toàn, đơn giản và hiệu quả về chi phí(2,10), mang lại lợi ích về sinh lý, xã hội và tâm lý cho cả mẹ và bé trước mắt và lâu dài(3,4,5,8,9,10). Tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng và áp dụng phương pháp này còn thấp(8,23). Nghiên cứu của Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Thúy An tại Cần Thơ năm 2013 cho thấy 63,2% bà mẹ biết và thực hành đúng về phương pháp tiếp xúc da kề da(12). Tương tự, theo báo cáo của Trần Thị Dự (2015) tại bệnh viện nhi trung ương, khoảng 60% bà mẹ có kiến thức đúng về lợi ích của phương pháp tiếp xúc trong việc giữ ấm, gắn bó tình cảm mẹ con và chỉ 1,7% bà mẹ tiếp xúc da kề da với con trong vòng 30 phút đầu sau sinh(21). Vì vậy, việc tư vấn, hướng dẫn cho các bà mẹ về những lợi ích của việc áp dụng phương pháp tiếp xúc da kề da là cần thiết(23). Theo điều 4, thông tư 07/2011/TT- BYT(7), bệnh viện cần có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp cho người bệnh. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả tư vấn cho các bà mẹ về phương pháp tiếp xúc da kề da tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Chính vì thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả tư vấn nâng cao kiến thức và thực hành phương pháp da kề da trên bà mẹ người dân tộc thiểu số”. Kết quả nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng nhằm đánh giá tính hiệu quả của chương trình tư vấn cải tiến so với phương pháp tư vấn truyền thông thường quy tại bệnh viện trên đối tượng người dân tộc thiểu số áp dụng phương pháp tiếp xúc da kề da(22). Mục tiêu nghiên cứu So sánh điểm trung bình kiến thức và thực hành phương pháp tiếp xúc DKD sau chương trình tư vấn giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng ở các bà mẹ người dân tộc thiểu số tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bà mẹ người dân tộc thiểu số đến sinh tại khoa Sản bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu chí chọn mẫu từ tháng 03/2019 đến tháng 6/2019 tại Phòng Sanh-Khoa Sản–Bệnh viện vùng Tây Nguyên. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các bà mẹ người dân tộc thiểu số đủ 18 – 49 tuổi, mang thai đủ tháng đến sinh tại khoa Sản bệnh viện vùng Tây Nguyên trong thời gian nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Sinh thường, không có các tai biến trước, trong và sau đẻ. Có khả năng nghe, nói tiếng Việt, không mắc bệnh tâm thần. Tiêu chuẩn loại trừ Có bất thường trong thai kì, hoặc trong quá trình chuyển dạ, sau sinh. Trẻ sơ sinh phải hồi sức hoặc có bệnh lý phải nằm phòng cách ly. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng. Cỡ mẫu 90 bà mẹ người dân tộc thiểu số. Kiểm soát sai lệch Giải thích rõ những câu hỏi bà mẹ thắc mắc. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu rõ ràng, dễ hiểu, sát với mục tiêu nghiên cứu. Cộng tác viên được tập huấn kĩ và lượng giá sau khi tập huấn. Quá trình thu thập số liệu trung thực, loại bỏ những phiếu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 103 thiếu thông tin. Tăng thêm 10% để phòng ngừa nguy cơ mất mẫu. Quy trình thu thập số liệu Nghiên cứu được thực hiện qua 4 bước: Bước 1: Nghiên cứu viên thu thập thông tin hoàn tất hồ sơ nhập viện, giải thích quyền lợi khi tham gia nghiên cứu, mời kí tên vào bản đồng thuận. Hướng dẫn rút thăm vào nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng. Bước 2: Các bà mẹ được chuyển về 2 phòng chờ sanh khác nhau. Khảo sát kiến thức về phương pháp tiếp xúc DKD ở 2 nhóm: Phòng 2 (nhóm chứng): Các nữ hộ sinh tại khoa theo dõi, chăm sóc, tư vấn thường quy tại khoa. Phòng 1 (nhóm can thiệp): Tư vấn bằng lời nói, kết hợp tranh ảnh (12 phút), xem video (3 phút), mô phỏng bằng mô hình (5 phút) và bà mẹ thực hiện lại trên mô hình (5-10 phút). Bước 3: Quan sát thực hành, đánh dấu các bước bà mẹ làm đúng, sau khi hoàn thành bảng kiểm thực hành, hướng dẫn bà mẹ thực hiện lại cho đúng. Bước 4: 24 giờ sau sinh khi ổn định cả về thể chất và tinh thần, các bà mẹ ở mỗi nhóm được chuyển xuống phòng hậu sản riêng và khảo sát lại kiến thức. Phương pháp phân tích số liệu Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20,0. Kiểm tra và làm sạch số liệu trong mỗi phiếu điều tra trước khi nhập. Các biến định tính mô tả bằng tần số, tỷ lệ %, khoảng tin cậy 95% (KTC 95%). Biến định lượng trung bình và độ lệch chuẩn đối với biến số có phân phối bình thường. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 140/ĐHYD-HĐĐD. KẾT QUẢ Bảng 1. Trung vị và tứ phân vị tuổi sản phụ theo nhóm chứng và nhóm can thiệp Nhóm n Tuổi sản phụ (năm tuổi) Phép kiểm Trung vị Tứ phân vị Wilcoxon- rank (p) Nhóm chứng 45 25 22 – 32 0,852 Nhóm can thiệp 45 27 21 – 31 Tổng 90 25,5 22 – 32 Bảng 2.Trung vị và tứ phân vị số lần sinh theo nhóm chứng và nhóm can thiệp Nhóm n Số lần sinh con Phép kiểm Wilcoxon- rank (p) Trung vị Tứ phân vị Nhóm chứng 45 1 0 – 2 0,479 Nhóm can thiệp 45 1 0 – 2 Tổng 90 1 0 – 2 Bảng 3. Trung vị và tứ phân vị số con còn sống theo nhóm chứng và nhóm can thiệp Nhóm n Số con còn sống Phép kiểm Wilcoxon-rank (p) Trung vị Tứ phân vị NC 45 1 0 – 2 0,389 NCT 45 1 0 – 1 Tổng 90 1 0 – 2 Bảng 4. Đặc điểm dân tộc, tôn giáo, khu vực sinh sống của mẫu nghiên cứu theo nhóm chứng và nhóm can thiệp Đặc điểm Nhóm chứng (n = 45) Nhóm can thiệp (n = 45) p* Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Dân tộc Ê đê 23 51,1 25 55,6 0,629 J’rai 2 4,4 2 4,4 M’Nông 5 11,1 8 17,8 Khác 15 33,3 10 22,2 Tôn giáo Tin lành 18 40,0 18 40,0 0,878 Thiên chúa giáo 2 4,4 1 2,2 Phật giáo 2 4,4 4 8,9 Khác 23 51,2 22 48,9 Khu vực sinh sống Thành thị 13 28,9 15 33,3 0,649 Nông thôn 32 71,1 30 66,7 Trung bình 5 11,1 15 33,3 Khó khăn 0 0,0 0 0,0 * Fisher’s exact test Bảng 5. Đặc điểm Nghề nghiệp, trình độ học vấn và khả năng nói tiếng Việt của mẫu nghiên cứu theo nhóm chứng và nhóm can thiệp Đặc điểm Nhóm chứng (n = 45) Nhóm can thiệp (n = 45) Phép kiểm Fisher p* Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Nghề nghiệp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 104 Đặc điểm Nhóm chứng (n = 45) Nhóm can thiệp (n = 45) Phép kiểm Fisher p* Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Nông dân 28 62,2 30 66,7 0,002 Công nhân 9 20,0 0 0,0 NVYT 3 6,7 2 4,4 Khác 5 11,1 13 28,9 Trình độ học vấn Không biết chữ 1 4,4 3 6,7 0,134 Cấp 1 12 26,7 17 37,8 Cấp 2 25 55,6 14 31,1 Cấp 3 trở lên 6 13,3 11 24,4 Khả năng nói tiếng Việt Tốt 40 88,9 30 66,7 0,011 Trung bình 5 11,1 15 33,3 Khó khăn 0 0,0 0 0,0 * Fisher’s exact test Tỉ lệ giao tiếp tiếng Việt tốt chiếm đa số ở cả 2 nhóm 88,9% và 66,7%. Không có trường hợp khó khăn trong giao tiếp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,002 và p=0,011 (Bảng 5). Bảng 6. Điểm trung bình kiến thức phương pháp tiếp xúc DKD của 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau khi tư vấn Kiến thức TB  ĐLC Nhóm can thiệp (n =45) Nhóm chứng (n = 45) Khác biệt TB (KTC95%) p* 11,1  2,9 7,3  2,3 3,8 (2,7 – 4,9) <0,001 Bảng 7. Điểm trung bình thực hành phương pháp tiếp xúc DKD của 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau khi tư vấn Tổng điểm thực hành TB  ĐLC Nhóm can thiệp (n =45) Nhóm chứng (n = 45) Khác biệt TB (KTC95%) p* 8,2  2,0 5,8  1,2 2,4 (1,7 – 3,1) <0,001 *t test BÀN LUẬN Đặc trưng của các bà mẹ người dân tộc thiểu số đến sinh tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên Trong đó độ tuổi của các bà mẹ có trung vị là 25 (nhóm chứng) và 27 (nhóm can thiệp), trung vị tuổi của 2 nhóm là 25,5, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,852. Có sự tương đồng về đặc tính tuổi của đối tượng nghiên cứu ở cả 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng. Điều này cũng thể hiện sự phù hợp vì phần lớn các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ thường dưới 30(18), các bà mẹ từ 35 tuổi trở xuống chiếm 92,9%, độ tuổi này phù hợp với việc mang thai và sinh nở(13), so sánh với nghiên cứu của Sanhez-Espino, độ tuổi trung bình của các bà mẹ ở nhóm can thiệp 22,1±5,3, nhóm chứng 23,1±4,4(19); khác với nghiên cứu của tác giả Dương Thị Thùy Trang (2018) là 33,7±6,6 tuổi (tuổi thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 53 tuổi)(11). Tỉ lệ người dân tộc Ê đê chiếm đa số 51,1% (nhóm chứng), 55,6% (nhóm can thiệp), so sánh với nghiên cứu của Trần Thị Điệp tại gia lai dân tộc Bahnar và J’rai chiếm tỷ lệ lớn nhất (lần lượt 33,5% và 13,7%)(21) tôn giáo chủ yếu là đạo tin lành 40% (cả 2 nhóm), khu vực sinh sống chủ yếu tập trung ở nông thôn 71,1% (nhóm chứng), 66,7% (nhóm can thiệp). Đa số các bà mẹ người dân tộc thiểu số đến sinh tại bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên là nông dân 62,2% (nhóm chứng), 66,7% (nhóm can thiệp). Với nghề nghiệp là công nhân chiếm 20% (nhóm chứng), 0% (nhóm can thiệp), NVYT chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ ở cả 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp lần lượt là 6,7% và 4,4%. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chiếm đa số ở nhóm cấp 1 và cấp 2 với tỉ lệ tương ứng là 26,7%, 55,6% (nhóm chứng); 37,8%, 31,1% (nhóm can thiệp), tỉ lệ đối tượng không biết chữ chỉ chiếm một số nhỏ 4,4% (nhóm chứng) và 6,7% (nhóm can thiệp); trình độ cấp 3 trở lên 13,3% (nhóm chứng) và 24,4% (nhóm can thiệp). Điểm trung bình kiến thức phương pháp tiếp xúc DKD của 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau khi tư vấn Tại thời điểm sau tư vấn, điểm trung bình kiến thức của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng tương ứng 11,1  2,9 và 7,3  2,3. Điều này cho thấy có một sự tác động tích cực của chương trình tư vấn đến 2 phần kiến thức này khi các bà mẹ người DTTS ở nhóm can thiệp được tư vấn có sự hỗ trợ của tranh ảnh, video, và mô hình trong khi với nhóm chứng được tư vấn thường quy. Tương ứng với nghiên cứu của Lê Hồng Linh và Trần Diệp Tuấn (2018)(15) do sự tác động Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 105 tích cực, hiệu ứng trực quan của tranh ảnh, video và mô hình dẫn đến sự ghi nhớ dễ dàng hơn, và nghiên cứu của Muddu (2013) trên 43 bà mẹ về kiến thức phương pháp tiếp xúc DKD với những đứa trẻ sinh non của họ, hầu hết các bà mẹ có thể hiểu những gì đã được giải thích và thực hiện phương pháp tiếp xúc DKD khi được hướng dẫn một cách đơn giản và rõ ràng bằng ngôn ngữ địa phương(17). Đây là một điểm cần chú ý khi thực hiện việc tư vấn trước sinh để giúp các bà mẹ tránh hiểu sai thời gian tiếp xúc DKD, từ đó có hành động đúng và đầy đủ. Điểm trung bình thực hành phương pháp tiếp xúc DKD của 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng sau khi tư vấn Kết quả nghiên cứu cho thấy có một sự cải thiện đáng kể điểm trung bình thực hành phương pháp tiếp xúc DKD ở các bà mẹ người DTTS. Điểm trung bình của nhóm can thiệp cao hơn nhiều so với nhóm chứng, chứng tỏ tác động tích cực của chương trình tư vấn dẫn đến thực hành phương pháp tiếp xúc DKD của đối tượng này thúc đẩy hành vi để tăng hiệu quả tối đa trong các lợi ích của phương pháp tiếp xúc DKD. Trung bình điểm thực hành của nhóm can thiệp là 8,2  2,0 điểm, cao hơn nhóm chứng là 5,8  1,2 điểm. Trung bình điểm thực hành của cả hai nhóm là 7,0  2,1 điểm, có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Trung bình sự khác biệt là 2,4 điểm (KTC95%: 1,7 – 3,1 điểm). Điều này chứng tỏ hiệu quả của chương trình tư vấn kiến thức, thực hành phương pháp tiếp xúc DKD đã có tác động tích cực đến việc thực hành đúng. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương ứng với phát hiện trong hướng dẫn phương pháp tiếp xúc DKD của Chương trình Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tại bệnh viện Truyền giáo Ekwenedni của Trung Phi khi xây dựng các chương trình tuyên truyền phương pháp tiếp xúc DKD cung cấp tư vấn cá nhân và nhóm trong việc thúc đẩy thay đổi hành vi xung quanh việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh(19) tăng cường hỗ trợ xã hội và thúc đẩy thái độ tích cực về phương pháp tiếp xúc DKD. Khác với nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện sản khoa Omolbanin (2014)(1) trên tổng số 92 cặp mẹ-con (47 cặp được tiếp xúc DKD và 45 cặp trong nhóm chăm sóc thường xuyên). Trong nhóm tiếp xúc DKD, hiệu quả tự cho con bú là 53,4 ± 8,57 trong nhóm tiếp xúc DKD, cao hơn đáng kể ở nhóm chăm sóc thường quy 49,85 ± 5,50 với p = 0,0003. Điều này được lí giải do các bà mẹ người DTTS còn hạn chế về các kiến thức liên quan đến lợi ích sữa non, lợi ích của việc cho con bú sớm, hoặc có thể do phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Một phần có thể do bà mẹ sau sinh bị mất sức, mất nhiệt, người mệt mỏi, đau vết cắt tầng sinh môn, hoặc vấn đề về núm vú, sự bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ hoặc không có sự hỗ trợ của NVYT khiến bà mẹ không thể tự cho con bú được. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đã cung cấp kiến thức cho các bà mẹ và làm thay đổi thực hành của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ được tiến hành trên một quần thể bà mẹ với các đặc trưng riêng, thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa thể đồng nhất kết quả trên với các bà mẹ người dân tộc thiểu số trên cả nước. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 90 bà mẹ người dân tộc thiểu số đến sinh tại bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên trong khoảng thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2019 cho thấy, tại thời điểm sau sinh 24 giờ, điểm trung bình kiến thức và thực hành phương pháp tiếp xúc DKD của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng, chứng minh chương trình tư vấn phương pháp tiếp xúc da kề da có sự hỗ trợ của các vật dụng, phương tiện là tranh ảnh, video, và mô hình đã có hiệu quả tác động tích cực trong nâng cao kiến thức, thực hành phương pháp tiếp xúc da kề da trên đối tượng người dân tộc thiểu số đến sinh tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. KIẾN NGHỊ Mở rộng chương trình tư vấn kiến thức và thực hành phương pháp tiếp xúc DKD có sự hỗ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 106 trợ của tranh ảnh, video và mô hình bởi NVYT cho tất cả các bà mẹ đến sinh tại bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên. Tăng cường công tác truyền thông đến các bà mẹ đến sinh tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với các hình thức như dán tranh ảnh (có tiếng dân tộc), trang bị màn hình ti vi tại phòng chờ sinh có chiếu video các bước của quy trình EENC. Tăng cường kiểm tra giám sát việc tuân thủ thực hiện chương trình tư vấn trước sinh tại khoa phòng một cách đầy đủ và đúng quy trình. Thực hiện các nghiên cứu tiếp theo với thời gian nghiên cứu dài hơn, cỡ mẫu lớn hơn và thực hiện nghiên cứu đánh giá việc thực hành phương pháp tiếp xúc DKD tại các thời điểm sau khi xuất viện cũng như những lợi ích của nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aghdas K, Talat K, Sepideh B (2014). "Effect of immediate and continuous mother–infant skin-to-skin contact on breastfeeding self-efficacy of primiparous women: A randomised control trial". Women and Birth, 27(1):37-40. 2. Alenchery AJ, Thoppil J, Britto CD, et al (2018). "Barriers and enablers to skin-to-skin contact at birth in healthy neonates - a qualitative study". BMC Pediatr, 18(1):48. 3. Andres V, Garcia P, Rimet Y, et al (2011). "Apparent life- threatening events in presumably healthy newborns during early skin-to-skin contact". Pediatrics, 127(4):1073-6. 4. Beijers R, Cillessen L, Zijlmans MA (2016). "An experimental study on mother-infant skin-to-skin contact in full-terms". Infant Behav Dev, 43:58-65. 5. Berde AS, Yalcin SS (2016). "Determinants of early initiation of breastfeeding in Nigeria: a population-based study using the 2013 demograhic and health survey data". BMC Pregnancy Childbirth, 16: 32. 6. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Thông tư 07/2011/TT-BYT. 7. Brimdyr K, Cadwell K, Stevens J, et al (2018). "An implementation algorithm to improve skin-to-skin practice in the first hour after birth". Matern Child Nutr, 14(2):e12571. 8. Cantrill R, Creedy D, Cooke M (2004). "Midwives' knowledge of newborn feeding ability and reported practice managing the first breastfeed". Breastfeed Rev, 12(1):25-33. 9. Cooijmans KHM, Beijers R, Rovers AC, et al (2017). "Effectiveness of skin-to-skin contact versus care-as-usual in mothers and their full-term infants: study protocol for a parallel- group randomized controlled trial". BMC Pediatr, 17(1):154. 10. Dumas L, Lepage M, Bystrova K, et al (2013). "Influence of skin- to-skin contact and rooming-in on early mother-infant interaction: a randomized controlled trial". Clin Nurs Res, 22(3):310-36. 11. Dương Thị Thùy Trang (2018). "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị liệu tại bệnh viện Ung Bướu". Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 12. Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Thúy An (2014). "Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về ủ ấm cho trẻ sinh non tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17(4):97-98. 13. Đào Thị Bích Liên (2016). "Hiệu quả tư vấn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cho sản phụ". Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, pp.82- 85. 14. Haxton D, Doering J, Gingras L, et al (2012). "Implementing skin-to-skin contact at birth using the Iowa model: applying evidence to practice". Nurs Womens Health, 16(3):220-9. 15. Lê Hồng Linh, Trần Diệp Tuấn (2018). "Giáo dục sức khỏe giúp nâng cao kiến thức và sự nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi trẻ em". Y học TP Hồ Chí Minh, 22(5):176-177. 16. Moore ER, Anderson GC, Bergman N, et al (2012). "Early skin- to-skin contact for mothers and their healthy newborn infants (Review)". Cochrane Database of Systematic Reviews, 5:889-901. 17. Muddu GK, Boju SL, Chodavarapu R (2013). "Knowledge and awareness about benefits of Kangaroo Mother Care". Indian J Pediatr, 80(10):799-803. 18. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014). "Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012". Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tể Trung Ương. 19. Sanchez-Espino LF, Zuniga-Villanueva G, Ramirez-GarciaLuna JL (2019). "An educational intervention to implement skin-to- skin contact and early breastfeeding in a rural hospital in Mexico". Int Breastfeed J, 14:8. 20. Smith ER, Bergelson I, Constantian S, et al (2017). "Barriers and enablers of health system adoption of kangaroo mother care: a systematic review of caregiver perspectives". BMC Pediatr, 17(1):35. 21. Trần Thị Điệp, Đinh Thị Phương Hòa, Trần Hữu Bích, et al (2015). Chuyện nuôi con nhỏ của phụ nữ người dân tộc thiểu số tại Gia Lai. Hội Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam. 22. Trần Thị Dự, Nguyễn Thị Thái Hà (2015). "Khảo sát kiến thức, thực hành về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2015". Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long. 23. Turenne JP, Heon M, Aita M, et al (2016). "Educational Intervention for an Evidence-Based Nursing Practice of Skin-to- Skin Contact at Birth". J Perinat Educ, 25(2):116-28. 24. Zwedberg S, Blomquist J, Sigerstad E (2015). "Midwives' experiences with mother-infant skin-to-skin contact after a caesarean section: 'fighting an uphill battle'". Midwifery, 31(1):215-20. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_tu_van_nang_cao_kien_thuc_va_thuc_hanh_ve_3409_2211991.pdf