Hiệu quả trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

Tài liệu Hiệu quả trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi các tỉnh trung du miền núi phía Bắc: 87 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 HIỆU QUẢ TRỒNG XEN SẮN VỚI CÂY HỌ ĐẬU TRÊN ĐẤT GÒ ĐỒI CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Quý Tường1, Lê Quý Tùng2 TÓM TẮT Nghiên cứu trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi 6 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc từ năm 2013 - 2015 đã xác định được công thức trồng xen sắn với lạc (2 hàng) đạt năng suất sắn tươi trung bình 35,16 tấn/ha, vượt hơn sắn trồng thuần 16 %; hiệu quả kinh tế đạt lãi thuần 43,65 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 13,99 triệu đồng/ha và cung cấp lượng chất xanh (thân, lá, rễ) cho đất trung bình 30,48 tấn/ha; Công thức trồng xen sắn với đậu đỗ (2 hàng) năng suất sắn tươi trung bình 31,86 tấn/ha, vượt sắn trồng thuần 5,15 %; hiệu quả kinh tế đạt lãi thuần 38,387 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 11,70 triệu đồng/ha và cung cấp lượng chất xanh (thân, lá, rễ) trả cho đất trung bình 17,66 tấn/ha. Trồng xen sắn với cây họ đậu làm tăng năng suất sắn tươi, tăng lãi thuần và có tác...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 HIỆU QUẢ TRỒNG XEN SẮN VỚI CÂY HỌ ĐẬU TRÊN ĐẤT GÒ ĐỒI CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Quý Tường1, Lê Quý Tùng2 TÓM TẮT Nghiên cứu trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi 6 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc từ năm 2013 - 2015 đã xác định được công thức trồng xen sắn với lạc (2 hàng) đạt năng suất sắn tươi trung bình 35,16 tấn/ha, vượt hơn sắn trồng thuần 16 %; hiệu quả kinh tế đạt lãi thuần 43,65 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 13,99 triệu đồng/ha và cung cấp lượng chất xanh (thân, lá, rễ) cho đất trung bình 30,48 tấn/ha; Công thức trồng xen sắn với đậu đỗ (2 hàng) năng suất sắn tươi trung bình 31,86 tấn/ha, vượt sắn trồng thuần 5,15 %; hiệu quả kinh tế đạt lãi thuần 38,387 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 11,70 triệu đồng/ha và cung cấp lượng chất xanh (thân, lá, rễ) trả cho đất trung bình 17,66 tấn/ha. Trồng xen sắn với cây họ đậu làm tăng năng suất sắn tươi, tăng lãi thuần và có tác dụng chống xói mòn, cải tạo đất trồng sắn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Từ khóa: Trồng xen, sắn, lạc, đậu đỗ 1 Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây sắn (Manihot Esculenta Cantz) là cây lương thực, cây nguyên liệu chế biến có vị trí quan trọng trên thế giới, được trồng trên 100 quốc gia (Hoàng Kim, 1995). Ở Việt Nam, từ năm 2012 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sắn hàng năm ổn định trên 1 tỷ USD, sắn đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với một số cây trồng khác (Nguyễn Hữu Hỷ, 2015). Năm 2015, diện tích trồng sắn đạt 567.900 ha, năng suất trung bình (TB) 18,91 tấn/ha, sản lượng 10.209.900.000 tấn (Tổng cục Thống kê, 2016). Hiện nay cả nước có trên 100 nhà máy sản xuất tinh bột sắn, trên 400 cơ sở chế biến tinh bột sắn thủ công và có 6 nhà máy sản xuất Ethanol (Cục Trồng trọt, 2015). Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), năm 2015, diện tích sắn 120.280 ha, năng suất TB 128,2 tạ/ha, sản lượng 1.549.840 tấn. Các tỉnh có diện tích sắn lớn: Sơn La (30.500 ha), Yên Bái (16.500 ha), Hòa Bình (12.500 ha), Lào Cai (9.100 ha), Phú Thọ (8.600 ha) và Thái Nguyên (3.700 ha) (Tổng cục Thống kê, 2016). Các giống sắn đang trồng phổ biến trong vùng gồm: sắn lá tre, sắn xanh Vĩnh Phúc, sắn nếp và một số giống sắn chế biến công nghiệp: KM60, KM94 và KM98-7. Hạn chế đối với sản xuất sắn các tỉnh TDMNPB là hạn, lũ lụt, sản xuất sắn manh mún, quảng canh, một số giống sắn đang nhiễm sâu bệnh nặng, lẫn tạp, thoái hóa giống, thiếu luân canh, xen canh với cây họ đậu, vì thế đã ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả trồng sắn. Để khắc phục tình trạng này, dưới đây là kết quả nghiên cứu “Hiệu quả trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống sắn: KM94. - Giống cây trồng xen: Lạc L14, lạc địa phương, đậu tương DT84, đậu đen, đậu xanh ĐX11. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Công thức thí nghiệm - Sắn trồng thuần: Giống KM94, khoảng cách hàng 1 m, khoảng cách cây 1 m, mật độ 10.000 cây/ha. - Sắn trồng xen: Giống KM94, khoảng cách và mật độ như trồng thuần (1 m ˟ 1 m và 10.000 cây/ha), giữa 2 hàng sắn trồng xen lạc hoặc cây đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen). Thí nghiệm gồm 3 công thức, được bố trí ở mỗi tỉnh 3 điểm thực nghiệm/năm, mỗi điểm thực nghiệm 9 - 10 ha/năm, tổng số điểm thực nghiệm tại 6 tỉnh TDMNPB trong 3 năm từ 2013 - 2015 là 51 điểm. 2.2.2. Quy trình kỹ thuật, chỉ tiêu theo dõi - Quy trình kỹ thuật áp dụng theo “Quy trình canh tác sắn bền vững cho các tỉnh phía Bắc” (Cục Trồng trọt, 2010) và “Định mức khuyến nông trồng trọt” (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009). - Chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo “Quy chuẩn quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống sắn” QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Tính hiệu quả kinh tế theo phương thức hạch toán đầy đủ, tổng thu _ tổng chi = lãi thuần. 88 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Thu thập năng suất sắn củ tươi và cây họ đậu trồng xen theo mẫu, tại mỗi điểm thực nghiệm, mỗi công thức thí nghiệm lấy mẫu theo đường chéo 3 điểm sau đó quy đổi ra năng suất tấn/ha. Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình Excel và IRISTAT 5.0. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Năm 2013: Từ tháng 2 - 12/2013 tại tỉnh các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Lào Cai; mỗi tỉnh có 3 điểm thí nghiệm. - Năm 2014: Từ tháng 2 - 12/2014 tại các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Lai Cai; mỗi tỉnh có 3 điểm thí nghiệm. - Năm 2015: Từ tháng 3 - 12/2015 tại các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Lào Cai; mỗi tỉnh có 3 điểm thí nghiệm. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của trồng xen đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây sắn Kết quả số liệu ở bảng 1 cho thấy: - Thời gian sinh trưởng: Các công thức trồng xen sắn với lạc hoặc đậu đỗ có TGST từ 300 - 303 ngày, dài hơn công thức sắn trồng thuần từ 2 - 6 ngày. Nguyên nhân kéo dài TGST của các công thức trồng xen sắn: là do thời kỳ cây con đến giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng của sắn bề mặt đất đã được phủ bởi cây lạc hoặc đậu đỗ có tác dụng che tủ bề mặt, giữ ẩm đất hạn chế bốc hơi nước bề mặt. Chính sự cộng hưởng của đất ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, trong đó có vi khuẩn nốt sần cố định đạm từ không khí, một phần tích lũy trong nốt sần, phần khác tiết ra môi trường xung quanh đất đã tạo ra tiểu môi trường khá thuận lợi cho cây sắn sinh trưởng mạnh, hình thành tán lá rộng phía trên để che cho cây trồng xen phía dưới và kích thích cây trồng xen cũng sinh trưởng mạnh mẽ. - Chiều cao cây: Các công thức trồng xen, cây sắn sắn đều có chiều cao cây cao hơn trồng sắn thuần, trong đó, công thức sắn với lạc có chiều cao cây từ 2,6 - 2,9 m, so với công thức sắn với đậu đỗ hơn từ 0,2 - 0,3 m và so với sắn trồng thuần hơn từ 0,3 - 0,4 m. 3.2. Năng suất sắn và cây trồng xen 3.2.1. Năng suất sắn củ tươi công thức trồng xen sắn với cây họ đậu Kết quả bảng 2 và hình 1 cho thấy: Công thức xen canh sắn với lạc, năng suất sắn tươi trung bình 3 năm từ 2013 - 2015 tại 5 tỉnh TDMNPB từ 30,2 - 42,6 tấn/ha, trung bình 35,16 tấn/ha, vượt hơn sắn trồng thuần 16,03%. Công thức xen canh sắn với đậu đỗ, năng suất sắn tươi trung bình 3 năm từ 2013 - 2015 tại 6 tỉnh TDMNPB từ 28,5 - 34,3 tấn/ha, trung bình 31,86 tấn/ha, vượt hơn sắn trồng thuần 5,15%. Bảng 1. Ảnh hưởng của công thức trồng xen sắn với lạc hoặc đậu đỗ đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây sắn trên đất gò đồi tại TDMNPB (2013-2015) Công thức xen Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Lào Cai TGST (ngày) Cao cây (m) TGST (ngày) Cao cây (m) TGST (ngày) Cao cây (m) TGST (ngày) Cao cây (m) TGST (ngày) Cao cây (m) Sắn với Lạc 303 2,6 302 2,7 301 2,9 300 2,7 303 2,8 Sắn với Đậu đỗ 300 2,4 300 2,5 300 2,6 300 2,5 300 2,6 Sắn thuần 295 2,3 296 2,3 296 2,5 297 2,2 294 2,5 Bảng 2. Năng suất sắn tươi trồng xen với cây họ đậu tại 6 tỉnh TDMNPB Ghi chú: Số liệu trung bình 3 năm 2013-2015 của 6 tỉnh TDMNPB. Công thức trồng xen Năng suất sắn tươi (tấn/ha) Năng suất TB Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Thái Nguyên Lào Cai Năng suất TB (tấn/ha) Vượt hơn sắn trồng thuần (%) Sắn với lạc 33,2 30,2 42,6 33,0 36,8 - 35,16 +16,03 Sắn với đậu 31,0 28,5 33,8 31,7 34,3 31,9 31,86 +5,15 Sắn thuần 28,8 27,5 35,6 29,7 31,9 28,3 30,30 - 89 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 3.3. Năng suất cây họ đậu trồng xen với sắn Kết quả bảng 3 và hình 2 cho thấy: Năng suất lạc củ tươi 3 năm từ 2013 - 2015 từ 1,15 - 1,72 tấn/ha, trung bình 1,48 tấn/ha. Năng suất đậu đỗ hạt khô 3 năm từ 2013 - 2015 từ 0,62 - 0,74 tấn/ha, trung bình 0,67 tấn/ha. Như vậy, ngoài sản phẩm chính là sắn, trồng xen còn cho thu hoạch sản phẩm phụ là cây trồng xen: lạc, đậu đỗ với năng suất đáng kể, làm gia tăng hiệu quả kinh tế. Bảng 3. Năng suất cây họ đậu trồng xen với sắn tại 6 tỉnh TDMNPB (tấn/ha) Bảng 4. Khối lượng chất xanh (thân, lá, rễ) của cây họ đậu trồng xen với sắn tại 6 tỉnh TDMNPB (tấn/ha) Ghi chú: Số liệu trung bình 3 năm 2013 - 2015 của 6 tỉnh TDMNPB. Ghi chú: Số liệu trung bình 3 năm 2013 - 2015 của 6 tỉnh TDMNPB. Công thức trồng xen Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Thái Nguyên Lào Cai Năng suất TB (tấn/ha) Lạc 1,48 1,15 1,50 1,56 1,72 - 1,48 Đậu đỗ 0,74 0,57 0,62 0,74 0,74 0,63 0,67 3.4. Khối lượng chất xanh của các cây họ đậu trồng xen với sắn Kết quả bảng 4 và hình 3 cho thấy: Năng suất chất xanh (thân, lá, rễ) lạc 3 năm từ 2013 -2015 từ 29,6 - 31,2 tấn/ha, trung bình 30,48 tấn/ha. Năng suất chất xanh (thân, lá, rễ) đậu đỗ 3 năm từ 2013 - 2015 từ 15,3 - 20,0 tấn/ha, trung bình 17,66 tấn/ha. Đây là khối lượng chất xanh đáng kể trả lại chất hữu cơ cho đất, tăng độ phì nhiêu và hạn chế xói mòn đất trồng sắn. Công thức trồng xen Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Thái Nguyên Lào Cai Năng suất TB (tấn/ha) Lạc 30,8 31,2 30,5 30,3 29,6 - 30,48 Đậu đỗ 17,5 18,5 20,0 15,3 15,8 18,9 17,66 3.5. Hiệu quả kinh tế của trồng xen sắn với cây họ đậu Kết quả bảng 5 cho thấy: Trồng xen sắn với lạc đạt lãi thuần từ 34,55 - 56,15 triệu đồng/ha; trung bình đạt 43,65 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 13,99 triệu đồng/ha, trong đó các tỉnh cho lãi thuần vượt sắn trồng thuần cao gồm: Sơn La (15,633 triệu đồng/ha), Phú Thọ (15,525 triệu đồng/ha), Vĩnh Phúc (14,825 triệu đồng/ha) và Thái Nguyên (14,65 triệu đồng/ha). Trồng xen sắn với đậu đỗ đạt lãi thuần 28,30 - 50,25 triệu đồng/ha; trung bình đạt 38,387 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 11,70 triệu đồng/ha, trong đó các tỉnh có lãi thuần vượt cao hơn sắn trồng thuần gồm: Phú Thọ (15,90 triệu đồng/ha), Thái Nguyên (15,833 triệu đồng/ha)và Vĩnh Phúc (12,40 triệu đồng/ha). Hình 1. Năng suất sắn củ tươi của các công thức trồng xen ở các điểm 90 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi tại các tỉnh TDMNPB từ 2013 - 2015 Ghi chú: Giá hom giống sắn: 200 đồng/hom; lạc củ giống:10.000 đồng/kg; đậu tương giống: 15.000 đồng/kg; đậu đen giống: 25.000 đồng/kg; đậu xanh giống: 20.000 đồng/kg. Giá sắn củ tươi: 1.500 đồng/kg; lạc củ tươi: 10.000 đồng/kg; đậu tương: 15.000 đồng/kg; đậu đen: 25.000 đồng/kg; đậu xanh: 20.000 đồng/kg. Giá phân Urea: 12.000 đồng/kg; Phân lân sulphe: 4.000 đồng/kg; Kali clorua: 13.000 đồng/kg; Giá nhân công: 150.000 đồng/công. Năm/điểm Công thức Năng suất (tấn/ha) Tổng thu (Triệu đồng/ha) Tổng chi (Triệu đồng/ha) Lãi thuần (Triệu đồng/ha) Vượt trồng thuần (triệu đồng/ha)Sắn Cây trồng xen Năm 2013 Sơn La Sắn + lạc 35,7 1,09 64,450 23,400 41,050 10,750 Sắn + đậu đỗ 32,0 0,67 58,050 23,000 35,050 4.750 Sắnthuần 32,0 - 48,000 17,700 30,300 - Hòa Bình Sắn + đậu đỗ 28,5 0,57 51,300 23,000 28,300 7,300Sắn thuần 25,8 - 38,700 17,700 21,000 - Phú Thọ Sắn + đậu đỗ 33,8 0,62 66,200 23,000 43,200 15,900Sắn thuần 30,0 - 45,000 17,700 27,300 - Thái Nguyên Sắn + đậu đỗ 30,5 0,74 64,250 23,000 41,250 16,200Sắn thuần 28,5 - 42,750 17,700 25,050 - Lào Cai Sắn + đậu đỗ 33,8 0,63 60,150 23,000 37,150 10,150Sắn thuần 29,8 - 44,700 17,700 27,000 - Năm 2014 Sơn La Sắn + lạc 33,9 0,71 57,950 23,400 34,550 10,550Sắn thuần 27,8 - 41,700 17,700 24,000 - Hòa Bình Sắn + lạc 30,1 1,47 59,850 23,400 36,450 11,700Sắn thuần 28,3 - 42,450 17,700 24,750 - Phú Thọ Sắn + lạc 43,7 1,40 79,550 23,400 56,150 14,600Sắn thuần 39,5 - 59,250 17,700 41,550 - Vĩnh Phúc Sắn + lạc 33,5 1,95 69,750 23,400 46,350 17,550 Sắn + đậu đỗ 31,5 0,97 66,650 23,000 43,650 14,850 Sắn thuầ 31,0 - 46,500 17,700 28,800 - Thái Nguyên Sắn + lạc 36,1 1,72 71,350 23,400 47,950 17,050 Sắn + đậu đỗ 36,5 0,74 73,250 23,000 50,250 19,350 Sắn thuần 32,4 - 48,600 17,700 30,900 - Lào Cai Sắn + đậu đỗ 32,7 0,57 57,600 23,000 34,600 7,750Sắn thuần 29,7 - 44,550 17,700 26,850 - Năm 2015 Sơn La Sắn + lạc 30,0 2,65 71,500 23,400 48,100 25,600 Sắn + đậu đỗ 30,0 0,8 57,000 23,000 34,000 11,500 Sắn thuần 26,8 - 40,200 17,700 22,500 - Hòa Bình Sắn + lạc 30,3 0,83 53,750 23,400 30,350 5,300Sắn thuần 28,5 - 42,750 17,700 25,050 - Phú Thọ Sắn + lạc 41,6 1,60 78,400 23,400 55,000 16,450Sắn thuần 37,5 - 56,250 17,700 38,550 - Vĩnh Phúc Sắn + lạc 32,5 1,18 60,550 23,400 37,150 12,100 Sắn + đậu đỗ 32,0 0,50 58,000 23,000 35,000 9,950 Sắn thuần 28,5 - 42,750 17,700 25,050 - Thái Nguyên Sắn + lạc 35,5 1,72 70,450 23,400 47,050 12,250 Sắn + đậu đỗ 34,0 0,75 69,750 23,000 46,750 11,950 Sắn thuần 35,0 - 52,500 17,700 34,800 - Lào Cai Sắn + đậu đỗ 29,3 0,70 54,450 23,000 31,450 10,750Sắn thuần 25,6 - 38,400 17,700 20,700 - TB Sắn + lạc 43,650 13,990 Sắn + đậu đỗ 38,387 11,700 Sắn thuần 27,891 - 91 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Công thức trồng xen sắn với lạc (2 hàng) hoặc sắn với đậu đỗ (2 hàng) đạt năng suất sắn củ tươi cao và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn thuần trên đất gò đồi các tỉnh TDMNPB, giúp hạn chế xói mòn, cải tạo đất, trong đó công thức trồng xen sắn với lạc đạt hiệu quả kinh tế cao hơn công thức sắn với đậu đỗ. - Trồng xen sắn với cây họ đậu liên tục qua 3 năm sẽ giúp ổn định năng suất sắn củ tươi từ 31,86 - 35,16 tấn/ha, vượt hơn trồng sắn thuần từ 5,15 - 16,0 %; cho lãi thuần vượt hơn trồng sắn thuần từ 11,70 - 13,99 triệu đồng/ha; lượng chất xanh (thân, lá, rễ) được cung cấp lại cho đất từ 17,66 - 30,48 tấn/ha. - Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên trồng xen sắn với lạc cho năng suất sắn tươi và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng xen sắn với đậu đỗ; trong khi công thức trồng xen sắn với đậu đỗ thích hợp tại tỉnh Lào Cai. 4.2. Đề nghị - Nhân rộng công thức trồng xen sắn với lạc ra sản xuất trên đất gò đồi tại các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. - Nhân rộng công thức trồng xen sắn với đậu đỗ trên đất gò đồi tại tỉnh Lào Cai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Định mức khuyến nông Trồng trọt - Quyết định số 3073/QĐ-BNN- KHCN ngày 28/10/2009. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-61:2011/ BNNPTNT. Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống sắn. Cục Trồng trọt, 2010. Quy trình canh tác sắn bền vững cho các tỉnh phía Bắc. Quyết định số 104/QĐ-TT- CLT ngày 27/4/2010 của Cục trưởng Cục Trồng trọt. Cục Trồng trọt, 2015. Báo cáo hội nghị sắn toàn quốc ngày 11/5/2015. Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nguyễn Hữu Hỷ, 2015. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chọn tạo giống và quy trình canh tác của Hàn Quốc vào phát triển sản xuất sắn bền vững cho vùng trồng sắn trọng điểm các tỉnh phía Nam. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp nhà nước năm 2015. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, 1995. Cây sắn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2016. Niên giám thống kê 2015. Nhà xuất bản Thống kê. Efficiency of intercropping cassava with legumes on hilly areas of Northern midland and mountainous provinces Le Quy Tuong, Le Quy Tung Abstract The study on intercropping cassava with legumes on hilly areas of 6 Northern midland and mountainous provinces from 2013 to 2015 identified an intercropping formula between cassava and peanut (2 rows) and the average yield of fresh cassava reached 35, 16 tons/ha, surpassing over 16% in comparison with that of cassava monoculture. The net profit from cassava reached 43.65 million VND/ha, surpassing 13.99 million VND/ha and providing 30.48 tons/ha of green matters(stem, leaf, root). The yield of cassava was 31.86 tons/ha when intercropping with other legumes (2 rows), surpassing over 5.19% in comparison with that of cassava monoculture. The net profit from cassava was 38.387 million VND/ha, surpassing 11.70 million VND/ha and providing 17.66 tons/ha of green matters (stem, leaf, root). The intercropping cassava with legumes increased the yield of cassava, net profit and could prevent soil erosion, improve soil quality and protect ecological environment. Keywords: Intercropping, cassava, peanuts, legumes Ngày nhận bài: 12/4/2018 Ngày phản biện: 19/4/2018 Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm Ngày duyệt đăng: 16/4/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_5904_2152841.pdf
Tài liệu liên quan