Hiệu quả trên biểu hiện IL-1β và IL-10 của năm bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng

Tài liệu Hiệu quả trên biểu hiện IL-1β và IL-10 của năm bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 166 HIỆU QUẢ TRÊN BIỂU HIỆN IL-1β VÀ IL-10 CỦA NĂM BÀI THUỐC DÂN GIAN THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG Phạm Đức Thắng*, Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể do các mô bị kích thích hoặc tổn thương, một đáp ứng miễn dịch cần thiết của vật chủ nhằm loại bỏ mầm bệnh và ngăn ngừa tổn thương cơ quan sau khi nhiễm trùng. Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học con người đã có những hiểu biết sâu hơn về cơ chế phân tử của viêm. Dưới điều kiện sinh lý, các chất trung gian do đại thực bào bị kích thích tiết ra được điều hòa tốt và có liên quan đến các quá trình phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, trong một số bệnh nhiễm trùng, việc sản xuất quá mức nitric oxide (NO) và biểu hiện cao của cytokin gây viêm thường là nguyên nhân gây tổn thương mô, thay đổi huyết động, suy tạng và tử vong. Điều này cho thấy vai trò quan t...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả trên biểu hiện IL-1β và IL-10 của năm bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 166 HIỆU QUẢ TRÊN BIỂU HIỆN IL-1β VÀ IL-10 CỦA NĂM BÀI THUỐC DÂN GIAN THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG Phạm Đức Thắng*, Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể do các mô bị kích thích hoặc tổn thương, một đáp ứng miễn dịch cần thiết của vật chủ nhằm loại bỏ mầm bệnh và ngăn ngừa tổn thương cơ quan sau khi nhiễm trùng. Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học con người đã có những hiểu biết sâu hơn về cơ chế phân tử của viêm. Dưới điều kiện sinh lý, các chất trung gian do đại thực bào bị kích thích tiết ra được điều hòa tốt và có liên quan đến các quá trình phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, trong một số bệnh nhiễm trùng, việc sản xuất quá mức nitric oxide (NO) và biểu hiện cao của cytokin gây viêm thường là nguyên nhân gây tổn thương mô, thay đổi huyết động, suy tạng và tử vong. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các thuốc kháng viêm. Do vậy, nghiên cứu các nhóm thuốc kháng viêm mới hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ, đặc biệt có nguồn gốc từ thảo dược là xu hướng hiện nay nhằm ứng dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng. Ở nước ta, 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng được sử dụng điều trị một số bệnh lây nhiễm như viêm phế quản, viêm gan, viêm bàng quang với hiệu quả tốt nhưng tác dụng kháng viêm của bài thuốc lại chưa được đánh giá và kiểm chứng trên thực nghiệm. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu kiểm tra sàng lọc tính kháng viêm của 5 bài thuốc trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: cao chiết nước của 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp nghiên cứu: Dòng tế bào monocyte được phân lập từ máu ngoại vi người bình thường và dòng tế bào đại thực bào RAW 264.7 của chuột được gây viêm bằng lipopolysaccharide, sau đó được xử lý bằng cao chiết nước của 5 bài thuốc. Tiến hành đánh giá mức độ kháng viêm của cao chiết các bài thuốc dựa trên biểu hiện cytokin gây viêm Interleukin 1β (IL-1β) và cytokin kháng viêm Interleukin 10 (IL- 10) đo bằng phương pháp dòng chảy tế bào. Kết quả: Cao chiết nước của cả 5 bài thuốc đều làm giảm có ý nghĩa thống kê sự biểu hiện của cytokin IL-1β khi được đưa vào trong tế bào. Lặp lại thí nghiệm trên, với thước đo cho IL-10, chúng tôi thấy bài thuốc 1, 3, 4 và 5 làm tăng biểu hiện của cytokin kháng viêm này nhưng bài thuốc 2 lại không cho hiệu quả như ban đầu mong đợi, khi sự tăng IL-10 không rõ ràng, thậm chí rất thấp ở lô chỉ được xử lý với cao chiết nước của bài thuốc. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng đều có tác dụng kháng viêm thông qua cơ chế làm giảm tiết IL-1β và tăng tiết IL-10 của các đại thực bào sau khi kích hoạt bằng LPS. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu giá trị cho việc tiếp tục xác định các thành phần hóa học có hoạt tính, là nền tảng để phát triển những loại thuốc kháng viêm mới. Từ khóa: kháng viêm, đại thực bào RAW 264.7, phương pháp dòng chảy tế bào, bài thuốc dân gian ABSTRACT EFFECT ON IL-1β AND IL-10 EXPRESSION OF FIVE TRADITIONAL FORMULAS COLLECTED IN SOC TRANG PROVINCE Pham Duc Thang, Nguyen Van Dan, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 166 - 173 Objectives: Inflammation is a local reaction of the body due to irritated or damaged tissue, a necessary immune response of the host to eliminate pathogens and prevent organ damage after infection. The development of *Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phạm Đức Thắng ĐT: 0363811640 Email: thangpham6892@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 167 human medicine has enabled scientists to understand deeply the molecular mechanism of inflammation. Under physiological conditions, mediators produced by stimulated macrophages are well regulated and relevant to disease prevention processes. However, in some infectious diseases, nitric oxide (NO) overproduction and high inflammatory cytokine expression often lead to tissue damage, hemodynamic changes, organ failure, and ultimately death. This indicates the important role of anti-inflammatory drugs. Therefore, research on new anti- inflammatory agents which are more effective and have fewer side effects, especially plant-derived drugs is the current trend in infection treatment. In Soc Trang province, Vietnam, there are 5 traditional formulas which are often prescribed in some infectious diseases, such as bronchitis, hepatitis, cystitis. Despite good results in the treatment, the anti-inflammatory effect of these formulas has not been evaluated and verified yet. Hence, we conducted this experimental study in order to screen the anti-inflammatory effect of these formulas. Materials and Methods: Research object: Water extracts of 5 formulas collected in Soc Trang province. Research method: Monocyte cell line isolated from peripheral blood of healthy people and RAW 264.7 macrophage cell line from rats were stimulated by lipopolysaccharide, then treated with water extracts of the formulas. We evaluated anti-inflammatory effect of these water extracts on inflammatory cytokine Interleukin 1β (IL-1β) and anti-inflammatory cytokine Interleukin 10 (IL-10) measured by flow cytometry. Results: The results showed that 5 formula water extracts significantly decreased IL-1β expression. On the contrary, IL-10 expression was significantly increased by all the formula water extracts except for formula 2. Formula 2 extract didn’t increase IL-10 level significantly as we had expected. Conclusion: 5 traditional formulas collected in Soc Trang province suppressed IL-1β secretion and enhanced IL-10 secretion from LPS-stimulated macrophages. The results provide valuable database for the identification of active components, which are the basis for developing new anti-inflammatory drugs. Key words: anti-inflammatory, RAW 264.7 macrophages, flow cytometry, traditional formula ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể do các mô bị kích thích hoặc tổn thương, một đáp ứng miễn dịch cần thiết của vật chủ nhằm loại bỏ mầm bệnh và ngăn ngừa tổn thương cơ quan sau khi nhiễm trùng. Đó là một phản ứng phức tạp của các mô liên kết và của tuần hoàn mao mạch ở nơi bị tác động(5). Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học, con người đã có những hiểu biết sâu hơn về cơ chế phân tử của viêm. Các tác nhân gây viêm chẳng hạn như lipopolysaccharide (LPS), một thành phần của thành tế bào vi khuẩn Gram âm, sẽ hoạt hóa các đại thực bào, kích thích tiết Interleukin 6 (IL-6), Interleukin 1β (IL-1β), yếu tố hoại tử u α (TNF- α) là các cytokin gây viêm cũng như nitric oxide (NO) (chất trung gian thứ cấp). Dưới điều kiện sinh lý, các chất trung gian này được điều hòa tốt và có liên quan đến các quá trình phòng chống bệnh tật(16). Tuy nhiên, trong một số bệnh nhiễm trùng, việc sản xuất quá mức NO và biểu hiện cao của cytokin gây viêm thường là nguyên nhân gây tổn thương mô, thay đổi huyết động, suy tạng và tử vong(7). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các thuốc kháng viêm. Do vậy, nghiên cứu các nhóm thuốc kháng viêm mới hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ, đặc biệt có nguồn gốc từ thảo dược là xu hướng hiện nay nhằm ứng dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng. Bảng 1. Thành phần 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng Bài thuốc Dược liệu Bộ phận dùng 1 Cỏ mực Bồ công anh Rẻ quạt Kim ngân hoa Cam thảo dây Toàn cây Toàn cây Thân rễ Hoa Rễ, thân và lá 2 Rau đắng Khổ qua Rau má Mật gấu Chó đẻ Thù lù Mướp gai Toàn cây Toàn cây Toàn cây Lá Toàn cây Toàn cây Thân rễ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 168 Bài thuốc Dược liệu Bộ phận dùng Cam thảo nam Gừng Toàn cây Thân rễ 3 Diệp hạ châu Đường Toàn cây 4 Cây trâm bầu Vỏ thân 5 Bồ công anh Dành dành Mã đề Thài lài tía Rau má Râu bắp Cam thảo dây Toàn cây Quả Toàn cây Lá Toàn cây Râu Rễ, thân và lá Ở nước ta, 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng (Bảng 1) được sử dụng điều trị một số bệnh lây nhiễm như viêm phế quản, viêm gan, viêm bàng quang và đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu dược lý thực nghiệm nào về tác dụng kháng viêm của 5 bài thuốc trên. Mục tiêu nghiên cứu Kiểm tra sàng lọc tính kháng viêm của 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nguyên liệu của 5 bài thuốc được thu thập tại tỉnh Sóc Trăng vào tháng 10 năm 2015 bởi ông Võ Văn Thành Niệm. Thành phần dược liệu của từng bài thuốc được cân theo tỉ lệ như sau: - Bài thuốc 1: (Cỏ nhọ nồi: Bồ công anh: củ Rẻ quạt: Kim ngân hoa: Cam thảo dây) = 10:10:6:8:3. - Bài thuốc 2: (Rau đắng: Khổ qua: Rau má: Mật gấu: Chó đẻ: Thù lù: Mướp gai: Cam thảo nam: Gừng) = 6:6:6:5:13:6:5:6:3. - Bài thuốc 3: (Diệp hạ châu: đường) = 1:1 - Bài thuốc 4: Trâm bầu - Bài thuốc 5: (Râu mèo: Chó đẻ răng cưa: Thài lài) = 1:1:1 Mỗi bài thuốc tiến hành chiết 2 lần, thời gian mỗi lần chiết là 6 giờ. Sau đó 2 dịch chiết được hòa với nhau, lọc bằng bông gòn qua phễu và cô cách thủy cho đến khi thu được cao đặc. Hiệu suất chiết, độ ẩm và nồng độ thử nghiệm của từng bài thuốc được trình bày tại Bảng 2. Bảng 2. Hiệu suất, độ ẩm và nồng độ thử nghiệm của 5 bài thuốc Bài thuốc Hiệu suất chiết (%) Độ ẩm (%) Nồng độ thử nghiệm (mg/ml) 1 8 8 10,0 2 6 8 8,0 3 5 12 5,4 4 5 11 9,3 5 6 8 7,4 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thí nghiệm. Dòng tế bào Dòng tế bào monocyte được phân lập từ máu ngoại vi người bình thường và dòng tế bào đại thực bào RAW 264.7 của chuột được cung cấp từ Tiến sĩ Shin Jeakyung, Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc. Phương pháp dòng chảy tế bào (Flow cytometry)(1) Mục đích phương pháp Phương pháp dòng chảy tế bào là kỹ thuật có khả năng đo được các đặc tính huỳnh quang và quang học của một tế bào đơn hoặc các hạt như vi sinh vật, nhân và nhiễm sắc thể được chuẩn bị trong dung dịch lỏng khi chúng đi qua một nguồn sáng. Các máy flow cytometry đầu tiên là một thiết bị đơn thông số (single parameter) chỉ được sử dụng để phát hiện kích thước của tế bào. Hiện nay, các thiết bị với độ phức tạp cao có khả năng phát hiện đồng thời 14 thông số đang được phát triển. Nguyên tắc phương pháp Phương pháp dòng chảy tế bào phân tích dựa trên tia laser để đếm số lượng tế bào dương tính với chất chỉ thị (trong thử nghiệm này là IL- 1β và IL-10). Các thành phần chính của máy đếm tế bào theo dòng chảy (flow cytometer) và phân loại tế bào (cell sorter) bao gồm: hệ dung dịch, hệ thống quang học (ánh sáng kích thích và bộ thu ánh sáng kích thích), một thiết bị dò điện tử và một máy tính. Đầu tiên, tiến hành nhuộm các tế bào với Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 169 kháng thể gắn huỳnh quang đặc hiệu cho từng loại chất chỉ thị. Sau đó, tế bào được đưa tới đèn laser trong một dòng chất lỏng. Khi tia laser chiếu vào các tế bào dương tính với chất chỉ thị sẽ tạo ra các ánh sáng huỳnh quang và được thu tại thấu kính tại vị trí thích hợp. Sự kết hợp giữa bộ phận tách chùm tia và các kính lọc sẽ hướng ánh sáng huỳnh quang tới thiết bị dò điện tử (detector) một cách chính xác. Cuối cùng các detector phát tín hiệu và chuyển các tín hiệu thành các thông tin số tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng và máy tính sẽ phân tích các thông tin này và biểu thị chúng dưới dạng biểu đồ gồm các quần thể dương tính và âm tính với các huỳnh quang tương ứng với các kháng nguyên cần khảo sát. Theo đó, các tế bào không gắn hoặc gắn rất ít với kháng thể gắn huỳnh quang đặc hiệu sẽ biểu hiện thành cột âm tính nằm ở góc trái biểu đồ và quần thể tế bào gắn được nhiều kháng thể đơn dòng sẽ được biểu hiện thành cột dương tính nằm ở góc phải biểu đồ. Quy trình thực hiện Tế bào monocyte và tế bào đại thực bào RAW 264.7 sau khi gây viêm bằng 1 µg/mL LPS được cấy lên đĩa 6 giếng với mật độ 3x105 tế bào/ml. Sau khi ổn định các tế bào trong môi trường nuôi cấy 24 giờ, tiến hành phân tế bào thành 5 lô, mỗi lô xử lý với cao chiết nước của từng bài thuốc và ủ ở tủ ủ tế bào trong 24 giờ. Các lô dùng làm đối chứng lần lượt là: 1. Lô tế bào không được xử lý với cả LPS và cao chiết nước các bài thuốc, 2. Lô tế bào chỉ được xử lý với LPS, 3. Lô tế bào chỉ được xử lý với cao chiết nước các bài thuốc. Sau đó, các lô tế bào được nhuộm với kháng thể gắn huỳnh quang đặc hiệu cho IL-1β hoặc IL-10 và được tiến hành kiểm tra tính kháng viêm bằng máy đếm tế bào dòng chảy. Kết quả được hiển thị trên màn hình máy tính dưới dạng biểu đồ gồm các quần thể dương tính và âm tính với các huỳnh quang tương ứng với IL-1β và IL-10. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 13.0. Tỉ lệ các tế bào dương tính với IL-1β và IL-10 của các lô được trình bày dưới dạng tỉ lệ %. Sự khác biệt về tỉ lệ tế bào dương tính với IL- 1β và IL-10 giữa các lô được phân tích bằng phép kiểm χ2. Các sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p <0,05. Tỉ số giữa tỉ lệ tế bào dương tính với IL-1β hoặc IL-10 ở lô xử lý với thuốc và lô đối chứng được uớc lượng ở khoảng tin cậy 95% và được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. KẾT QUẢ Kết quả biểu hiện cytokin IL-1β Cao chiết nước của cả 5 bài thuốc đều làm giảm có ý nghĩa thống kê sự biểu hiện của cytokin IL-1β khi được đưa vào trong tế bào (Hình 1). Trong đó, bài 5 có số giảm kích hoạt viêm IL-1β đến 9,5 ± 0,5 lần, tiếp theo là các bài 3, 4, 1 và 2 với lần lượt là 7,8 ± 0,2; 7,75 ± 1,2; 7,5 ± 1,5; 7,5 ± 1,2 lần (số lượng tế bào mỗi lô là 1,2x105 tế bào). Cao chiết bài thuốc 3 làm giảm đáng kể lượng tế bào biểu hiện cytokin gây viêm IL-1β từ 90% ở lô chỉ có LPS xuống còn 18% ở lô xử lý đồng thời LPS và cao chiết bài thuốc 3. Kết quả biểu hiện cytokin IL-10 Khi kiểm tra với chỉ thị kháng viêm IL-10, cao chiết nước của các bài 1, 3, 4 và 5 đều làm tăng chỉ thị kháng viêm với mức 2,4±0,9; 1,85±0,8; 1,5±0,89; 1,6±1,2 lần tương ứng, mỗi lô bao gồm 1,2x105 tế bào (Hình 2). Duy nhất chỉ có cao chiết nước bài 2 là giảm chỉ thị kháng viêm IL-10 2,3 ± 0,9 lần nhưng tăng 1,2±0,4 lần khi kết hợp với LPS. Riêng đối với bài thuốc 3, lượng tế bào biểu hiện cytokin kháng viêm IL-10 tăng đáng kể từ 35% lên tới 70% ở lô xử lý LPS và lô đồng xử lý Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 170 LPS - cao chiết nước bài thuốc 3. Hình 1. Kết quả biểu hiện cytokin (IL-1β) kháng viêm của tế bào dưới tác động của các bài thuốc A: Mức độ phát tín hiệu huỳnh quang của các quần thể tế bào, B: Tỉ lệ tế bào dương tính với IL-1β của từng lô Hình 2. Kết quả biểu hiện cytokin (IL-10) kháng viêm của tế bào dưới tác động của các bài thuốc A: Mức độ phát tín hiệu huỳnh quang của các quần thể tế bào, B: Tỉ lệ tế bào dương tính với IL-10 của từng lô 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 171 BÀN LUẬN Mô hình sử dụng LPS là một tác nhân gây viêm đã được biết đến. Đây là một thành phần của thành tế bào vi khuẩn Gram âm, liên kết với thụ thể giống Toll (Toll-like receptor) trên bề mặt đại thực bào và kích thích sự sản xuất các cytokin viêm, đặc biệt là IL-1β(16). Do đó LPS thường được sử dụng nhằm mục đích kích thích tiết cytokin trong các thử nghiệm kiểm tra sàng lọc tính kháng viêm. Thử nghiệm trên chuột của Liou C. J. và Tseng J. cho thấy dịch chiết Phục linh khi tiêm phúc mô có tác dụng gia tăng sự biểu hiện IL-10, một cytokin kháng viêm có khả năng ức chế sự tổng hợp gamma Interferon (IFN-γ) và các cytokin viêm, điều hòa quá trình viêm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng thuốc y học cổ truyền có thể làm tăng sản xuất IL-10 ngay cả khi không có sự hiện diện của các yếu tố gây viêm như LPS(10). Bên cạnh đó, Allahmoradi E. và cộng sự khi thực hiện thử nghiệm đánh giá tác động của dịch chiết cồn cây rau sam lên sự biểu hiện các cytokin viêm và kháng viêm đã tiến hành nghiên cứu trên tế bào bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi (PBMC). Các tác giả đã sử dụng lô tế bào trong điều kiện bình thường (không có LPS) có hoặc không xử lý với dịch chiết dược liệu và lô tế bào chỉ được xử lý bằng LPS làm lô chứng để so sánh với lô được xử lý đồng thời LPS dịch chiết dược liệu(2). Bởi những lý do trên, nghiên cứu này đã tiến hành kiểm tra sàng lọc tính kháng viêm của từng bài thuốc thu thập tại tỉnh Sóc Trăng dựa trên việc so sánh kết quả biểu hiện IL-1β và IL-10 của các tế bào bạch cầu giữa 4 lô bao gồm: (1) lô không được xử lý với cả LPS và cao chiết nước các bài thuốc, (2) lô chỉ được xử lý với LPS, (3) lô chỉ được xử lý với cao chiết nước các bài thuốc và (4) lô được xử lý đồng thời LPS và cao chiết nước các bài thuốc. Tác động của các bài thuốc lên sự biểu hiện của IL-1β IL-1β là 1 trong 2 dạng của IL-1, được sản xuất bởi các đại thực bào hoạt hóa. Đây là một cytokin gây viêm có tác dụng hoạt hóa tế bào lympho T để sản xuất ra IL-2 và các cytokin khác. Các cytokin này lại thúc đẩy thêm việc sản xuất ra IL-1 qua đó khuếch đại phản ứng viêm lên nhanh chóng(12). Do vậy việc ức chế sự tiết IL- 1β từ các đại thực bào là một trong những cơ chế kháng viêm quan trọng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cao chiết của cả 5 bài thuốc đều làm giảm có ý nghĩa thống kê sự biểu hiện của cytokin IL-1β. Các bài thuốc có thể đã ức chế các đại thực bào tiết ra IL-1β qua đó làm giảm phản ứng viêm. Điều này phần nào cho thấy được tác dụng kháng viêm của 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng. Tác động của các bài thuốc lên sự biểu hiện của IL-10 Trong quá trình viêm, các đại thực bào hoạt hóa và các tế bào TH2 sẽ tiết ra IL-10, một cytokin có khả năng ức chế sự tổng hợp gamma Interferon (IFN-γ) và các cytokin viêm (IL-1, IL-6, TNF) dẫn đến làm giảm các phản ứng miễn dịch. Có thể nói IL-10 là một cytokin có tác dụng kháng viêm quan trọng(12). Vì thế sự tăng biểu hiện IL-10 liên quan chặt chẽ đến cơ chế kháng viêm. Từ kết quả nghiên cứu chúng ta thấy được cao chiết các bài thuốc 1, 3, 4 và 5 đều làm tăng đáng kể chỉ thị kháng viêm, qua đó nói lên một trong những cơ chế tác động của các bài thuốc này là kích thích sự tiết IL-10. Nhưng với cao chiết bài thuốc 2 hiệu quả không như ban đầu mong đợi khi sự tăng IL-10 không rõ ràng, thậm chí rất thấp ở lô tế bào chỉ được xử lý với cao chiết nước của bài thuốc. Cơ chế của bài số 2 rất có thể đã tác động lên các hóa chất trung gian cũng như con đường tín hiệu khác của quá trình viêm. Tác dụng kháng viêm của các bài thuốc y học cổ truyền Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cao chiết bài thuốc 3 với thành phần chính là Diệp hạ châu làm giảm đáng kể lượng tế bào biểu hiện cytokin gây viêm IL-1β, đồng thời làm tăng lượng cytokin kháng viêm IL-10. Kết quả này cũng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 172 tương đồng với công trình của Fang SH và cộng sự, theo đó các tế bào đại thực bào xử lý với 2µg/ml LPS trong 24 giờ tăng cường đáng kể lượng NO và biểu hiện cytokin gây viêm nhưng so với lô có dịch chiết Diệp hạ châu, lượng NO bị giảm đáng kể (ức chế tới 84,2% lượng NO sinh ra) cùng với đó là sự giảm tiết các cytokin viêm TNFα và IL-6(15). Từ đó có thể kết luận bài thuốc 3 có thành phần chủ yếu là Diệp hạ châu có tác dụng kháng viêm rất cao thông qua khả năng tăng cường biểu hiện các cytokin kháng viêm và giảm biểu hiện các cytokin viêm. Một thử nghiệm trên dòng tế bào đại thực bào RAW 264.7 gây viêm bởi LPS của Ryu và cộng sự đã cho thấy tác dụng kháng viêm của dịch chiết cồn Cỏ mực thông qua việc ức chế biểu hiện enzym tổng hợp NO cảm ứng (iNOS) ở mức độ protein và ARN thông tin (mRNA)(14). Bằng thử nghiệm tương tự, các tác giả Trung Quốc đã chứng tỏ tác dụng làm giảm sự tiết NO, IL-6, TNF-α, giảm mức độ biểu hiện iNOS và enzym cyclooxygenase-2 (COX-2) của Kim ngân hoa(4). Cỏ mực và Kim ngân hoa đều là thành phần chính của bài thuốc 1. Theo đó, kết quả chúng tôi ghi nhận về tính kháng viêm của bài thuốc 1 cũng phù hợp với kết quả ghi nhận từ 2 nghiên cứu trên. Điều này cung cấp thêm bằng chứng về tác dụng kháng viêm của bài thuốc này. Có 5 bài thuốc thu thập tại tỉnh Sóc Trăng đều gồm những dược liệu có tính mát, tác dụng trừ nhiệt. Phát hiện của chúng tôi cho thấy phần lớn bài thuốc thanh nhiệt có thể có hoạt tính kháng viêm bằng cách ảnh hưởng đến hai hay nhiều con đường gây viêm, trong đó có cơ chế làm giảm sự tiết IL-1β và tăng tiết IL-10 của các đại thực bào. Sự giảm này tương tự với các loại thuốc bổ âm có hoạt tính kháng viêm theo báo cáo của Guan(8). Ngoài ra, sự ức chế COX-2 và enzym iNOS, đường dẫn tín hiệu của Interleukin 6 (IL-6)-STAT3, TNF-α, NFκB và hoạt động IFNγ-GAS cũng như sự kích thích hoạt động Dexamethasone (Dexa)-GRE đều liên quan đến phản ứng kháng viêm(3,6,9,13). Do vậy, để phát triển thuốc kháng viêm mới từ những bài thuốc y học cổ truyền nói chung và bài thuốc thanh nhiệt nói riêng, cơ chế kháng viêm của các bài thuốc cần được nghiên cứu sâu hơn. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng 5 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng làm giảm tiết IL-1β là cytokin viêm và tăng tiết cytokin kháng viêm IL-10 bởi các tế bào đại thực bào sau khi kích hoạt bằng LPS. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu giá trị có thể được khai thác cho việc xác định các thành phần hóa học có hoạt tính, là nền tảng để phát triển những loại thuốc kháng viêm mới. Lời cảm ơn: Bài báo này là một phần kết quả của đề tài Nghiên cứu khoa học thuộc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng, đã được công nhận kết quả theo Quyết định số 177/QĐ-SKHCN ngày 28/12/2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adan A, Alizada G, Kiraz Y, Baran Y and Nalbant A (2015). “Flow cytometry: basic principles and applications”. Critical Reviews in Biotechnology, 37(2):163-176. 2. Allahmoradi E, Taghiloo S, Omrani-Nava V, et al (2018). “Anti- inflammatory effects of the Portulaca oleracea hydroalcholic extract on human peripheral blood mononuclear cells”. Medical Journal of The Islamic Republic of Iran, 32:80. 3. Chen CC, Rosenbloom CL, Anderson DC and Manning A M (1995). “Selective inhibition of E-selectin, vascular cell adhesion molecule-1, and intercellular adhesion molecule-1 expression by inhibitors of I kappaB-alpha phosphorylation”. Journal of Immunology, 155:3538-3545. 4. Cheng BC, Ma XQ, Kwan HY, et al (2014). “A herbal formula consisting of Rosae Multiflorae Fructus and Lonicerae Japonicae Flos inhibits inflammatory mediators in LPS - stimulated RAW 264.7 macrophages”. Journal of Ethnopharmacology, 153(3):922- 927. 5. Ferrero-Miliani L, Nielsen OH, Andersen PS, et al (2007). “Chronic inflammation: importance of NOD2 and NALP3 in interleukin-1beta generation”. Clinical and Experimental Immunology, 147(2):227-235. 6. Garaniya N, Bapodra A (2014). “Ethno botanical and Phytophrmacological potential of Abrus precatorius L: A review”. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 4(S1):27-34. 7. Garcia CC, Guabiraba R, Soriani FM, et al (2010). “The development of anti-inflammatory drugs for infectious diseases”. Discovery Medicine, 10(55):479-488. 8. Guan F, et al (2018). "Majority of Chinese Medicine Herb Category “Qing Re Yao” have Multiple Mechanisms of Anti- inflammatory Activity". Scientific Reports, 8(1):7416. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 173 9. Han ZN, Boyel DL, Manning AM and Firestein GS (1998). “AP- 1 and NK-kB regulation in rheumatoid arthritis and murine collagen-induced arthritis”. Autoimmunity, 28:197-208. 10. Liou CJ and Tseng J (2002). “A Chinese Herbal Medicine, Fu- Ling, Regulates Interleukin-10 Production by Murine Spleen Cells”. American Journal of Chinese Medicine, 30:551-560. 11. Nam NH (2006). “Naturally occurring NFkB inhibitors”. Mini Reviews in Medicinal Chemistry, 6:945-951. 12. Phạm Hoàng Phiệt (2006). Cytokin. In: Phạm Hoàng Phiệt. Miễn dịch - Sinh lý bệnh, 4th edition, pp 82-93. Nhà xuất bản Y học, TPHCM. 13. Rhen T and Cidlowski JA (2006). “Anti inflammatory action of glucocorticoids - new mechanisms for old drugs”. New England Journal Medicine, 353:1711-1723. 14. Ryu S, Shin JS, Jung JY, et al (2013). “Echinocystic acid isolated from Eclipta prostrata suppresses lipopolysaccharide-induced iNOS, TNF-alpha, and IL-6 expressions via NF-kappaB inactivation in RAW 264.7 macrophages”. Planta Medica, 79(12):1031-1037. 15. Fang SH (2008). “Anti-oxidant and inflammatory mediator’s growth inhibitory effects of compounds isolated from Phyllanthus urinaria”. Journal of Ethnopharmacology, 116:333-340. 16. Szekanecz Z, Koch AE (2007). “Macrophages and their products in rheumatoid arthritis”. Current Opinion in Rheumatology, 19:289-295. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_tren_bieu_hien_il_1_va_il_10_cua_nam_bai_thuoc_dan.pdf
Tài liệu liên quan