Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Trần Văn Cường

Tài liệu Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Trần Văn Cường: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 55 Ngày nhận bài: 25/9/2016. Ngày duyệt đăng: 5/10/2016 (1) Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; e-mail: cuongtv.1810@gmail.com Thường Xuân là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích là 111.323,79 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 89,06%; đất nông nghiệp chiếm 7,84%. Huyện Thường Xuân có 16 xã, 01 thị trấn, trong đó có 09 xã thuộc vùng 135. Tổng dân số là 91.199 người (2015), trong đó dân tộc Thái: 50.615 người (55,5%); dân tộc Kinh: 37.775 người (41,2%); dân tộc Mường: 2.809 người (3,3%). Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được huyện Thường Xuân quan tâm, dành nhiều nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, các cấp, các ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị của huyện đã triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các chính sách dân tộc...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Trần Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 55 Ngày nhận bài: 25/9/2016. Ngày duyệt đăng: 5/10/2016 (1) Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; e-mail: cuongtv.1810@gmail.com Thường Xuân là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích là 111.323,79 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 89,06%; đất nông nghiệp chiếm 7,84%. Huyện Thường Xuân có 16 xã, 01 thị trấn, trong đó có 09 xã thuộc vùng 135. Tổng dân số là 91.199 người (2015), trong đó dân tộc Thái: 50.615 người (55,5%); dân tộc Kinh: 37.775 người (41,2%); dân tộc Mường: 2.809 người (3,3%). Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được huyện Thường Xuân quan tâm, dành nhiều nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, các cấp, các ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị của huyện đã triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện từng bước được nâng cao. Bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều thay đổi rõ rệt. Các chính sách dân tộc đã đi vào cuộc sống của đồng bào và đạt được hiệu quả thiết thực. 1. Chính sách về giáo dục Chính quyền các cấp ở Thường Xuân đã thực hiện nghiêm túc Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên; chính sách hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ lương thực cho học sinh bán trú. Trong 5 năm qua (2011-1015), huyện đã giải quyết hỗ trợ cho 66.813 lượt học sinh, sinh viên, với tổng kinh phí 63.624 triệu đồng. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được vay vốn ưu đãi và Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD, ngày 02/10/2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 157/2007/ QĐ-TTg ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong giai đoạn 2011 - 2015, có 3000 sinh viên được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, với tổng số vốn cho vay hơn 60 tỷ đồng. Vốn vay đã phát huy hiệu quả thiêt thực cho sinh viên là người dân tộc thiểu số, giải quyết những khó khăn về kinh tế cho gia đình con em dân tộc. Hệ thống cơ sở vật chất trường lớp học đã được xây dựng kiên cố hóa, từ các trường Mầm non đến các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Đặc biệt, ở các trường vùng cao, vùng 135, con em dân tộc thiểu số được học tập trong HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA Trần Văn Cường(1) Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được huyện Thường Xuân quan tâm, dành nhiều nguồn lực để thực hiện. Các cấp, các ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị của huyện đã triển khai đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện từng bước được nâng cao. Bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều thay đổi rõ rệt. Các chính sách dân tộc đã đi vào cuộc sống của đồng bào và đạt được hiệu quả thiết thực. Từ khóa: Chính sách, chính sách dân tộc, hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc, huyện Thường xuân tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 56 Số 16 - Tháng 12 năm 2016 các trường lớp khang trang sạch đẹp. 2. Chính sách cán bộ Công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số được huyện rất quan tâm, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng lên. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/QĐ-TTg, ngày 27/12/2008 của Chính phủ, huyện đã đề nghị và tiếp nhận 65 cán bộ về công tác tại các xã, có 16 cán bộ là người dân tộc thiêu số. Ủy ban Nhân dân huyện đã luân chuyển 10 cán bộ lãnh đạo ở các phòng, ban thuộc Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện về đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã. Thực hiện Quyết định số 2242/QĐ-UBND, ngày 18/7/2012 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phân công đội viên Dự án 600 phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã về công tác tại huyện nghèo, huyện Thường Xuân được tăng cường 07 cán bộ. Tổng số cán bộ cấp huyện là 76 người, trong đó cán bộ người dân tộc là 26 người, trình độ Cao học: 2 người, Đại học: 23 người, Trung cấp: 1 người. Tổng số cán bộ cấp xã là 406 người, trong đó cán bộ người dân tộc là 228 người, trình độ Cao học: 1 người, Đại học: 64 người, Cao đẳng: 4 người, Trung cấp: 159 người. Trong 5 năm đã quy hoạch đào tạo được 34 người dân tộc thiểu số để quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại địa phương vùng dân tộc. Số cán bộ lãnh đạo luân chuyển về các xã và cán bộ trí thức trẻ về công tác tại các xã đều phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Chính sách về văn hóa Trên cơ sở bám sát Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp và truyền thống văn hóa dân tộc. Huyện đã triển khai kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa, thể thao, gắn với du lịch và các hoạt động kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao , internet. Thực hiện chính sách cấp một số báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg, ngày 28/12/2011 và Quyết định số 1977/QĐ-TTg, ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Khoản của Điều 2, Quyết định số 2472/QĐ-TTg, ngày 28/12/2011. huyện giao phòng Dân tộc phối hợp với Bưu điện huyện tổng hợp kế hoạch và cấp phát đẩy đủ các đầu báo, tạp chí về Bưu điện xã. Bưu điện xã có trách nhiệm cấp trực tiếp cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định. 4. Chính sách về trợ giúp pháp lý Trong thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2020, huyện đã kiện toàn tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cơ sở là các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã và hướng dẫn sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời cùng với các xã tiến hành triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý. Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, tỉnh thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động đến tận thôn, bản, trung bình mỗi xã một năm thực hiện tư vấn pháp luật cho công dân một Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 57Số 16 - Tháng 12 năm 2016 lần và khi có yêu cầu một cách kịp thời, có hiệu quả. Hiện nay, toàn huyện đã tổ chức thành lập được 17 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trên 17 xã, thị trấn, các câu lạc bộ đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Đến nay đã trợ giúp được gần 1.000 buổi sinh hoạt, qua đó giải quyết được hơn 400 vụ việc và cung cấp thông tin pháp luật cho hơn 8.000 lượt người tham dự. 5. Chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn và dân tộc thiểu số, hàng năm huyện đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 15 nghìn lượt người. Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp đào tạo nghề cho 720 lao động nông thôn, người nghèo. Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 22,13%, đến năm 2015 đạt 32,5%. Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp giới thiệu giải quyết việc làm trên 5.400 lao động tham gia lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước và 432 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, huyện đã triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho 4.082 hộ nghèo, với số tiền 83.482 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 35.165 hộ nghèo và hộ chính sách, với tổng kinh phí là 12.867 triệu đồng. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ trực tiếp cho mỗi người uy tín là 400.000đồng/ người/ năm, cung cấp thông tin (cấp báo, tạp chí), tổ chức tuyên truyền, tham quan học tập kinh nghiệm và hỗ trợ vật chất như: tặng quà nhân dịp tết nguyên đán, thăm hỏi khi ốm đau, hoạn nạn Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện có 111 người thuộc 111/140 thôn của huyện có đủ điều kiện bình chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16,l%. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 511,7 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt trên 18,3 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành lâm - nông - thủy sản giảm từ 46,9% năm 2010 xuống còn 36,6% năm 2015; ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 24,2% năm 2010 lên 34,1% năm 2015; ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 28,8% năm 2010 lên 29,4% năm 2015. Công tác giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ; Nghị quyết 09-NQ/ TU của Tỉnh ủy; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đã đạt được mục tiêu, nhiệm vụ. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 41,42% năm 2010 xuống còn 19,72% năm 2015. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách dân tộc của huyện Thường Xuân còn một số khó khăn, hạn chế. Việc bố trí nguồn lực và cơ chế thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển, chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt. Định mức đầu tư thấp cơ cấu phân bổ chưa phù hợp với thực trạng và điều kiện kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn. Việc triển khai các chương trình chính sách và dự án ở một số xã còn chậm, chưa phân biệt được các đối tượng được thụ hưởng theo từng nội dung chính sách, do vậy khi tổ chức thực hiện vẫn còn tình trạng chồng chéo giữa các chính sách. Công tác tuyên truyền phổ biến các nội dung, chính sách chưa được quan tâm, nhiều chính sách người dân được thụ hưởng nhưng chưa rõ nội dung ý nghĩa của chính sách. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chính sách còn chồng chéo giữa các cơ quan chủ quản cấp xã, cấp huyện. Đội ngũ cán bộ theo dõi chế độ chính sách ở các xã còn thiếu phải kiêm nhiệm Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 58 Số 16 - Tháng 12 năm 2016 nhiều việc, số cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc ở xã, phường, thị trấn chưa đủ. Tại một số địa phương nhu cầu về chính sách trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa được đáp ứng kịp thời. Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Thường Xuân hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: Một là, tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc; quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; Chỉ thị số 28/CT-TTg, ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Cụ thể hóa và đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, từ đó nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm đúng đắn cho cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc thiểu số trong thực hiện chính sách dân tộc Hai là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện, tiếp tục rà soát, đánh giá các chính sách dân tộc đã ban hành, trên cơ sở đó đề xuất với Chính phủ để ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, rà soát kỹ các chỉ tiêu, tập trung lãnh đạo, đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước hết cần nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở. Để làm được điều đó cần triển khai thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kịp thời ngăn ngừa, hạn chế những khuyết điểm, tiêu cực, đảm bảo khai thác, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc hoặc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, đặc biệt trong số đại biểu dân cử các cấp; có chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở vùng dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách dân tộc ở cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải thường xuyên đổi mới công tác mặt trận để tập hợp, thu hút hội viên, tạo bầu không khí dân chủ, đoàn kết và hút hút rộng rãi mọi lực lượng. Luôn nắm vững phương châm “Chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc” và phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân”, không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về dân chủ và kỷ cương, về những thành quả tốt đẹp trong thực hiện chính sách dân tộc. Đặc biệt, cần phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào để cùng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 59Số 16 - Tháng 12 năm 2016 ABSTRACT EFFECT OF ETHNIC POLICY IN THUONG XUAN DISTRICT OF THANH HOA PROVINCE In recent years, ethnic affairs and ethnic policy implementation in Thuong Xuan district has always been interested in, spend a lot of resources to implement. The levels and sectors in the entire political system of the district has implemented uniform, timely and effective ethnic policies of the Party and the State; the Resolution of the Thanh Hoa Provincial Party for ethnic minorities. From there, the material and spirit life of ethnic minorities in the district gradually improve. The rural areas of the district have changed markedly. The ethnic policy has come into the lives of the people and achieve practical results. Keywords: Policy, ethnic policies, effective implementation of ethnic policy, Thuong Xuan district of Thanh Hoa province giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bốn là, đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác quy hoạch sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Tổ chức lại vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất gắn với các loại hình du lịch, dịch vụ hiệu quả. Lấy những tấm gương điền hình sản xuất, chăn nuôi, làm kinh tế giỏi ở tại địa phương đề phổ biến, hướng dẫn, giúp đỡ mọi người làm theo. Xây dựng các đề án, cơ chế gắn kết mô hình sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với đặc điểm của từng thôn, xã,... Chú trọng việc hướng dẫn đồng bào đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Tập trung xây dựng nông thôn mới; phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng xã, của cả vùng và lực lượng lao động của các dân tộc thiểu số miền núi để có định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Đồng thời, khơi dậy ý thức, niềm tự hào, truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương và của mỗi dân tộc, động viên, khuyến khích đồng bào các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, nỗ lực vượt qua khó khăn, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần đưa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện được điều đó, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với sự nỗ lực cao của mọi cấp, mọi ngành, của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là sự chủ động, sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Thường Xuân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016. 2. Hà Quế Lâm, Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, H.2002. 3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy BCHTW khóa IX về công tác dân tộc và tôn giáo – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, H.2014. 4. UBND huyện Thường Xuân, Báo cáo tổng kết các chính sách dân tộc giai đoạn 2011 – 2015, Thường Xuân - 7/2015. 5. Ủy ban Dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, H.2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf115_518_1_pb_7961_2151933.pdf
Tài liệu liên quan