Hiệu quả sử dụng kính vạn hoa làm giảm sự chú ý của trẻ khi được lấy máu tĩnh mạch

Tài liệu Hiệu quả sử dụng kính vạn hoa làm giảm sự chú ý của trẻ khi được lấy máu tĩnh mạch: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 67 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KÍNH VẠN HOA LÀM GIẢM SỰ CHÚ Ý CỦA TRẺ KHI ĐƯỢC LẤY MÁU TĨNH MẠCH Nguyễn Thị Định*, Nguyễn Đình Tuyến**, Katherine Sullivan*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Làm giảm chú ý là phương pháp quản lý đau không dùng thuốc đang ngày càng được áp dụng rộng rãi vì dễ dàng thực hiện và mang lại nhiều lợi ích khi lấy máu cho trẻ. Cho trẻ nhìn kính vạn hoa (KVH) khi lấy máu là phương pháp giảm chú ý hiệu quả đã được nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới. Mục tiêu: Đánh giá mức độ đau, lo lắng khi lấy máu tĩnh mạch giữa nhóm trẻ được nhìn KVH so với nhóm trẻ được chăm sóc thường quy. Đánh giá mức độ hài lòng ở người thân của nhóm trẻ được nhìn KVH so với người thân của nhóm trẻ được chăm sóc thường quy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 90 trẻ từ 4 đến 6 tuổi có chỉ định lấy máu tĩnh mạch tại Phòng Lấy Máu, Khoa...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả sử dụng kính vạn hoa làm giảm sự chú ý của trẻ khi được lấy máu tĩnh mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 67 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KÍNH VẠN HOA LÀM GIẢM SỰ CHÚ Ý CỦA TRẺ KHI ĐƯỢC LẤY MÁU TĨNH MẠCH Nguyễn Thị Định*, Nguyễn Đình Tuyến**, Katherine Sullivan*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Làm giảm chú ý là phương pháp quản lý đau không dùng thuốc đang ngày càng được áp dụng rộng rãi vì dễ dàng thực hiện và mang lại nhiều lợi ích khi lấy máu cho trẻ. Cho trẻ nhìn kính vạn hoa (KVH) khi lấy máu là phương pháp giảm chú ý hiệu quả đã được nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới. Mục tiêu: Đánh giá mức độ đau, lo lắng khi lấy máu tĩnh mạch giữa nhóm trẻ được nhìn KVH so với nhóm trẻ được chăm sóc thường quy. Đánh giá mức độ hài lòng ở người thân của nhóm trẻ được nhìn KVH so với người thân của nhóm trẻ được chăm sóc thường quy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 90 trẻ từ 4 đến 6 tuổi có chỉ định lấy máu tĩnh mạch tại Phòng Lấy Máu, Khoa Cận Lâm Sàng, Bệnh viện Nhi Quảng Nam trong thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018. Trẻ tự đánh giá mức độ đau bằng thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-baker (WBFPRS). Người quan sát đánh giá mức độ lo lắng của trẻ bằng thang đo số từ 0 đến 10. Mức độ hài lòng của người thân trẻ được đánh giá bằng thang đo Likert. Kết quả: Mức độ đau theo sự tự đánh giá của trẻ: nhóm trẻ nhìn KVH có điểm đau trung bình là 3,24 ± 2,23 thấp hơn so với nhóm trẻ được chăm sóc thường quy (4,53 ± 2,43), (p=0,01). Mức độ lo lắng của nhóm trẻ được nhìn kính vạn hoa là 3,6 ± 2,45 thấp hơn so với nhóm chăm sóc thường quy (4,71 ± 2,65) (p=0,04), Người thân nhóm trẻ nhìn kính vạn hoa có mức độ hài lòng trung bình về chăm sóc đau cao hơn so với người thân nhóm trẻ được chăm sóc thường quy (p <0,01). Kết luận: Cho trẻ lứa tuổi tiền học đường nhìn kính vạn hoa là phương pháp giảm chú ý hiệu quả. Phương pháp này góp phần giảm đau giảm lo lắng ở trẻ và tăng hài lòng ở người thân của trẻ. Từ khoá: kính vạn hoa-KVH, phương pháp giảm chú ý, quản lý đau không dùng thuốc ABSTRACT EFFECTIVENESS OF USING KALEIDOSCOPE TO DISTRACT CHILDREN DURING VENIPUNCTURE Nguyen Thi Dinh, Nguyen Dinh Tuyen, Katherine Sullivan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 67 – 71 Background: Distraction is a non-pharmacological pain management method which is becoming widely applied. This method not only easily administer but also brings advantages when venipuncture. Let children looking through kaleidoscope during venipuncture is a cost-effective distraction method which has been studied in several countries in the world. Objectives: To assess the level of children’s pain and anxiety during venipuncture between looking kaleidoscope group and routine care group. To assess the level of parent’s satisfaction between looking kaleidoscope group and routine care group. Methods: A randomized controlled clinical trial on 90 Children aged 4 to 6 years who have venipuncture order at the laboratory room of paraclinical department-Quang Nam Children Hospital, from April 2018 to May 2018. Children self-assessed their pain level by Wong-Baker Face Pain Rating Scale (WBFPRS), The observer *Khoa Điều Dưỡng - Trường Cao Đẳng Y Tế Quảng Nam **Bệnh viện Sản Nhi, Quảng Ngãi ***Trường Đại Học Điều dưỡng bắc Colorado Tác giả liên lạc: ThS.ĐD. Nguyễn Thị Định ĐT: 0971417881 Email: dinh1601@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 68 assess children’s anxiety level by numeric scale, parent’s satisfaction with pain care was assessed by satisfaction Likert scale. Results: Children in looking kaleidoscope group had average pain score was 3.24 ± 2.23 which lower than the routine care group (4.53 ± 2.43), p=0.01. Children anxiety level in kaleidoscope group was 3.6 ± 2.45 which lower than the routine care group (4.71 ± 2.65), p=0.04. Parent of the children in the looking kaleidoscope group had average level of satisfaction with pain care was higher than the routine care group, p <0.01. Conclusions: Looking kaleidoscope is an effective pain management method when venipuncture on pre- school age children. This method contribute to decrease pain level, anxiety level on children and increase parental satisfaction Key words: kaleidoscope, distraction method, non-pharmacological pain management method ĐẶT VẤN ĐỀ Lấy máu tĩnh mạch là một thủ thuật phổ biến làm cho trẻ đau đớn và lo lắng trong suốt quá trình nhập viện(8,15). Đau đớn và lo lắng có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý và thể chất sau này của trẻ(7), cũng như làm trẻ sợ hãi khi giao tiếp với điều dưỡng và nhân viên y tế khác(13). Làm giảm chú ý bằng KVH là phương pháp quản lý đau không dùng thuốc đã được nghiên cứu và áp dụng tại một số nơi trên thế giới vì dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả giảm đau, giảm lo lắng ở trẻ(18) cũng như tăng hài lòng ở người thân của trẻ(7,12). Chúng tôi nhận thấy nhìn KVH có khả năng áp dụng ở nhiều bệnh viện Nhi ở Việt Nam với tình hình thực tế về cơ sở vật chất hiện nay, tuy nhiên ở Việt Nam làm giảm chú ý bằng KVH vẫn chưa được nghiên cứu và quan tâm đúng mực. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá mức độ đau khi lấy máu tĩnh mạch giữa nhóm trẻ được nhìn KVH so với nhóm trẻ được chăm sóc thường quy. Đánh giá mức độ lo lắng khi lấy máu tĩnh mạch giữa nhóm trẻ được nhìn KVH so với nhóm trẻ được chăm sóc thường quy. Đánh giá mức độ hài lòng ở người thân của nhóm trẻ được nhìn KVH so với người thân của nhóm trẻ được chăm sóc thường quy. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Trẻ từ 4 đến 6 tuổi có chỉ định lấy máu tĩnh mạch, được lấy máu tại phòng xét nghiệm, khoa cận lâm sàng, Bệnh viện Nhi Quảng Nam. Người đại diện hợp pháp của trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Sử dụng thuốc giảm đau trong vòng 4 giờ trước khi lấy máu. Trẻ hoặc người thân đi cùng suy giảm nhận thức, rối loạn khả năng nói, nghe, nhìn, bất đồng ngôn ngữ. Trẻ ở trong tình trạng bệnh nặng, cấp cứu. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh hai chỉ số trung bình: Trong đó: C= (Z1- α/2 + Z 1-β)2. Z (1- α/2): giá trị của phân phối chuẩn với độ tin cậy 95% thì Z(1-α/2) = 1,96. Z (1-β): Giá trị của phân phối chuẩn độ tin cậy 80% thì Z(1-β) = 0,842. Tính được hằng số C=7,85. ES: hệ số ảnh hưởng, ES= X1 là số trung bình của nhóm can thiệp. X0 là số trung bình của nhóm đối chứng. S0 là độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng. Theo Vessey(17), điểm đau trung bình của nhóm can thiệp nhìn KVH=2,18; điểm đau trung bình của nhóm chứng = 3,23; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng=1,78. Do vậy, ES=0,59. 2×C n= (ES)2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 69 Tính được cỡ mẫu cho mỗi nhóm n= 45, tổng cộng hai nhóm sẽ là 90 trẻ. Chọn mẫu Đối tượng đủ tiêu chí chọn mẫu và được người đại diện hợp pháp đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được chọn rồi phân nhóm ngẫu nhiên vào nhóm 1 (được nhìn KVH kết hợp chăm sóc thường quy) hoặc nhóm 2 (được chăm sóc thường quy). Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Liệt kê và định nghĩa biến số Mức độ đau của trẻ khi lấy má Là biến số liên tục được đánh giá bởi trẻ bằng thang đo WBFPRS (sau khi trẻ được lấy máu và bình tĩnh lại). Mức độ lo lắng của trẻ khi lấy máu Là biến số liên tục được đánh giá bởi người quan sát bằng thang đo số từ 0 đến 10 (ngay sau khi trẻ được lấy máu). Mức độ hài lòng của người thân khi trẻ được lấy máu Với quá trình chăm sóc đau là biến số liên tục được đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm. Phương pháp xử lý số liệu nhập liệu và xử lý bằng chương trình SPSS 20. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng kính vạn hoa làm giảm sự chú ý của 90 trẻ khi được lấy máu tĩnh mạch tại Phòng xét nghiệm - Khoa Cận lâm sàng Bệnh viện Nhi Quảng Nam từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các yếu tố đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm có khả năng ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu (Bảng 1). Nhóm trẻ nhìn KVH có điểm đau thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ được chăm sóc thường quy (p=0,01) (Bảng 2). Bảng 1. Đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm nghiên cứu Nhìn KVH n(%) Chăm sóc thường quy n(%) Tổng n(%) p Giới Nam 23 (51,1) 27 (60) 50 (55,6) 0,396 Nữ 22 (48,9) 18 (40) 40 (44,4) Số lần lấy máu trước đây ≤ 3 22 (48,9) 19 (42,2) 41 (45,6) 0,5 >3 23 (51,1) 26 (57,8) 49 (54,4) Mắc bệnh mạn tính Có 3 (6,7) 6 (13,3) 9 (10) 0,49 Không 42 (93,3) 39 (86,7) 81 (90) Số lần lấy máu thành công 1 41 (91,1) 40 (88,9) 81 (90) >0,05 >1 4 (8,9) 5 (11,1) 9 (10) Nhìn KVH (TB±ĐLC) Chăm sóc thường quy (TB±ĐLC) Tổng (TB±ĐLC) p Tuổi trung bình 4,58 ± 0,69 4,64 ± 0,79 4,61 ± 0,68 0,65 Chỉ số khối cơ thể (BMI) 15,86 ± 2,39 16,04 ± 2,28 0,38 Điểm lo lắng trước lấy máu 2,53 ± 2,14 2,42 ± 2,06 2,48 ± 2,09 0,80 Bảng 2. Điểm đau trung bình theo đánh giá của trẻ (thang đo WBFPRS) Mức độ đau khi lấy máu Nhìn KVH Chăm sóc thường quy Tổng p 3,24 ± 2,23 4,53 ± 2,43 3,89 ± 2,41 0,01 Điểm lo lắng của nhóm trẻ được nhìn KVH thấp hơn so với nhóm chăm sóc thường quy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). Bảng 3. Điểm lo lắng trung bình (thang đo số từ 0 đến 10) Điểm lo lắng trung bình Nhìn KVH Chăm sóc thường quy Tổng p 3,6 ± 2,45 4,71 ± 2,65 4,16 ± 2,60 p=0,04 Người thân của nhóm trẻ nhìn KVH có trung bình mức độ hài lòng với chăm sóc đau cho trẻ cao hơn nhóm chăm sóc thường quy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 70 (p<0,01) (Bảng 4). Bảng 4. Mức độ hài lòng với chăm sóc đau (thang đo likert) Mức độ hài long với chăm sóc đau Nhìn KVH Chăm sóc thường quy Tổng p 4,47 ± 0,66 3,89 ± 0,65 4,18 ± 0,71 p<0,01 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giữa hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt giữa các yếu tố đặc điểm chung đó là tuổi, giới, số lần lấy máu trước đây, mắc bệnh mạn tính, chỉ số khối cơ thể và các yếu tố đặc điểm lâm sàng đó là số lần lấy máu thành công và mức độ lo lắng trước lấy máu. Điều đó giúp loại bỏ khả năng kết quả nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch các yếu tố đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm trẻ. Mức độ đau trong khi lấy máu giữa hai nhóm trẻ Áp dụng các phương pháp giảm chú ý để giảm đau đã được chứng minh tính an toàn, dễ dàng áp dụng, chi phí rẻ mà không kém phần hiệu quả (2). Làm giảm sự chú ý của trẻ trong quá trình lấy máu đang diễn ra bằng cách nhìn vào KVH là một phương pháp giảm sự chú ý chủ động, tức là trẻ sẽ vừa nghe nhân viên y tế hỏi, vừa quan sát kĩ rồi mô tả lại những gì quan sát được. Tất cả việc này hướng sự chú ý của trẻ ra khỏi kích thích đau suốt quá trình làm thủ thuật lấy máu, do vậy nhìn KVH đạt hiệu quả giảm đau như một phương pháp không dùng thuốc. Kết quả của chúng tôi cho thấy trẻ ở nhóm nhìn KVH có điểm đau trung bình thấp hơn so với nhóm chăm sóc thường quy không được nhìn KVH. Hiệu quả giảm đau của KVH theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với một số tác giả khác trên thế giới. Theo Tufekci (2009)(16), điểm đau trung bình của nhóm nhìn KVH khi lấy máu cũng thấp hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm chứng (3,14±1,41 và 3,8±1,42, p <0,01. Sự chênh lệch mức độ đau còn thấy rõ hơn ở nghiên cứu của Cabulat (2013)(5), khi mức độ đau ở nhóm nhìn KVH là 2,42±2,11 và ở nhóm không áp dụng phương pháp làm giảm chú ý là 6,13±2,93. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trên áp dụng ở lứa tuổi học đường với độ tuổi lớn hơn 7, còn nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên trẻ ở lứa tuổi từ 4 đến 6. Do vậy kết quả của chúng tôi góp phần chứng minh hiệu quả giảm đau của KVH ở lứa tuổi nhỏ hơn chính là trên đối tượng trẻ tiền học đường. Mức độ lo lắng trong khi lấy máu giữa hai nhóm trẻ Bên cạnh hiệu quả giảm đau, phương pháp giảm chú ý còn được chứng minh hiệu quả giảm lo lắng trên trẻ tiền học đường khi thực hiện thủ thuật y tế(10). Làm giảm chú ý được giả định rằng: khi hướng trọng tâm của sự chú ý tới những điều thú vị và hấp dẫn, khả năng cảm nhận đau và lo lắng sẽ bị cản trở. Kết quả của chúng tôi cho thấy nhìn KVH góp phần giảm lo lắng đáng kể cho trẻ. Nhiều tác giả nước ngoài cũng có kết quả tương tự như trong nghiên cứu của Cabulat (2013)(5), Sahiner(2016)(14) và Aydin (2016)(1). Khi lo lắng được giảm nhẹ, trẻ có khả năng hợp tác tốt với nhân viên y tế và làm theo hướng dẫn, giúp cho việc thực hiện các thủ thuật dễ dàng và hiệu quả hơn. Giảm trải nghiệm xấu về các thủ thuật, góp phần giảm đau và lo lắng ở trẻ trong những lần thực hiện thủ thuật tiếp theo(9). Do đó, việc quan tâm đến vấn đề lo lắng ở trẻ khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập dù nhỏ như lấy máu tĩnh mạch là cũng rất cần thiết. Mức độ hài lòng giữa người thân của hai nhóm trẻ Trong nghiên cứu của chúng tôi, người thân của nhóm trẻ nhìn KVH có trung bình mức độ hài lòng cao hơn, có ý nghĩa thống kê so với nhóm chăm sóc thường quy. Điều này được giải thích dễ dàng bởi nhìn KVH góp phần giảm đau và lo lắng ở trẻ như đã đề cập ở trên, và một khi điều dưỡng hay kỹ thuật viên thực hiện các biện pháp quản lý đau không dùng thuốc hiệu quả ở trẻ sẽ làm tăng hài lòng của cha, mẹ trẻ(7). Ngoài ra, cũng có thể do việc nhân viên y tế quan tâm và nỗ lực giảm đau của trẻ cũng làm cho cha mẹ trẻ hài lòng hơn với toàn bộ quá trình thực hiện thủ thuật(7). Nghiên cứu của Maghsoudi (2016)(11) cũng cho kết quả tương tự. Đối với bệnh nhân nhi, khi người thân của trẻ hài lòng với điều trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 71 và chăm sóc họ sẽ có khả năng lựa chọn cao Bệnh viện đó khi cần và có thể giới thiệu cho người khác(6). Bệnh nhân cũng như người nhà là nguồn sống chính và đảm bảo sự bền vững cho bất kì cơ sở y tế nào. Do đó đảm bảo hài lòng luôn luôn là mục tiêu được chú trọng hàng đầu và là chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ bệnh viện quan trọng(4). Với hiệu quả của mình, làm giảm chú ý và giảm đau không dùng thuốc bằng phương pháp nhìn KVH có thể cân nhắc sử dụng để cải thiện dịch vụ chăm sóc và nâng cao hài lòng của người thân trẻ. KẾT LUẬN Cho trẻ lứa tuổi tiền học đường nhìn kính vạn hoa là phương pháp giảm chú ý hiệu quả. Phương pháp này góp phần giảm đau giảm lo lắng ở trẻ và tăng hài lòng ở người thân của trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aydin D, Sahiner NC, Ciftci EK. (2016). "Comparison of the effectiveness of three different methods in decreasing pain during venipuncture in children: ball squeezing, balloon inflating and distraction cards". J Clin Nurs, 25(15-16):2328-2335. 2. Aydin D, Sahiner NC (2017). "Effects of music therapy and distraction cards on pain relief during phlebotomy in children". Appl Nurs Res, 33:164-168. 3. Birnie KA, Noel M, Parker JA, et al (2014). "Systematic review and meta-analysis of distraction and hypnosis for needle-related pain and distress in children and adolescents". J Pediatr Psychol, 39(8):783-808. 4. Bộ Y Tế (2016). Ban hành hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện, Hà Nội. 5. Canbulat N, Inal S, Sonmezer H (2014). "Efficacy of distraction methods on procedural pain and anxiety by applying distraction cards and kaleidoscope in children". Asian Nurs Res, 8(1):23-28. 6. Grogan S, Conner M, Willits D, et al (1995). "Development of a questionnaire to measure patients' satisfaction with general practitioners' services". British Journal of General Practice, 45(399):525-529. 7. Hamed Tavasoli S, Alhani F (2011). "Evaluation of parental satisfaction of nursing care in thalassemic children". UNMF, 9(1):137-142 8. Inal S, Kelleci M (2012). "Relief of Pain During Blood Specimen Collection in Pediatric Patients". American Journal of Maternal/Child Nursing, 37(5):339-345. 9. Krauss BS, Krauss BA, Green SM (2016). "VIDEOS IN CLINICAL MEDICINE. Managing Procedural Anxiety in Children". N Engl J Med, 374(16):e19. 10. Lilik Lestari MP, Wanda D, Hayati H (2017). "The Effectiveness of Distraction (Cartoon-Patterned Clothes and Bubble-Blowing) on Pain and Anxiety in Preschool Children during Venipuncture in the Emergency Department". Comprehensive Child and Adolescent Nursing, 40(S1):22-28. 11. Maghsoudi S, Sajjadi Z, Vashani HB, et al (2016). "Comparison of the Effect of Distraction with Play Dough and Bubble Making on Children's Parents Satisfaction during Venipuncture". Journal of Applied Environmental and Biological Sciences, 6(1):277-283. 12. Rezai MS, Goudarzian AH, Jafari-Koulaee A et al. (2017). "The Effect of Distraction Techniques on the Pain of Venipuncture in Children: A Systematic Review". Journal of Pediatrics Review, 5(1):e9459. 13. Sadeghi T, Mohammadi N, Shamshiri M, et al (2013), "Effect of distraction on children's pain during intravenous catheter insertion". J Spec Pediatr Nurs, 18(2):109-114. 14. Sahiner NC, Bal MD (2016). "The effects of three different distraction methods on pain and anxiety in children". J Child Health Care, 20(3):277-285. 15. Savino F, Vagliano L, Ceratto S, et al (2013). "Pain assessment in children undergoing venipuncture: the Wong-Baker faces scale versus skin conductance fluctuations". PeerJ, 1: e37. 16. Tufekci FG, Celebioglu A, Kucukoglu S (2009). "Turkish children loved distraction: using kaleidoscope to reduce perceived pain during venipuncture". J Clin Nurs, 18(15):2180- 2186. 17. Vessey JA, Carlson KL (1996). "Nonpharmacological interventions to use with children in pain". Issues Compr Pediatr Nurs, 19(3):169-182. 18. Vetri Buratti C, Angelino F, Sansoni J et al. (2015). "Distraction as a technique to control pain in pediatric patients during venipuncture. A narrative review of literature". Prof Inferm, 68(1):52-62. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_su_dung_kinh_van_hoa_lam_giam_su_chu_y_cua_tre_khi_duoc_lay_mau_tinh_mach_0006_2211990.pdf
Tài liệu liên quan