Hiệu quả sản xuất nông lâm kết hợp keo – chè thương mại cácbon tại vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng

Tài liệu Hiệu quả sản xuất nông lâm kết hợp keo – chè thương mại cácbon tại vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng: Chuyên đề số III, tháng 11 năm 201656 1. Đặt vấn đề Hệ thống NLKH là loại hình sử dụng đất rất quan trọng đáp ứng các yêu cầu về bền vững môi trường trong đó có hấp thụ và lưu giữ CO2 . Tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, diện tích mô hình NLKH keo - chè khoảng 869,5 ha. Điều tra cho thấy mô hình sản xuất NLKH keo - chè đã mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội tốt cho các gia đình thực hiện tại khu vực nghiên cứu. Điều này đồng thời góp phần giảm sức ép tới tài nguyên thiên nhiên khu vực vùng lõi khu bảo tồn. Nhằm làm đầy đủ hơn giá trị của mô hình bên cạnh giá trị thuần túy là lượng gỗ, củi (cây lâm nghiệp) và sản phẩm chè nguyên liệu, nghiên cứu này tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống kinh doanh NLKH keo - chè hiện tại với hiệu quả kinh tế tiềm năng khi tham gia thị trường thương mại cácbon trong mô hình NLKH keo - chè hiện đang có mặt tại khu vực. 2. Phương pháp nghiên cứu ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả sản xuất nông lâm kết hợp keo – chè thương mại cácbon tại vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề số III, tháng 11 năm 201656 1. Đặt vấn đề Hệ thống NLKH là loại hình sử dụng đất rất quan trọng đáp ứng các yêu cầu về bền vững môi trường trong đó có hấp thụ và lưu giữ CO2 . Tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, diện tích mô hình NLKH keo - chè khoảng 869,5 ha. Điều tra cho thấy mô hình sản xuất NLKH keo - chè đã mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội tốt cho các gia đình thực hiện tại khu vực nghiên cứu. Điều này đồng thời góp phần giảm sức ép tới tài nguyên thiên nhiên khu vực vùng lõi khu bảo tồn. Nhằm làm đầy đủ hơn giá trị của mô hình bên cạnh giá trị thuần túy là lượng gỗ, củi (cây lâm nghiệp) và sản phẩm chè nguyên liệu, nghiên cứu này tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống kinh doanh NLKH keo - chè hiện tại với hiệu quả kinh tế tiềm năng khi tham gia thị trường thương mại cácbon trong mô hình NLKH keo - chè hiện đang có mặt tại khu vực. 2. Phương pháp nghiên cứu Giá trị phương thức NLKH keo - chè là giá trị tổng hợp nhiều thành phần (gỗ, củi, chè nguyên liệu, giá trị thương mại cácbon), được gắn kết trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác như tài nguyên tự nhiên khu vực, đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, tính hình kinh tế - xã hội Để tính giá trị thương mại cácbon của mô hình NLKH keo - chè, trước hết lấy tổng lượng cácbon HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP KEO – CHÈ THƯƠNG MẠI CÁCBON TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG Vi THùy Linh1 1Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Trên cơ sở kết quả đã có về cácbon lưu trữ được và đường cácbon cơ sở của phương thức nông lâm kết hợp (NLKH) keo - chè tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai nghiên cứu này tính toán và so sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống kinh doanh NLKH keo - chè hiện tại với hiệu quả kinh tế tiềm năng khi tham gia thị trường thương mại cácbon. Kết quả cho thấy, giá trị tăng thêm khi sản xuất NLKH keo - chè thương mại cácbon so với sản xuất NLKH keo - chè thông thường là 12.533.000 đồng/ha/năm. Như vậy, nếu được chấp nhận tham gia thương mại cácbon, phương thức NLKH keo - chè sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người dân nơi đây. Từ khóa: Thương mại cácbon, nông lâm kết hợp, keo - chè, Thần Sa - Phượng Hoàng. mà rừng cố định được trừ đi giá trị đường cácbon cơ sở, sau đó quy đổi tín chỉ CO2 tương đương. Phân tích kinh tế dựa trên chi phí, thu nhập của các đối tượng liên quan. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Chi phí giao dịch cácbon cho 1 ha nông lâm kết hợp keo - chè Để thương mại được giá trị hấp thụ cácbon do rừng mang lại, khác với các dự án trồng rừng thông thường thì các dự án trồng rừng thương mại cácbon phải thỏa mãn những điều kiên nhất định theo yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng (CDM, VCS) và sẽ phải bỏ ra các chi phí liên quan đến chi phí giao dịch. Dự án trồng rừng thương mại cácbon sẽ gồm các khoản đầu tư sau: - Đầu tư cho trồng rừng và quản lý rừng: Chi phí này bao gồm từ khâu thiết kế trồng rừng, mua cây giống, phân bón, nhân công trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và khai thác rừng. Đây là chi phí cho hoạt động rừng thông thường. - Đầu tư cho thương mại tín chỉ cácbon: chi phí này gọi là chi phí giao dịch. Bao gồm chi phí cho quá trình lập dự án, theo dõi và giám sát dự án. Đây là những chi phí chỉ phục vụ cho thương mại tín chỉ cácbon [Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân, 2004]; [Phạm Xuân Phương, 2007]. Hiện nay trên thế giới chưa có quy định chung KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016 57 nào cho chi phí giao dịch cácbon. Nghiên cứu của Vũ Tấn Phương áp dụng một ví dụ đã tính toán chi phí giao dịch thương mại cácbon do JICA xây dựng tại Việt Nam 2009 như sau: Có thể thấy, chi phí thương mại cácbon phụ thuộc vào quy mô dự án, nghĩa là chi phí giao dịch sẽ cao nếu quy mô dự án nhỏ. Như vậy, với đối tượng NLKH keo – chè: luân kì khai thác keo ở đây thường 8 năm, chè khoảng 30 năm thì chi phí này ở mức trung bình. Diện tích đất trồng rừng sản xuất tại khu vực vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng là Bảng 1. Chi phí thương mại cácbon cho các dự án trồng rừng thương mại tại Việt Nam Hạng mục Đơn vị tính Chi phí (USD) TB THấp Cao 1. Lập dự án 124.250 55.500 193.000 1.1. Đánh giá tính khả thi Dự án 9.000 3.000 15.000 1.2. Xây dựng văn kiện dự án Dự án 37.500 15.000 60.000 1.3. Phê duyệt của nước thực hiện Dự án 2.250 1.500 3.000 1.4. Thẩm định ban đầu Dự án 28.000 21.000 35.000 1.5. Chi phí thương thảo pháp lý Dự án 27.500 5.000 50.000 1.6. Chi phí đăng kí Dự án 20.000 10.000 30.000 2. THeo dõi và giám sát 40.000 15.000 60.000 2.1. Theo dõi Dự án 10.000 5.000 15.000 2.2. Xác minh và chứng nhận 5 năm/lần 30.000 10.000 50.000 2.3. Cấp chứng nhận tín chỉ USD/tấn CO2 0,1 USD cho 15.000 tấn CO2 0,2 USD cho trên 15.000 tấn CO2 Tổng cộng 164.250 70.500 258.000 18.261,57 ha, tiềm năng cho sản xuất phương thức NLKH keo – chè là rất lớn. Áp dụng cách tính này đưa ra chi phí giao dịch cácbon cho phương thức NLKH keo – chè trên quy mô 1000 ha. Kết quả ước tính nêu tại Bảng 2 (áp dụng tỉ giá 1 USD = 22.000 đồng). Bảng 2. Chi phí giao dịch cácbon cho 1 ha nông lâm kết hợp keo – chè (Đơn vị: đồng) Nguồn: [Vũ Tấn Phương, 2012] THời gian (năm) Lập dự án THẩm định THeo dõi, giám sát Tổng 0-5 2.733.500 44.000 2.777.500 6-10 660.000 44.000 704.000 11-15 660.000 44.000 704.000 16-20 660.000 44.000 704.000 21-25 660.000 44.000 704.000 26-30 660.000 44.000 704.000 Tổng 2.733.500 3.300.000 220.000 6.297.500 Tính toán cho thấy, việc đầu tư cho chi phí dự án thương mại cácbon phương thức NLKH keo – chè là khá lớn, ước tính khoảng 6.297.500 Đồng mỗi ha trong cả luân kì. Trung bình mỗi năm chi phí này là 2.099.067 đồng (Gc – Chi phí giao dịch cácbon). Tuy nhiên, người dân vùng dự án không phải chi trả con số này ngay một lúc mà chia làm nhiều lần. Chi phí này có thể giảm nếu quy mô dự án lớn hơn. 3.2. So sánh doanh thu từ sản xuất nông lâm kết hợp keo – chè thương mại cácbon với sản xuất nông lâm kết hợp thông thường 3.2.1. Kết quả xác định doanh thu từ gỗ keo, chè thông thường Tiến hành tính toán doanh thu từ gỗ keo, chè nguyên liệu và từ bán tín chỉ cácbon cho 1 ha sản xuất NLKH. Việc xác định doanh thu gỗ keo, chè thông thường là nhằm mục đích so sánh xác định giá trị tăng thêm nếu áp dụng thương mại cácbon. Kết quả xác định doanh thu từ lâm sản, chè được nêu tại Bảng 3 và 4. Bảng 3. Chi phí và thu nhập trồng keo tai tượng luân kì 8 năm tại khu vực nghiên cứu Tiền mua vật tư (1000đ/ha) Nhân công (1000đ/ha) Tổng chi (1000đ/ ha) THu nhập (1000đ/ ha) Lãi TB/ năm (1000đ/ ha) Cây giống Phân bón Tổng cộng Công khai thác Công hàng năm 1.000 2.000 3.000 13.000 5.0000 21.000 123.000 12.750 Chuyên đề số III, tháng 11 năm 201658 Trong đó: Áp dụng cho cách tính chuỗi giá trị cây chè tỉnh Thái Nguyên - Chi phí sử dụng phân bón: 24,3% - Chi phí sử dụng thuốc trừ sâu: 6,33% - Chi phí khác (giống, vận chuyển, lao động): 25% - Năng suất chè trung bình tại khu vực nghiên cứu: 8 tấn/ha/năm - Giá trung bình tại khu vực: 7000/kg búp tươi [Nguyễn Hữu Thọ và Bùi Thị Minh Hà, 2010]. 3.2.2. Ước tính doanh thu từ bán tín chỉ cácbon của phương thức NLKH keo – chè tại khu vực nghiên cứu Đối với việc xác định doanh thu từ bán tín chỉ cácbon cho 1ha NLKH keo - chè, đề tài dựa trên: - Lượng tín chỉ cácbon rừng tạo ra theo từng đối tượng trong phương thức NLKH keo – chè. (Căn cứ kết quả nghiên cứu đã có về tích lũy cácbon phương thức NLKH keo – chè tại khu vực nghiên cứu). - Giá bán tín chỉ cácbon trên thị trường cácbon thế giới. Nghiên cứu của ngân hàng thế giới thấy giá tín chỉ cácbon trong thời gian qua là rất khác nhau, dao động từ 2USD - 10USD. Trong nghiên cứu này, tác giả dùng mức giá trung bình là 5USD/ tấn CO2. Kết quả tính toán trình bày trong Bảng 5. Trong đó: Căn cứ theo giá thu mua lâm sản và thực tế chi phí cây giống, phân bón, nhân công tại các hộ trồng rừng tại khu vưc: Công vận chuyển + khai thác 1m khối gỗ xẻ = 250.000đ Vận chuyển 1 tấn gỗ băm dăm tới khu vực tập kết = 100.000đ Trung bình thu khoảng 90 tấn gỗ băm dăm, 30m3 gỗ xẻ một luân kì 8 tuổi. Giá bán 1000đ/kg băm dăm, 1.300.000/m3 gỗ xẻ. Bảng 4. Chi phí và thu nhập trong trồng chè/năm Chi phí (1000đ/ha) Tổng chi (1000đ/ ha) THu nhập (1000đ/ ha) Lãi TB /năm (1000đ/ ha) Chi phí sử dụng phân bón Chi phí sử dụng thuốc trừ sâu Chi phí khác (giống, vận chuyển, lao động) 13.608 3.544,8 14.000 31.152,8 56.000 24.848 Bảng 5. Ước tính doanh thu từ bán tín chỉ cácbon Keo luân kì 8 năm Doanh thu trung bình/ năm từ keo Chè luân kì 30 năm Doanh thu trung bình/ năm từ chè Lượng tín chỉ 695,43 4583,28 Thành tiền 1000đ/ ha 76.497,3 9.562 504.160,8 16.805 Phương thức NLKH keo – chè có kĩ thuật bố trí trên hiện trường tại khu vực nghiên cứu là 30% keo và 70% chè. Như vậy ta sẽ căn cứ vào tỷ lệ này để phân tích hiệu quả kinh tế với mỗi ha NLKH. Trường hợp sản xuất NLKH keo – chè thông thường. Lợi nhuận trung bình thu được trên mỗi ha hàng năm: H1 = 12.750.000 x 30% + 24.848.000 x 70% = 21.218.000 Trường hợp sản xuất NLKH thương mại cácbon. Lợi nhuận trung bình thu được trên mỗi ha hàng năm: H2 = (12.750.000 + 9.562.000) x 30% + (24.848.000 + 16.805.000) x 70% = 35.850.000 Giá trị tăng thêm khi sản xuất NLKH keo – chè thương mại cácbon so với sản xuất NLKH keo – chè thông thường: T= H2 – H1 – Gc Trong đó: T: Giá trị tăng thêm khi sản xuất NLKH thương mại cácbon so với sản xuất NLKH keo – chè thông thường. H1: Lợi nhuận sản xuất đem lại do sản xuất NLKH keo chè thông thường. H2: Lợi nhuận sản xuất đem lại do sản xuất NLKH keo chè thương mại cácbon (Gc: Chi phí giao dịch cácbon) Với những kết quả đã tính trên, ta có: T = 35.850.000 - 21.218.000 - 2.099.067 = 12.533.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp được chấp nhận tín chỉ cácbon, thu nhập người dân sẽ được tăng thêm trung bình khoảng 12.533.000đ/ha/năm. Đây là con số rất đáng kể so với thu nhập trung bình của người dân nơi đây■ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016 59 kesiya Royle Ex Gordon) theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 4. Phạm Xuân Phương (2007), Phân tích khung pháp lý về quản lý và sử dụng rừng liên quan đến định giá rừng ở Việt Nam, Đề tài Định giá rừng ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Hà Nội. 5. Nguyễn Hữu Thọ và Bùi Thị Minh Hà (2010), Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 62 (13), tr. 139 – 144. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004), Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch, Tạp chí NN&PTNT, (12), tr 78 – 83. 2. Vũ Tấn Phương (2007), Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ trọng điểm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 3. Vũ Tấn Phương (2012), Xác định trữ lượng các bon và phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng Thông ba lá (Pinus THE EFFICIENCY OF CARBON TRADING ACACIA – TEA AGROFORESTRY IN THE BUFFER ZONE OF THẦN SA- PHƯỢNG HOÀNG CONSERVATION AREA Vi THùy Linh College of Science - Thai Nguyen University ABSTRACT Based on previous results on stored carbon and carbon baseline of the acacia - tea agroforestry in the buffer zone of Than Sa - Phuong Hoang conservation area, this study calculated and compared the economic efficiency of the current acacia - tea agroforestry system with the potential economic efficiency when joining the carbon trading market. The result showed that the added value from the carbon trading acacia - tea agroforestry system compared to the regular acacia – tea agroforestry is 12,533,000VND/ha /year. Thus, if carbon trading participation is accepted, the acacia - tea agroforestry method will bring huge benefits for the people here. Keywords: Carbon trade, agroforestry, acacia - tea, Than Sa - Phuong Hoang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45_1913_2201228.pdf
Tài liệu liên quan