Tài liệu Hiệu quả phá thai nội khoa tại nhà đối với thai dưới 50 ngày vô kinh tại Bệnh viện Quận 12: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 28
HIỆU QUẢ PHÁ THAI NỘI KHOA TẠI NHÀ ĐỐI VỚI THAI
DƯỚI 50 NGÀY VÔ KINH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 12
Trần Thị Tú Uyên*, Hoàng Thị Diễm Tuyết**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phá thai nội khoa (PTNK) là dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ. Những nghiên cứu trong và ngoài
nước đã chứng minh PTNK hiệu quả, an toàn và được chấp nhận cao.
Phương pháp : Nghiên cứu dọc, tiến cứu trên 204 thai phụ có tuổi thai dưới 50 ngày vô kinh đến khám tại
bệnh viện quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016. Tất cả
sản phụ là có thai ngoài ý muốn và muốn được phá thai bằng phương pháp dùng thuốc.
Kết quả: Tỷ lệ thành công của phác đồ PTNK là 99% KTC 95% (97-100). Mức độ và thời gian ra huyết âm
đạo sau dùng Misoprostol là: (i) Thời gian ra huyết âm đạo trung bình là 10,9±5,9 ngày. (ii) Mức độ ra huyết âm
đạo sau dùng Misoprostol: rất nhiều là 5,88%, nhi...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả phá thai nội khoa tại nhà đối với thai dưới 50 ngày vô kinh tại Bệnh viện Quận 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 28
HIỆU QUẢ PHÁ THAI NỘI KHOA TẠI NHÀ ĐỐI VỚI THAI
DƯỚI 50 NGÀY VÔ KINH TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 12
Trần Thị Tú Uyên*, Hoàng Thị Diễm Tuyết**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phá thai nội khoa (PTNK) là dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ. Những nghiên cứu trong và ngoài
nước đã chứng minh PTNK hiệu quả, an toàn và được chấp nhận cao.
Phương pháp : Nghiên cứu dọc, tiến cứu trên 204 thai phụ có tuổi thai dưới 50 ngày vô kinh đến khám tại
bệnh viện quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016. Tất cả
sản phụ là có thai ngoài ý muốn và muốn được phá thai bằng phương pháp dùng thuốc.
Kết quả: Tỷ lệ thành công của phác đồ PTNK là 99% KTC 95% (97-100). Mức độ và thời gian ra huyết âm
đạo sau dùng Misoprostol là: (i) Thời gian ra huyết âm đạo trung bình là 10,9±5,9 ngày. (ii) Mức độ ra huyết âm
đạo sau dùng Misoprostol: rất nhiều là 5,88%, nhiều hơn kinh là 61,27%, giống kinh là 32,35%, ít hơn kinh là
0,49%. Tỷ lệ các tác dụng ngoại ý gặp trong nghiên cứu là: Mức độ đau bụng nhiều là 33,82%, rất nhiều là
7,35%. Buồn nôn (26,47%), tiêu chảy (22,06%), mệt mỏi (22,06%), chóng mặt (20,1%), nhức đầu (19,11%), nôn
(11,76%) và ngoài ra còn một số tác dụng phụ ít gặp như: dị ứng (3,43%) và sốt (1,96%).
Kết luận: Phá thai nội khoa với phác đồ uống 200mg Mifepristone tại bệnh viện và đặt dưới lưỡi 400µg sau
36 đến 48 giờ tại nhà là an toàn và hiệu quả.
Từ khóa: phá thai nội khoa, nghiên cứu dọc, tiền cứu.
ABSTRACT
EFFICIENCY OF MISOPROSTOL HOME SELF-ADMINISTRATION IN MEDICAL ABORTION FOR
PREGNANCY UP TO 50 DAYS OF AGE AT 12 DISTRICT HOSPITAL
Tran Thi Tu Uyen, Hoang Thi Diem Tuyet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 28 - 34
Backgrounds: Medical abortion is the usage of drugs to terminate pregnancy. The domestic and foreign
researches have proven that medical abortion has been effective, safe and highly acceptable.
Methods: Prospective longitudinal study, carried out at 204 pregnant women with gestational age less than
50 days examined at 12 District hospital, Ho Chi Minh City in the period from October 2015 to March 2016. All
women have unintended pregnancies and wanted to apply medical abortion method.
Results: The success rate of medical abortion regimen was 99% CI 95% (97-100). The extent and duration of
vaginal bleeding after using Misoprostol is: (I) Time average vaginal bleeding 10.9 ± 5.9 days. (ii) The degree of
vaginal bleeding after use Misoprostol: a lot is 5.88%, 61.27% more of that, much of the 32.35%, and 0.49% less
business. The rate of adverse events seen in the study is: The level is 33.82% more abdominal pain, a lot is 7.35%.
Nausea (26.47%), diarrhea (22.06%), fatigue (22.06%), dizziness (20.1%), headache (19.11%), vomiting (11.76
%) and in addition some rare side effects such as allergic reactions (3.43%) and fever (1.96%).
Conclusion: Medical abortion with mifepristone 200 mg oral regimen in the hospital and placed under the
tongue 400µg after 36 to 48 hours in the house is safe and effective.
Keywords: medical abortion, prospective- longitudinal study.
* Bệnh viện Quận 12 ** Bệnh viện Hùng Vương
Tác giả liên lạc: TS. Hoàng Thị Diễm Tuyết ĐT: 0908120952 Email: tuyethoang05@yahoo.com.vn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 29
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phá thai nội khoa (PTNK) là dùng thuốc để
chấm dứt thai kỳ. Những nghiên cứu trong và
ngoài nước đã chứng minh PTNK hiệu quả, an
toàn và được chấp nhận cao. Ngày nay, đây là
phương pháp được thay thế có chọn lọc cho
phương pháp phá thai ngoại khoa. Những
nghiên cứu trên thế giới đã chứng tỏ rằng sử
dụng Misoprostol tại nhà trong PTNK thì an
toàn, tiện lợi và được chấp nhận cao(5).
Tại Việt nam, kể từ năm 2000 Bộ Y tế cho
phép PTNK trở thành dịch vụ thường qui và
ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên phác đồ
ban đầu của PTNK là thai phụ muốn phá thai
nội khoa bắt buộc phải uống thuốc tại cơ sở y tế.
Cho đến năm 2002 PTNK được đưa vào
hướng dẫn quốc gia về cung cấp dịch vụ sức
khỏe sinh sản và cho phép thai phụ chọn
phương pháp PTNK được sử dụng Misoprostol
tại cơ sở y tế hay tại nhà(8). Tuy nhiên phụ nữ có
thai ngoài ý muốn chọn PTNK với sử dụng
Misoprostol tại nhà, người cung cấp dịch vụ vẫn
còn e ngại về hiệu quả và sự an toàn của PTNK
có thể bị giảm do sự thiếu hiểu biết hay thiếu sự
hợp tác của thai phụ.
Bệnh viện Quận 12 được Sở Y Tế Thành phố
Hồ Chí Minh cho phép triển khai kỹ thuật PTNK
áp dụng cho thai kỳ dưới 50 ngày vô kinh từ
tháng 8 năm 2012. Theo tổng kết của Bệnh viện
quận 12 mỗi năm số lượng thai phụ chọn
phương pháp PTNK không ngừng tăng: năm
2013 là 1189 và tăng lên 1512 năm 2014. Cho đến
nay bệnh viện vẫn áp dụng phác đồ: thai phụ
được uống 200mg Mifepristone tại bệnh viện
dưới sự theo dõi của nhân viên y tế, sau đó 36
đến 48 giờ sẽ quay lại bệnh viện để uống
Misoprostol và theo dõi tại bệnh viện ít nhất 4
giờ để xác định tình trạng ra thai, ra huyết âm
đạo và tác dụng phụ của thuốc. Thai phụ sẽ quay
lại tái khám sau 2 tuần dùng Mifepristone. Tỷ lệ
thành công theo phác đồ này > 90% tương
đương với các nghiên cứu trong và ngoài
nước(6,9). Như vậy qui trình PTNK phải tái khám
ít nhất là 2 lần, đa số là nhiều lần hơn, gây phiền
hà cho thai phụ.
Nghiên cứu phác đồ và quy trình PTNK tại
nhà không những tiện lợi cho những thai phụ
chọn phương pháp PTNK mà còn giúp giảm
áp lực cho nhân viên y tế. Tuy nhiên tính hiệu
quả và độ an toàn của PTNK tại nhà đối với
thai phụ PTNK tại Bệnh viện Quận 12 vẫn
chưa xác định chính xác nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài. “Hiệu quả phá thai
nội khoa tại nhà đối với thai dưới 50 ngày vô
kinh tại Bệnh viện Quận 12”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ thành công của phá thai nội
khoa phác đồ 200mg Mifepristone uống tại Bệnh
viện và 400µg Misoprostol đặt dưới lưỡi tại nhà
sau uống Mifepristone 36-48 giờ trong chấm dứt
thai kỳ có tuổi thai nhỏ hơn 50 ngày vô kinh.
Xác định mức độ ra huyết âm đạo và thời
gian ra huyết âm đạo
Khảo sát tác dụng ngoại ý như: đau bụng,
lạnh run, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tiêu chảy,
dị ứng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu dọc, tiền cứu.
Các phụ nữ có thai, tuổi thai < 50 ngày vô
kinh (tính theo kinh cuối và siêu âm) đến khám
tại Bệnh viện Quận 12 có yêu cầu chấm dứt thai
kỳ không mong muốn thỏa tiêu chuẩn nhận vào
và phù hợp với chỉ định PTNK và không có yếu
tố loại trừ được mời tham gia nghiên cứu.
Chọn mẫu tuần tự theo thời gian từ
01/10/2015 đến 30/3/2016.
Cở mẫu tính theo công thức
2
2
)2/1(
d
)P1(PZ
N
Trong đó: Tỷ lệ thành công phá thai nội khoa của
Nguyễn Thị Như Ngọc là 88%(10). Chọn p là 0,88; 1-p
=0,12. Z = 1,96. Với α: sai lầm loại 1, α=0,05. d: là sai số
cho phép, được chọn là 0,05.
Với công thức trên, cỡ mẫu được tính là là
162 phụ nữ. Dự kiến mất dấu là 10%, như vậy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 30
lấy thêm 17 người. Cỡ mẫu trong nghiên cứu
này tối thiểu là 179. Nghiên cứu thực hiện 204.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Thai trong tử cung < 50 ngày vô kinh,
muốn đình chỉ thai. ĐTNC ≥ 18 tuổi (dưới 18
tuổi phải có đơn cam kết của cha hoặc mẹ hoặc
người giám hộ). Tự nguyện đồng ý tham gia
nghiên cứu. Có nơi ở cách bệnh viện Quận 12
không quá 1 giờ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Tuổi
thai> 50 ngày vô kinh. Không chấp nhận hút thai
khi PTNK thất bại. Không muốn quay trở lại tái
khám. Không có số điện thoại và địa chỉ rõ ràng.
Có sẹo mổ cũ ở tử cung: vết mổ lấy thai, bóc
nhân xơ tử cung. Di ứng với Mifepristone hay
Misoprostol.
Thuốc sử dụng
Mifepristone, biệt dược: Mifrednor 200, hạn
sử dụng 18/03/2018, hãng Agimex Pharma.
Misoprostol, biệt dược Misoprostol 200µg, số
đăng ký: VD-2059-14, hạn sử dụng 25/7/2017,
hãng Ba Đình Pharma. Cả hai loại được bảo
quản tại khoa dược Bệnh viện Quận 12.
Tiêu chuẩn thành công
Kết thúc nghiên cứu mà không can thiệp
thủ thuật vào buồng tử cung được đánh giá là
thành công.
Tiêu chuẩn thất bại
Khi có một trong các tiêu chuẩn:
Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đổi ý muốn
sử dụng Misoprostol tại bệnh viện.
ĐTNC đổi ý chuyển sang hút thai.
Hoặc khi tái khám sau 2 tuần uống
Mifepristone, siêu âm kiểm tra thai còn tiếp
tục phát triển hoặc có túi thai còn tồn tại trong
tử cung.
Ra huyết nhiều ảnh hưởng tổng trạng, sinh
hiệu sẽ được hút kiểm tra, hay phải truyền máu.
Nhiễm trùng với sốt cao ≥ 38,5oC, dịch âm
đạo hôi, bạch cầu tăng cao.
Siêu âm có khối phản âm hỗn hợp > 30mm,
kết hợp lâm sàng tử cung còn to, đau bụng, âm
đạo còn ra huyết: được chẩn đoán là sót nhau, tư
vấn ĐTNC hút lòng tử cung kiểm tra, gửi giải
phẫu bệnh lý mô hút nạo.
Nhập và xử lý phân tích số liệu bằng phần
mềm vi tính SPSS 13.0
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=204)
Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
≤ 19 tuổi 4 1,96
20 - ≤ 30 tuổi 87 44,61
31 - ≤ 40 tuổi 101 49,51
>40 tuổi 12 5,88
Dân tộc
Kinh 200 98,04
Khác 4 1,96
Học vấn
cấp 1 17 8,33
Cấp 2 103 50,49
Cấp 3 69 33,82
>Cấp 3 15 7,35
Nghề nghiệp
Công nhân-Viên chức 17 8,33
Công nhân 95 46,57
Nội trợ 59 28,92
Khác 33 16,18
Tôn giáo
Phật giáo 87 42,65
Công giáo 21 10,29
Khác 21 10,29
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 31
Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Không có 75 36,76
Con so 121 33,6
Con rạ 239 66,4
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn 195 95,59
Chưa kết hôn 9 4,41
Tiền căn phá thai
Chưa 145 71,08
1 lần 42 20,59
2 lần 14 6,86
≥ 3 lần 3 1,47
Đang dùng BPTT*
Không có 131 64,22
Bao cao su 24 11,76
Dụng cụ tử cung 10 4,9
Thuốc viên kết hợp 14 6.86
Thuốc ngừa khẩn cấp 13 6,37
Tránh ngày phóng noãn 4 1,96
Xuất tinh ngoài 8 3,92
Tuổi thai (tuần)
5 101 49,51
>5 – 6 57 27,94
>6 - 7 46 22,55
Tiền căn phá thai trước
Nội khoa 28 13,73
Ngoại khoa 24 11,76
Cả 2 7 3,92
Không có 145 71,08
BPTT: Biện pháp tránh thai
Bảng 2. Mức độ - Thời gian ra huyết âm đạo (n=204)
Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Mức độ
ra huyết
Ít hơn kinh nguyệt 1 0,49
Giống kinh nguyệt 66 33,26
Nhiều hơn kinh nguyệt 125 61,27
Rất nhiều 12 5,88
Thời gian
ra huyết
7 ngày 67 32,84
>7 – 14 ngày 94 46,08
>14 – 21 ngày 32 15,69
>21 ngày 11 5,39
Bảng 3. Tác dụng ngoại ý của phác đồ (n=204)
Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Mức độ
đau bụng
Không 4 1,66
Rất ít 10 4,9
Ít 63 30,88
Vừa 43 21,08
Nhiều 69 33,82
Rất nhiều 15 7,35
Tác dụng
ngoại ý khác*
Buồn nôn 54 26,47
Lạnh run 50 24,51
Tiêu chảy 45 22,06
Mệt mỏi 45 22,06
Chóng mặt 41 20,1
Nhức đầu 39 19,11
Nôn 24 11,76
Dị ứng 7 3,43
Sốt 4 1,96
*1 người có thể có hơn 1 tác dụng ngoại ý
Tỷ lệ thành công của phác đồ PTNK trong
nghiên cứu này là 99% KTC 95% (97-100).
BÀN LUẬN
Phác đồ dùng thuốc Mifepristone 200mg và
Misoprostol 400µg đã được chứng minh: kinh tế,
hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. PTNK cho thai
kỳ dưới 50 ngày vô kinh trong Hướng dẫn
Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc Sức
khỏe sinh sản đã được nghiên cứu nhiều nơi
trong nước như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện
Hùng Vương ghi nhận tỷ lệ thành công cao, hiệu
quả này dao động từ 92- 98%(4,6).
Theo tổng kết của tác giả Thoai D Ngo và
cộng sự năm 2011(7), có 9 nghiên cứu về PTNK tại
nhà: trong đó có 2 nghiên cứu có tuổi thai ≤ 49
ngày vô kinh (VK) và 7 nghiên cứu có tuổi thai
dưới 56 ngày vô kinh thì tỷ lệ thành công dao
động từ 86 đến 97%. Tỷ lệ thành công trong
nghiên cứu của chúng tôi là 99% tương đương
với phá thai ngoại khoa (99%). Elut và CS
(2001)(2) là 96% và Nguyễn Thị Như Ngọc
(2004)(6) là 88,6%. Kết quả hai nghiên cứu này
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 32
thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi có thể là do:
trong nghiên cứu của Elut là thiết kế thử nghiệm
có nhóm chứng, số đối tượng nghiên cứu
(ĐTNC) là 106, tuổi thai là dưới 56 ngày VK, liều
dùng và cách thức tiến hành giống nghiên cứu
của chúng tôi; trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Như Ngọc(6) là nghiên cứu đa trung
tâm có số mẫu là 1380 với tuổi thai là dưới 56
ngày VK, liều dùng và cách dùng giống nghiên
cứu của chúng tôi nhưng thiết kế là thử nghiệm
ngẫu nhiên có nhóm chứng tỷ lệ thành công
chung giữa hai nhóm là 89,2% sự khác biệt giữa
hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ thành
công giữa các nhóm tuổi thai là tương đương
nhau (28-35 ngày: 88%; 36 đến 42 ngày: 87,2%; 43
đến 49 ngày: 91,1%; 50 đến 56 ngày: 88,5%).
Có thể lý giải sự gia tăng thành công trong
nghiên cứu của chúng tôi là do:
. Chúng tôi áp dụng phác đồ: ĐTNC uống
200 mg Mifepristone tại bệnh viện và đặt dưới
lưỡi 400µg Misoprostol sau khi uống
Mifepristone 36 đến 48 giờ tại nhà.
. Qui định thời gian nghiên cứu tối thiểu là
2 tuần và theo dõi tối đa 4 tuần sau uống
Mifepristone. Tiêu chuẩn thành công là kết
thúc nghiên cứu mà không can thiệp vào
buồng tử cung.
. Tái khám sau 2 tuần nếu siêu âm có khối
echo hỗn hợp trong lòng tử cung và lâm sàng
ổn định chúng tôi không can thiệp vào buồng
tử cung mà theo dõi tiếp tục đến 2 tuần nữa sẽ
tái khám và siêu âm kiểm tra. Nếu kết quả
siêu âm còn khối echo hỗn hợp thì mới hút
kiểm tra. Trong nghiên cứu của chúng tôi sau
tái khám lần 1 có 10 ĐTNC siêu âm có khối
echo hỗn hợp kích thước < 30mm và 3 ĐTNC
có ứ dịch lòng tử cung kích thước 20x25mm,
chúng tôi tiếp tục theo dõi tái khám lần 2 cho
kết quả siêu âm bình thường là 12 trường hợp,
còn 1 trường hợp có khối echo hỗn hợp kích
thước # 12mm, lâm sàng không ra huyết âm
đạo chúng tôi tư vấn ĐTNC không cần can
thiệp vào lòng tử cung mà theo dõi đến sau
sạch kinh.
ĐTNC đặt Misoprostol dưới lưỡi tại nhà,
luôn giữ liên lạc với nhóm nghiên cứu của chúng
tôi qua điện thoại để được tư vấn bất kỳ thời
điểm nào và có thể đến khám tại bệnh viện bất
cứ lúc nào.
Thời điểm ra huyết âm đạo tập trung trong 4
giờ đầu chiếm tỷ lệ 90%, 10% còn lại ra huyết
trong vòng 24 giờ. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Nguyễn
Bạch Tuyết(4) 99,3%, tác giả Hoàng Thị Thu
Ngân(4) 99,17%, tác giả Đỗ Thị Ánh(1) 94,4%, tác
giả Hamoda(3) thời điểm ra huyết trung bình
3,2±1,3 giờ.
Mức độ ra huyết âm đạo được các ĐTNC
tự so sánh với mức độ ra huyết như trong chu
kỳ kinh bình thường hàng tháng của mình, là
một đánh giá chủ quan, có liên quan đến triệu
chứng tống xuất thai và kết cuộc sẩy thai hoàn
toàn, khi có dấu hiệu ra thai thường kèm theo
ra huyết nhiều. Phần lớn các ĐTNC nhận thấy
mức độ ra huyết nhiều hơn kinh nguyệt
(61,27%) và rất nhiều hơn kinh (5,88%) nhưng
không ảnh hưởng đến tổng trạng hay sinh
hiệu nên không phải cần truyền máu.
Đau bụng là đặc tính của PTNK bởi vì
nguyên nhân đau bụng là do sự bong tróc túi
thai ra khỏi màng rụng và sự co thắt của tử
cung để tống xuất túi thai ra khỏi tử cung. Mỗi
người có một ngưỡng đau khác nhau, một số
phụ nữ phá thai ngoài ý muốn thường có
những xáo trộn tâm lý và tâm thần. Sự tư vấn
đầy đủ cho thai phụ trước khi dùng thuốc sẽ
giúp họ kiểm soát được cơn đau, giảm lo lắng
trong quá trình theo dõi tại nhà. Trong nghiên
cứu của chúng tôi đa số ĐTNC đều đau bụng
sau dùng Misoprostol, chỉ có 1,96% là không
đau bụng. Đau bụng vừa và nhiều chiếm tỷ lệ
lần lượt 21,08% và 33,82%, đau ít 30,88%, đau
rất ít 4,9%, đau rất nhiều 7,35%.
Hệ quả của quá trình sẩy thai là đau bụng
và ra huyết âm đạo, mức độ ra huyết âm đạo
tùy thuộc vào tuổi thai và mức độ đau bụng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 33
tùy thuộc vào sự co thắt của tử cung và
ngưỡng đau của từng đối tượng nghiên cứu
khác nhau. Ngoài ra khi dùng thuốc có thể có
tác dụng phụ khác kèm theo như: nhức đầu,
buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, dị
ứngCác tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn
nôn, chóng mặt là những triệu chứng chủ
quan của ĐTNC có liên quan đến tình trạng
thai nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ nên khó
phân biệt rõ ràng đây là do tác dụng phụ của
thuốc gây ra. Những triệu chứng này nhẹ
không cần phải dùng thuốc điều trị. Nếu nôn
sau khi dùng thuốc ≤30 phút thì chúng tôi cho
dùng thuốc trở lại (2 viên) và kèm theo thuốc
chống nôn. Nhưng trong nghiên cứu của
chúng tôi không có trường hợp nào phải dùng
thuốc chống nôn.
HẠN CHẾ
Đây là thiết kế quan sát tiến cứu nên
không thể đưa ra kết luận chính xác về một số
yếu tố ảnh hưởng đến thất bại, thành công của
phác đồ. Cỡ mẫu chúng tôi thu được còn nhỏ
nên không thể phát hiện hết những tai biến,
tác dụng phụ của PTNK cho thai kỳ dưới 50
ngày VK với sử dụng Misoprostol tại nhà. Cần
có nghiên cứu được thiết kế có nhóm chứng
và cỡ mẫu lớn hơn để phân tích được các yếu
tố tương quan.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về PTNK với 204 trường hợp
uống 200mg Mifepristone tại bệnh viện và đặt
dưới lưỡi 400µg sau 36 đến 48 giờ tại nhà có kết
quả như sau:
Tỷ lệ thành công của phác đồ PTNK là 99%
KTC 95% (97-100).
Mức độ và thời gian ra huyết âm đạo sau
dùng Misoprostol là:
- Thời gian ra huyết âm đạo trung bình là
10,9±5,9 ngày.
- Mức độ ra huyết âm đạo sau dùng
Misoprostol: rất nhiều là 5,88%, nhiều hơn kinh
là 61,27%, giống kinh là 32,35%, ít hơn kinh là
0,49%.
Tỷ lệ các tác dụng ngoại ý là
. Mức độ đau bụng nhiều là 33,82%, rất
nhiều là 7,35%.
. Buồn nôn (26,47%), tiêu chảy (22,06%), mệt
mỏi (22,06%), chóng mặt (20,1%), nhức đầu
(19,11%), nôn (11,76%) và ngoài ra còn một số tác
dụng phụ ít gặp như: dị ứng (3,43%) và sốt
(1,96%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Ánh, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2010),Phá thai nội
khoa dưới 49 ngày vô kinh tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe
tỉnh Bình Thuận. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị KHKT
ĐHYD Tp HCM lần thứ 27. Phụ bản của tập 14. Số 1 năm 2010,
tr. 265 – 270
2. Elul B, Hajri S, Ngoc NN, et al. (2001), Can woman in less-
developed countries use a simplified medical abortion
regimen ? Lancet; 357: 1402-5.
3. Hamoda H, Premila WA, Flett GMM, Templeton A (2005),
“Home self- administration of Misoprostol for medical
abortion up to 56 days gestation”. J Fam Plann Preprod Health
care: 31(3): 189-192.
4. Hoàng Thị Diễm Tuyết (2005), “Phá thai bằng thuốc: Khả
năng chấp của phụ nữ tại thành phố Hồ Chí Minh”. Hội nghị
Việt Pháp Châu Á-Thái Bình Dương lần V ngày 10-11/05/2005.
TP.HCM, Việt Nam, tr. 30-35.
5. Lê Thị Giáng Châu (2010), “Hiệu quả của Mifepristone và
Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ
có vết mổ lấy thai “, Luận văn thac sỹ Y học, Đại học Y Dược
Tp. Hồ Chí Minh. tr.23,60-70.
6. Ngoc NTN, Nhan VQ, Blum J, Mai TTP, Durocher JM,
Winikoff B. (2004), Is home-based administration of
prostaglandin safe and feasible for medical abortion? results
from multisite study in Vietnam. BJOG; 111:814-9.
7. Ngo TD, Park MH, Shakur H, Free C (2011). “Comparative
effectiveness, safety and acceptability of medical obortion at
home and in a clinic: a systematic review”. Bull World Health
Organ; 89: 360-370.
8. Nguyễn Huy Bạo (2007), “Tổng kết 10 năm áp dụng Misoprostol
cho tất cả các tuổi thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 1997 – 2006”,
Tạp chí phụ sản, số đặc biệt (3-4/2007), tr. 272-274
9. Nguyễn Thị Bạch Nga (2006), So sánh hiệu quả, sự chấp nhận
phá thai bằng thuốc Mifepristone – Misoprostol và nạo hút thai ở
thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh. Luận án chuyên khoa cấp II, tr.
68,70,75.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 34
10. Nguyen Thi Nhu Ngoc, Winikoff B, Clark S, and Ellerton C
(1999), “Efficacy and acceptability of Mifepristone-
Misoprostol medical abortion in Vietnam”, Int Fam Plan
Perspect, 25, (1), pp. 10-14& 33.
11. Winikoff B (1995), Acceptability of medical abortion in early
pregnancy”. Fam plan Perspect. 27(4): 142-8, 185.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_pha_thai_noi_khoa_tai_nha_doi_voi_thai_duoi_50_ngay.pdf