Tài liệu Hiệu quả nuôi dưỡng của súpcalor có bổ sung đạm theo mức độ dị hóa ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 164
HIỆU QUẢ NUÔI DƯỠNG CỦA SÚPCALOR CÓ BỔ SUNG ĐẠM
THEO MỨC ĐỘ DỊ HÓA Ở BỆNH NHÂNCHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Huỳnh Văn Bình*, Đinh Hữu Hào*, Tạ Thị Tuyết Mai*, Trần Ngọc Trung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng làm tăng nguy cơ cai máy thất bại,
nhiễm trùng, biến chứng, và kết quả điều trị kém. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của nuôi dưỡng
bằng súp calor có bổ sung đạm theo mức độ dị hoá ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Giả thuyết nghiên cứu
là điểm CONUT trung bình vào ngày 7sau nhập việncủa nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng 2 điểm.
Phương pháp nghiên cứu: đây là một thử nghiệm lâm sàng, có nhóm chứng, không mù. Chúng tôi đã chọn
42 trường hợp vào nhóm can thiệp, so sánh với 27 trường hợp của nhóm chứng. Nhóm can thiệpđược nuôi
dưỡng tiêu hoá hoàn toàn bằng chế độ súp calor, nhu cầu năng lượng...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả nuôi dưỡng của súpcalor có bổ sung đạm theo mức độ dị hóa ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 164
HIỆU QUẢ NUÔI DƯỠNG CỦA SÚPCALOR CÓ BỔ SUNG ĐẠM
THEO MỨC ĐỘ DỊ HÓA Ở BỆNH NHÂNCHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Huỳnh Văn Bình*, Đinh Hữu Hào*, Tạ Thị Tuyết Mai*, Trần Ngọc Trung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng làm tăng nguy cơ cai máy thất bại,
nhiễm trùng, biến chứng, và kết quả điều trị kém. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của nuôi dưỡng
bằng súp calor có bổ sung đạm theo mức độ dị hoá ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Giả thuyết nghiên cứu
là điểm CONUT trung bình vào ngày 7sau nhập việncủa nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng 2 điểm.
Phương pháp nghiên cứu: đây là một thử nghiệm lâm sàng, có nhóm chứng, không mù. Chúng tôi đã chọn
42 trường hợp vào nhóm can thiệp, so sánh với 27 trường hợp của nhóm chứng. Nhóm can thiệpđược nuôi
dưỡng tiêu hoá hoàn toàn bằng chế độ súp calor, nhu cầu năng lượng và đạm được tính theo cân năng lý tưởng,
tuổi, giới và hệ số tiêu hao; lượng đạm được bổ sung theo cân bằng nitơ. Biến số nghiên cứu chính là điểm
CONUT trung bình ngày 7. Biến số nghiên cứu phụ gồm tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh dưỡng, cân bằng nitơ
ngày 3, 5, và 7. Số liệu được sử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 25,0. Cỡ mẫu được tính với độ mạnh 90%, sai
số alpha 0,05.
Kết quả: sự khác biệt về tuổi, giới, phẫu thuật, bệnh lý, và thời gian bắt đầu nuôi dưỡng giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê. Tại ngày 7, điểm CONUT trung bình của nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng có ý
nghĩa thống kê (3 1 so với 5 2, p = 0,01). Nhóm can thiệp có tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh dưỡng cao hơn
nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (67% so với 33%, p = 0,007). Cân bằng nitơ vào ngày 3 là 1,3 (KTC
95% -2 – 1,4), ngày 5 là 0,6 (-0,8 – 2,1), và ngày 7 là -0,4 (-2,2 – 0,5).
Kết luận: chế độ súpcalor có bổ sung đạm theo mức độ dị hoá có hiệu quả cải thiện dinh dưỡng ở bệnh nhân
chấn thương sọ não nặng.
Từ khoá: suy dinh dưỡng, chấn thương sọ não, cân bằng nitơ, nuôi dưỡng tiêu hoá, CONUT.
ABSTRACT
THE FEEDING EFFECTOFSOUP CALOR WITH SUPPLEMENT OF PROTEIN FOLLOWTHE LEVEL
OF CATABOLISMIN SEVERE BRAIN TRAUMATIC PATIENTS
Huynh Van Binh, Dinh Huu Hao, Ta Thi Tuyet Mai, Tran Ngoc Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 164- 169
Background: The malnutrition in severe brain traumatic patients increased ventilator weaning failure,
infection, complications, and poor outcome. The study’s objective was evaluated the feeding effect of soup calor
with supplement of protein follow the level of catabolism in severe brain traumatic patients. The investigators
hypothezied that mean of CONUT score at 7th day of the intervention group was lower than the controlled group
about 2 points.
Methods: This was controlled, no-blind, clinical trial. The investigators selected 42 cases into the
intervention group, which was compared 27 cases of the controlled group. The intervention group was fed with
soup calor. Energy and protein requirement was caculated base ideal body weight, gender, and activity factors;
protein was more supplement follow nitrogen balance at 3rd, 5th, and 7th day after admission. The primary
*Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức - Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Huỳnh Văn Bình ĐT: 0918051820 Email: bshuynhvanbinh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 165
outcome was mean of CONUT score at 7th day. The second outcomes were the rate of the improving
malnutrition, nitrogen balance at 3rd, 5th, and 7th day. Data was processed by SPSS 25.0. The sample sizes were
caculated with 90% of power, 0.05 of alpha.
Results: The difference of age, gender, surgery, diagnostic, feedtime of the both groups were not significant.
At 7th day, the mean of CONUT score of the intervention group was lower than the controlled group (3 1 vs 5
2, p = 0.01). The rate of the improving malnutritionof the intervention group was higher than the controlled
group (67% vs 33%, p = 0.007). The nitrogen balance at 3rd day was 1.3 (CI 95% -2/ -1.4), at 5th day [06 (CI
95% -0.8 – 2.1)], and 7th day [-0.4 (CI 95% -2.2 – 0.5)].
Conclusions: the soup calor with supplement protein follow the level of catabolism was effect the improving
nutrition in severe brain traumatic patients.
Keywords: nutrition, brain trauma, head injury, malnutrition, CONUT, enternal nutrition, nitrogen
balance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân chấn thương sọ não nặngbị tăng
chuyển hóa, và tăng dị hoá hoá đạm. Tỷ lệ
chuyển hoá có thể tăng tới 160%, và tăng dị hoá
đạm với cân bằng nitơ từ (-3) đến (-16) g/ngày(5).
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh suy dinh
dưỡng là một trong những yếu tố làm tăng nguy
cơ lệ thuộc máy thở, tăng nguy cơ cai máy thất
bại, sự hồi phục tri giác kém, tăng tỷ lệ nhiễm
trùng và biến chứng(7,8). Nguyên nhân suy dinh
dưỡng là chậm trễ nuôi dưỡng tiêu hóa(1). Ngược
lại, nuôi dưỡng tiêu hoá sớm trong vòng 24 giờ
sẽ giảm tỷ lệ nhiễm trùng, và biến chứng liên
quan(6).
Năm 2016, Huỳnh Văn Bình và cộng sự(3)
đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng của 27 trường
hợp chấn thương sọ não nặng với mức năng
lượng và nhu cầu đạm theo khuyến cáo, không
có bổ sung đạm theo mức độ dị hoá. Sau 7 ngày,
điểm CONUT trung bình là 5 2, thấp hơn so
với thời điểm nhập viện (7 2), p = 0,015. Cân
bằng nitrogen vào ngày thứ 3 và thứ 5 luôn âm
tính. Tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh dưỡng là
33,3%. Trong nghiên cứu này, tác giả chưa tính
nhu cầu năng lượng và đạm theo mức độ tiêu
hao như nhiễm trùng, đa chấn thương, sốt; và
mức độ dị hoá đạm.
Câu hỏi đặt ra là “chế độ dinh dưỡng
súpcalor có bổ sung đạm theo mức độ dị hóa
có hiệu quả nuôi dưỡng ở bệnh nhân chấn
thương sọ não nặng không”? Chúng tôi đặt giả
thuyết là chế độ dinh dưỡng súp calor có bổ
sung đạm theo mức độ dị hoá có điểm
CONUT trung bình tại ngày 7 sau nhập viện
thấp hơn nhóm chứng 2 điểm.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh điểm CONUT ngày 7 của nhóm can
thiệp và nhóm chứng.
So sánh tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh
dưỡng tại ngày 7 của hai nhóm.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã được chấp thuận của Hội
đồng Khoa học và Hội đồng Đạo đức Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định vào ngày 15/05/2017.
Những người tham gia nghiên cứu đã được
cung cấp thông tin và chấp thuận ký tên vào
phiếu tham gia nghiên cứu thông qua người
đại diện hợp pháp trước khi được đưa vào
nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng, có nhóm chứng,
không mù.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các trường hợp chấn thương sọ não có điểm
glassgow lúc nhập hồi sức từ 4 – 8 điểm hoặc
chấn thương sọ não cần thở máy sẽ được đưa
vào nhóm đối tượng chọn mẫu. Đối tượng chọn
mẫu sẽ được khám lâm sàng, cận lâm sàng, tiền
sử bệnh để chọn đối tượng phù hợp với nghiên
cứu. Các trường hợp chấn thương sọ não nặng,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 166
có hoặc không có kèm đa chấn thương nhưng
không nguy kịch tính mạng (APACHE II <
25), được nuôi dưỡng tiêu hóa hoàn toàn đã
được đưa vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Gồm các trường hợp chấn thương sọ não
nặng có kèm yếu tố nguy kịch tính mạng (sử
dụng vận mạch liều cao, APCHE II > 25). Có
chấn thương ống tiêu hóa kèm theo. Bệnh nhân
cần nuôi tĩnh mạch hỗ trợ. Bệnh nhân tử vong,
chuyển viện trong vòng 7 ngày điều trị. Bệnh
nhân nuôi ăn tiêu hoá không đủ 7 ngày liên tục.
Cỡ mẫu: giả thuyết nghiên cứu là chế độ
dinh dưỡng súp calor có bổ sung đạm theo mức
độ dị có điểm CONUT trung bình tại ngày 7 sau
nhập viện thấp hơn nhóm chứng 2 điểm, độ
mạnh nghiên cứu là 90%, tỷ lệ mất mẫu 10%, sai
số alpha là 0,05. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 23
trường hợp. Nhóm nghiên cứu đã chọn được 42
trường hợp vào nhóm can thiệp. Nhóm chứng
có 27 trường hợp được chọn từ nghiên cứu của
Huỳnh văn Bình và cộng sự(3).
Biến số nghiên cứu chính là điểm CONUT
trung bình ngày 7 ngày. Ngày nhập viện được
tính là ngày 0. Biến số nghiên cứu phụ gồm tỷ lệ
cải thiện mức độ suy dinh dưỡng tại ngày 7. Cân
bằng nitơ tại ngày thứ 3 và thứ 5, và thứ 7 sau
nhập viện.
Điểm CONUT được tính dựa vào lượng
albumin, tế bào lympho, và cholesterol toàn
phần trong máu. Bệnh nhân được chẩn đoán suy
dinh dưỡng dựa vào thang điểm CONUT. Điểm
CONUT được đánh giá vào ngày 1 và ngày 7.
Điểm CONUT 0 - 1 (không suy dinh dưỡng), từ
2 - 4 (suy dinh dưỡng nhẹ), từ 5 - 8 (suy dinh
dưỡng trung bình), từ 9 - 12 (suy dinh dưỡng
nặng). Thời điểm nhập viện được tính là ngày 1,
những bệnh nhân có suy dinh dưỡng lúc nhập
viện, nếu sau 7 ngày mức độ suy dinh dưỡng
giảm sẽ được tính có cải thiện. Cân bằng nitơ
bình thường là 0 – 2. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi chọn cân bằng nitơ chuẩn là 2.
Quy trình nghiên cứu: bệnh nhân chấn
thương sọ não có điểm glassgow từ 4 – 8 điểm
trong vòng 24 giờ nhập hồi sức hoặc thở máy sẽ
được đưa vào nghiên cứu. Ngày nhập viện là
ngày 0. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng vào lúc
4 giờ ngày 1 và ngày 7. Tất cả bệnh nhân được
tiến hành đo chiều cao ở tư thế nằm ngửa và các
tình trạng khác liên quan đến đánh giá dinh
dưỡng sẽ được thực hiện vào lúc nhập viện.Tất
cả các xét nghiệm máu gồm: albumin,
cholesterol, và tế bào lympho máu sẽ được thực
hiện vào 4 giờ sáng ngày 1 và 7. Lưu nước tiểu
24 giờ vào các ngày thứ 3, 5, và 7 sau nhập viện.
Xét nghiệm urê nước tiểu 24 giờ để tính cân
bằng nitơ.
Quy trình nuôi dưỡng
Bắt đầu nuôi dưỡng tiêu hoá trong vòng 24
giờ sau nhập viện. Mức năng lượng được tính
theo tình trạng bệnh nhân mỗi ngày:
E (kcal/ngày)= REE x CNLT x (hệ số tiêu hao
+ stress + 0,1).
Nhu cầu đạm (g/ngày) = Nhu cầu x CNLT (+
đạm thiếu do dị hóa theo cân bằng nitơ).
Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được thu thập vào phiếu thu thập
soạn sẵn. Số liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS 25,0 (số đăng ký bản quyền: 1975—1566-
C). Biến số cải thiện mức độ suy dinh dưỡng
được trình bày bằng tần số và tỷ lệ %. Biến số
điểm CONUT ngày 1 và ngày 7 được trình bày
bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn do
phân phối bình thường. Biến số cân bằng nitơ
ngày 3, ngày 5, và ngày 7 được mô tả bằng giá
trị trung vị (khoảng tin cậy 95%) do phân phối
lệch. So sánh tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh
dưỡng ngày 7 giữa nhóm can thiệp thiệp với
nhóm chứng bằng phép kiểm 2. So sánh điểm
CONUT trung bình ngày 7 giữa nhóm can
thiệp với nhóm chứng thiệp phép kiểm T độc
lập. So sánh điểm CONUT trung bình ngày 1
và ngày 7 của nhóm can thiệp bằng phép kiểm
T bắt cặp. Sai lầm α là 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 167
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu đã chọn được 42 trường
hợp chấn thương sọ não nặng đưa vào nhóm
can thiệp.
Bảng 1: Phân bố các đặc điểm về tuổi, cân nặng lý
tưởng, giới tính, bệnh lý, phẫu thuật, và thời gian
nuôi ăn của hai nhóm:
Đặc điểm Nhóm can
thiệp
N = 42
Nhóm
chứng
N = 27
p
Tuổi (năm)* 46 (18-63) 33 (18-83) 0,30
CNLT (kg) 58 7 58 5 0,94
Thời gian nuôi ăn (giờ) 15 3 14 3 0,35
Giới tính n (%)
Nam
Nữ
33 (79)
9 (21)
26 (96)
1 (4)
0,08
Bệnh lý n (%)
CTSN
Đa CT
33 (79)
9 (21)
21 (78)
6 (22)
0,9
Phẫu thuật n (%)
Không
Có
25 (60)
17 (40)
15 (56)
12 (44)
0,7
(*) trung vị (KTC 95%).
CNLT-cân nặng lý tưởng. CTSN-chấn thương sọ não. Đa
CT-Đa chấn thương
Nhận xét: Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
Lượng albumin, cholesterol toàn phần, và tế
bào lympho máu.
Bảng 2: So sánh lượng albumin, tế bào lympho, và
cholesterol toàn phần trong máu của ngày 1 và ngày
7 của nhóm can thiệp
Đặc điểm Ngày 1 Ngày 7 p
Albumin máu (g/l) 30,3 4,2 32,5 3,4 < 0,01
Tế bào lympho (mm
3
) 1,7 0,9 1,8 0,6 0,74
Cholesterol toàn phần
(mmol/l)
2,9 0,9 4,2 0,9 < 0,01
Nhận xét: Lượng albumin và cholesterol toàn
phần ngày 7 cao hơn ngày 1, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
So sánh điểm CONUT trung bình giữa ngày
1 và ngày 7 của nhóm can thiệp, số trường hợp
có điểm CONUT giảm là 31 trường hợp (74%),
tăng là 8 trường hợp (19%), và không thay đổi là
3 trường hợp (7%).
So sánh điểm CONUT trung bình ngày 7 của
hai nhóm
Biểu đồ 1: So sánh điểm CONUT trung bình ngày 7
của hai nhóm
Nhận xét: tại ngày 7, nhóm can thiệp có
điểm CONUT trung bình thấp hơn nhóm
chứng (3 1 so với 5 2), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p = 0.01).
So sánh mức độ suy dinh dưỡng tại ngày 7
so với ngày 1 ở nhóm can thiệp, mức độ suy
dinh dưỡng giảm là 28 trường hợp (67%), tăng là
2 trường hợp (5%), và không thay đổi là 12
trường hợp (29%).
So sánh tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh dưỡng
của hai nhóm:
Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh
dưỡng của hai nhóm
Nhận xét: Tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh
dưỡng ớ nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng
(67% so với 33%, p = 0.007).
Cân bằng nitơ
Cân bằng nitơ ngày 3 là 1.3 (KTC 95% -2 –
1,4), ngày 5 là 0.6 (-0,8 – 2,1), và ngày 7 là -0,4 (-
2,2 – 0,5).
Nhóm
I, Có,
67 Nhóm
I,
Không,
33
Nhóm
C, Có,
33
Nhóm
C,
Không,
67
T
ỷ
lệ
%
Nhóm I Nhóm C
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 168
Biểu đồ 3: Cân bằng nitơ vào các ngày 3, 5 và 7.
Nhận xét: Mức độ dị hoá tăng dần trong 7
ngày sau nhập viện.
BÀN LUẬN
Chúng tôi đã đạt được các mục tiêu của
nghiên cứu. So với nhóm chứng, nhóm bệnh
nhân CTSN nặng được nuôi dưỡng tiêu hoá chế
độ súp calor có bổ sung đạm theo mức độ dị hoá
có điểm CONUT trung bình ngày 7 thấp hơn, và
tỷ lệ cải thiện mức độ suy dinh dưỡng cao hơn.
Các đặc điểm về tuổi, giới tính, loại bệnh lý,
phẫu thuật, cân nặng, thời gian bắt đầu nuôi
dưỡng, và mức độ suy dinh dưỡng lúc nhập
viện giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Do đó, phân bố đặc điểm đối tượng
nghiên cứu là ngẫu nhiên.
Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng tiêu hoá trung
bình là 15 3 giờ. Theo các khuyến cáo và
nghiên cứu đã chứng minh nuôi dưỡng sớm < 24
giờ sẽ giảm tỷ lệ nhiễm trùng và biến chứng
chung trong thời gian nằm viện(6,7). Chúng tôi đã
đảm bảo được yếu tố thời gian nuôi dưỡng sớm.
So sánh điểm CONUT
Ở nhóm can thiệp, điểm CONUT trung bình
ngày 7 thấp hơn ngày 1 (3 1 so với 6 2, p =
0,01). Sau 7 ngày nuôi dưỡng với chế độ súp
calor có bổ sung đạm theo mức độ dị hoá, mức
độ suy dinh dưỡng có cải thiện, giảm 50% điểm
CONUT so với ngày nhập viện.
So với nhóm chứng được nuôi dưỡng với
chế độ súp calor nhưng không có bổ sung đạm
theo mức độ hoá, nhóm can thiệp có điểm
CONUT trung bình ngày 7 thấp hơn có ý
nghĩa thống kê (3 1 so với 5 2, p = 0,01). Tỷ
lệ giảm điểm CONUT trung bình ngày 7 ở
nhóm can thiệp cũng cao hơn nhóm chứng
(50% so với 29%).
Bổ sung đạm theo mức độ dị hoá giúp cải
thiện cân bằng nitrogen, giảm mức độ tiêu cơ
vân do tăng dị hoá sau chấn thương nặng. Việc
cải thiện tình trạng dinh dưỡng sau 7 ngày điều
trị còn được thể hiện qua lượng albumin máu
sau 7 ngày tăng cao hơn so với ngày nhập viện
(32,5 3,4 so với 30,3 4,2, p < 0,01).
Tóm lại, bệnh nhân CTSN nặng được nuôi
dưỡng với chế độ súp calor có bổ sung đạm theo
mức độ dị hoá có hiệu quả giảm điểm CONUT
cao hơn so với nuôi dưỡng thông thường.
Cải thiện mức độ suy dinh dưỡng
Sau 7 ngày điều trị, nhóm can thiệp có mức
độ suy dinh dưỡng giảm là 67%, không thay đổi
là 29%, và tăng là 5%.
So với nhóm chứng, mức độ suy dinh
dưỡng ở ngày 7 ở mức trung bình và nặng của
nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê.
Trong khi, sự phân bố mức độ suy dinh dưỡng
tại thời điểm nhập viện của hai nhóm khác biệt
không có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, tỷ lệ cải
thiện mức độ suy dinh dưỡng của nhóm can
thiệp cũng cao hơn nhóm chứng (67% so với
33%, p = 0,007).
Kết quả này đã chứng minh được rằng nuôi
dưỡng bằng chế độ súp calor có bổ sung đạm
theo mức độ dị hoá có cải thiện mức độ suy dinh
dưỡng tốt hơn so với nuôi đưỡng bằng phương
pháp thông thường.
Tuy nhiên, mức độ suy dinh dưỡng trung
bình tại ngày 7 ở nhóm can thiệp vẫn còn cao
(79%), và 2% trường hợp tăng mức độ suy dinh
dưỡng từ nhẹ lên trung bình. Nguyên nhân do
tình trạng tăng chuyển hoá và tăng dị hoá đạm
cao nhất trong vòng 2 tuần đầu, và kéo dài 4 – 6
tuần sau chấn thương(5). Ngoài chấn thương,
nhiễm trùng, thở máy cũng là những yếu tố làm
tăng mức độ chuyển hoá và tăng dị hoá protein.
Vậy sau 7 ngày nuôi dưỡng bằng chế độ
dinh dưỡng có bổ sung đạm theo mức độ dị hoá,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 169
mức độ suy dinh dưỡng có cải thiện tốt hơn.
Cân bằng nitơ
Cân bằng nitơ được đánh giá vào các ngày 3,
5, và 7 trong 7 ngày đầu điều trị. Cân bằng nitơ
vào ngày thứ 3 là 1,3 (KTC 95% -2 – 1,4), ngày
thứ 5 là 0,6 (KTC 95% -0,8 – 2,1) và ngày thứ 7 là
-0,4 (KTC 95% -2,2 – 0,5).
Mức độ dị hoá đạm tăng dần trong 7 ngày
đầu, các trường hợp trong nghiên cứu đã được
bổ sung đạm theo mức độ dị hoá nhưng vẫn
không đạt mục tiêu duy trì cân bằng nitơ trong
khoảng +2.
Một phân tích gộp về mức độ dị hoá đạm ở
bệnh nhân CTSN nặng cho thấy, cân bằng nitơ là
-3 – (-16) g/ngày trong 2 tuần đầu sau chấn
thương(5).Năm 2010, Jivnani và cộng sự đã khảo
sát mức độ mất nitơ ở bệnh nhân chấn thương
sọ não nặng. Kết quả cho thấy, cân bằng nitơ ở
ngày 1 là -11 – (-13) g/ngày, vào ngày 3 là -10 – (-
14) g/ngày, và ngày 7 là -7 – (-10) g/ngày. Bệnh
nhân đa chấn thương có mức độ mất nitơ cao
hơn so với chấn thương sọ não đơn thuần(4).
Tóm lại, nuôi dưỡng có bổ sung đạm theo
mức độ dị hoá sẽ giảm mức độ tiêu cơ vân của
bệnh nhân, nhưng khả năng cải thiện cân bằng
nitơ trong 7 ngày đầu rất hạn chế do mức độ dị
hoá rất cao. Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
nên được theo dõi cân bằng nitơ ngay từ ngày
đầu sau nhập viện và theo dõi trong 2 tuần để
hướng dẫn cho việc cung cấp đạm trong nuôi
dưỡng tiêu hoá.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng được
nuôi dưỡng bằng chế độ súp calor có bổ sung
đạm theo mức độ dị hoá có hiệu quả cao hơn so
với chế độ không có bổ sung đạm theo mức độ
dị hoá, cải thiện điểm CONUT và mức độ suy
dinh dưỡng tại ngày 7 sau nhập viện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cederholm T, Bosaeus I, Barazzoni R et al (2015). Diagnostic
criteria for malnutrition - An ESPEN Consensus Statement. Clin
Nutr, 34(3), 335-340.
2. Huỳnh Văn Bình, Đinh Hữu Hào & Nguyễn Trọng Thắng
(2017). Sự liên quan giữa giảm phospho máu với cai máy thất
bại ở bệnh nhân thở máy. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Huỳnh Văn Bình & Tạ Thị Tuyết Mai (2016). Khảo sát đặc điểm
dinh dưỡng ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Tạp chí Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(6), 198-203.
4. Jivnani S, Iyer S, Umakumar K et al (2010). Impact of enteral
nutrition on nitrogen balance in patients of trauma. J Emerg
Trauma Shock, 3(2), 109-114.
5. Krakau K, Omne-Ponten M, Karlsson T et al (2006). Metabolism
and nutrition in patients with moderate and severe traumatic
brain injury: A systematic review. Brain Inj, 20(4), 345-367.
6. Marcus HE, Spohr FA, Bottiger BW et al (2012). [Nutritional
therapy in traumatic brain injury: Update 2012]. Anaesthesist,
61(8), 696-702.
7. Peetz A, Mogensen K, Rawn J et al (2015). Traumatic brain
injury, nutritional status and outcomes: a registry based cohort
study. Intensive Care Medicine Experimental, 3(1), A437.
8. Wang X, Dong Y, Han X et al (2013). Nutritional support for
patients sustaining traumatic brain injury: a systematic review
and meta-analysis of prospective studies. PLoS One, 8(3), e58838.
Ngày nhận bài báo: 15/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 03/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_nuoi_duong_cua_supcalor_co_bo_sung_dam_theo_muc_do.pdf