Tài liệu Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang: 15
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI XEN TÔM SÚ – CÁ KÌNH
Ở PHÁ TAM GIANG
Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huê
TÓM TẮT
Nuôi tôm ở phá Tam Giang - Cầu Hai đang đương đầu với nhiều rủi ro, tôm bị dịch
bệnh, mất mùa và thua lỗ do môi trường nước bị ô nhiễm. Quy hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản cả
về không gian nuôi và hình thức nuôi là giải pháp quan trọng cho tình hình trên. Nuôi xen canh
tôm sú với cá kình được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp
màng bao dữ liệu theo hướng đầu vào dưới sự biến đổi theo quy mô (input-oriented Veriable-
Return-to-Scale Data Envolope Nalayis) để ước lượng và phân tích tính hiệu quả kỹ thuật sử
dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang. Kết quả cho
thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật khá cao, bình quân là 0,91. Nguyên nhân chính của phi hiệu quả
là do quy mô không hợp lý. Nhóm hộ nuôi trong vùng quy hoạch...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI XEN TÔM SÚ – CÁ KÌNH
Ở PHÁ TAM GIANG
Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huê
TÓM TẮT
Nuôi tôm ở phá Tam Giang - Cầu Hai đang đương đầu với nhiều rủi ro, tôm bị dịch
bệnh, mất mùa và thua lỗ do môi trường nước bị ô nhiễm. Quy hoạch lại nuôi trồng thuỷ sản cả
về không gian nuôi và hình thức nuôi là giải pháp quan trọng cho tình hình trên. Nuôi xen canh
tôm sú với cá kình được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp
màng bao dữ liệu theo hướng đầu vào dưới sự biến đổi theo quy mô (input-oriented Veriable-
Return-to-Scale Data Envolope Nalayis) để ước lượng và phân tích tính hiệu quả kỹ thuật sử
dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang. Kết quả cho
thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật khá cao, bình quân là 0,91. Nguyên nhân chính của phi hiệu quả
là do quy mô không hợp lý. Nhóm hộ nuôi trong vùng quy hoạch sản xuất có hiệu quả hơn nhóm
hộ nuôi ngoài vùng quy hoạch.
1. Đặt vấn đề
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá lớn nhất
Đông Nam Á và tiêu biểu nhất trong số 12 đầm phá ven bờ Việt Nam. Từ năm 1994,
tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định nuôi trồng thuỷ sản như một ngành kinh tế mũi nhọn
của vùng [6]. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm đã mang lại
diện mạo mới cho vùng đầm phá. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng tài nguyên đầm
phá chưa hợp lý và sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản thiếu quy hoạch đã làm môi trường
nước bị ô nhiễm, tôm bị dịch bệnh, nuôi tôm bị mất mùa, thua lỗ trong những năm gần
đây [9,10].
Nhằm hạn chế rủi ro và dịch bệnh trong nuôi thủy sản, nuôi xen canh tôm với
các loại thuỷ sản khác được thử nghiệm và áp dụng ở vùng đầm phá. Nuôi xen tôm sú
(Peneaus monodon) – cá kình (Siganus oramin) là mô hình được áp dụng phổ biến ở
vùng đầm phá này trong những năm gần đây. Để có các giải pháp nâng cao hiệu quả của
mô hình nuôi xen canh này cần phải đánh giá các yếu tố đầu vào đã được sử dụng một
cách tối ưu hay chưa. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành áp dụng phương
pháp màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) để nghiên cứu “Hiệu quả
kỹ thuật của mô hình nuôi xen tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang”. Nghiên cứu này tìm
hiểu thực trạng áp dụng mô hình nuôi xen tôm sú – cá kình, trên cơ sở đó tính toán và
16
đánh giá mức hiệu quả kỹ thuật mà từng hộ thực sự đạt được trong vụ nuôi năm 2008,
và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nuôi xen tôm sú-cá kình được áp dụng phổ biến ở hai huyện Quảng Điền và
Hương Trà. Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ phòng Thống kê
và phòng Nông nghiệp của hai huyện. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra
nông hộ nuôi xen tôm sú – cá kình ở Quảng An và Quảng Thành thuộc huyện Quảng
Điền và xã Hương Phong thuộc huyện Hương Trà. Mẫu điều tra gồm 44 hộ, trong đó có
17 hộ ở xã Quảng An, 10 hộ ở xã Quảng Thành, và 17 hộ ở xã Hương Phong, thuộc
huyện Hương Trà. Mẫu chọn điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên. Trong mẫu điều tra có 10 hộ nuôi xen tôm sú-cá kình trong khu vực đã được quy
hoạch và 34 hộ còn lại nuôi ở địa bàn chưa được quy hoạch.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất là tích của hiệu quả kỹ thuật (TE) với hiệu quả
về giá (AE). Hiệu quả kỹ thuật có thể ước tính theo các phương pháp khác nhau. Trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).
Phương pháp này được Charnes, Cooper, và Rhodes phát triển vào năm 1978, dựa trên
nghiên cứu của Farrell (1957). Khác với phương pháp hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên
(Stochastic Production Frontier – SPF) sử dụng phương pháp kinh tế lượng, DEA liên
quan đến phương pháp lập trình toán học (mathematical programming) để ước lượng
hiệu quả xuất. So với phương pháp SPF, DEA có ưu điểm là có thể áp dụng được cho cả
trường hợp đa đầu ra. Hơn nữa, DEA là phương pháp phi tham số (non-parametric),
không cần phải xây dựng trước những giả thiết về một dạng hàm sản xuất cụ thể và giả
thiết về phân phối của sai số ngẫu nhiên như trong SPF.
Xét trường hợp có n hộ nuôi xen tôm sú – cá kình. Mỗi hộ sử dụng K yếu tố đầu
vào để sản xuất ra M loại thuỷ sản khác nhau. K yếu tố đầu vào trong nghiên cứu này là
tổng chi phí giống, lao động và lượng thức ăn đầu tư cho vụ nuôi xen tôm sú – cá kình
năm 2008. M đầu ra là tôm sú, cá kình và sản phẩm khác (chủ yếu là cua) thu hoạch
trong năm. Vector đầu vào và đầu ra cho hộ thứ i lần lượt là xit và yit. Dữ liệu của tất cả
các hộ nuôi được ký hiệu bởi KxN ma trận đầu vào (X) và MxN - ma trận đầu ra (Y).
Mô hình màng bao dữ liệu theo hướng đầu vào, biến đổi theo quy mô đầu tư (input-
oriented VRS DEA) có dạng như sau:
0
1
yY
Subject to
min
1
,
i
N
i
i
i Xx
j
17
Trong đó, là chỉ số hiệu quả kỹ thuật (TE). TE có giá trị từ 0 đến 1. Hộ sản
xuất nào có bằng 1 thì hộ đó được coi là đạt hiệu quả kỹ thuật và nằm trên màng bao
dữ liệu. Vector được xác định bởi mối quan hệ tuyến tính giữa các hộ nuôi cùng nhóm
với hộ nuôi thứ i. Y là vector đầu ra, X là vector đầu vào.
3. Kết quả và thảo luận
Kết quả điều tra cho thấy, bình quân mỗi hộ đầu tư khoảng 6,5 triệu đồng tiền
giống, trên 1100 kg thức ăn (kể cả thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp) và hơn 1500 giờ
lao động cho mỗi hecta ao nuôi. Hộ nuôi trong vùng chưa quy hoạch phải đầu tư chi phí
giống và thức ăn cao hơn, gần gấp đôi so với hộ nuôi trong vùng đã quy hoạch. Tuy
nhiên, mức đầu tư lao động của hai nhóm hộ này không quá khác biệt (Bảng 1).
Bình quân mỗi hecta nuôi xen tôm sú – cá kình có thể sản xuất ra khoảng 270 kg
tôm sú, gần 190 kg cá kình và gần 40 kg cua. Ao nuôi nằm trong vùng quy hoạch có
năng suất tôm sú cao hơn so với ao nuôi ở vùng chưa quy hoạch. Tuy nhiên, năng suất
cá kình và cua của ao nuôi nằm trong vùng chưa quy hoạch cao hơn ao nuôi ở vùng quy
hoạch (Bảng 1).
Bảng 1. Mức đầu vào và đầu ra tính bình quân trên một hecta ao nuôi
Cả hai vùng Vùng quy hoạch Vùng chưa quy
hoạch
Mean S.D Mean S.D Mean S.D
Đầu vào
Giống (1000đ/ha) 6567,9 3049,1 3357,0 1805,2 6059,6 3738,3
Thức ăn (kg/ha) 1102,9 930,7 444,3 206,1 1020,6 923,6
Lao động (giờ/ha) 1531,4 739,3 1193,8 457,2 1037,8 295,9
Đầu ra
Tôm sú (kg/ha) 273,5 259,6 270,0 240,1 191,7 241,3
Cá kình (kg/ha) 189,0 129,5 118,0 85,9 169,6 168,9
Khác (kg/ha) 38,7 36,1 21,0 22,8 38,9 43,7
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009
Ghi chú: Mean = Giá trị trung bình
S.D = Độ lệch chuẩn
Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy tính chung cho cả hai vùng chỉ số hiệu quả
kỹ thuật trung bình là 0,91 nếu hàm sản xuất nuôi xen tôm sú – cá kình có hệ số co giãn
của sản lượng thay đổi theo quy mô đầu tư. Nếu hàm sản xuất có hệ số co giãn bằng 1
18
(không thay đổi theo quy mô đầu tư) thì chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,77. Sở
dĩ có sự chênh lệch giữa VRSTE và CRSTE như vậy là do sự phi hiệu quả về mặt quy
mô (SCALE). Chỉ có 14 hộ đạt hiệu quả về mặt quy mô đầu tư. Mức đầu tư yếu tố đầu
vào của các hộ khác là chưa hợp lý.
Bảng 2. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật
Vùng nuôi Chỉ số TE Mean min SD
Hộ nuôi đạt
TE=1
Số hộ %
Cả hai vùng (44 hộ)
VRSTE 0,91 0,58 0,11 18 40,9
CRSTE 0,77 0,19 0,23 14 31,8
SCALE 0,83 0,32 0,19 14 31,8
Vùng quy hoạch (10
hộ)
VRSTE 0,95 0,79 0,07 5 50,0
CRSTE 0,88 0,60 0,13 4 40,0
SCALE 0,92 0,65 0,12 4 40,0
Vùng không quy hoạch
(34 hộ)
VRSTE 0,89 0,59 0,12 13 38,2
CRSTE 0,73 0,191 0,24 10 29,4
SCALE 0,80 0,322 0,20 10 29,4
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009
Ghi chú: VRSTE: chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giãn của sản lượng thay đổi theo
quy mô đầu tư
CRSTE: chỉ số hiệu quả kỹ thuật khi hệ số co giản của sản lượng theo quy mô
đầu tư bằng 1
SCALE: hiệu quả quy mô đầu tư
Bảng 2 cũng cho thấy chỉ số hiệu quả trung bình (VRSTE, CRSTE và SCALE)
của nhóm hộ quy hoạch cao hơn nhiều so với nhóm hộ không quy hoạch. Tỷ lệ hộ đạt
TE =1 của vùng quy hoạch cũng cao hơn nhiều so với vùng không quy hoạch. Điều này
cho thấy việc quy hoạch ao nuôi hợp lý đã tạo điều kiện để sử dụng các yếu tố đầu vào
có hiệu quả hơn.
19
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
0-0.1 0.1-0.2 0.2-0.3 0.3-0.4 0.4-0.5 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 0.8-0.9 0.9-1 1
Hiệu quả kỹ thuật
%
CRSTE VRSTE SCALE
Biểu đồ 1. Tần suất phân phối của các hộ đạt hiệu quả kỹ thuật
Biểu đồ 1 cho thấy số hộ có VRSTE, CRSTE và SCALE bằng 1 chiếm tỷ lệ lớn
nhất, từ 32% - 40% tổng số hộ điều tra. Chỉ khoảng 5% số hộ có VRSTE từ 0,5–0,6.
Hầu như không có hộ nào có VRSTE nhỏ hơn 50%. Khoảng từ 7%-12% tổng số hộ điều
tra có CRSTE và SCALE không quá 50%.
Kết quả phân tích chi tiết ở Bảng 3 còn cho thấy phần lớn (khoảng 29 hộ chiếm
65,9%) các hộ điều tra có thể tăng hiệu quả bằng cách tăng quy mô đầu tư. Điều này có
nghĩa là gần 66% số hộ nên tăng quy mô đầu tư để cải thiện năng suất nuôi. Khoảng
32% số hộ đạt hiệu quả về mặt quy mô. Trong số 44 hộ nuôi xen canh tôm sú – cá kình,
chỉ có 1 hộ (chiếm 2,3%) có tăng hiệu quả bằng cách giảm mức đầu tư.
Bảng 3. Số hộ nuôi phân theo vùng nuôi và tính chất của công nghệ nuôi.
Tính chất công
nghệ nuôi
Vùng nuôi
Số hộ nuôi Diện tích ao
nuôi bình quân
(ha) Số hộ %
IRS
Cả hai vùng 29 65,9 0,69
Quy hoạch 6 20,7 0,67
Không quy hoạch 23 79,3 0,70
CRS
Cả hai vùng 14 31,8 1,15
Quy hoạch 4 28,6 1,09
Không quy hoạch 10 71,4 1,17
DRS Cả hai vùng 1 2,3 1,00
20
Quy hoạch 0 0 0
Không quy hoạch 1 100 1,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009
Ghi chú: IRS: Hiệu quả tằng khi tăng quy mô đầu tư
CRS: Hiệu quả không đổi theo quy mô đầu tư
DRS: Hiệu quả giảm khi tăng quy mô đầu tư
4. Kết luận
Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn 44
hộ nuôi ở ba xã: Quảng An, Quảng Thành và Hương Phong. Nhìn chung, hiệu quả kỹ
thuật ước lượng bình quân đạt gần 0,9. Kết quả này tương đương với kết quả của hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản của các nước khác như Nigeria (88-89%) [5], Bangladesh
(85%)[1], Thái Lan (72-91%) [4], và Đài Loan (84%) [2]. Tuy nhiên lại tương đối cao
hơn so với các nghiên cứu khác về hiệu quả kỹ thuật của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
của Việt Nam như nghiên cứu của Den (2007) [3] cho mô hình tôm sú độc canh ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, của Dey (2005) [4] cho mô hình xen canh cá nước ngọt của
các nước Châu Á [3,4].
Kết quả phân tích cũng cho thấy nguyên nhân chính của phi hiệu kỹ thuật của
các hộ điều tra là phi hiệu quả về mặt quy mô đầu tư các yếu tố đầu vào. Hầu hết các hộ
nên tăng mức đầu tư sản xuất để cải thiện hiệu quả. Các hộ nuôi trong vùng đã được quy
hoạch hiệu quả hơn các hộ ngoài vùng quy hoạch. Điều này chứng tỏ quy hoạch vùng
nuôi hợp lý là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Alam, M. F. and K. Murshed-e-Jahan, Resource allocaltion efficiency of the prawn-
carp farmers of Bangladesh, Aquaculture Economics & Management, 2008.
[2]. Chiang, F.-S., C.-H. Sun, et al., Technical efficiency analysis of milkfish (Chanos
chanos) production in Taiwan - an applicantion of the stochastic frontier production
function, Aquaculture, 2004.
[3]. Den, D. T., T. Ancev, et al., Technical Efficiency of Prawn Farms in the Mekong Delta,
Vietnam, 2007.
[4]. Dey, M. M., F. J. Paraguas, et al., Technical efficiency of freshwater pond polyculture
production in selected Asian countries: Estimation and implication, Aquaculture
Economics & Management, 9(1), (2005), 39-63.
[5]. Kareem, R. O., A. O. Dipeolu, et al., Economic efficiency in fish farming: hope for
21
agro-allied industries in Niagara, Chinese Journal of Oceanology and Limnology,
26(1), (2008), 104-115.
[6]. Nhung, P. T. H., Fish raising in cage in the Tam Giang lagoon, The contribution of
Aquaculture to livelihood security in two villages, Master Thesis in Rural Development
with Specialization in livelihood and Natuaral Resource Management, Department of
Urban and Rural Development, Swedish University of Agricultural Sciences, 2008.
[7]. Sở Thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ
sản đầm phá Thừa Thiên Huế, 2004.
[8]. Timothy J. Coelli, D.S. Prasada Rao, et al., An Introduction to Efficiency and
Productivity Analysis, Second Edition, Springer: 172, 2005.
[9]. Tuyen, T. V., Scale up of Participatory planning for resource governance: A case in
Sam Chuon lagoon, Vietnam, 2005.
[10]. Xuân, M. V., Lượng giá giá trị kinh tế chủ yếu của phá Tam Giang, Kỷ yếu Hội nghị
khoa học lần thứ II: 186-197, 2008.
TECHNICAL EFFICIENCY OF PRAWN-RABBITFISH INTER-CULTURE
MODEL IN TAM GIANG LAGOON
Ton Nu Hai Au, Bui Dung The
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Shrimp mono-culture in Tam Giang lagoon is facing a number of risks due to
water pollution, uncontrolled diseases and poor harvest. Planning aquaculture in term
of area, cultured species, and culturing methods applying prawn poly-culture has been
considered as an important solution to this situation. Inter-culturing prawn (Peneaus
monodon) with rabbitfish (Siganus oramin) is more and more adopted.. In this paper,
the technical efficiency of this aquaculture model of farms in Tam Giang lagoon was
measured, using an input-oriented Variable-Return- to-scale data envelopment analysis
method. The estimated technical efficiency score was relatively high, about 0.9. The
major cause of inefficiency was associated with the inappropriate level of input use.
Households doing auaculture in planned zone got more technial efficiency than those
outside the planned zone.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62_2_7862_7598_2117781.pdf