Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế: 53
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM
Ở PHÚ LƯƠNG, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ
Phan Văn Hòa, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nguyễn Việt Thiên, Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Quảng Nam
TÓM TẮT
Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế có những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề
trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng. Bình quân 1 lứa, năng suất đạt 34,73 kg/vòm, sản
lượng đạt 1.296 kg/hộ/năm với lợi nhuận thu được bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng.
Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy, nếu hộ đầu tư tăng thêm 1
sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí mua rơm 47,5 ngàn (mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ),
40 ngàn (mùa Thu) và 48 ngàn (mùa Đông), các hộ thu được một khoản giá trị gia tăng ở các
mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng là 109, 90, 112 và gần 110 ngàn đồng. Nhưng nếu hộ tăng
thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ
theo mùa vụ.
Để nâng cao kết ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM
Ở PHÚ LƯƠNG, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ
Phan Văn Hòa, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nguyễn Việt Thiên, Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Quảng Nam
TÓM TẮT
Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế có những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề
trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng. Bình quân 1 lứa, năng suất đạt 34,73 kg/vòm, sản
lượng đạt 1.296 kg/hộ/năm với lợi nhuận thu được bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng.
Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy, nếu hộ đầu tư tăng thêm 1
sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí mua rơm 47,5 ngàn (mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ),
40 ngàn (mùa Thu) và 48 ngàn (mùa Đông), các hộ thu được một khoản giá trị gia tăng ở các
mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng là 109, 90, 112 và gần 110 ngàn đồng. Nhưng nếu hộ tăng
thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ
theo mùa vụ.
Để nâng cao kết quả và hiệu quả trồng nấm, chính quyền địa phương cần quy hoạch
vùng sản xuất nấm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đa dạng hoá các loại nấm khác ngoài
nấm rơm nhằm giảm rủi ro, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế
biến sản phẩm nấm nhằm nâng cao năng suất chất lượng nấm; các hộ trồng nấm cần tập trung
nguồn lực sản xuất vào mùa Hạ, mùa Thu, đầu tư thêm rơm, meo và công lao động gia đình sẽ
cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nâng cao kết
quả và hiệu quả sản xuất nấm, đưa nghề trồng nấm thành nghề chính nơi đây.
1. Đặt vấn đề
Nấm rơm được xem là một loại “rau sạch và cao cấp”[1]. Mặc dù hàm lượng
đạm cao nhưng nấm rơm rất an toàn cho cơ thể và không hoặc ít để lại hậu quả bất lợi
cho con người như đạm động vật, đường và một số các loại thực phẩm khác. Nấm rơm
có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protin
trong nấm rơm chỉ đứng sau thịt, cá; rất giàu chất khoáng, axit amin không thể thay thế,
các vitamin A, B, C, D, và không chứa các độc tố[1].
Trong những năm gần đây, trên thế giới, nghề trồng nấm đã hình thành và phát
triển mạnh ở nhiều nước như Hà Lan, Pháp, Ý, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ở nước ta, nấm rơm cũng được biết đến từ rất lâu. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm
trở lại đây, trồng nấm rơm mới được coi là nghề và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người dân.
54
Ở Thừa Thiên Huế, nấm rơm được trồng nhiều nơi, nhưng có thể nói ở Phú
Lương, huyện Phú Vang là một trong những xã điển hình trồng nấm rơm tập trung và
đạt hiệu quả cao. Trồng nấm rơm đã trở thành nghề chính mang lại nhiều lợi ích thiết
thực, thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây, góp phần tận dụng nguồn rơm phế
phẩm nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt lao động nhàn rỗi vào lúc trái
vụ và mùa mưa. Tuy nhiên, để trồng nấm rơm thực sự là nghề sản xuất kinh doanh ở địa
phương, mang lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho người dân, nhiều vấn đề đặt ra
chưa được giải quyết: (1) Thực trạng sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú Vang trong
những năm qua như thế nào? (2) Kết quả và hiệu quả trồng nấm rơm ở đây? (3) Những
nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ ở Phú Lương? (4) Giải pháp
nào để phát triển nghề trồng nấm rơm trong thời gian đến đạt hiệu quả cao và ổn định?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tập trung nghiên cứu “Hiệu quả
kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” với
mục đích nhằm đề ra các giải pháp hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng nấm rơm,
phát triển nghề trồng nấm rơm hiệu quả và ổn định trong thời gian đến.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, trong khuôn khổ của bài báo, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, so sánh, hạch
toán kinh tế... đặc biệt chúng tôi tập trung điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng nấm trên tổng
số 510 hộ trồng nấm của xã, sử dụng phương pháp toán kinh tế phân tích hàm sản xuất
Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ
điều tra.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nấm rơm được người dân ở Phú Lương trồng quanh năm, từ khi bắt đầu chuẩn
bị nguyên liệu rơm để ủ nấm cho đến khi thu hoạch trong vòng 20-25 ngày, mỗi tháng
có thể sản xuất 1 đến 1,5 lứa, mỗi năm sản xuất cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông.
Ở Phú Lương, bình quân mỗi hộ có 2,57 nhà vòm trồng nấm và mức đầu tư trên
1 nhà vòm hơn 2,5 triệu đồng. Bình quân 1 vòm chứa khoảng 483,92 bánh rơm; một
năm mỗi hộ trồng 14,52 lứa, với năng suất bình quân một lứa là 34,73 kg/vòm. Như vậy,
sản lượng hàng năm bình quân mỗi hộ vào khoảng 1.296 kg.
Ngoài đầu tư về nhà vòm và tư liệu sản xuất, các hộ trồng nấm rơm phải đầu tư
nhiều khoản mục chi phí như meo giống, thuê công lao động, sửa chữa, tu bổ nhà vòm,...
rơm và lao động gia đình... Bình quân mỗi lứa/vòm các hộ phải đầu tư 1,5 triệu đồng
chi phí sản xuất, trong đó chi phí trung gian là 945,66 ngàn đồng. Sau khi trừ chi phí sản
xuất, lợi nhuận bình quân một lứa, một vòm là 819 ngàn đồng, giá trị gia tăng bình quân
1,4 triệu đồng/lứa/vòm. Như vậy, bình quân một năm giá trị sản xuất mỗi hộ thu được
87,68 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất (57,11 triệu đồng), lợi nhuận thu được
55
bình quân năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng. Đây là khoản lợi nhuận cao và ổn định đối
với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nông thôn. Bình quân, hộ đầu tư 1
đồng chi phí 1 năm thu được 1,48 đồng giá trị gia tăng và 0,54 đồng lợi nhuận. Như vậy,
có thể thấy, mặc dù nghề trồng nấm rơm mới phát triển và chưa trở thành nghề chính
thống trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay, nhưng kết quả và hiệu quả kinh tế mà
nghề trồng nấm rơm mang lại là khá cao, góp phần ổn định thu nhập, xoá đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế địa phương. Chính vì thế phát triển nghề trồng nấm rơm để
phát triển kinh tế hộ nông dân là hướng đi đúng và phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế
trồng nấm là rất quan trọng. Trong khuôn khổ của số liệu điều tra, chúng tôi xây dựng
hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng như sau: Y= A.
∑
=
β
=
α∑
3
1j
jjD5
1i
i
i e.X . Trong đó, Y: năng
suất nấm rơm (kg), Xi (i=1÷5): Các yếu tố đầu vào, gồm tuổi vòm (năm); khối lượng
rơm (sào); số lượng meo giống (bịch); số ngày công lao động (công); số năm kinh
nghiệm của chủ hộ (năm); Dj: Biến giả mùa vụ trồng nấm (j=1÷3): D1=1 mùa Xuân;
D2=1 mùa Hạ; D3=1 mùa Thu và D1=D2=D3=0 mùa Đông; A hệ số chặn.
Kết quả ước lượng hàm Cobb-Douglas từ các hộ trồng nấm rơm được điều tra ở
Phú Lương năm 2010 cho ta hàm sản xuất sau:
Y=0,825.X1(-0,025).X20,153.X30,573.X40,144.X50,171.e0,289.D1+0,727.D2+0,504.D3
Với kiểm định mô hình F-Statistic = 523,44 > F0,05 (10,229) cho phép ta bác bỏ
giả thuyết : tất cả các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0 và chấp nhận giả thuyết không
phải tất cả các hệ số hồi quy riêng đều đồng thời bằng 0. Như vậy, mô hình đưa ra là
hợp lý và phù hợp với thực tế ở mức ý nghĩa α = 5%. Các hệ số αi của các biến lượng
rơm, lượng meo, số ngày công lao động, số năm kinh nghiệm của chủ hộ đều dương với
mức ý nghĩa thống kê 99%, ngoại trừ hệ số αi của biến tuổi vòm âm với mức ý nghĩa
thống kê 90%. Điều đó cho thấy, các yếu tố số lượng meo, rơm, số ngày công lao động
và năm kinh nghiệm trồng nấm ảnh hưởng làm tăng năng suất nấm, lớn nhất là số lượng
meo giống. Trong khi đó, tuổi vòm có ảnh hưởng âm, tức là vòm sử dụng càng lâu, năng
suất nấm rơm giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trồng nấm
rơm của các hộ ở Phú Vang hiện nay. Đối với mùa vụ, kết quả ước lượng hàm sản xuất
cho thấy, mùa Hạ là mùa cho năng suất cao nhất, sau đó là mùa Thu.
56
Bảng 1. Hiệu quả kinh tế đầu tư các yếu tố đầu vào trồng nấm rơm ở các mùa trong năm của Phú Lương, Phú Vang 2010
Sản phẩm cận biên của đầu vào
(kg/lứa)
(MPXi)
Giá trị sản phẩm cận biên của đầu
vào (1000đ)
(MPVXi)
Chênh lệch giữa giá trị sản phẩm cận
biên và đơn giá của đầu vào (1000đ)
(MPVXi – PXi)
Các đầu vào
Xuân Hạ Thu Đông Xuân Hạ Thu Đông Xuân Hạ Thu Đông
1. Tuổi vòm -0,49 -0,76 -0,61 -0,37 -38,45 -34,39 -37,26 -38,76 -226,22 -222,16 -225,03 -226,53
2. Lượng rơm 2,01 3,11 2,49 1,50 156,50 139,98 151,69 157,80 109,00 89,98 111,69 109,80
3. Lượng meo
giống
0,22 0,34 0,27 0,17 17,27 15,45 16,74 17,41 15,07 13,25 14,54 15,21
4. Ngày công lao
động
0,51 0,80 0,64 0,39 40,08 35,85 38,85 40,41 -39,92 -44,15 -41,15 -39,59
5. Năm kinh
nghiệm chủ hộ
0,53 0,82 0,66 0,40 41,34 36,97 40,07 41,68 41,34 36,97 40,07 41,68
Nguồn: Tính toán của tác giả.
57
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư của từng yếu tố đầu vào ở các mùa vụ
trồng nấm chúng tôi nhận thấy, nếu hộ đầu tư tăng thêm lượng rơm, meo, công lao động,
đầu tư nhà vòm mới đều làm tăng năng suất nấm rơm do sản phẩm cận biên tăng. Nếu
tăng thêm 1 sào rơm (so trung bình 2,38 sào) thì ở mùa Xuân năng suất cận biên tăng
2,01 kg nấm; mùa Hạ tăng 3,11 kg nấm; mùa Thu tăng 2,49 kg và mùa Đông tăng 1,5
kg nấm. Tương tự cho lượng meo giống, số ngày công lao động, số năm kinh nghiệm
trồng nấm của chủ hộ, nếu tăng thêm 1 đơn vị so trung bình của biến thì năng suất cận
biên của nấm tăng lên. Riêng nếu nhà vòm trồng nấm đã qua sử dụng 1 năm thì năng
suất cận biên lại giảm từ 0,37 đến 0,76 kg nấm (bảng). Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh
tế cao các hộ chỉ nên đầu tư thêm lượng rơm và lượng meo giống ở tất cả các mùa trồng
nấm. Nếu tăng thêm 1 sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí mua rơm 47,5 ngàn
(mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ), 40 ngàn (mùa Thu) và 48 ngàn (mùa Đông), các hộ thu
được một khoản giá trị gia tăng ở các mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng là 109, 90,
112 và gần 110 ngàn đồng. Tương tự, nếu tăng thêm lượng meo giống và những hộ có
nhiều kinh nghiệm cũng làm tăng giá trị gia tăng. Đối với tuổi vòm, tuổi vòm càng lớn
thì càng không có hiệu quả kinh tế do làm giảm năng suất nấm. Riêng đối với ngày
công lao động, nếu hộ tăng thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, sau khi trừ đi
chi phí 1 ngày công thuê 80 ngàn, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ theo mùa
vụ (Bảng 1). Mặc dù năng suất cận biên của ngày công lao động tăng lên, nhưng chi phí
ngày công lao động thuê hiện nay quá cao nên thuê lao động trồng nấm là không có
hiệu quả kinh tế. Vì thế, để đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ nên sử dụng công lao động
nhàn rỗi của mình để trồng nấm. Có như vậy, giảm được chi phí, sử dụng triệt để công
lao động nhàn rỗi của gia đình, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ nấm hiện nay, nếu hộ trồng nấm
vào mùa Hạ, mùa Thu, đầu tư tăng thêm lượng rơm, meo giống, đầu tư mới nhà vòm
trồng nấm và tận dụng công lao động nhàn rỗi của gia đình để trồng nấm sẽ cho kết quả
và hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, để trồng nấm rơm ở Phú Lương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế
mang lại kết quả và hiệu quả cao về mặt kinh tế và trở thành nghề mang lại thu nhập
cao cho người dân nơi đây, chính quyền địa phương cũng như người dân cần thực hiện
một số giải pháp sau:
- Ngay từ bây giờ, cần quy hoạch lại vùng sản xuất nấm rơm ở địa phương,
nhằm kiểm soát môi trường, đảm bảo nấm sạch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng
nấm, đảm bảo trồng nấm của các hộ đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao.
- Cần nâng cao kiến thức kỹ thuật, áp dụng tiến bộ sản xuất mới tiên tiến thông
qua tập huấn sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và kiến thức thị trường cho người
trồng nấm nhằm đảm bảo cho người trồng nấm thu được kết quả và hiệu quả cao nhất,
bởi lẽ hiện nay người dân trồng nấm rơm ở Phú Lương chủ yếu áp dụng kiến thức
truyền thống, lạc hậu.
58
- Cần nghiên cứu áp dụng công nghệ máy móc thu hoạch và chế biến, bảo quản
sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng nấm khi phân phối đến tay người tiêu dùng
hoặc chế biến thành nấm khô, kéo dài thời gian lưu chuyển, bảo quản, sử dụng nấm.
- Nghiên cứu áp dụng một số loại giống nấm khác thị trường đang có xu hướng
tiêu dùng cao như đùi gà, mộc nhĩ, nấm sò, nấm linh chi giúp hộ đa dạng hóa sản
phẩm, giảm thiểu rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
- Đối với nấm rơm, các hộ cần tập trung nguồn lực, nguyên liệu sản xuất vào
mùa Hạ và mùa Thu, tăng lượng rơm rạ, lượng meo giống, đầu tư xây dựng nhà vòm
mới và ngày công lao động nhàn rỗi của gia đình để sản xuất nấm, đảm bảo hộ trồng
nấm sử dụng tốt các yếu tố nguồn lực, đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao.
4. Kết luận và kiến nghị
Phú Lương, Phú Vang, Thừa Thiên Huế có những điều kiện thuận lợi để phát
triển nghề trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng nhằm sử dụng tốt các yếu tố
nguồn lực sẵn có của địa phương, góp phần phát triển sản xuất, giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm rơm ở đây được trồng tự phát, tận dụng nguồn
nguyên liệu sẵn có, sản xuất mang tính truyền thống, lạc hậu nên năng suất và chất
lượng chưa cao. Bình quân 1 lứa, năng suất nấm rơm đạt 34,73 kg/vòm, sản lượng bình
quân năm 1 hộ đạt 1.296 kg. Bình quân một năm giá trị sản xuất mỗi hộ thu được 87,68
triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất (57,11 triệu đồng), lợi nhuận thu được bình quân
năm mỗi hộ hơn 30,5 triệu đồng. Đây là nguồn thu đáng kể đáp ứng yêu cầu chi tiêu và
phát triển của các hộ gia đình nông thôn.
Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy, tuổi vòm càng cao sẽ
ảnh hưởng làm giảm năng suất nấm và giảm hiệu quả kinh tế. Vì thế các hộ cần đầu tư
mới hoặc sửa chữa nhà vòm trồng nấm nhằm nâng cao năng suất nấm trồng của các hộ.
Các hộ trồng nấm vào mùa Hạ và mùa Thu cho năng suất cao hơn trồng nấm rơm vào
mùa Xuân và mùa Đông. Nếu hộ đầu tư thêm lượng rơm, meo giống, công lao động đều
làm tăng năng suất nấm nhưng chỉ có đầu tư tăng thêm lượng rơm và meo giống, hộ
mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Hộ đầu tư tăng thêm 1 sào rơm trồng nấm, sau khi trừ đi
chi phí mua rơm 47,5 ngàn (mùa Xuân), 50 ngàn (mùa Hạ), 40 ngàn (mùa Thu) và 48
ngàn (mùa Đông), các hộ thu được một khoản giá trị gia tăng ở các mùa Xuân Hạ Thu
Đông tương ứng là 109, 90, 112 và gần 110 ngàn đồng. Tương tự, nếu tăng thêm lượng
meo giống và những hộ có nhiều kinh nghiệm cũng làm tăng giá trị gia tăng. Nhưng nếu
hộ tăng thuê thêm 1 ngày công lao động để trồng nấm, sau khi trừ đi chi phí 1 ngày
công thuê 80 ngàn, hộ đã lỗ mất 39,59 đến 44,15 ngàn đồng tuỳ theo mùa vụ (Bảng 1).
Chính vì thế, hộ cần tận dụng công lao động nhàn rỗi của gia đình để trồng và chăm sóc
nấm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
59
Ngoài ra, để nâng cao kết quả và hiệu quả trồng nấm, chính quyền địa phương
cần quy hoạch vùng sản xuất nấm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm rủi ro; áp
dụng mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nấm rơm nhằm
nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường,
nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Viện di truyền nông nghiệp, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Nấm ăn, cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, Nxb. Nông
nghiệp, Hà Nội, 2008.
[2]. Damodar N. Gujarati, Basic Econometrics, McGraw-Hill Book Company, Singapore,
1988.
[3]. Hoàng Văn Ký, Kỹ thuật trồng nấm rơm, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2008.
ECONOMIC EFFECTS OF MUSHROOM CULTIVATION IN PHU VANG,
THUA THIEN HUE
Phan Van Hoa, College of Economics, Hue University
Nguyen Viet Thien, Quang Nam Pharmaceutical Joint Stock Company
SUMMARY
Phu Luong has favorable conditions for the development of mushroom cultivation in
general and in particular mushroom. On average, a litter, yield obtains 34,73 kg / surround,
output of 1,296 kg / household/year with profits per year per household of more than 30,5
million VND.
Analysis results of Cobb-Douglas production function showed that if households invest
an additional straw pole, after subtracting the cost of straw 47,5 thousand (Spring), 50
thousand (Summer), 40 thousand (Autumn) and 48 thousand (Winter), the household will
receive a sum of value added in the Spring, Summer, Autumm, Winter respectively 109, 90, 112
and nearly 110 thousand VND. But if they spend an additional day of labor for mushroom
cultivation, they will lose 39,59 to 44,15 thousand dollars depending on the season.
To improve the efficiency of mushroom production, local governments need to plan the
production of mushrooms to reduce pollution, diversify the types of fungi other than mushrooms
to reduce the risk, the application of scientific learning techniques in production, harvesting and
processing of mushroom products in order to raise the quality of mushrooms; the mushroom
growers need to focus resources on the production of Summer, Fall, invest more straw, cat and
family labor for high quality, meeting the increasing demands of the market, improving the
effectiveness of mushroom production.Growing mushrooms should be developed to a major job
here.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68_6_3476_1_2117929.pdf