Tài liệu Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với thông foley đôi cải tiến trên thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện nhân dân gia định: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 121
HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VỚI THÔNG FOLEY ĐÔI CẢI TIẾN
TRÊN THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH CÓ CHỈ ĐỊNH CHẤM DỨT THAI KỲ
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Ngô Minh Hưng *, Hoàng Thị Diễm Tuyết**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang***
TÓM TẮT
Khởi phát chuyển dạ (KPCD) ở thai quá ngày dự sinh có nhiều phương cách khác nhau khi thai có đủ sức
khỏe để chiu đựng cuộc chuyển da. Tại Việt Nam các biện pháp KPCD khi cổ tử cung(CTC) chưa thuận lợi hiện
nay chủ yếu là các biện pháp cơ học.
Mục tiêu: Đánh gía hiệu quả khởi phát chuyển dạ của phương pháp cơ học: thông bóng đôi cải tiến trong
khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày dự sinh, có chỉ định sinh ngả âm đạo.
Phương pháp: Nghiên cứu dọc tiền cứu trên 71 thai phụ tại khoa sản Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ
09/2017 đến 05/2018. Các thai phụ Tuổi thai ≥ 40 tuần; đơn thai, ngôi đầu; điểm số Bishop ≤4; CTC không thuận
lợi lóc ối; có chỉ định ch...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với thông foley đôi cải tiến trên thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện nhân dân gia định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 121
HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ VỚI THÔNG FOLEY ĐÔI CẢI TIẾN
TRÊN THAI QUÁ NGÀY DỰ SINH CÓ CHỈ ĐỊNH CHẤM DỨT THAI KỲ
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Ngô Minh Hưng *, Hoàng Thị Diễm Tuyết**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang***
TÓM TẮT
Khởi phát chuyển dạ (KPCD) ở thai quá ngày dự sinh có nhiều phương cách khác nhau khi thai có đủ sức
khỏe để chiu đựng cuộc chuyển da. Tại Việt Nam các biện pháp KPCD khi cổ tử cung(CTC) chưa thuận lợi hiện
nay chủ yếu là các biện pháp cơ học.
Mục tiêu: Đánh gía hiệu quả khởi phát chuyển dạ của phương pháp cơ học: thông bóng đôi cải tiến trong
khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày dự sinh, có chỉ định sinh ngả âm đạo.
Phương pháp: Nghiên cứu dọc tiền cứu trên 71 thai phụ tại khoa sản Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ
09/2017 đến 05/2018. Các thai phụ Tuổi thai ≥ 40 tuần; đơn thai, ngôi đầu; điểm số Bishop ≤4; CTC không thuận
lợi lóc ối; có chỉ định chấm dứt thai kỳ; Nonstresstest có đáp ứng; có chỉ định sinh ngả âm đạo và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Kết quả: Tỷ lệ KPCD thành công bằng thông bóng đôi cải tiến là 87,3% KTC 95% [79,5-95,1]. Không có
biến chứng liên quan đến đặt ống thông Foley, tỷ lệ thai phụ khó chịu khi đặt là 28%. Các kết cuộc khác: (1) Tỷ lệ
sinh ngả âm đạo chung sau KPCD là 57,7%. Sử dụng thêm oxytocin là 77,5%. (2) Điểm số Bishop trung bình
trước KPCD của nhóm nghiên cứu là 2,15 ±0,86 điểm, sau KPCD là 7,38±1,06 điểm và điểm số Bishop tăng
trung bình 5,2 điểm với p < 0,001.
Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận thông bóng đôi Foley cải tiến cho hiệu quả KPCD trong thai quá ngày dự
sinh, an toàn cho thai phụ và thai nhi.
Từ khóa: khởi phát chuyển dạ, bóng đôi, thai quá ngày dự sinh
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF INDUCTION LABOR WITH MODIFIER DOUBLE BALLOON FOLEY
CATHETER IN PROLONG TERM GESTATION AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Ngo Minh Hung, Hoang Thi Diem Tuyet, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 121 - 126
Induction of labor (IOL) in pro-long term gestational age occurs in different ways when the fetus is
physically fit for the transition. In Vietnam, IOL in cases with cervical unfavorable are mainly conducted by
mechanical methods.
Objective: To evaluate the efficacy of labor induction by mechanical method:modifier double balloon foley
catheter in pro-long term gestational age with indication of vaginal delivery.
Methods: Longitudinal prospective study on 71 pregnant women at obstetrics department of Nhan Dan Gia
Dinh Hospital from 09/2017 to 05/2018. Their pregnancy were older than ≥ 40 weeks; singleton; their cervical
Bishop score ≤4; Cervical is unfavorable to detatch the amnio membrances ; to designate termination of pregnancy
by vaginal delivery; Nonstresstest :positive; and consent to participate in the study. IOL was conducted by double
baloon Foley modifier catheter.
*Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, **Bệnh viện Hùng Vương
***Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: PGS TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: tranghnk08@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 122
Results: The rate of successful IOL with modifier double baloon Foley catheter was 87.3% 95% CI 95%
[79.5-95.1. No complications associated with modifier double balloon Foley catheter placement, uncomfortable
feeling rate among those participants was 28%. Other outcomes: (1) The overall vaginal birth rate after IOL was
57.7%. The vaginal birth rate when using combined modifier double balloon foley catheter and oxytocin was
77.5%. (2) The average Bishop score before IOL was 2.15 ± 0.86 points, and after IOL was 7.38 ± 1.06 points and
the increase of Bishop scores averaged 5.2 points with p <0.001.
Conclusion: the modifier double baloon Foley catheter using in IOL was effective as well as safe for pregnant
women and fetuses.
Key words: induction of labor, double balloon, pro-long term gestational age
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới, tỉ
lệ khởi phát chuyển dạ (KPCD) tăng gấp đôi
trong hai thập kỷ qua, khoảng 25 % trên toàn thế
giới. Tỉ lệ này cao hơn ở các nước phát triển và
thấp hơn ở các nước đang phát triển(1).
Có nhiều phương pháp khởi phát chuyển dạ
đã được áp dụng. Các phương pháp này được
chia thành hai nhóm chính là: phương pháp cơ
học và phương pháp dùng thuốc. Các phương
pháp cơ học bao gồm tách ối, nong cổ tử cung
bằng laminaria, đặt Kovac’s, đặt thông Foley
đơn, đặt thông Foley đôi cải tiến, đặt thông
Foley kết hợp truyền nước muối sinh lý ngoài
buồng ối. Các phương pháp dùng thuốc bao
gồm truyền oxytocin, prostaglandin E1
(misoprostol), prostaglandin E2 (denoprostone).
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và
khuyết điểm khác nhau, lựa chọn một phương
pháp khởi phát chuyển dạ sẽ tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như tỷ lệ thành công, độ an toàn,
điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực,
sự hài lòng của sản phụ.
Theo nghiên cứu của Pennell và cộng sự(6)
(2009) trên 330 sản phụ con so có CTC (cổ tử
cung) không thuận lợi ở thai đủ trưởng thành
được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm: nhóm đặt
ống thông 2 bóng, nhóm đặt ống thông Foley và
nhóm đặt PGE2. Kết quả khác biệt không có ý
nghĩa thống kê về tỷ lệ mổ sinh giữa ba nhóm
(43%, 36% và 37% với p = 0,57). Khoảng thời gian
từ KPCD đến lúc sinh thì dài hơn ở nhóm đặt
ống thông hai bóng (trung vị 24,5 giờ; KTC 95%
23,7 – 30,6 giờ) so với nhóm đặt thông Foley
(trung vị 23,2 giờ; KTC 95% 20,8 - 25,8) hoặc
nhóm đặt PGE2 (trung vị 23,8 giờ; KTC 95% 21,7
– 26,8) với p = 0,043. Cơn gò cường tính chiếm
14% ở nhóm đặt PGE2, không xảy ra ở nhóm đặt
ống thông. Nhóm đặt ống thông Foley thì ít đau
hơn (nhóm đặt thông hai bóng là 55%, nhóm đặt
thông Foley là 36% và nhóm đặt PGE2 là 63%
với p < 0,001).
Tháng 5 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012,
Zhang L và cộng sự(8) thực hiện nghiên cứu về
hiệu quả và tính an toàn của thông bóng đôi
trong việc làm chín muồi CTC và KPCD trên
thai trưởng thành. Đối tượng nghiên cứu gồm
586 thai phụ được chia làm ba nhóm dựa vào
điểm số Bishop ban đầu: nhóm 1 (Bishop ≤ 3, n =
155), nhóm 2 (Bishop 4 - 5, n = 223), nhóm 3
(Bishop ≥ 6, n = 208). Cả ba nhóm trên đều được
KPCD bằng thông bóng đôi. Nhóm chứng
(Bishop ≥ 6, n = 112) được KPCD bằng Oxytocin
truyền tĩnh mạch. Kết quả tỷ lệ chín muồi cổ tử
cung và sinh ngả âm đạo thành công tăng dần
và có ý nghĩa từ nhóm 1 đến nhóm 3. Tỷ lệ và
thời gian truyền Oxytocin giảm dần và có ý
nghĩa từ nhóm 1 đến nhóm 3. Tỷ lệ sinh ngả âm
đạo thành công cao hơn đáng kể so với nhóm
chứng. Thời gian chuyển dạ trung bình của
nhóm 3 ngắn hơn đáng kể so với nhóm chứng.
Biến chứng cho mẹ và thai không khác biệt giữa
hai nhóm.
Theo nghiên cứu của Salim và cộng sự(7)
(2011) tại Israel trên 293 sản phụ có chỉ định
KPCD được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm
nhằm so sánh hiệu quả của đặt ống thông một
bóng và ống thông hai bóng. Kết quả khoảng
thời gian từ khi đặt ống thông đến lúc sinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 123
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai
nhóm (19,4±6 giờ và 19,1±6,8 giờ với p = 0,8), tỷ
lệ PTLT khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa hai nhóm (10,3% và 17,6% với p = 0,09), tỷ
lệ sinh hút thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở
nhóm đặt thông Foley so với nhóm đặt thông
hai bóng (14,4% và 25,7% với OR = 0,49; KTC
95% 0,26 – 0,92).
Năm 2015, nghiên cứu của Nguyễn Thị
Anh Phương, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang(5)
tại Bệnh viện Hùng Vương so sánh thông
Foley đôi cải tiến và thông Foley đặt ở kênh
CTC. Nghiên cứu ghi nhận thông Foley đôi cải
tiến cho hiệu quả KPCD cao hơn thông Foley
đơn, an toàn cho sản phụ và thai nhi. Thông
Foley bóng đôi cải tiến được làm bằng cách kết
hợp hai thông Foley 20F và 30F sẵn có ở tất cả
mọi cơ sở y tế với giá thành rẻ, hiệu quả cao.
Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Trước
năm 2012: thai 41 tuần chưa chuyển dạ ,được
nhập viện sẽ được khởi phát chuyển dạ bằng
Cytotec, Cerviprime. Cuối năm 2012 Bộ Y Tế có
công văn số 5443/BYT_ BMTE qui định không sử
dụng Misoprostol gây chuyển dạ trên thai đủ
tháng và thai sống vì nguy cơ gây vỡ tử cung, vì
vậy chúng tôi ngưng sử dụng Misoprostol cho
việc KPCD thai quá ngày. Từ năm 2013 đến nay:
do áp lực từ sự lo lắng của người nhà sản phụ và
thân nhân, cũng như tai biến nặng nề do thai
quá ngày mang lại, nên thai từ 40 tuần, chưa
chuyển dạ, sản phụ sẽ được nhập viện theo dõi
và kiểm soát sức khỏe thai (lâm sàng và cận lâm
sàng) và chúng tôi chỉ khởi phát chuyển dạ bằng
lóc ối trong 3 ngày (vì Cytotec, Cerviprime
không còn sử dụng), sau đó chúng tôi sẽ chuyển
phòng sanh giục sanh chấm dứt thai kì lúc thai
40 tuần 3 ngày. Vì vậy, chúng tôi gặp khó khăn
trong trường hợp CTC đóng, hở ngoài, chỉ số
Bishop <4 không thuận lợi nong được CTC bằng
tay để lóc ối, những trường hợp này đều giục
sanh thất bại và kết cục mổ lấy thai vì giục sanh
CTC không tiến triễn chiếm tỉ lệ cao 74 %.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả
khởi phát chuyển dạ với thông Foley đôi cải tiến
trên thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt
thai kỳ tại BV Nhân Dân Gia Định” với câu hỏi
nghiên cứu “Thông Foley bóng đôi cải tiến có
hiệu quả như thế nào trong khởi phát chuyển dạ
ở thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt
thai kỳ?”. Từ đó chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu với mục tiêu:
Xác định tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành
công của đặt thông Foley bóng đôi cải tiến đặt
trên cổ tử cung ở thai từ 40 tuần có chỉ định
chấm dứt thai kỳ.
Đánh giá các kết cuộc của thai kỳ sau khi
khởi phát chuyển dạ và các tác dụng không
mong muốn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dọc tiền cứu trên một nhóm.
Đối tượng
Thai phụ với quá ngày dự sinh, chưa vào
chuyển dạ, có chỉ định KPCD tại Bệnh viện
Nhân Dân gia Định từ 09/2017 đến 05/2018.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Các thai phụ tuổi thai ≥ 40 tuần; đơn thai,
ngôi đầu; điểm số Bishop ≤4; CTC không thuận
lợi lóc ối; có chỉ định chấm dứt thai kỳ;
Nonstresstest có đáp ứng; có chỉ định sinh ngả
âm đạo và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không nhớ chính xác ngày kinh cuối và
không có siêu âm trước 12 tuần. Có bệnh lý nội
khoa kèm theo: Bệnh lý tim, tiểu đường,cường
giáp, nhiễm trùng. Có chống chỉ định khởi
phát chuyển dạ: sẹo mổ cũ trên tử cung, bất
xứng đầu chậu (BXĐC), ngôi bất thường,
herpes sinh dục đang tiến triển, bất thường
bánh nhau-dây rốn, khung chậu hẹp. Đã khởi
phát chuyển dạ thất bại bằng phương pháp
khác. Không mắc bệnh tâm thần.
Cỡ mẫu
2
2
)2/1(
d
)P1(PZ
N
Trong đó: Với α = 0,05, độ tin cậy 95%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 124
Ta có Z1-α/2=1,96. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Anh Phương(5), tỷ lệ khởi phát
chuyển dạ thành công sau đặt thông Foley đôi
là 86,4%, p = 0,86. Chọn sai số cho phép là 10%,
d = 0,1. Thế vào công thức ta có n = 46. Vậy cỡ
mẫu nghiên cứu tối thiểu là 50 trường hợp.
Trong nghiên cứu chúng tôi thu nhận 71.
KPCD bằng thông bóng đôi cải tiến từ thông
Foley 20F và 30F, bơm 60ml nước cất vào mỗi
bóng, bóng trong sát lỗ trong CTC, bóng ngoài
sát lỗ ngoài CTC.
Thời gian lưu thông Foley là 12 giờ.
Tiêu chí đánh giá kết cuộc của quá trình
KPCD:
Nếu trong vòng 12 giờ sau đặt thông, Bishop
≥ 7 điểm khi rút thông hoặc tự rớt thông: KPCD
thành công.
Nếu sau 12 giờ mà Bishop <7 điểm hoặc có
các tác dụng ngoại ý trầm trọng: KPCD thất bại.
Chuyển phòng sinh khi chuyển dạ giai đoạn
hoạt động hoặc giục sinh bằng Oxytocin nếu cơn
gò không đủ thêm 6 giờ.
Số liệu từ phiếu thu thập số liệu, mã hóa
số liệu. Nhập và phân tích số liệu bằng
phần mềm SPSS.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=71)
Đặc điểm Số trường hợp Tỷ lệ
(%)
Tuổi thai phụ trung bình
(năm)
30 ± 5,2 (Min=18; Max=44)
Con so
Con rạ
33
38
46,5
53,5
Nghề nghiệp
Công nhân
NVVP
Buôn bán
Nội trợ
24
18
7
22
34
25
10
31
Nơi ở
Nội thành
Ngoại thành
51
20
72
28
Trước KPCD
Bishop CTC < 3 điểm
Bishop CTC = 3 điểm
40
31
56
44
NVVP: nhân viên văn phòng;
KPCD; Khởi phát chuyển dạ; CTC: cổ tử cung.
Bảng 2. Tỷ lệ KPCD thành công của thông bóng đôi
cải tiến
Kết quả Số ca Tỷ lệ % KTC 95%
Thành công
Thất bại
62
9
83,3
12,7
79,5 – 95,1
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả KPCD
Yếu tố Thành công Thất bại p
Thêm Oxytocin
Có dùng
Không dùng
46
16
9
0
0,08
Cách sinh
Ngả âm đạo
Mổ sinh
39
23
2
7
0,2
Bảng 4. Thay đổi của chỉ số Bihop cổ tử cung
Yếu tố Trước KPCD Sau KPCD p
Điểm trung bình 2,15 ± 0,86 7,38 ± 1,06 0,000
Điểm số cổ tử cung thay đổi 5,2 điểm trong nghiên cứu
Các biến chứng không ghi nhận, tỷ lệ thai
phụ có cảm giác khó chịu khi đặt bóng 28%.
BÀN LUẬN
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là một Bệnh
viện đa khoa thuộc Sở Y tế TPHCM với qui mô
1000 giường với bốn chuyên khoa chính Nội,
Ngoại, Sản, Nhi. Khoa Sản có 300 giường,42 bác
sỹ Sản và 200 nữ hộ sinh. Tổng số ca sinh hằng
năm chúng tôi đạt được là 10.000-12.000 ca sanh
mỗi năm, với tỉ lệ sinh mổ 40%. Trước đây
những trường hợp thai quá ngày dự sinh, CTC
đóng không thuận lợi để lóc ối, chúng tôi KPCD
bằng oxytocin, tỉ lệ thành công thấp, tỉ lệ sinh mổ
do CTC không tiến triển 74%.
Đa số các trường hợp thai quá ngày dự sinh
vào chuyển dạ và sinh không biến chứng, nhưng
đôi khi biến chứng trầm trọng cũng có thể xảy
ra. Hậu quả phổ biến về mặt y khoa của thai quá
ngày bao gồm thai to, chuyển dạ khó khăn hay
thai trình ngưng tiến triển, suy giảm chức năng
bánh nhau và hít phân su. Trước đây, chính sách
khởi phát chuyển dạ thường quy khi thai kỳ tròn
42 tuần được đề nghị, sau đó là 41 tuần và hiện
nay là trên 40 tuần. Can thiệp này giúp làm giảm
nhu cầu tiến hành các theo dõi dư thừa và làm
giảm thời gian nhập viện, đặc biệt trong tình
huống sản phụ cần nhập viện sớm để tránh tình
trạng họ không thể đến Bệnh viện trong trường
hợp khẩn cấp. Điều này đặt ra nhu cầu xem xét
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 125
một cách cẩn thận các chỉ định, nguy cơ và lợi
ích của khởi phát chuyển dạ.
Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu này là
87,3%, (KTC 95% 79,5% - 95,1%). Kết quả này
tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Anh Phương(5) là 86,4% với cùng tiêu chuẩn
thành công.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiêu chuẩn
KPCD thành công là Bishop ≥ 7 điểm. Trong khi
đó nghiên cứu của Elad Mei-Dan(2), tiêu chuẩn
KPCD là Bishop tăng ≥ 2 điểm hoặc CTC ≥ 3cm,
do đó, tỷ lệ KPCD tỷ lệ KPCD thành công của
thông bóng đôi cao hơn chúng tôi. Theo nghiên
cứu của Jack Atad năm 1997(3), tỷ lệ KPCD thành
công ở nhóm KPCD bằng thông bóng đôi (Atad
Ripener Device) là 85,7%. Kết quả này cũng
tương tự như tỷ lệ KPCD thành công trong
nghiên cứu của chúng tôi là 87,3%.
Theo bảng 4, điểm số Bishop trung bình
trước KPCD của nhóm nghiên cứu là 2,15 (±0,86)
điểm, sau KPCD là 7,38 (±1,06) điểm và điểm số
Bishop tăng trung bình 5,2 điểm với p < 0,001.
Chỉ số Bishop trung bình trước khởi phát chuyển
dạ của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu
Nguyễn Thị Anh Phương(5) (2015) là 2,0 (±0,1) và
sau KPCD là 7,8 (±1,4) với điểm số Bishop tăng
trung bình 5,9 (±1,6).
Tất cả các biện pháp KPCD khi bắt đầu thực
hiện đều với mục tiêu là cuộc chuyển dạ có thể
hoàn tất với kết cục sinh ngả âm đạo. Tuy nhiên,
quá trình chuyển dạ lại phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố bên cạnh việc làm chín muồi CTC và tạo
ra cơn gò tử cung hữu hiệu. Các yếu tố được ghi
nhận ảnh hưởng đến kết cuộc sinh ngả âm đạo
bao gồm: (i) Ngôi thế của thai: cùng là ngôi đầu
với kích thước bình thường nhưng đầu cúi tốt có
khả năng sinh được nhưng đầu không cúi tốt có
thể không sinh được như ngôi trán; (ii) Sức khỏe
thai nhi trong chuyển dạ. Do vậy để đánh giá kết
cục của KPCD như tất cả các nghiên cứu đều
chia đánh giá kết cục thành hai phần. Phần đầu
từ lúc bắt đầu KPCD đến khi KPCD thành công
với thay đổi của chỉ số Bishop và phần khác
đánh giá tỷ lệ sinh ngả âm đạo hay tỷ lệ sinh mổ.
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ sinh ngả âm đạo trong
nhóm nghiên cứu là 57,7%. Khi phân tích theo
kết quả KPCD thì tỷ lệ sinh ngả âm đạo của
nhóm KPCD thành công (62,9%) cao hơn nhóm
KPCD thất bại (22,2%). Tỷ lệ sinh mổ trong
nhóm nghiên cứu là 42,3%. Khi phân tích theo
kết quả KPCD thì tỷ lệ sinh mổ của nhóm KPCD
thành công (37,1%) cao hơn nhóm KPCD thất bại
(77,8%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =
0,02. Tỷ lệ sinh mổ của các tác giả Elad Mei-Dan
năm 2009(2) ở nhóm KPCD bằng thông bóng đôi
và bóng đơn lần lượt là 20% và 20,7%, p > 0,99;
năm 2011 lần lượt là 8,3% và 20%, p = 0,05. Tỷ lệ
sinh mổ của các tác giả Birte Haugland năm
2011(4) ở nhóm KPCD bằng thông bóng đôi và
bóng đơn lần lượt là 22% và 20%, p = 0,85. Tỷ lệ
sinh mổ của các tác giả Nguyễn Thị Anh
Phương(5) ở nhóm KPCD bằng thông Foley bóng
đôi cải tiến và bóng đơn lần lượt là 44% và 47%,
p = 0,36.
Theo bảng 3, tỷ lệ sử dụng oxytocin sau
KPCD là 77,5%. Khi phân tích theo kết quả
KPCD thì tỷ lệ sử dụng oxytocin ở nhóm KPCD
thất bại là 100% cao hơn nhóm KPCD thành
công 74,2%, khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,08, 2 =2,98.
Đánh giá sự khó chịu trong nghiên cứu này
chỉ dựa vào cảm nhận chủ quan của sản phụ nên
độ tin cậy không cao.
HẠN CHẾ
Hiện tại chưa có đồng thuận về tiêu chuẩn
thành công và thất bại của KPCD nên việc định
nghĩa tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất tương
đối, tỷ lệ thành công sẽ thay đổi nếu định nghĩa
thay đổi.
Đánh giá điểm số Bishop là yếu tố chủ quan,
mặc dù chúng tôi đã cố gắng hạn chế nhưng sai
lệch vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu. đo độ dài CTC với siêu âm để tính
điểm số Bishop cải tiến chưa được triển khai tại
Bệnh viện.
Kết cục KPCD thành công của hai
phương pháp KPCD dựa vào chỉ số Bishop,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 126
một phương thức đánh giá có yếu tố chủ
quan phụ thuộc vào sự cảm nhận của người
khám lâm sàng. Tuy nhiên, chúng tôi đã tập
huấn thống nhất cách đánh giá điểm số
Bishop trước khi bắt đầu tiến hành thu nhập
số liệu để hạn chế sai lệch thông tin.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 71 trường hợp thai quá
ngày dự sinh, chỉ định chấm dứt thai kỳ. KPCD
với thông Foley bóng đôi cải tiến tại khoa Sản,
Bệnh viện Nhân Dân gia Định từ 09/2017 đến
05/2018, ghi nhận được các kết luận sau:
Tỷ lệ thành công với tiêu chuẩn Bishop từ ≥ 7
điểm trở lên là 87,3%, KTC 95% [79,5 - 95,1].
Kết cuộc khác liên quan KPCD: (1) Tỷ lệ sinh
ngả âm đạo chung sau KPCD là 57,7%. Sử dụng
thêm oxytocin là 77,5%. (2) Điểm số Bishop
trung bình trước KPCD của nhóm nghiên cứu là
2,15 (±0,86) điểm, sau KPCD là 7,38 (±1,06) điểm
và điểm số Bishop tăng trung bình 5,2 điểm với
p < 0,001. Không có biến chứng liên quan đến
đặt ống thông Foley, tỷ lệ thai phụ khó chịu khi
đặt là 28%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cunningham F (2010). "Williams Obstetrics, 23th ed. The
McGraw-Hill”. New York NY, ISBN-13: 978-0071497015; ISBN-
10: 0071497013.
2. David J, Steer P, Weiner C et al (2011). "Induction of Labor and
Termination of the Previable Pregnancy". In: High Risk
Pregnancy 4th ed, pp.1145-1168. Elsevier Inc, Philadelphia, PA.
3. Divon MY, Haglund B, Nisell H et al (1998). “Fetal and neonatal
mortality in the postterm pregnancy: the impact of gestational
age and fetal growth restriction". Am J Obstet Gynecol, 178(4):pp.
726-731.
4. Fuchs AR, Fuchs F, Husslein P et al (1984). " Oxytocin receptors
in the human uterus during pregnancy and parturition". Am J
Obstet Gynecol, 150(6): pp. 734-741.
5. Nguyễn Thị Anh Phương, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2015).
"So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của thông foley bóng
đôi cải tiến và bóng đơn đặt kênh cổ tử cung ở thai trưởng
thành tại Bệnh viện hùng vương". Luận án chuyên khoa II, pp.60 –
66. ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.
6. Pennell CE, Henderson JJ, O'Neill MJ et al. (2009). " Induction of
labour in nulliparous women with an unfavourable cervix: a
randomised controlled trial comparing double and single
balloon catheters and PGE2 gel". BJOG, 116(11): pp. 1443-1452.
7. Salim R, Zafran N, Nachum Z et al (2011). " Single-balloon
compared with double-balloon catheters for induction of labor:
a randomized controlled trial". Obstet Gynecol, 118(1):pp. 79-86.
8. Zhang L, Liu XH, Wei Q, Bian C, Peng B, Yao Q (2013). "Efficacy
of double-balloon catheter for cervical ripening and labor
induction". Sichuan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban, 44(3):pp.497-501.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_khoi_phat_chuyen_da_voi_thong_foley_doi_cai_tien_tr.pdf