Hiệu quả huấn luyện sử dụng thang đo nhận định vết loét do tỳ đè Design-R của điều dưỡng

Tài liệu Hiệu quả huấn luyện sử dụng thang đo nhận định vết loét do tỳ đè Design-R của điều dưỡng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 311 HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG THANG ĐO NHẬN ĐỊNH VẾT LOÉT DO TỲ ĐÈ DESIGN-R CỦA ĐIỀU DƯỠNG Trương Thị Tú Anh* Nguyễn Anh Tuấn* Alison Merrill** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đánh giá loét do tỳ đè (LDTĐ) là một công việc của điều dưỡng, Việc sử dụng một công cụ đánh giá LDTĐ sẽ hổ trợ điều dưỡng nhận định chính xác tình trạng vết loét và lập kế hoạch chăm sóc phù hợp. Thang đo DESIGN-R đã được sử dụng để nhận định LDTĐ tại Nhật với các ưu điểm dể sử dụng, có ích trong việc theo dõi lành LDTĐ và từng thông số trong thang đo có tính giá trị và độ tin cậy. Điều dưỡng Việt Nam cần được huấn luyện sử dụng thang đo DESIGN-R. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả huấn luyện sử dụng thang đo nhận định vết LDTĐ DESIGN-R cho điều dưỡng và xác định các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng thang đo. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, không nhóm chứng, thiết kế kiểm tra trước và sau can thiệp, lấy mẫu thuận t...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả huấn luyện sử dụng thang đo nhận định vết loét do tỳ đè Design-R của điều dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 311 HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG THANG ĐO NHẬN ĐỊNH VẾT LOÉT DO TỲ ĐÈ DESIGN-R CỦA ĐIỀU DƯỠNG Trương Thị Tú Anh* Nguyễn Anh Tuấn* Alison Merrill** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đánh giá loét do tỳ đè (LDTĐ) là một công việc của điều dưỡng, Việc sử dụng một công cụ đánh giá LDTĐ sẽ hổ trợ điều dưỡng nhận định chính xác tình trạng vết loét và lập kế hoạch chăm sóc phù hợp. Thang đo DESIGN-R đã được sử dụng để nhận định LDTĐ tại Nhật với các ưu điểm dể sử dụng, có ích trong việc theo dõi lành LDTĐ và từng thông số trong thang đo có tính giá trị và độ tin cậy. Điều dưỡng Việt Nam cần được huấn luyện sử dụng thang đo DESIGN-R. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả huấn luyện sử dụng thang đo nhận định vết LDTĐ DESIGN-R cho điều dưỡng và xác định các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng thang đo. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, không nhóm chứng, thiết kế kiểm tra trước và sau can thiệp, lấy mẫu thuận tiện, thực hiện trên 65 điều dưỡng làm việc tại các khoa lâm sàng bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD). Một bác sĩ thuộc Trung Tâm Điều Trị Vết Thương BV ĐHYD thực hiện buổi huấn luyện sử dụng thang đo DESIGN-R cho điều dưỡng trong thời gian 120 phút. Điều dưỡng được yêu cầu sử dụng thang đo DESIGN-R nhận định 5 hình ảnh LDTĐ trước và sau huấn luyện. Một tháng sau huấn luyện, điều dưỡng được yêu cầu sử dụng thang đo DESIGN-R nhận định 5 hình ảnh LDTĐ, hình ảnh LDTĐ giống nhau ở cả 3 thời điểm. Kết quả: Điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trước huấn luyện là 17,2 ± 3,7; sau huấn luyện là 30,7 ± 3,5; sau huấn luyện 1 tháng là 26 ± 5,1. Kết luận: Chương trình huấn luyện điều dưỡng sử dụng thang đo DESIGN-R góp phần tăng kỹ năng nhận định LDTĐ cho điều dưỡng. Tuy nhiên, điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình sau huấn luyện một tháng giảm so với ngay sau huấn luyện. Điều này cho thấy nội dung huấn luyện cần được điều dưỡng áp dụng vào thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu sau sẽ đánh giá việc áp dụng thang đo DESIGN-R trên lâm sàng của điều dưỡng và theo dõi sự duy trì thực hành của họ. Từ khóa: thang đo DESIGN-R, loét do tỳ đè, điều dưỡng, hành vi ABSTRACT THE EFECTIVENESS OF DESIGN-R PRESSURE ULCER TOOL USING TRAINING PROGRAM FOR CLINICAL NURSES Truong Thi Tu Anh, Nguyen Anh Tuan, Alison Merrill *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 311 - 316 Background: Pressure ulcer (PU) assessment is one of nursing work. PU assessment tool using will support the nurse in exactly assessment and appropriate care planing. The DESIGN-R tool which has been used in Japan is easy to use, helpful in P.U healing monitoring and each parameter of the tool has validity and reliability. Vietnamese nurse should be trained this tool. Objectives: Evaluate the effectiveness of DESIGN-R pressure ulcer tool using training program for nurses * Khoa Tạo Hình – Thẩm Mỹ, Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.HCM ** Đại học Bắc Colorado, Mỹ. Tác giả liên hệ: CNĐĐ. Trương Thị Tú Anh ĐT: 0936131116 Email: anh.ttt@umc.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 312 and determine the factors relate with the DESIGN-R tool using behavior. Methods: Intervention study no control group with pretest – posttest only design. Research was conducted at University Medical Center Ho Chi Minh City (UMC) using convenience sample of 65 nurses who care patients directly and regularly. One physician who works at Wound Treatment Centre in UMC, trained for nurses in 120 minutes. Nurses assess five PU photographs by using DESIGN-R tool before and after training. Then, these nurses assess same five PU photographs using DESIGN-R tool will after one month training. Results: The DESIGN-R tool using behavior before training is 17.2±3.7; after training 30.7 ±3.5; after training one month 26.8±5.1. Conclusions: The training program contributes to improve PU assessment skill for nurses. However, the tool using behavior one month training is decrease. This shows that nurses need apply the training content in clinical practice. Next research will evaluate the DESIGN-R application of nursing clinical practice and their practice maintain. Key words: DESIGN-R tool, pressure ulcer, nurse, behavior ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2002, Ủy Ban Giáo Dục Khoa Học của Hiệp hội Loét tỳ đè Nhật Bản (JSPU) phát triển thang đo nhận định loét do tỳ đè (LDTĐ) DESIGN dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của loét do tỳ đè LDTĐ và theo dõi sự chữa lành loét. Năm 2008, Mastui và cộng sự(8) đã chỉnh sửa thành thang đo DESIGN-R, được cho là thang đo hữu ích, dễ sử dụng và mỗi thông số được nhận định trong thang đo đã được nghiên cứu chứng minh là có ảnh hưởng đến sự chữa lành LDTĐ. Nghiên cứu của Kaitani và cộng sự (2015)(7) về sử dụng thang đo DESIGN-R để nhận định và theo dõi tiến trình lành LDTĐ đã chỉ ra rằng những điều dưỡng được huấn luyện phù hợp có thể đánh giá và điều trị vết LDTĐ an toàn và nhanh hơn. Hiện nay, điều dưỡng Việt Nam chưa áp dụng thang đo nhận định LDTĐ nào đồng thời chưa có tiêu chuẩn nhận định LDTĐ thống nhất giữa các nhân viên y tế cùng tham gia chăm sóc và điều trị. Điều đó ảnh hưởng đến việc đánh giá tình trạng vết loét và theo dõi quá trình lành LDTĐ. Nghiên cứu này áp dụng lý thuyết Hành Vi Hoạch Định (Sơ đồ 1) để xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R của điều dưỡng để nhận định vết LDTĐ. Từ đó xây dựng quy trình phù hợp để áp dụng thang đo vào thực hành lâm sàng. Theo Ajzen, ý định thực hiện hành vi chịu tác động bởi thái độ của cá nhân đối với hành vi, các cá thể tác động đối và sự tự tin bản thân(2). Sơ đồ 1: Mô hình xác định yếu tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R của điều dưỡng(3) Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng với kiểm tra trước và sau can thiệp, phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại 5 khoa ngoại và 4 khoa nội của bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, có 65 điều dưỡng thỏa tiêu chí chọn mẫu đã tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn Thái độ Có thể tác động Tự tin bản thân Hành vi sử dụng thang đo Ý định sử dụng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 313 lựa chọn đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng đang trực tiếp chăm sóc người bệnh trong thời gian lấy mẫu. Công cụ nghiên cứu Để đo lường các yếu tố trong lý thuyết hành vi hoạch định, các câu hỏi được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Ajzen(1). Điều dưỡng trả lời mỗi câu hỏi trên thang đo Likert 7 điểm. Thái độ được đo lường bởi 2 cặp tính từ đối nghịch: “cần thiết – không cần thiết” và “có lợi – có hại”. Cá thể tác động được xác định qua 2 câu hỏi: “Những người quan trọng với tôi/ Những người tôi tôn trọng đều tán thành việc tôi sử dụng thang đo DESIGN-R để nhận định vết loét do tỳ đè cho người bệnh. Sự tự tin bản thân được đo lường bởi 2 câu hỏi: “Tôi tự tin rằng tôi có khả năng/ Việc quyết định sử dụng thang đo DESIGN-R để nhận định vết loét do tỳ đè cho người bệnh sau khi tham gia khóa huấn luyện này là tùy thuộc vào tôi”. Ý định được đo lường bởi 2 câu hỏi: “Trong tháng tới, tôi có ý định/ kế hoạch sử dụng thang đo DESIGN-R để nhận định vết loét do tỳ đè cho người bệnh”. Hành vi sử dụng thang đo được kiểm tra ở 3 thời điểm: trước huấn luyện, ngay sau huấn luyện và sau huấn luyện một tháng. Điều dưỡng được yêu cầu sử dụng thang đo DESIGN-R để nhận định 5 hình ảnh vết LDTĐ. Thông tin đặc điểm cá nhân gồm các câu hỏi về trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và đơn vị công tác. Đạo đức nghiên cứu Hội đồng đạo đức của Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh và Hội đồng khoa học Bệnh viện Đai Học Y Dược chấp thuận. Các điều dưỡng tham gia nghiên cứu được giải thích thông tin về mục đích nghiên cứu và quy trình thu thập số liệu. Sự tham gia của họ là hoàn toàn tự nguyện và danh tính không xác định. Nội dung trả lời của họ được giữ bảo mật, chỉ được xem và phân tích bởi nghiên cứu viên. Phân tích kết quả Biến số phụ thuộc là điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R gồm điểm hành vi sử dụng thang đo trước khi tham gia khóa huấn luyện, ngay sau khi tham gia khóa huấn luyện và sau khi tham gia khóa huấn luyện 1 tháng. Sử dụng phép kiểm định tương quan Pearson để xác định mối tương quan giữa các điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình ở các thời điểm, giữa các biến số độc lập gồm thái độ, cá thể tác động, sự tự tin bản thân với ý định sử dụng thang đo DESIGN-R và giữa ý định với biến phụ thuộc. Biến số điểm hành vi ngay sau huấn luyện phân phối không bình thường nên sử dụng phép kiểm tương quan Spearman. Mối tương quan được đánh giá qua giá trị R2 điều chỉnh và sự đóng góp của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc được đánh giá qua hệ số hồi quy riêng phần β. Sử dụng phép kiểm định T- test để xác định mối liên quan giữa các biến số mô tả là biến nhị giá và biến số phụ thuộc. Biến số điểm hành vi ngay sau huấn luyện phân phối không bình thường nên sử dụng phép kiểm Mann-Whitney. Mối liên quan là có ý nghĩa khi p < 0,05 với khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Trình độ chuyên môn của nhóm nghiên cứu gồm trung cấp 58% và đại học 42% với thâm niên là dưới 3 năm chiếm 62%, 49 đối tượng nghiên cứu (75,4%) thuộc khoa ngoại. Trong bảng 1 trình bày tần số và tỉ lệ của các biến số trình độ chuyên môn, đơn vị công tác và thời gian công tác và mối liên quan giữa các biến số này với điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R. Điểm hành vi sử dụng thang đo ngay sau huấn luyện không có phân phối chuẩn nên sử dụng phép kiểm Mann-Whitney test, các điểm hành vi sử dụng thang đo còn lại có phân phối chuẩn nên dùng phép kiểm t-test. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, đơn vị công tác với điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R của điều dưỡng. Chỉ có điểm hành vi sử dụng thang đo trung bình đạt được sau huấn luyện 1 tháng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thâm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 314 niên công tác của nhóm đối tượng nghiên cứu, p= 0,003. Bảng 1: Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn, đơn vị công tác và thời gian công tác với điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R ở các thời điểm Biến số Tần số (tỉ lệ) Điểm hành vi sử dụng thang đo trước huấn luyện Điểm hành vi sử dụng thang đo ngay sau huấn luyện Điểm hành vi sử dụng thang đo sau huấn luyện 1 tháng Trình độ chuyên môn Đại học 27 (41,5) p = 0,28 (t-test) p = 0,73 (Mann-Whitney test) p = 0,65 (t-test) Trung học 38 (58,5) Đơn vị công tác: Khoa ngoại 49 (75,4) p = 0,47 (t-test) p = 0,32 (Mann-Whitney test) p = 0,6 (t-test) Khoa nội 16 (24,6) Thâm niên công tác Dưới 3 năm 40 (61,5) p = 0,4 (t-test) p= 0,73 (Mann-Whitney test) p= 0,003 (t-test) Từ 3 năm trở lên 25 (38,5) Sử dụng tương quan Pearson và tương quan Spearman thích hợp để kiểm tra mối tương quan giữa các yếu tố cá nhân của điều dưỡng với ý định sử dụng thang đo DESIGN-R và giữa ý định với điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R. Bảng 2 là điểm sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình điều dưỡng đạt được ở 3 thời điểm: trước huấn luyện là 17,2 ± 3,7 (điểm), ngay sau huấn luyện là 30,7 ± 3,5 (điểm) với trung vị là 31 và khoảng tứ phân vị là [29-33], sau huấn luyện 1 tháng là: 26,8 ± 5,1 (điểm). Các điểm số đạt được ở các thời điểm là khác nhau có ý nghĩa thống kê p<0,0001 (sử dụng phép kiểm Wilcoxon signed- rank test và t-test bắt cặp). Đồng thời, có mối tương quan thuận trung bình có ý nghĩa thống kê giữa điểm hành vi sử dụng thang đo trung bình đạt trước huấn luyện và điểm hành vi sử dụng thang đo trung bình ngay sau huấn luyện: r= 0,45; p= 0,0002. Hệ số tương quan thuận của các yếu tố trong mô hình lý thuyết Hành Vi Hoạch Định cho thấy điều dưỡng có thái độ tích cực, được nhiều người ủng hộ, sự tự tin bản thân cao thì ý định sử dụng thang đo cao. Các yếu tố sự tự tin bản thân, thái độ và cá thể tác động giải thích 56,7% ý định sử dụng thang đo. Tuy nhiên không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa ý định sử dụng thang đo DESIGN-R và điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình đạt được ngay sau huấn luyện và sau huấn luyện 1 tháng. Bảng 2: Mối tương quan giữa các yếu tố cá nhân của điều dưỡng với ý định sử dụng thang đo DESIGN-R và giữa ý định với điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình ở các thời điểm Biến số Trung bình ± Độ lệch chuẩn 4 5 6 7 1. Thái độ 3,68 ± 1,37 0,67*** 2. Cá thể tác động 4,28 ± 2,04 0,28*** 3. Sự tự tin bản thân 4,72 ± 1,74 0,63* 4. Ý định sử dụng thang đo 4,32 ± 1,77 5. Điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình trước huấn luyện 17,2 ± 3,7 6. Điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình sau huấn luyện 30,7 ± 3,5 0,01 0,45*** 7. Điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình sau huấn luyện 1 tháng 26,8 ± 5,1 -0,05 0,05 0,11 *p<0,05, **p<0,01, *** p<0,001 BÀN LUẬN Điểm hành vi sử dụng thang đo DESIGN-R trung bình đạt được ở các thời điểm khác nhau có ý nghĩa thống kê, phù hợp với kết quả của các nghiên cứu huấn luyện kiến thức về LDTĐ của Altun(4), Coon(6), Tweed(9). Trong nghiên cứu của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 315 Xiaohong (2013)(10) cho thấy rằng không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm đạt được trước và sau huấn luyện với các yếu tố kinh nghiệm của điều dưỡng, trình độ của điều dưỡng, thâm niên công tác của điều dưỡng. Và theo nghiên cứu của Tweed (2008)(9) cho thấy rằng không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đạt được sau huấn luyện với các yếu tố kinh nghiệm của điều dưỡng, trình độ của điều dưỡng, thâm niên công tác của điều dưỡng. Nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự. Mô hình lý thuyết Hành Vi Hoạch Định đã được sử dụng để tìm sự tác động của các yếu tố lên ý định thực hiện hành vi trong nhiều nghiên cứu. Trong phạm vi mô hình xác định của nghiên cứu này, điều dưỡng là đối tượng, hành động là nhận định vết LDTĐ bằng thang đo DESIGN-R, bối cảnh ở bệnh viện và thời gian là sau khi được huấn luyện sử dụng thang đo. Điều dưỡng nào có yếu tố sự tự tin bản thân, thái độ và cá thể tác động tốt thì ý định thực hành vi của họ sẽ cao. Nghiên cứu của Cheon (2012)(5) khảo sát hiện trạng nhận thức của sinh viên đại học về ý định sử dụng điện thoại di động trong học tập trong giáo dục đại học cũng cho kết quả tương tự. Kết quả sau 1 tháng huấn luyện cho thấy những người có ý định tốt về việc sử dụng thang đo có khuynh hướng đạt được số điểm cao hơn tuy nhiên mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có thể được giải thích là do hành vi này chưa được thực hiện trên lâm sàng. KẾT LUẬN Chương trình huấn luyện sử dụng thang đo nhận định vết LDTĐ DESIGN-R hiệu quả. Tuy nhiên, điểm hành vi sử dụng thang đo trung bình sau huấn luyện một tháng giảm do không được áp dụng trên thực tế lâm sàng ngay sau huấn luyện và trong suốt một tháng sau huấn luyện. Điều dưỡng có thâm niên từ 3 năm trở lên đạt điểm hành vi cao hơn, kết quả này có thể do nhận thức trong công việc cao hơn khi điều dưỡng đã quen việc và thành thạo trong công việc. Do đó không cần phân chia đối tượng khi huấn luyện sử dụng thang đo DESIGN-R. Nhà nghiên cứu sử dụng thang đo DESIGN-R phiên bản tiếng Việt vào trong nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện trong khi thang đo phiên bản tiếng Việt này chưa được kiểm tra về tính giá trị và độ tin cậy. Nhưng với kết quả sử dụng thang đo đạt được cho thấy phiên bản tiếng Việt của thang đo này dễ hiểu và dễ sử dụng. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra tính giá trị và độ tin cậy của thang đo DESIGN-R phiên bản tiếng Việt này là cần thiết trước khi áp dụng rộng rãi cho y tế Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aijen I (2010), Constructing a theory of planned behavior questionnaire: conceptualand methodological considerations. Retrieved November 24, from : 2. Ajzen I (1991), "The theory of planned behavior ". Organizational behavior and human decision processes, 50 (2), 179- 211. 3. Ajzen I (2006), Theory of planned behavior diagram Retrieved November 24, 2010, from 4. Altun I and Zencirci AD (2011), "Knowledge and management of pressure ulcers: impact of lecture-based interactive workshops on training of nurses". Advances in skin & wound care, 24 (6), 262-266. 5. Cheon J, Lee S, Crooks SM and Song J (2012), "An investigation of mobile learning readiness in higher education based on the theory of planned behavior". Computers & Education, 59 (3), 1054-1064. 6. Coon S, Tran F and Vicencio M (2013), "Reliability and Validity of the NE1 Wound Assessment Tool", Physiology, 47, 777-780. 7. Kaitani T, Nakagami G, Sugama J, Tachibana M, Matsuyama Y, Miyachi Y, Nagase T, Takemura Y, Sanada H (2015), "Evaluation of an advanced pressure ulcer management protocol followed by trained wound, ostomy, and continence nurses: a non-randomized controlled trial". Chronic Wound Care Management and Research, 39-51. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Ngoại Khoa 316 8. Matsui Y, Furue M, Sanada H, Tachibana T, Nakayama T, Sugama J, Miyachi Y (2011), "Development of the DESIGN-R with an observational study: An absolute evaluation tool for monitoring pressure ulcer wound healing". Wound repair and regeneration, 19(3), 309-315. 9. Tweed C & Tweed M (2008), "Intensive care nurses’ knowledge of pressure ulcers: development of an assessment tool and effect of an educational program". American Journal of Critical Care, 17(4), 338-346. 10. Xiaohong Z, Takashi N, Lijuan H, Toshiko K, Shinji L, Yuko Y, Toshiki K, Hiromi S (2013), "Reliability and validity of the Chinese version of DESIGN-R, an assessment instrument for pressure ulcers". Ostomy Wound Management, 59(2), 36-43. Ngày nhận bài báo: 21/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_huan_luyen_su_dung_thang_do_nhan_dinh_vet_loet_do_t.pdf
Tài liệu liên quan