Hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn của dung dịch Axit Boric 0,75%

Tài liệu Hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn của dung dịch Axit Boric 0,75%: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 170 HIỆU QUẢ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU MẠN CỦA DUNG DỊCH AXIT BORIC 0,75% Trần Thảo Quyên*, Phạm Anh Vũ Thụy** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh hiệu quả hỗ trợ điều trị không phẫu thuật viêm nha chu mạn (VNCM) của dung dịch bơm rửa acid boric (AB) 0,75% và dung dịch povidone-iodine (PVP-I) 1% khi kết hợp với lấy cao răng và xử lí mặt chân răng (LCR và XLMCR) qua các chỉ số lâm sàng và vi sinh. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn thực hiện trên 40 bệnh nhân VNCM đến điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm theo hai phương pháp điều trị: Nhóm 1: LCR và XLMCR kết hợp bơm rửa PVP-I 1%; Nhóm 2: LCR và XLMCR kết hợp với bơm rửa AB 0,75%; Đánh giá và so sánh tình trạng nha chu qua các chỉ số mảng bám (PI), chỉ số nướu (GI), chảy máu nướu khi thăm dò (BOP), độ sâu túi nha chu (PD), độ mất bám...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn của dung dịch Axit Boric 0,75%, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 170 HIỆU QUẢ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU MẠN CỦA DUNG DỊCH AXIT BORIC 0,75% Trần Thảo Quyên*, Phạm Anh Vũ Thụy** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh hiệu quả hỗ trợ điều trị không phẫu thuật viêm nha chu mạn (VNCM) của dung dịch bơm rửa acid boric (AB) 0,75% và dung dịch povidone-iodine (PVP-I) 1% khi kết hợp với lấy cao răng và xử lí mặt chân răng (LCR và XLMCR) qua các chỉ số lâm sàng và vi sinh. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn thực hiện trên 40 bệnh nhân VNCM đến điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm theo hai phương pháp điều trị: Nhóm 1: LCR và XLMCR kết hợp bơm rửa PVP-I 1%; Nhóm 2: LCR và XLMCR kết hợp với bơm rửa AB 0,75%; Đánh giá và so sánh tình trạng nha chu qua các chỉ số mảng bám (PI), chỉ số nướu (GI), chảy máu nướu khi thăm dò (BOP), độ sâu túi nha chu (PD), độ mất bám dính lâm sàng (CAL); số lượng vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans (Aa) và Porphyromonas gingivalis (Pg) tại thời điểm nền (T0), sau 4 tuần điều trị (T4) và sau 8 tuần điều trị (T4). Kết quả: Các chỉ số PI, GI, BOP, PD, CAL toàn miệng và số lượng vi khuẩn Aa, Pg của hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T4, T8 khi so sánh với T0 (p < 0,01). Khi so sánh giữa hai nhóm, chỉ số GI, BOP nhóm 2 giảm nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm 1 sau điều trị 4 tuần và 8 tuần (p < 0,05). Độ giảm PD và CAL ở nhóm 2 nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm 1 đối với túi nha chu trung bình (PD ≥ 5 và PD < 7) tại thời điểm T4, T8 và túi nha chu sâu (PD ≥ 7) (p < 0,01) tại thời điểm T4. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của độ giảm PD và CAL giữa hai nhóm ở túi nha chu sâu tại thời điểm 8 tuần. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy AB 0,75% có hiệu quả hơn PVP-I 1% trong hỗ trợ điều trị không phẫu thuật VNCM vì làm giảm nhiều hơn có ý nghĩa chỉ số BOP, GI toàn miệng cũng như PD và CAL ở những túi nha chu có độ sâu trung bình và sâu sau 4 tuần điều trị. Từ khóa: Acid boric, povidone-iodine, viêm nha chu mạn. ABSTRACT ADDITIONAL EFFECTS OF 0.75% BORIC ACID ON TREATMENT FOR PATIENTS WITH CHRONIC PERIODONTITIS Tran Thao Quyen, Pham Anh Vu Thuy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 170 – 177 Objective: To compare the effect of 0,75% boric acid irrigation to periodontal and microbiologic parameters by comparing to 1% povidone iodine as an adjunct to scaling and root planning (SRP) in treatment of chronic periodontitis patients. Methods: A single-masked, randomized, clinical trial with 40 chronic periodontitis patients was conducted at Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City. They were randomly divided into two groups depending on the irrigation solution: 1) SRP plus 1% PVP-I irrigation; 2) SRP plus 0.75% boric acid irrigation. Clinical measurements including plaque index (PI), gingival index (GI), *Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM, ** Bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM. Tác giả liên lạc: PGS. TS. Phạm Anh Vũ Thụy ĐT: 0916 810 874 Email: pavthuy@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 171 bleeding o n probing (BOP), probing depth (PD) and clinical attachment level (CAL) were obtained; and quantitative analyses of Porphyromonas gingivalis(Pg), Aggregatibacter actinomycetemcomitans (Aa), were performed using real-time polymerase chain reaction (PCR) procedures at baseline (T0), 4 weeks (T4) and 8 weeks (T8) after periodontitis treatment. Results: The whole-mouth (PI, GI, BOP, PD, CAL and PD) parameters and amount of Aa, Pg showed statistically significant reduction at T4, T8 compared to T0 in both groups (p < 0.01). Between the two groups, GI and BOP reductions in group 2 were statistical significances higher than those in group 1 at T4 and T8 (p < 0.05). The PD and CAL reductions were significantly greater in group 2 compared to group 1 at T4, and T8 for moderately deep pockets (PD ≥ 5mm and < 7mm) and at T4 for severely deep pockets (PD ≥ 7mm). However, there were not statistical differences in PD and CAL reductions for severely deep pockets between the two groups at T8. Conclusion: The results of this study suggest that 0.75% boric acid might be more favorable than 1% povidone-iodine because it was superior in whole-mouth BOP, GI as well as PD and CAL reduction for moderate and deep pockets in 4 weeks after treatment of chronic periodontitis patients. Key words: Boric acid; povidone-iodine; chronic periodontitis. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng mô nâng đỡ răng, gây ra bởi vi khuẩn đặc hiệu đưa tới phá hủy dây chằng nha chu và xương ổ răng, thành lập túi nha chu, tụt nướu hoặc cả hai. Mặc dù có hơn 700 loài vi khuẩn được tìm thấy trong khoang miệng, nhưng chỉ có một số các loại vi khuẩn là nguồn gây bệnh nha chu trong đó Aggregatibacter actinomycetemcomitans (Aa), Porphyromonas gingivalis (Pg) được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì hai loại vi khuẩn này có nhiều gen gây phá hủy mô nha chu nhanh và nhiều(7). Viêm nha chu mạn (VNCM) là một bệnh đa nguyên nhân, tiến triển theo đợt với sự dao động của số lượng vi khuẩn, đáp ứng miễn dịch và sự phá hủy mô(16). Mục đích chính của điều trị viêm nha chu là loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong mảng bám răng và trên bề mặt răng. Điều trị viêm nha chu bao gồm lấy cao răng và xử lí mặt chân răng (LCR & XLMCR) là quy trình chuẩn đã được chứng minh hiệu quả về lâm sàng và vi sinh(3,4,6). Tuy nhiên, việc điều trị có thể gặp thất bại do những vùng không đáp ứng điều trị một cách đầy đủ như túi nha chu sâu, sang thương vùng chẽ chân răng, chân răng có giải phẫu bất thường... Vì vậy, các biện pháp hỗ trợ thường được sử dụng trong điều trị viêm nha chu. Sử dụng chất kháng khuẩn tại chỗ được nghiên cứu cho thấy là có phổ kháng khuẩn rộng hơn kháng sinh và giảm khả năng kháng thuốc(17). Tại Việt Nam, dung dịch PVP-I (polyvinylpyrrolidone- iodine complex) thường được sử dụng để bơm rửa túi nha chu trong điều trị VNCM. Chức năng kháng khuẩn của PVP-I trong điều trị bệnh nha chu đã được công nhận qua nhiều nghiên cứu lâm sàng(20). Tuy nhiên, PVP-I có khả năng kích thích làm tăng hoạt động của tuyến giáp, do sự kết hợp quá mức của iodine trong tuyến giáp nên nó chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, người ta chống chỉ định sử dụng PVP-I cho những bệnh nhân nhạy cảm với iodine, bệnh nhân có bệnh tuyến giáp, bệnh nhân có thai hoặc cho con bú để bảo vệ trẻ sơ sinh(10). Axit boric (AB) là axit yếu của boron, thường được dùng làm chất sát khuẩn tại chỗ do có tính kiềm khuẩn, kiềm nấm. Hiệu quả điều tiết của boron đối với đáp ứng viêm và miễn dịch đã được chứng minh. Luan và cs (2008) báo cáo hợp chất chứa boron (ANO128) có cả đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm hình thành thâm nhiễm viêm và mất xương ở chuột; ngoài ra, có khả năng kháng một vài loại vi khuẩn nha chu cụ thể là Porphyromonas gingivalis, Prevotella intermedia (Pi), Eubacterium nodatum (En) và Treponema denticola (Td) khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm(11). Các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 172 thử nghiệm trước đây nghiên cứu cũng chỉ ra rằng AB không gây độc cho nguyên bào sợi nướu và nguyên bào sợi dây chằng nha chu như Chlorhexidine(15). Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hỗ trợ của dung dịch bơm rữa AB 0,75% trong điều trị nha chu không phẫu thuật gồm LCR & XLMCR thông qua việc đánh giá sự thay đổi các chỉ số nha chu lâm sàng và vi sinh sau điều trị 8 tuần khi so sánh với dung dịch bơm rửa PVP-I 1%. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân VNCM đến điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tất cả bệnh nhân đều được cung cấp thông tin đầy đủ liên quan và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu được thông qua Hội đồng Y Đức, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (Số:17200-ĐHYD). Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân được chẩn đoán VNCM mức độ trung bình hoặc nặng theo tiêu chuẩn của Hội Nha Chu Hoa Kì (2015). Bệnh nhân có ít nhất 1 vị trí chảy máu nướu, độ sâu túi ≥ 5mm hoặc mất bám dính lâm sàng ≥3mm và tiêu xương trên tia X ≥ 16% hay > 3mm chiều dài chân răng; và có ít nhất 8 vị trí có PD ≥ 5mm(15,19). Tiêu chuẩn loại trừ Là những bệnh nhân bị viêm nha chu tiến triển nhanh hay kết hợp sang thương nội nha. Bệnh nhân từng điều trị nha chu trong vòng 12 tháng gần nhất; bị nhiễm trùng răng miệng cấp tính; có tiền sử dị ứng với iodine hay acid boric, đã dùng kháng sinh và kháng viêm trong vòng 6 tháng trước đây; có bệnh toàn thân và liên quan đến các yếu tố nguy cơ của viêm nha chu (đái tháo đường, tim mạch, HIV, hút thuốc lá...); có thai hay đang sử dụng các hóc môn nội tiết tố. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng, mù đơn. Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được phân chia vào 2 nhóm điều trị. Nhóm 1: LCR & XLMCR kết hợp với bơm rửa PVP-I 1%; và Nhóm 2: LCR & XLMCR kết hợp bơm rửa AB 0,75%. Một Bác sĩ Răng Hàm Mặt thực hiện việc điều trị viêm nha chu cho toàn bộ mẫu nghiên cứu. Chuẩn bị dung dịch bơm rửa PVP-I 1 % và AB 0,75% được pha chế và đóng chai bởi Bộ môn Bào chế, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Qui trình nghiên cứu Khám và đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng của bệnh nhân, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và lấy cao trên nướu bằng dụng cụ siêu âm. Sau 1 tuần hẹn bệnh nhân trở lại và bắt đầu tiến hành nghiên cứu (T0). Bệnh nhân đi tổng cộng theo 3 lần hẹn: Thời điểm T0 (bắt đầu nghiên cứu), sau 4 tuần (T4), sau 8 tuần (T8). Trong đó LCR & XLMCR hoàn thành ở T0, đánh giá chỉ số nha chu lâm sàng, số lượng vi khuẩn Aa, Pg ở T0, T4, T8. Bơm rửa dung dịch sát khuẩn tiến hành ở cả 3 thời điểm T0, T4, T8. Đánh giá các chỉ số nha chu lâm sàn Một Bác sĩ Răng Hàm Mặt đánh giá các chỉ số nha chu lâm sàng gồm chỉ số mảng bám (PI, Loe và Silness 1964), chỉ số nướu (GI, Loe và Silness 1963), chảy máu nướu khi thăm dò (BOP), độ sâu túi nha chu (PD) và độ mất bám dính lâm sàng (CAL) của tất cả các răng có trên cung hàm (ngoại trừ răng số 8). Thu thập mảng bám dưới nướu và định lượng vi khuẩn Aa, Pg Cách ly nước bọt với vùng răng lấy mẫu bằng gòn cuộn. Sau đó, lau sạch mảng bám trên nướu và thổi nhẹ cho khô, đưa 3 cây côn giấy số 30 và dài 21 mm vô trùng vào đến đáy của ba túi nha chu sâu nhất (thao tác nhẹ, tránh chảy máu), để trong 10 giây, lấy côn giấy ra và cho vào lọ effendorf có nắp đậy chứa dung dịch bảo quản rồi vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ để thực hiện đánh giá lượng vi khuẩn Aa và Pg sử dụng kỹ thuật Realtime PCR. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 173 Điều trị viêm nha chu Bệnh nhân được LCR dưới nướu ở tất cả các răng và XLMCR ở các răng có túi nha chu trong cùng 1 lần hẹn (T0). Tiến hành gây tê tại chỗ để XLMCR và sử dụng một trong 2 loại dung dịch bơm rửa là PVP-I 1% hay AB 0,75%. Trong nghiên cứu này, mỗi túi nha chu được bơm rửa 10ml dung dịch sử dụng ống bơm rửa 10ml có kim đầu cùn. Kim bơm rửa được đưa nhẹ nhàng vào túi nha chu đến vị trí sâu nhất có thể, mặt vát của kim áp, bơm và di chuyển kim nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương mô nha chu. Bệnh nhân sau điều trị được hẹn lại tái đánh giá vào các thời điểm T4, T8. Xử lí và phân tích số liệu Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20. So sánh các giá trị trung bình PI, GI, BOP, PD, CAL và số lượng vi khuẩn của 2 nhóm tại các thời điểm dùng phép kiểm định Mann Whitney; và cùng một nhóm giữa 2 thời điểm dùng kiểm định Wilcoxon. Các phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu Tổng cộng có 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 25 bệnh nhân cho mỗi nhóm. Tại thời điểm T4, nhóm 1 có 1 bệnh nhân và nhóm 2 có 2 bệnh nhân không quay lại tái khám. Đến thời điểm T8, nhóm 1 tiếp tục mất 4 bệnh nhân và nhóm 2 mất 3 bệnh nhân. Như vậy sau 8 tuần, có 40 bệnh nhân, trong đó mỗi nhóm có 20 bệnh nhân hoàn tất quy trình nghiên cứu (Sơ đồ 1) và được đưa vào phân tích kết quả sau cùng. Có 20 bệnh nhân ở nhóm 1 gồm 14 nam và 6 nữ, tuổi trung bình là 48,7 ± 12,85 (từ 30 đến 77 tuổi); và 20 bệnh nhân ở nhóm 2 gồm 11 nam và 9 nữ, tuổi trung bình là 49,2 ± 11,35 (từ 30 đến 68 tuổi). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về giới tính và tuổi giữa hai nhóm (p > 0,05). Sơ đồ 1. Số bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu Nhóm 1: PVP-I 1% Nhóm 2: Acid boric 0,75% Số bệnh nhân chọn vào nghiên cứu (n=50) n=25 n=23 (mất 2) n=20 (mất 3) T8 n=25 n=24 (mất 1) n=20 (mất 4) T4 T0 n=20 Đưa vào mẫu phân tích sau cùng các thời điểm T0, T4 và T8 n=20 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 174 Các chỉ số nha chu toàn miệng Các chỉ số nha chu toàn miệng được trình bày ở bảng 1 và bảng 3. Tại thời điểm T0 các chỉ số nha chu toàn miệng (PI, GI, BOP, PD và CAL) ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Các chỉ số nha chu toàn miệng (PI, GI, BOP, PD và CAL) sau 4 tuần, 8 tuần so với thời điểm nền đều giảm có ý thống kê ở cả 2 nhóm (p < 0,05). So sánh giữa hai nhóm, các chỉ số PI, PD và CAL toàn miệng giảm tương tự nhau và khác biệt không có ý nghĩa thống kê sau 4 tuần, (p > 0,05). Chỉ số GI và BOP ở nhóm 2 giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1 (p < 0,05) tại thời điểm T4, T8. Số lượng vi khuẩn Số lượng vi khuẩn Aa, Pg trung bình được trình bày ở bảng 2. Số lượng vi khuẩn Aa, Pg của mỗi nhóm sau 4 tuần, 8 tuần điều trị so với thời điểm nền đều cho thấy có sự giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Cả hai loại vi khuẩn, nhóm 2 giảm nhiều hơn so với nhóm 1 sau 4 tuần, 8 tuần điều trị, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 1. Chỉ số nha chu toàn miệng Nhóm Thời điểm T0 n=20 Thời điểm T4 n=20 p (1) Thời điểm T8 n=20 p (1) PI Nhóm 1: PVP-I 1% 1,74 ± 0,19 0,57 ± 0,10 <0,001 0,56 ± 0,10 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 1,72 ± 0,16 0,55 ± 0,14 <0,001 0,53 ± 0,12 <0,001 p (2) 0,185 0,235 0,146 GI Nhóm 1: PVP-I 1% 1,85 ± 0,10 1,21 ± 0,28 <0,001 1,15 ± 0,37 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 1,81 ± 0,14 0,89 ± 0,09 <0,001 0,81 ± 0,12 <0,001 p (2) 0,068 < 0,001 < 0,001 BOP Nhóm 1: PVP-I 1% 64,50 ± 13,14 20,23 ± 2,10 <0,001 19,18 ± 1,97 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 61,12 ± 12,60 12,32 ± 3,54 <0,001 11,19 ± 3,18 <0,001 p (2) 0,054 <0,001 <0,001 Số liệu trình bày: TB±ĐLC, (1)Kiểm định Wilcoxon. (2)Kiểm định Mann Whitney; có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Bảng 2. Số lượng vi khuẩn (log10(copies/1ml) Nhóm Thời điểm T0 n=20 Thời điểm T4 n=20 p (1) Thời điểm T8 n=20 p (1) Vi khuẩn Aa Nhóm 1: PVP-I 1% 3,78 ± 2,02 2,95 ± 1,65 <0,001 3,00 ± 1,54 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 3,52 ± 2,14 2,61 ± 1,82 <0,001 2,67 ± 1,78 <0,001 p (2) 0,871 0,506 0,632 Vi khuẩn Pg Nhóm 1: PVP-I 1% 5,87 ± 1,35 4,68 ± 0,96 <0,001 4,87 ± 0,94 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 6,42 ± 1,35 5,10 ± 1,16 <0,001 5,32 ± 1,14 <0,001 p (2) 0,265 0,429 0,232 Số liệu trình bày: TB ± ĐLC; (1)Kiểm định Wilcoxon (2)Kiểm định Mann Whitney; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Bảng 3. Chỉ số PD và CAL (mm) toàn miệng và tại các túi nha chu trung bình và sâu Nhóm Thời điểm T0 n=20 Thời điểm T4 n=20 p (1) Thời điểm T8 n=20 p (1) Toàn miệng PD Nhóm 1: PVP-I 1% 3,12 ± 0,33 2,54 ± 0,24 <0,001 2,51 ± 0,25 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 3,21 ± 0,19 2,56 ± 0,11 <0,001 2,55 ± 0,10 <0,001 p (2) 0,104 0,161 0,393 Toàn miệng CAL Nhóm 1: PVP-I 1% 3,53 ±0,15 2,92 ± 0,16 <0,001 2,87 ± 0,15 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 3,55 ± 0,17 2,89 ± 0,13 <0,001 2,87 ± 0,14 <0,001 p (2) 0,065 0,501 0,601 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 175 Nhóm Thời điểm T0 n=20 Thời điểm T4 n=20 p (1) Thời điểm T8 n=20 p (1) Túi nha chu trung bình (PD≥ 5mm và PD<7mm) PD Nhóm 1: PVP-I 1% 5,70 ± 0,28 4,17 ± 0,39 <0,001 4,09 ± 0,39 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 5,63 ± 0,35 3,79 ± 0,36 <0,001 3,71 ± 0,4 <0,001 p (2) 0,068 <0,001 0,002 Túi nha chu trung bình (PD≥ 5mm và PD<7mm) CAL Nhóm 1: PVP-I 1% 6,7 ± 0,55 5,18 ± 0,56 <0,001 5,09 ± 0,58 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 6,63 ± 0,72 4,81 ± 0,72 <0,001 4,71 ± 0,85 <0,001 p (2) 0,492 0,007 0,009 Túi nha chu sâu (PD≥7mm) PD Nhóm 1: PVP-I 1% 7,58 ± 0,32 5,85 ± 0,17 <0,001 5,86 ± 0,26 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 7,76 ± 0,39 5,6 ± 0,36 <0,001 5,9 ± 0,52 <0,001 p (2) 0,058 0,009 0,876 Túi nha chu sâu (PD≥7mm) CAL Nhóm 1: PVP-I 1% 8,60 ± 0,71 6,93 ± 0,73 <0,001 6,94 ± 0,66 <0,001 Nhóm 2: AB 0,75% 8,68 ± 0,81 6,52 ± 0,80 <0,001 6,79 ± 0,93 <0,001 p (2) 0,148 0,009 0,37 Số liệu trình bày: TB±ĐLC; (1) Kiểm định Wilcoxon; (2) Kiểm định Mann Whitney; Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Tại các túi nha chu trung bình (PD ≥ 5mm và < 7mm) Kết quả trong bảng 3 cho thấy chỉ số PD và CAL của những túi sâu trung bình ở hai nhóm tại thời điểm nền không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Có sự giảm rõ rệt giá trị của PD và CAL ở cả 2 nhóm sau 4 tuần, 8 tuần điều trị so với thời điểm nền (p < 0,001). Chỉ số PD và CAL của nhóm 2 giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1 tại 4 tuần, 8 tuần sau điều trị (p < 0,01). Tại các túi nha chu sâu (PD≥ 7mm) Kết quả trong bảng 3 cho thấy chỉ số PD và CAL của những túi sâu ở hai nhóm tại thời điểm nền không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chỉ số PD và CAL ở cả hai nhóm sau 4 tuần, 8 tuần điều trị giảm có ý nghĩa so với thời điểm nền (p < 0,001). Chỉ số PD và CAL của nhóm 2 giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1 tại 4 tuần. Tuy nhiên mức độ giảm PD và CAL của mỗi nhóm không khác biệt so với nhóm còn lại sau 8 tuần (p > 0,05). BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng dung dịch PVP-I 1% như là “dung dịch chứng” khi so sánh với dung dịch AB 0,75%. PVP-I là một dung dịch hỗ trợ phổ biến đối với liệu pháp nha chu hiện tại. Nồng độ diệt khuẩn tối ưu của PVP-I là từ 0,01% đến 1% trong môi trường thí nghiệm. Với nồng độ trong khoảng này, dung dịch PVP-I chứa lượng i-ốt tự do cao nên có tính sát khuẩn nhanh và mạnh(13). PVP-I 1% cũng đang được sử dụng bơm rửa túi nha chu trong điều trị viêm nha chu tại Khoa Răng Hàm Mặt. AB là một axit yếu của boron, thường được dùng làm chất sát khuẩn tại chỗ do có tính kiềm khuẩn, kiềm nấm và đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y khoa như: sát khuẩn mắt, phòng ngừa viêm tai, vệ sinh sản phụ khoa, là thành phần của dung dịch súc miệng. Saglam và cs (2013) trong một nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của AB với Chlorhexidine đã kết luận AB 0,75% có thể thay thế Chlorhexidine 0,2% trong điều trị VNCM vì có nhiều lợi ích hơn trong việc giảm mức độ chảy máu, giảm độ sâu túi và mức mất bám dính đối với những túi nha chu trung bình ở giai đoạn sớm(15). Nghiên cứu chúng tôi cho thấy cả AB 0,75% và PVP-I 1% đều làm giảm các chỉ số lâm sàng và vi sinh của bệnh nhân sau 4 tuần, 8 tuần điều trị VNCM. Nhóm AB 0,75% cho thấy có hiệu quả hơn là giảm các chỉ số GI, BOP toàn miệng cũng như PD và CAL ở những túi nha chu trung bình sau 4 tuần, 8 tuần so với nhóm PVP-I 1%. Chỉ số PD và CAL ở những túi nha chu sâu cũng giảm nhiều hơn có ý nghĩa ở nhóm AB 0,75% so với nhóm PVP-I 1% ở thời điểm sau 4 tuần, tuy nhiên tại thời điểm sau 8 tuần thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Ngoài Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 176 ra, số lượng vi khuẩn Aa, Pg của bệnh nhân VNCM của hai nhóm đều giảm có ý nghĩa sau điều trị 4 tuần, 8 tuần cùng với việc giảm có ý nghĩa thống kê các chỉ số nha chu lâm sàng ở cả hai nhóm sau điều trị. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự giảm số lượng vi khuẩn giữa hai nhóm 4 hay 8 tuần sau điều trị. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Phan Đình Nhất (2017) khi so sánh giữa hiệu quả của dung dịch AB 0,5% và PVP-I 0,1%, hai nồng độ thấp hơn sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi, trong điều trị hỗ trợ VNCM. Kết quả cũng cho thấy dung dịch AB 0,5% có hiệu quả hơn PVP-I 0,1% là làm giảm các chỉ số PD và CAL của túi nha chu trung bình sau điều trị 2 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả bơm rửa của hai dung dịch này lại không khác biệt ở những túi nha chu sâu như trong nghiên cứu của chúng tôi(12). Kết quả nghiên cứu của Singhal và cs (2018) trong điều trị sang thương vùng chẽ cho thấy sử dụng gel AB 0,75% hỗ trợ LC & XLMCR mang lại sự cải thiện các thông số lâm sàng nhiều hơn có ý nghĩa so với giả dược(18). Kanoriya và cs (2018) nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng gel AB 0,75% mang lại sự cải thiện cả trên kết quả lâm sàng và phim X-quang trong điều trị cho bệnh nhân VNCM(9). Ince (2010) báo cáo rằng AB ngăn cản sự phá hủy oxi hóa bởi sự tăng các yếu tố kháng oxi hóa, glutathione và bằng cách đẩy mạnh các yếu tố trung hòa các hoạt động oxi hóa(8). Akalin và cs (2007) chứng minh rằng có mối liên hệ thuận và mạnh giữa nồng độ lipid bị phá hủy oxi hóa trong dịch nướu (gingival crevicular fluid, GCF), mức peroxy hóa lipid [lipid peroxidation (LPO) levels], tổng trạng oxi hóa (total oxidant status, TOS) với PD, CAL(1). Như vậy, có thể giải thích hiệu quả của AB lên mô nha chu, đặc biệt đối với túi trung bình ở nghiên cứu này khi so sánh với PVP-I là do AB làm tăng yếu tố kháng oxi hóa ở mô nha chu. Trong nghiên cứu này có thể thấy AB có hiệu quả trong lành thương ở giai đoạn sớm khi thể hiện sự giảm nhiều hơn có ý nghĩa của chỉ số PD và CAL ở nhóm AB so với nhóm PVP-I tại thời điểm 4 tuần. Dzondo-Gadet và cs (2002) cho rằng AB kích thích các yếu tố tăng trưởng phiên mã RNA liên quan đến sự hình thành mạch và sữa chữa lành thương(5). AB làm tăng tổng hợp yếu tố tăng trưởng mạch máu nội mô (VEGF) và yếu tố tăng trưởng chuyển dạng beta (TGF β). VEGF đóng vai trò quan trọng trong sự tạo thành mạch máu của sự lành thương(14). TGF β cũng được cho là có liên quan với sự hình thành mạch và sữa chữa vết thương(2). Boron còn có vai trò trong điều hòa viêm và đáp ứng miễn dịch. Trong nghiên cứu này, có sự giảm GI, BOP nhiều hơn đáng kể ở nhóm AB so với nhóm chứng ở các thời điểm sau điều trị có lẽ là kết quả của tác dụng kháng viêm của boron. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Saglam và cs (2013)(15). Ở những túi nha chu sâu tại thời điểm 8 tuần sau điều trị có sự tăng nhẹ PD và CAL cùng với sự tái nhiễm nhẹ số lượng vi khuẩn Aa và Pg so với thời điểm 4 tuần sau điều trị. Sự tái nhiễm này có lẽ là do sự tăng sinh trở lại của các loài vi khuẩn Aa và Pg vì các vi khuẩn này có khả năng xuyên bám vào tế bào biểu mô nướu ở người(7). Ngoài ra, ở những túi nha chu sâu thì việc loại bỏ cao răng và mảng bám vi khuẩn trở nên khó khăn do khả năng tiếp cận hạn chế của dụng cụ, sang thương vùng chẽ, hiệu quả tự vệ sinh răng miệng của bệnh nhân thấpDo đó, đối với những túi nha chu lớn hơn 6mm, việc loại bỏ mảng bám ra khỏi bề mặt chân răng nên được tiến hành kết hợp với phẫu thuật lật vạt, quy trình này sẽ tạo được thuận lợi để tiếp cận trực tiếp về phía chóp của sang thương, làm tăng hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám vi khuẩn. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy AB 0,75% có hiệu quả hơn PVP-I 1% khi được sử dụng bơm rửa trong điều trị VNCM vì tác động làm giảm chỉ số GI, BOP toàn miệng cũng như chỉ số PD và CAL ở những túi có độ sâu trung bình sau 8 tuần. Trong tương lai cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 177 dõi dài hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akalin FA, Baltacio glu E, Alver A, Karabulut E (2007). “Lipid peroxidation levels and total oxidant status in serum, saliva and gingival crevicular fluid in patients with chronic periodontitis”. Journal of Clinical Periodontology; 34: 558-565. 2. Blech MF, Martin C, Pichon M, Borrelly J, Hartemann P (1990). “The clinical and bacteriologic out come of wounds using different local antiseptics”. Journal of Orthopaedics, 4, 123–129. 3. Colombo AP, Teles RP, Torres MC, Rosalém W, Mendes MC, Souto RM, Uzeda Md. (2005). “Effects of Non-Surgical Mechanical Therapy on the Subgingival Microbiota of Brazilians With Untreated Chronic Periodontitis: 9-Month Results”. Journal of Periodontology; 76(5): 778-784. 4. Cugini MA, Haffajee AD, Smith C, Kent Jr. RL, Socransky SS (2000). “The effect of scaling and root planing on the clinical and microbiological parameters of periodontal diseases: 12-month results”. Journal of Clinical Periodontology; 27: 30–36. 5. Dzondo-Gadet M, Mayap-Nzietchueng R, Hess K, Nabet P, Belleville F,Dousset B (2002). “Action of boron at the molecular level effects on transcription and translation in an acellular system”. Biological Trace Element Research; 85: 23-33. 6. Haffajee AD, Torresyap G, Socransky SS (2007). “Clinical changes following four different periodontal therapies for the treatment of chronic periodontitis: 1 year results.” Journal of Clinical Periodontology; 34: 243–253. 7. Hafajee AD, Socransky SS (1994) “Microbial etiological agents of destructive periodontal diseases”, Periodontology 2000; 5: 78-111. 8. Ince S, Kucukkurt I, Cigerci IH, Fatih Fidan A, Eryavuz A (2010). “The effects of dietary boric acid and borax supplementation on lipid peroxidation, antioxidant activity, and DNA damage in rats”. Journal of Trace Elements in Medicine and Biology; 24: 161- 164. 9. Kanoriya D, Singhal S, Garg V, Pradeep AR, Garg S, Kumar A (2018). “Clinical efficacy of subgingivally- delivered 0.75% boric acid gel as an adjunct to mechanotherapy in chronic periodontitis: A randomized, controlled clinical trial”. Journal of Investigative and Clinical Dentistry; 9: doi: 10.1111/jicd.12271 10. Linder N, Davidovitch N, Reichman B, Kuint J, Lubin D, Meyerovitch J, Sela BA, Dolfin Z et al (1997). “Topical iodine- containing antiseptics and subclinical hypothyroidism in preterm infants”. Journal of Pediatrics; 151: 434-439. 11. Luan Q (2008). “Inhibition of Experimental Periodontitis by a Topical Boron-based Antimicrobial.”. Journal of Periodontal Research; 87: 148-152. 12. Phan Đình Nhất, Phạm Anh Vũ Thụy (2017). “Tác động của dung dịch bơm rửa acid boric 0,5% lên tình trạng nha chu và bạch cầu nước bọt trong điều trị viêm nha chu mạn”. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh; 21(4): 159-166. 13. Rackur H (1985). “New aspects of mechanism of action of Povidone iodine”. The Journal of Hospital Infection; 6: 13-23 14. Roberts AB, Sporn MB, Assoian RK, Smith JM, Roche NS, Wakefield LM, Heine UI, Liotta LA, et al. (1986). “Transforming growth factor type β: rapid induction of fibrosis and angiogenesis in vivo and stimulation of collagen formationin vitro”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America; 83: 4167–4171. 15. Sağlam M, Arslan U, Buket Bozkurt Ş, & Hakki, SS. (2013). “Boric acid irrigation as an adjunct to mechanical periodontal therapy in patients with chronic periodontitis: a randomized clinical trial”. Journal of Periodontology; 84(9): 1297-1308. 16. Salminen A1, Gursoy UK, Paju S, Hyvärinen K, Mäntylä P, Buhlin K, Könönen E, Nieminen MS et al (2014). “Salivary biomarkers of bacterial burden, inflammatory response, and tissue destruction in periodontitis” Journal of Clinical Periodontology; 41: 442-50. 17. Slots J (2002). “Selection of antimicrobial agents in periodontal therapy”. Journal of Periodontal Research; 37: 389–398. 18. Singhal S, Pradeep AR, Kanoriya D, Garg S, Garg V (2018), “Boric acid gel as local drug delivery in the treatment of class II furcation defects in chronic periodontitis: a randomized, controlled clinical trial”, Journal of Investigative and Clinical Dentistry; 9(1): doi: 10.1111/jicd.12279. 19. The American Academy of Periodontology (2015). “American Academy of Periodontology Task Force report on the update to the 1999 classification of periodontal diseases and conditions”. Journal of Periodontology; 86: 835-838. 20. Walker CB, Karpinia K, Baehni P. (2004). “Chemotherapeutics: antibiotics and other antimicrobials”. Periodontology 2000; 36:146–165. Ngày nhận bài báo: 10/06/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_ho_tro_dieu_tri_viem_nha_chu_man_cua_dung_dich_axit.pdf
Tài liệu liên quan