Tài liệu Hiệu quả giáo dục sức khỏe tự chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường typ 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 120
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE TỰ CHĂM SÓC BÀN CHÂN
Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
Phạm Nguyễn Hồng Phúc*, Ann Henderson**, Võ Nguyên Trung***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe tự chăm sóc bàn chân ở người
bệnh (NB) đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 tại một bệnh viện tỉnh.
Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 73 NB ĐTĐ typ 2 đến khám và điều trị tại
bệnh viện đa khoa Tiền Giang được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Những NB này được đánh giá
kiến thức và hành vi lần 1 sau đó được áp dụng chương trình giáo dục sức khỏe về tự chăm sóc bàn chân. Sau 1
tháng những NB này được đánh giá lại kiến thức và hành vi lần 2.
Kết quả: Có 73NB được đưa vào nghiên cứu, kiến thức đúng tự chăm sóc bàn chân tăng từ 17,6% lên
76,7%, hành vi đúng tự chăm sóc bàn chân tăng từ 12,3% lên 64,4%.
Kết luận: Nghiên cứ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giáo dục sức khỏe tự chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường typ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 120
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE TỰ CHĂM SÓC BÀN CHÂN
Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
Phạm Nguyễn Hồng Phúc*, Ann Henderson**, Võ Nguyên Trung***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe tự chăm sóc bàn chân ở người
bệnh (NB) đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 tại một bệnh viện tỉnh.
Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 73 NB ĐTĐ typ 2 đến khám và điều trị tại
bệnh viện đa khoa Tiền Giang được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Những NB này được đánh giá
kiến thức và hành vi lần 1 sau đó được áp dụng chương trình giáo dục sức khỏe về tự chăm sóc bàn chân. Sau 1
tháng những NB này được đánh giá lại kiến thức và hành vi lần 2.
Kết quả: Có 73NB được đưa vào nghiên cứu, kiến thức đúng tự chăm sóc bàn chân tăng từ 17,6% lên
76,7%, hành vi đúng tự chăm sóc bàn chân tăng từ 12,3% lên 64,4%.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chương trình GDSK trong việc nâng cao kiến thức, hành vi về
tự chăm sóc bàn chân ở NBĐTĐ typ 2.
Từ khóa: Giáo dục sức khỏe, tự chăm sóc bàn chân, đái tháo đường, kiến thức, hành vi.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF HEALTH EDUCATION PROGRAM ABOUT FOOT SELF-CARE FOR TYPE 2
DIABETES PATIENTS
Pham Nguyen Hong Phuc, Ann Henderson, Vo Nguyen Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 120 - 124
Objectives: To evaluate the effectiveness of self-care foot in diabetes patient type 2 about health education
program in a provincial hospital.
Methods: The study sample consisted of 73 diabetes patients type 2 who received treatment at Tien Giang
General Hospital with a convenient sampling method. These patients were assessed for knowledge and behavior
for the first time and then adopted a self-care foot health education program. After 1 month these patients were re-
evaluated knowledge and behavior second times.
Results: 73 patients were inculed in the study, knowledge of foot self- care increase from 17.6% to 76.7%,
behavior of foot self-care increase from 12.3% to 64.4%.
Conclusions: Research shows the effectiveness of a health education program in improving knowledge and
behavior of foot self-care in patients with type 2 diabetes.
Keywords: Health education program, foot self-care, diabetes, knowledge, behavior.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các biến chứng bàn chân do ĐTĐ như biến
dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón
chân là nguyên nhân phổ biến nhất trong
nhóm nguyên nhân không phải chấn thương
gây cắt cụt chi ở các nước phát triển. Nghiên cứu
của Bộ Y tế cho thấy 5 - 7% số trường hợp ĐTĐ
bị biến chứng loét bàn chân và nguy cơ cắt cụt
*Học viên cao học điều dưỡng khóa 2016-2018, Đại học Y dược TPHCM.
**Đại học Northern Colorado Mỹ, ***Đại học Y dược TPHCM.
Tác giả liên lạc: CNĐD. Phạm Nguyễn Hồng Phúc - ĐT: 01224354520 - Email:hongphucpn@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 121
chi ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 15 - 46 lần so với
người không mắc bệnh(4). Sự hoại tử bàn chân có
thể xảy ra khi không được quan tâm chăm sóc
đúng mức, đáng sợ nhất có thể phải tháo bàn
chân là giải quyết bắt buộc khi không còn giữ
được nữa. Như vậy việc chăm sóc bàn chân ở
người bệnh tiểu đường là vấn đề quan trọng và
cần được quan tâm chu đáo. Trong đó vai trò
của người điều dưỡng là rất quan trọng trong
việc giáo dục sức khỏe, hướng dẫn NB tự chăm
sóc đôi chân của mình hàng ngày(3,11). Cho đến
nay tại Việt Nam vấn đề chăm sóc bàn chân bởi
chính NB ĐTĐ đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu, tập trung về kiến thức và hành vi
của NB(6,9,16,17). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đánh
giá sự thay đổi kiến thức và hành vi sau khi
được GDSK tự chăm sóc bàn chân. Chính vì thế
với câu hỏi nghiên cứu: “Liệu GDSK tự chăm
sóc bàn chân ở NB ĐTĐ có làm cải thiện kiến
thức và hành vi về việc tự chăm sóc bàn chân
hay không?”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Hiệu quả giáo dục sức khỏe về tự chăm sóc
bàn chân ở NB đái tháo đường typ 2 tại một
bệnh viện tỉnh”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 01/01/2018 - 01/06/2018 tại Bệnh viện đa
khoa Tiền Giang.
Thiết kế nghiên cứu
Khảo sát một nhóm trước và sau can thiệp.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện theo tiêu chuẩn chọn
bệnh cho đến khi đủ cỡ mẫu.
Cỡ mẫu
Gồm 73 NB ĐTĐ typ 2 đến khám và điều
trị tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang.
Tiêu chuẩn nhận vào
NB ĐTĐ typ 2 được chẩn đoán ĐTĐ typ 2
theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại của
ADA 2017
Tuổi ≥ 18.
Đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Tiền
Giang từ 01/01/2018 đến 01/06/2018.
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
NB có các bệnh lý cấp tính nặng (đột quỵ,
nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm gan cấp, suy
thận cấp, viêm phổi nặng.).
NB mắc bệnh lý tâm thần không có khả năng
giao tiếp.
NB bị mù lòa, câm điếc.
NB đã bị cắt cụt chi.
NB không đến tái khám và không nghe điện
thoại của nghiên cứu viên.
Các bước tiến hành
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này qua 3
giai đoạn
Giai đoạn 1
Xây dựng bộ câu hỏi mô tả kiến thức, hành
vi của NB ĐTĐ typ 2 về tự chăm sóc bàn chân
được dựa trên bộ câu hỏi có sẵn của Nguyễn
Tiến Dũng năm 2012(12).
Giai đoạn 2
Kiểm tra lại bộ câu hỏi, nghiên cứu thử 30
NB nhằm đánh giá lại thời gian hoàn thành thu
thập số liệu, rà soát lại các bước tiến hành nghiên
cứu. Các NB này chúng tôi không tính vào mẫu
nghiên cứu.
Giai đoạn 3
Thu thập số liệu nghiên cứu:
Bước 1: sàng lọc và thu nhận đối tượng.
Bước 2: tư vấn và ký đồng thuận tham gia
nghiên cứu.
Bước 3: khảo sát sự hiểu biết và hành vi của
NB lần 1 tại phòng tư vấn.
Bước 4: tiến hành GDSK, thời gian khoảng 30
phút, mỗi lần tập trung khoảng 5 NB.
Bước 5: khảo sát sự hiểu biết và hành vi của
NB lần 2 sau 1 tháng (thời điểm NB đến tái
khám).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 122
Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu thập sẽ được mô tả và phân tích
bằng phần mềm SPSS 22.0.
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 73 NB thỏa tiêu chí chọn mẫu
và được đưa vào nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ 01/01/2018 đến 01/06/2018, tại khoa nội
tiết bệnh viện đa khoa Tiền Giang.
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nơi ở
Thành thị 28 38,4
Nông thôn 45 61,6
Tuổi
<40 tuổi 2 2,7
40-49 tuổi 5 6.8
50-59 tuổi 15 20.5
60-69 tuổi 29 39,7
>=70 tuổi 22 30,1
Giới tính
Nam 23 31.5
Nữ 50 68,5
Trình độ học
vấn
Không biết chữ 6 8,2
Tiểu học - Trung học
cơ sở
61 83,6
Phổ thông trung học 1 1,3
Trên Trung cấp 2 2,7
Thời gian mắc
bệnh
<5 năm 43 58,9
5-10 năm 13 17,8
>= 10 năm 17 23,3
Có nhận thông
tin về bàn
chân ĐTĐ
10 13,7
Phân loại bàn
chân
Có biến chứng bàn
chân
12 16,4
Khác biệt kiến thức trước và sau giáo dục sức
khỏe tự chăm sóc bàn chân ĐTĐ
Bảng 2. So sánh tỷ lệ phần trăm kiến thức đúng của
đối tượng trước và sau giáo dục sức khỏe tự chăm sóc
bàn chân
Kiến thức
Trước
can thiệp
Sau can
thiệp p
n (%)
n(%)
Kiến thức về chăm sóc bàn
chân
45 (61,6) 71 (97,3) <0,001**
Kiến thức về rửa chân 21 (28,8) 50 (68,5) <0,001**
Kiến thức về kiểm tra bàn
chân
18 (24,7) 46(63) <0,001**
Kiến thức về chăm sóc và vệ
sinh vết thương
17 (23,3) 42 (57,5) <0,001**
Kiến thức về thể dục bàn
chân
44 (60,2) 62 (83,7) <0,005**
Kiến thức
Trước
can thiệp
Sau can
thiệp p
n (%)
n(%)
Kiến thức về bảo hộ chân 35 (47,9) 58 (78,3) <0,001**
Kiến thức về chăm sóc da và
móng chân
11 (14,1) 40(54) <0,001**
Kiến thức về gặp bác sỹ để
kiểm tra bàn chân
30 (41,1) 68 (93,2) <0,001**
Tổng % kiến thức đúng 13 (17,8) (56) 76,7 <0,001**
** Kiểm định Mc Nemar
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự
khác biệt về tỷ lệ đúng trước can thiệp là 17,8%
và sau can thiệp là 76,7%, sự thay đổi này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
Khác biệt về hành vi trước sau GDSK tự chăm
sóc bàn chân
Bảng 3. So sánh tỷ lệ phần trăm hành vi đúng của
đối tượng trước và sau GDSK tự chăm sóc bàn chân
Hành vi
Trước can
thiệp
Sau can
thiệp p
n(%)
n(%)
Hành vi về rửa chân 36 (49,3) 55 (75,3) <0,001**
Hành vi về chăm sóc da và
móng chân
25 (34,2) 43 (58,9) <0,05**
Hành vi kiểm tra bàn chân 24 (32,9) 29 (39,7) 0,487**
Hành vi bảo hộ bàn chân 44 (60,3) 64 (87,7) <0,001**
Hành vi thể dục bàn chân 12 (16,4) 37 (50,7) <0,001**
Hành vi chăm sóc vết
thương
55 (75,3) 71 (97,3) <0,001**
Hành vi gặp bác sỹ để
kiểm tra bàn chân
27 (37) 53 (72,6) <0,001**
Tổng tỷ lệ phần trăm hành
vi
9 (12,3) 47 (64,4) <0,001**
**Kiểm định Mc Nemar
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự
khác biệt về tỷ lệ hành vi đúng trước can thiệp là
12,3% và sau can thiệp là 64,4%, sự thay đổi này
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu
Khu vực sinh sống của NB đa phần là ở
nông thôn chiếm 61,6%, Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào (2012)(9).
Về độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
63,8, nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 86. Đối tượng
nghiên cứu đa số trên 60 tuổi chiếm 71,3%. Kết
quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Đặng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 123
Anh Khoa (2013)(17). Về tỷ lệ giới tính thì nữ/nam
là 2,1/1, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Gái (2017) có 67,7% là nữ, theo
Natalia De saP là 62,4% là nữ(8,11).Về trình độ học
vấn thì NB có trình độ học vấn từ cấp 2 trở
xuống chiếm tỷ lệ cao là 83,6%. Tương tự nghiên
cứu của Nguyễn Thị Bích Đào (2012) với đối
tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao là có trình độ
học vấn từ cấp 2 trở xuống(9), đa số NB trong
nghiên cứu này sống tại nông thôn nên có tỷ lệ
trình độ học vấn thấp. Về thời gian mắc bệnh thì
tỷ lệ NB mắc bệnh đa phần là dưới 5 năm chiếm
tỷ lệ 58,9%. Kết quả tương tự như trên cũng gặp
trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào
(2012) với đa số NB mắc bệnh dưới 5 năm là
47,2%(9), Sawanjai (2006) là 58,5%(13). Trong
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ NB nhận được
thông tin chăm sóc bàn chân rất thấp chỉ có
13,7%, nghiên cứu chúng tôi đối tượng nghiên
cứu chủ yếu sống ở nông thôn cho nên việc tiếp
cận và tiếp nhận những nguồn thông tin đại
chúng (tivi, internet, báo đài, sách, tạp chí) vẫn
còn hạn chế. Về biến chứng bàn chân chúng tôi
ghi nhận có 16,4% NB có biến chứng bàn chân.
Khác biệt điểm số kiến thức trước và sau giáo
dục sức khỏe
Tỷ lệ kiến thức đúng của NB về tự chăm sóc
bàn chân trước can thiệp chỉ ở mức rất thấp
(17,8%), tương đương kết quả nghiên cứu của
Bohorquez Robles R (2017) là 15,5%, thấp hơn
Nguyễn Tiến Dũng (2012) là 21,3%(2,12). Sự khác
biệt này có thể là do cách chọn mẫu. Đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi là NB đang điều trị nội
trú, và theo Hồ Bích Thủy trình độ học vấn và trí
thức của NB ở phòng khám thường cao hơn so
với bệnh phòng vì đa phần NB ở phòng khám
thuộc diện bảo hiểm y tế và cán bộ hưu trí(5). Sau
khi được GDSK, tỷ lệ NB có kiến thức đúng đã
có sự thay đổi đáng kể là 76,7% và sự thay đổi
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự khác
biệt thể hiện rõ ở tất cả 8 nội dung tự chăm sóc
bàn chân bao gồm kiến thức chung, kiến thức về
rửa chân, kiểm tra bàn chân, chăm sóc vệ sinh
vết thương, thể dục bàn chân, bảo hộ chân, chăm
sóc da và móng chân, gặp bác sĩ kiểm tra bàn
chân với giá trị p < 0,001.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rõ hiệu quả
của chương trình GDSK nâng cao kiến thức tự
chăm sóc bàn chân của NB. Kết quả này tương
đồng kết quả nghiên cứu của Huỳnh Quốc
Thắng thực hiện tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai
với tỷ lệ NB có kiến thức đúng trước can thiệp là
78,44% và sau can thiệp tăng lên 94,69%(6).
Tương tự, nghiên cứu của Sharoni thực hiện
tại Malaysia cho thấy tỷ lệ điểm kiến thức đúng
trước can thiệp là 6,68 ± 2,9, sau can thiệp điểm
số tăng lên là 9,97 ± 1,35(14).
Việc nâng cao kiến thức của NB về việc tự
chăm sóc bàn chân góp phần giúp cho NB tự tin
hơn trong quản lý tình hình sức khỏe cá nhân,
nâng cao chất lượng cuộc sống, và điều này cũng
thể hiện rõ tác động tích cực của chương trình
GDSK được triển khai.
Khác biệt điểm số hành vi trước và sau giáo
dục sức khỏe
Tỷ lệ NB có hành vi chung về tự chăm sóc
bàn chân sau can thiệp là 64,4% so với trước can
thiệp chỉ có 12,3%, và sự thay đổi này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. Theo nghiên cứu của
Tewahido D (2017), trong 5 vấn đề tự chăm sóc ở
NB ĐTĐ typ 2 bao gồm kiêng ăn, luyện tập thể
lực, theo dõi đường huyết, uống thuốc theo toa,
tự chăm sóc bàn chân, thì điểm số hành vi tự
chăm sóc chân là thấp nhất so với các vấn đề tự
chăm sóc còn lại. Hầu hết NB không hề nghe
qua việc tự chăm sóc bàn chân là gì, mặc dù
nhiều người trong số họ đang có vấn đề bàn
chân cần phải nhập viện điều trị(15). Kết quả hành
vi tự chăm sóc bàn chân đúng trước can thiệp có
tỷ lệ rất thấp, tương tự với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Bích Đào (2012), Lê Thị Tuyết Hoa
(2008), Nongmaithem (2017), Bohorquez Robles
R (2017)(2,7,9,10). Sau khi được GDSK tỷ lệ hành vi
đúng của NB tăng lên 64,4%. Qua đó cho thấy
được tác động tích cực của chương trình GDSK
lên hành vi tự chăm sóc bàn chân của NB. Tương
tự, nghiên cứu của Huỳnh Quốc Thắng (2012),
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 124
Sharoni (2017) cũng đưa ra những kết quả khẳng
định tác dụng tích cực của chương trình GDSK
trong việc thay đổi hành vi tự chăm sóc bàn chân
ở NB ĐTĐ typ 2(6,14).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiến thức
và hành vi đúng trước can thiệp về tự chăm sóc
bàn chân có tỷ lệ rất thấp. Sau khi áp dụng
chương trình GDSK, tỷ lệ kiến thức và hành vi
đúng đã cải thiện đáng kể. Qua kết quả nghiên
cứu cho thấy hiệu quả của chương trình giáo
dục sức khỏe tự chăm sóc bàn chân có tác động
tích cực thay đổi kiến thức và hành vi đúng cho
NB ĐTĐ typ 2. Nghiên cứu cho thấy cần triển
khai và tiếp tục áp dụng chương trình GDSK về
tự chăm sóc bàn chân cho NB ĐTĐ typ 2. Nhấn
mạnh tầm quan trọng của NB trong vấn đề tự
chăm sóc đôi bàn chân của mình để ngăn ngừa
biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmad Sharoni SK, Minhat HS, Mohd Zulkefli NA et al (2016),
"Health education programmes to improve foot self-care
practices and foot problems among older people with diabetes:
a systematic review", Int J Older People Nurs, 11 (3), pp. 214-39.
2. Bohorquez Robles R, Compean Ortiz LG, Gonzalez Quirarte
NH et al. (2017), "Knowledge and Practices of Diabetes Foot
Care and Risk of Developing Foot Ulcers in Mexico May Have
Implications for Patients of Mexican Heritage Living in the
US", Diabetes Educ, 43 (3), pp. 297-303.
3. Borges WJ, Ostwald SK (2008), "Improving foot self-care
behaviors with Pies Sanos", West J Nurs Res, 30 (3), pp. 325-41.
4. Bộ Y tế (2017). Chăm sóc bàn chân đái tháo đường. Available from:
5. Hồ Bích Thủy (2000), "Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân về
bệnh đái tháo đường tại bệnh viện nhân dân Gia Định", Luận
văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, trg
68-69.
6. Huỳnh Quốc Thắng (2012), "Nghiên cứu thực trạng kiến thức
thái độ hành vi và hiệu quả một số biện pháp giáo dục về
phòng ngừa chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai", Tạp chí Y học Việt Nam,
pp. 64-68.
7. Lê Thị Tuyết Hoa (2008), "Nghiên cứu xác định yếu tố nguy cơ
loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường", Luận văn tiến sĩ y
học, Đại học Y dược TPHCM.
8. Natalia De SP, Moura JR, Junior EB et al. (2014), "Knowledge,
attitudes and practices for the prevention of diabetic foot", Rev
Gaucha Enferm, 35(3), pp. 36-42.
9. Nguyễn Thị Bích Đào, Vũ Thị Là (2012), "Kiến thức thái độ và
hành vi tự chăm sóc chân của bệnh nhân đái tháo đường typ 2
khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y học TPHCM,
Tập 16 (Số 2), pp. 56-60.
10. Nongmaithem M, Bawa AP, Pithwa AK et al. (2016), "A study
of risk factors and foot care behavior among diabetics", J Family
Med Prim Care, 5 (2), pp. 399-403.
11. Nguyễn Thị Gái (2017), "Hiệu quả chương trình quản lý các hoạt
động tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường typ 2 ". Luận văn
thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Y dược TPHCM.
12. Nguyễn Tiến Dũng, Phùng Văn Lợi (2012), "Các yếu tố liên
quan đến hành vi chăm sóc bàn chân đái tháo đường typ 2 tại
Thái Nguyên", Tạp chí khoa học và công nghệ, pp. 55-60.
13. Sawangjai S (2006), "Foot care behaviors in type 2 diabetes
patient", Faculty of Graduate Studies, Mahidol University, pp. 117-
122.
14. Sharoni SKA, Abdul Rahman H, Minhat HS et al (2017), "A
self-efficacy education programme on foot self-care behaviour
among older patients with diabetes in a public long-term care
institution, Malaysia: a Quasi-experimental Pilot Study", BMJ
Open, 7 (6), pp. 395-401.
15. Tewahido D, Berhane Y. (2017), "Self-Care Practices among
Diabetes Patients in Addis Ababa: A Qualitative Study", PLoS
One, 12 (1), pp. 297-302.
16. Trần Chiêu Phong, Lê Hồng Ninh (2006), "Kiến thức, thái độ,
thực hành về dự phòng chăm sóc bàn chân đái tháo đường tại
trung tâm y tế quận 1", Tạp chí y học TP HCM, Tập 10 (Số 1), pp.
33-37.
17. Trần Đăng Anh Khoa, Triệu Thị Thảo Anh (2013), " Tỷ lệ kiến
thức tốt về chăm sóc bàn chân giữa các nhóm có/không béo
phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các mức HBA1C ở BN
đái tháo đường typ 2 nhập viện khoa nội tiết bệnh viện đa
khoa Trung Ương Cần Thơ", Tạp chí Y học TPHCM, tập 17 (số
14), pp. 177-181.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_giao_duc_suc_khoe_tu_cham_soc_ban_chan_o_nguoi_benh.pdf