Tài liệu Hiệu quả giảm sóng của giải pháp công trình mềm vùng ven biển nhằm bảo vệ bãi và đê biển - Doãn Tiến Hà: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 1
HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG CỦA GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH MỀM
VÙNG VEN BIỂN NHẰM BẢO VỆ BÃI VÀ ĐÊ BIỂN
Doãn Tiến Hà, Mạc Văn Dân
Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển
Tóm tắt: Đê giảm sóng dạng kết cấu mềm ngoài những chức năng chính là giảm sóng, chống
xói lở, bảo vệ bãi, bờ biển thì chúng còn có ưu điểm là tận dụng được nguồn vật liệu tại địa
phương và thân thiện với môi trường tự nhiên, đây là loại công trình đang ngày được nhân rộng
và áp dụng nhiều vào thực tế. Bài báo sẽ trình bày kết quả thực nghiệm trên hệ thống bể sóng
triều kết hợp nhằm đánh giá hiệu quả của công trình, từ đó làm luận cứ khoa học về việc bố trí
hợp lý công trình đê giảm sóng có kết cấu mềm nhằm bảo vệ bờ biển ứng với điều kiện cụ thể ở
khu vực ven biển Việt Nam.
Từ khóa: Mô hình vật lý, đê phá sóng, Geotube
Summary: Breakwaters form of soft texture in addition to the primary function is to reduce wa...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm sóng của giải pháp công trình mềm vùng ven biển nhằm bảo vệ bãi và đê biển - Doãn Tiến Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 1
HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG CỦA GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH MỀM
VÙNG VEN BIỂN NHẰM BẢO VỆ BÃI VÀ ĐÊ BIỂN
Doãn Tiến Hà, Mạc Văn Dân
Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển
Tóm tắt: Đê giảm sóng dạng kết cấu mềm ngoài những chức năng chính là giảm sóng, chống
xói lở, bảo vệ bãi, bờ biển thì chúng còn có ưu điểm là tận dụng được nguồn vật liệu tại địa
phương và thân thiện với môi trường tự nhiên, đây là loại công trình đang ngày được nhân rộng
và áp dụng nhiều vào thực tế. Bài báo sẽ trình bày kết quả thực nghiệm trên hệ thống bể sóng
triều kết hợp nhằm đánh giá hiệu quả của công trình, từ đó làm luận cứ khoa học về việc bố trí
hợp lý công trình đê giảm sóng có kết cấu mềm nhằm bảo vệ bờ biển ứng với điều kiện cụ thể ở
khu vực ven biển Việt Nam.
Từ khóa: Mô hình vật lý, đê phá sóng, Geotube
Summary: Breakwaters form of soft texture in addition to the primary function is to reduce wave
erosion prevention, beach, coastline protection, they also have the advantage is take advantage of
local materials and sources friendly to the natural environment, this is the kind of works are to be
replicated and applied much on reality. The article will present experimental results on the tidal
wave system combined in order to evaluate the effectiveness of the work, hence the scientific
arguments about the logical layout of the dyke structures rising waves of structure software aims to
protect the coast in response to specific conditions in the coastal areas of Vietnam.
Keywords: Physical Models, Breakwaters, Geotube
1. MỞ ĐẦU *
Ở nước ta, loại sạt lở do kết hợp tác động trực
tiếp của sóng vào bờ và tác dụng xâm thực bãi
biển chiếm một tỷ trọng đáng kể, gây hậu quả
rất nghiêm trọng, ảnh đến an toàn và phát triển
kinh tế - xã hội, nên rất cần các giải pháp để
phòng tránh và bảo vệ bờ.
Đê giảm sóng (ĐGS) là loại công trình được
ứng dụng khá phổ biến trên thế giới nhằm
giảm thiểu sự tác động của sóng biển vào đới
ven bờ, bảo vệ bãi và bờ biển. Ở nước ta, tại
một số vùng ven biển như: Hải Phòng, Nam
Định, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí
Minh,... đã áp dụng các giải pháp này vào việc
bảo vệ bờ, bãi biển. Tuy nhiên, hầu hết các
giải pháp này là những dạng công trình cứng
Ngày nhận bài: 29/4/2016
Ngày thông qua phản biện: 12/5/2016
Ngày duyệt đăng: 20/6/2016
(đá đổ, ống buy, hoặc khối bê tông đúc sẵn).
Bên cạnh đó, những công trình này được xây
dựng phần đa dựa vào các tiêu chuẩn hiện
hành, tiêu chuẩn, sổ tay của các nước khác và
kinh nghiệm của các chuyên gia. Hầu như
không có những nghiên cứu một cách bài bản
trước khi tiến hành xây dựng. Các nghiên cứu
liên quan đến dạng công trình này ở nước ta
vẫn còn rất ít, đơn lẻ và không có sự thống
nhất. Một trong những ĐGS kết cấu mềm với
tính năng giảm sóng, bảo vệ bờ biển mà đã
được nhiều nước trên thế giới đưa vào áp dụng
đó là công nghệ ống vải địa kĩ thuật (Geotube).
Cùng với sự ra đời của vải địa kỹ thuật sử
dụng sợi Polypropylene có khả năng chịu chọc
thủng đạt 2,67kN, tuổi thọ đạt trên 50 năm.
Ngoài thực tế loại công trình này đã được
nghiên cứu thiết kế và ứng dụng thành công ở
một số khu vực như: Refuge - Shallow Welder
Bay, Texas, USA; Amwaj Islands, Bahrain;
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 2
Hàn Quốc; Trung Quốc;...
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ở một
số vùng ven biển nước ta đã có các giải pháp
mềm được đưa vào ứng dụng thay thế cho
những công trình dạng cứng, như: ven biển
Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Thuận,
Bà Rịa -Vũng Tàu,... Nhưng đa số các giải
pháp này là hệ thống mỏ hàn vuông góc với
bờ, với chức năng chính là ngăn dòng bùn cát,
chống xói lở gây bồi, về hiệu quả giảm sóng là
không nhiều. Mới đây, đầu năm 2015 tại ven
biển Hội An đã tiến hành thử nghiệm hệ thống
đê giảm sóng mềm bằng ống vải địa kỹ thuật,
Tuy nhiên về hiệu quả và cơ sở khoa học cho
việc bố trí hệ thống công trình này vẫn chưa
được rõ ràng, không có nghiên cứu trước khi
xây dựng.
Việc nghiên cứu thực nghiệm trên bể sóng
triều kết hợp sẽ đánh giá được hiệu quả giảm
sóng, bảo vệ bờ biển để từ đó làm luận cứ
khoa học về việc bố trí hợp lý công trình đê
giảm sóng có kết cấu mềm nhằm bảo vệ bờ
biển ứng với các điều kiện cụ thể ở khu vực
ven biển Việt Nam. Đó là những nghiên cứu
có ý nghĩa về khoa học và đáp ứng được đòi
hỏi của nhu cầu thực tế hiện nay.
2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở dữ liệu
- Các dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm có các
tài liệu chuyên môn đã ban hành (sổ tay, tiêu
chuẩn, sách). Các báo cáo kết quả nghiên cứu
liên quan của các đề tài, dự án cả trong và
ngoài nước;
- Các số liệu phục vụ nghiên cứu: số liệu địa
hình (bình đồ tỷ lệ 1/5000 thực đo năm 2010
tại Hội An, Quảng Nam), số liệu mực nước
(tiêu chuẩn TKĐB năm 2012 của Bộ
NN&PTNT), số liệu sóng (số liệu thống kê từ
2010-2015 tại vùng nghiên cứu) và số liệu tra
trong Tiêu chuẩn TKĐB năm 2012 của Bộ
NN&PTNT;
- Ngoài ra còn một số tài liệu khác có liên
quan như bài báo khoa học, website,...
2.2. Phương pháp, công cụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính là thí nghiệm
trên mô hình vật lý bể sóng triều kết hợp nhằm
đánh giá hiệu quả của đê giảm sóng mềm.
Bể sóng triều kết hợp có kích thước 25m x
34.5m x 1m, khu bể thí nghiệm có kích thước
12m x 24m.
Máy tạo sóng với 03 modul riêng biệt mô
phỏng được sóng đều và không đều với các
dạng phổ điển hình như Jonswap và Pierson,
với chiều cao sóng tối đa là 0,4m.
3. XÂY DỰNG VÀ THIẾT LẬP MÔ HÌNH
3.1. Loại mô hình và tỷ lệ mô hình
Loại mô hình: Mô hình lòng cứng, chính thái.
Việc mô phỏng tương tự các thông số về đơn
vị độ dài, thời gian, tần số, trọng lượng, diện
tích, được thiết lập theo tiêu chuẩn Froude.
Căn cứ kích thước về chiều dài bể, điều kiện
địa hình bãi thực tế và dự kiến các phương án
bố trí công trình thí nghiệm, sau khi phân tích,
đánh giá nhiều loại tỷ lệ khác nhau, chọn tỷ lệ
mô hình về hình học là λL = λh = 30.
3.2. Các thông số thí nghiệm trên mô hình
Các thông số đầu vào thí nghiệm bao gồm địa
hình bãi, tham số thủy lực (mực nước, sóng)
và điều kiện công trình.
a. Địa hình truyền sóng
Địa hình bãi thực tế tại khu vực ven biển Hội
An, tỉnh Quảng Nam. Địa hình đáy biển có độ
dốc điển hình ở khu vực nghiên cứu khoảng
i = 1 %.
Phạm vi mô phỏng địa hình bờ biển L = 600m,
tương ứng trên mô hình là 20m. Mô hình được
đắp bằng cát đầm chặt và trát bằng vữa xi
măng cát vàng M100, dày 2,5cm.
b. Phương án mặt bằng và kết cấu đê
Mặt bằng các phương án công trình được thí
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 3
nghiệm lần lượt theo các nội dung sau:
- Phương án bãi hiện trạng tại Hội An
- Phương án đánh giá khoảng cách đê ngầm
thay đổi: X = 100, 150 và 200m;
- Phương án đánh giá góc công trình so với
góc sóng tới là 75 độ;
- Phương án khoảng cách so đường bờ là 50m;
- Phương án chiều dài đê thay đổi L = 45m và
120m;
- Phương án bố trí hai đê ngầm với chiều dài
75m, khoảng cách so với bờ 100m, khe hở
giữa hai đê 50m.
Hình 1. Kết cấu ống mềm
- Phương án thực trạng công trình tại Hội An,
Quảng Nam.
Về kết cấu đê, sử dụng 03 dạng đê ống mềm
với đường kính lần lượt là 1.0m; 2.0m và
3.0m. Chiều dài ống cát biến động từ 45m
đến 120m.
Trong quá trình thí nghiệm so sánh hiệu quả
của từng loại kết cấu, có đề xuất ba dạng xếp
ống như trong hình 1.
c. Thông số mực nước, sóng
Thông số mực nước và sóng đầu vào được
lựa chọn, dựa trên tiêu chuẩn TCVN
9901:2014 Công trình thủy lợi - Yêu cầu
thiết kế đê biển, do Trung tâm Khoa học và
Triển khai kỹ thuật thủy lợi biên soạn, đã
được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại
Quyết định số 3768/QĐ-BKHCN ngày 31
tháng 12 năm 2014.
Đối với mực nước lựa chọn tại vị trí mặt cắt
chọn là MC46 (108024’; 15052’). Dựa trên
bảng số liệu tần suất kết hợp với chuỗi số liệu
mực nước nhiều năm tại trạm Hội An, lựa
chọn 03 mực nước thí nghiệm chính tương ứng
là mực nước trung bình nhiều năm, mực nước
10% và mực nước 5%, ứng với 03 giá trị d/H
là 0.6; 0.8 và 1.0
Thông số sóng được lựa chọn dựa trên chuỗi
sóng thống kê thực đo từ năm 2010 đến 2015
tại khu vực nghiên cứu. Trong đó lựa chọn hai
giá trị sóng đặc trưng là sóng trung bình nhiều
năm (S1) và sóng tần suất 5% (S2).
Bảng 1. Điều kiện sóng đầu vào thí nghiệm mô hình
N0
NGUYÊN HÌNH MÔ HÌNH 1/30
MN
Sóng
MN
Sóng
Hmo (cm) Tp (s) Hmo (cm) Tp (s)
1
2.5
300 11.23
0.08
10 2.05
2 100 7.79 3.33 1.42
3
88.5
300 11.23
2.95
10 2.05
4 100 7.79 3.33 1.42
5
106.6
300 11.23
3.55
10 2.05
6 100 7.79 3.33 1.42
Thời gian thí nghiệm cho 01 kịch bản là 17 phút
tương ứng số con sóng thí nghiệm tính toán là 559,
thỏa mãn yêu cầu số con sóng từ 500 đến 1000.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 4
3.3. Hiệu chỉnh và kiểm định và bố trí mô hình
Mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định theo
đúng các thông số yêu cầu của hệ thống. Các
đầu đo sóng và vận tốc được hiệu chỉnh và
kiểm định theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Sơ đồ bố trí đầu đo sóng và đầu đo vận tốc
được cụ thể trong hình 2.
Hình 2. Sơ đồ bố trí đầu đo
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Ảnh hưởng của các tham số công trình
tới trường sóng quanh công trình
Có ba loại công trình phổ biến trong bảo vệ bờ
biển là tường phá sóng, mỏ hàn chữ T và mỏ
hàn biển. Các tham số cơ bản được chia làm
hai nhóm, nhóm 1 liên quan đến các tham số
mặt bằng công trình, nhóm 2 là các tham số
liên quan đến kết cấu công trình.
Hình 3. Các tham số công trình
Trong thí nghiệm này khảo sát chi tiết các
tham số liên quan bố trí mặt bằng bao gồm
chiều dài công trình, hướng công trình, và vị
trí đặt công trình như mô tả ở hình 3.
4.1.1. Ảnh hưởng của tham số vị trí công trình
(khoảng cách X)
Để đánh giá được hiệu quả của công trình khi
khoảng cách từ bờ đến công trình (X) thay đổi.
Thí nghiệm lựa chọn 4 giá trị X lần lượt X =
50m, 100m, 150m và 200m. Xem xét trường
sóng và dòng chảy sau công trình tương ứng
với các vị trí công trình khác nhau.
Bảng 2: Chiều cao sóng ứng với các trường hợp thì nghiệm trong điều kiện khoảng cách
giữa công trình và đường bờ thay đổi từ 100m đến 200m
Đ i ều k i ện cô n g
trì n h
W 0 1 W 0 2 W 0 3 W 0 4 W 0 5 W 0 6 W 0 7 Kt0 1 Kt0 2 Kt0 3 Kt0 4 Kt0 5 Kt0 6 KtT B
X = 2 00 m
d / H= 0. 8
10. 34 8.5 0 8.6 9 8.6 2 8.7 3 7.5 8 7.6 0 0.8 2 0.8 4 0.8 3 0.8 4 0.7 3 0.7 3 0.8 0
9.9 8 8.7 2 8.7 7 8.6 6 8.7 3 7.6 5 7.6 0 0.8 7 0.8 8 0.8 7 0.8 7 0.7 7 0.7 6 0.8 4
d / H= 0. 6 9.9 4 8.8 9 9.1 4 9.3 4 9.2 8 8.2 3 7.9 3 0.8 9 0.9 2 0.9 4 0.9 3 0.8 3 0.8 0 0.8 9
X = 1 50 m
d / H= 0. 8 11. 23 7.8 6 8.2 2 8.0 3 7.7 2 6.8 7 7.7 9 0.7 0 0.7 3 0.7 1 0.6 9 0.6 1 0.6 9 0.6 9
d / H= 0. 6
10. 25 9.0 9 9.0 5 8.9 3 9.3 1 7.9 0 9.3 3 0.8 9 0.8 8 0.8 7 0.9 1 0.7 7 0.9 1 0.8 7
10. 40 8.9 6 9.2 5 8.9 2 8.7 6 8.0 2 9.1 9 0.8 6 0.8 9 0.8 6 0.8 4 0.7 7 0.8 8 0.8 5
X = 1 00 m
d / H= 0. 8
10. 99 7.9 4 8.0 1 7.6 0 7.6 4 6.8 8 7.2 8 0.7 2 0.7 3 0.6 9 0.7 0 0.6 3 0.6 6 0.6 9
11. 18 7.8 5 7.9 4 7.4 1 7.4 9 7.0 9 7.1 4 0.7 0 0.7 1 0.6 6 0.6 7 0.6 3 0.6 4 0.6 7
d / H= 0. 6 11. 21 8.8 0 8.8 9 8.9 0 8.6 0 7.6 9 8.7 1 0.7 9 0.7 9 0.7 9 0.7 7 0.6 9 0.7 8 0.7 7
X = 5 0 m d / H= 0. 6 10. 53 9.2 6 9.9 4 9.5 1 7.6 1 6.7 3 7.0 7 0.8 8 0.9 4 0.9 0 0.7 2 0.6 4 0.6 7 0.7 9
Kết quả nhận thấy quy luật, khi tường ngầm càng
xa bờ thì hệ số giảm sóng càng tăng, có thể đặc
trưng bằng phương trình tuyến tính như trên đồ
thị. Trong đó y là khoảng cách giữa tường ngầm
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 5
và đường bờ, x là hệ số giảm sóng. Đường thẳng
màu xanh nét liền nằm trên đặc trưng cho trường
hợp d/H = 0.6, đường thẳng nét rời màu đen đặc
trưng cho trường hợp d/H = 0.8.
Khi xem xét kĩ mối quan hệ giữa vị trí đặt tường
và chiều cao sóng khu vực gần bờ để làm cơ sở
cho việc lựa chọn tham số công trình. Kết quả
tổng hợp và phân tích cho thấy. Khi công trình
đặt quá xa, sẽ xảy ra hiện tượng khôi phục năng
lượng sóng tang chiều cao sóng gần bờ.
Hình 4. Quan hệ giữa khoảng cách X với hệ số
giảm sóng trung bình khi d/H = 0.6 và d/H = 0.8
Khảo sát chiều cao sóng tại 03 đầu đo W5, W6
và W7 cho thấy khi khoảng cách X tăng thì
chiều cao sóng tại 03 đầu đo sát bờ cũng tăng
theo với 3 dạng phương trình tuyến tính như ở
hình 4. Tuy nhiên, hệ số tương quan giữa
chiều cao sóng và khoảng cách công trình
không lớn. Trường hợp tại đầu đo W7 hệ số R2
= 0.054. Còn tại đầu số 5 và 6 hệ số tương
quan trung bình khoảng R2 = 0.45.
Hệ số tương quan nhỏ như vậy, do chuỗi thí
nghiệm chưa đủ độ dài. Tuy nhiên, có thể dựa
vào phương trình trên để xác định quy luật
chung, cũng như là tài liệu tra cứu đối với
những trường hợp thực tế có điều kiện tương
đương với điều kiện thí nghiệm.
Vì vậy, không nên đặt công trình quá xa vì khi
đó hiêu quả giảm sóng sẽ kém, mặt khác khi
đặt công trình càng xa bờ, thì kinh phí thi công
càng tăng lên. Vì vậy với kết quả thí nghiệm
sóng này, xét trên khía cạnh đơn thuần về
chiều cao sóng sát bờ, kiến nghị khoảng cách
X không nên lớn hơn 150m.
Hình 5. Tương quan giữa khoảng cách với
chiều cao sóng sát bờ khi d/H=0.6 và d/H=0.8
4.1.2. Ảnh hưởng của tham số hướng sóng tới
so với công trình
Bảng 3. Trường sóng và hệ số giảm sóng tại các vị trí sau công trình trong điều kiện thay
đổi hướng sóng tới hợp với hướng công trình từ 600 đến 900
Đi ều k iện cô ng trì n h W01 W02 W03 W04 W05 W06 W07 Kt01 Kt02 Kt03 Kt04 Kt05 Kt06 KtTB
Dir = 90
d/H=0.6
3.46 3.33 3.15 2.97 3.37 3.20 3.07 0.96 0.91 0.86 0.97 0.92 0.89 0.92
3.61 3.53 3.21 2.96 3.52 3.26 3.01 0.98 0.89 0.82 0.97 0.90 0.83 0.90
10.99 7.94 8.01 7.60 7.64 6.88 7.28 0.72 0.73 0.69 0.70 0.63 0.66 0.69
11.18 7.85 7.94 7.41 7.49 7.09 7.14 0.70 0.71 0.66 0.67 0.63 0.64 0.67
d/H=0.8
10.46 6.28 6.27 6.05 6.48 5.74 5.78 0.60 0.60 0.58 0.62 0.55 0.55 0.58
4.28 3.44 3.30 2.76 3.36 3.10 2.92 0.80 0.77 0.64 0.79 0.72 0.68 0.73
3.42 2.83 2.71 2.47 2.88 2.55 2.61 0.83 0.79 0.72 0.84 0.75 0.76 0.78
Dir = 75 d/H=0.8
3.08 2.98 2.60 2.53 2.82 2.67 2.71 0.97 0.85 0.82 0.92 0.87 0.88 0.88
9.87 6.40 6.32 5.82 6.45 5.82 6.00 0.65 0.64 0.59 0.65 0.59 0.61 0.62
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 6
Đi ều k iện cô ng trì n h W01 W02 W03 W04 W05 W06 W07 Kt01 Kt02 Kt03 Kt04 Kt05 Kt06 KtTB
d/H=0.6 10.46 8.42 8.48 7.56 8.00 7.13 7.67 0.81 0.81 0.72 0.76 0.68 0.73 0.75
Dir = 60
d/H=0.6 11.03 8.56 8.46 7.94 8.17 7.31 7.75 0.78 0.77 0.72 0.74 0.66 0.70 0.73
d/H=0.8 10.66 6.88 6.78 6.46 7.26 6.31 6.50 0.65 0.64 0.61 0.68 0.59 0.61 0.63
Hình 6. Quan hệ giữa hệ số giảm sóng và góc
hợp giữa công trình với hướng sóng tới
Để đánh giá được hiệu quả giảm sóng của
công trình khi thay đổi hướng sóng tới, lựa
chọn các hướng sóng so với hương công trình
lần lượt là 900, 750 và 600. Dựa trên 18 liệt số
liệu ứng với các biến đổi về tham số hướng
sóng tới. Nhóm nghiên cứu lựa chọn trường
hợp điển hình đại diện để xác định quy luật
biến đổi giữa hướng sóng tới và hiệu quả giảm
sóng của công trình.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, hiệu quả giảm
sóng tốt nhất khi hướng sóng tới vuông góc
với công trình. Hướng sóng tới càng lệch so
với công trình, hiệu quả giảm sóng càng
kém. Tương quan hình 6 sử dụng khi MN
triều thấp, và Hmo>3.0m.
4.1.3. Ảnh hưởng của tham số chiều dài công trình
Chiều dài công trình là một tham số quan
trọng ảnh hưởng tới hiệu quả giảm sóng gây
bồi của công trình. Trong thí nghiệm này, tiến
hành thí nghiệm với 3 chiều dài công trình
khác nhau lần lượt là L = 45m, L = 90m và L
= 120m. Kết quả thu được như trong bảng 4.
Bảng 4. Trường sóng và hệ số giảm sóng sau công trình ứng với các trường hợp
chiều dài tường tay đổi từ 45m đến 120m
Đi ều ki ện công tr ìn h W01 W02 W03 W04 W05 W06 W07 Kt01 Kt02 Kt03 Kt04 Kt05 Kt06 KtT B
L =
75m
d/H = 1.0
9.38 5.30 4.93 4.82 5.27 4.33 4.32 0.56 0.53 0.51 0.56 0.46 0.46 0.51
9.68 5.30 4.82 4.87 5.08 4.32 4.36 0.55 0.50 0.50 0.53 0.45 0.45 0.50
6.11 4.85 4.33 3.62 4.90 3.75 3.98 0.79 0.71 0.59 0.80 0.61 0.65 0.69
d/H = 0.8 9.78 7.06 6.42 5.91 6.80 5.49 5.68 0.72 0.66 0.60 0.70 0.56 0.58 0.64
9.68 6.11 5.79 5.56 6.48 5.25 5.72 0.63 0.60 0.57 0.67 0.54 0.59 0.60
L =
90m
d/H=0.6
3.46 3.33 3.15 2.97 3.37 3.20 3.07 0.96 0.91 0.86 0.97 0.92 0.89 0.92
3.61 3.53 3.21 2.96 3.52 3.26 3.01 0.98 0.89 0.82 0.97 0.90 0.83 0.90
10.99 7.94 8.01 7.60 7.64 6.88 7.28 0.72 0.73 0.69 0.70 0.63 0.66 0.69
11.18 7.85 7.94 7.41 7.49 7.09 7.14 0.70 0.71 0.66 0.67 0.63 0.64 0.67
d/H=0.8
10.46 6.28 6.27 6.05 6.48 5.74 5.78 0.60 0.60 0.58 0.62 0.55 0.55 0.58
4.28 3.44 3.30 2.76 3.36 3.10 2.92 0.80 0.77 0.64 0.79 0.72 0.68 0.73
3.42 2.83 2.71 2.47 2.88 2.55 2.61 0.83 0.79 0.72 0.84 0.75 0.76 0.78
L =
120
d/H = 0.8 9.94 6.49 6.82 5.79 6.30 5.68 5.80 0.65 0.69 0.58 0.63 0.57 0.58 0.62
3.10 2.01 2.31 2.47 2.15 2.04 2.57 0.65 0.75 0.80 0.69 0.66 0.83 0.73
d/H = 1.0
3.74 1.99 2.35 1.55 2.02 1.68 1.58 0.53 0.63 0.41 0.54 0.45 0.42 0.50
9.27 4.78 5.11 4.80 4.64 4.07 4.44 0.52 0.55 0.52 0.50 0.44 0.48 0.50
9.63 4.88 5.11 4.65 4.53 4.11 4.42 0.51 0.53 0.48 0.47 0.43 0.46 0.48
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 7
Hình 7. Quan hệ giữa chiều dài công trình, và
hệ số giảm sóng trung bình sau công trình
Xuất phát từ 16 liệt số liệu trên, lựa chọn các
giá trị đặc trưng cố định các tham số mực nước
với hai tỉ lệ là d/H=0.8 và d/H=1.0.
Rõ ràng, khi chiều dài công trình tăng thì hệ số
giảm sóng trung bình sẽ giảm tức là hiệu quả
giảm sóng của công trình tăng lên. Trong điều
kiện mực nước d/H = 0.8 và d/H = 1.0 ứng với
chiều cao sóng từ 2.5 – 3.5m. Có thể áp dụng
quan hệ lập được ở trên để tính gần đúng hiệu
quả giảm sóng của công trình thông qua tham
số chiều dài công trình.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức
độ ảnh hưởng của tham số chiều dài tới hệ số
giảm sóng không lớn thể hiện qua hệ số tương
quan R2 trong cả hai trường hợp d/H = 0.8 và
d/H =1.0 đều rất nhỏ.
4.2. Ảnh hưởng của các tham số công trình
tới giá trị vận tốc sau công trình
4.2.1. Quy luật biến đổi vận tốc và hướng
dòng chảy khi thay đổi các tham số công trình
Đầu tiên ta xem xét ảnh hưởng của tham số vị trí
công trình (X) tới giá trị vận tốc sau công trình.
Lưu ý, hệ thống đầu đo sóng và vận tốc được cố
định trong tất cả các trường hợp thí nghiệm.
Hình 8. Quan hệ giữa vận tốc dòng chảy ven
và khoảng cách đặt công trình
Hình 9. Véc tơ vận tốc khi thay đổi khoảng
cách công trình
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi khoảng cách
tăng thì giá trị vận tốc tăng, giống như trường
hợp xét tới chiều cao sóng sau công trình.
Hướng dòng chảy thay đổi được mô tả như hình
9. Về giá trị hướng vận tốc, kết quả nghiên cứu
chưa cho thấy được rõ quy luật biến đổi.
Đối với trường hợp thay đổi tham số hướng
sóng tới so với công trình, quy luật biến đổi
vận tốc, dựa trên liệt 14 chuỗi số liệu vận tốc
và chiều cao sóng tương ứng với các điều kiện
công trình.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 8
Hình 10. Quan hệ giữa vận tốc dòng chảy
và hướng sóng tới
Hình 11. Véc tơ vận tốc khi thay đổi khoảng
cách công trình
Đồ thị cho thấy, khi hướng sóng tới không
vuông góc với công trình thì vận tốc dòng
chảy có xu hướng tăng lên. Hàm quan hệ ở
trên có tập xác định X= [00-900]. Trong điều
kiện sóng lớn hơn 3.0m và tỉ lệ d/H > 0.8. Ta
có thể áp dụng quan hệ trên để xác định vận
tốc dòng chảy sau công trình phụ thuộc vào
hướng sóng tới.
Trong trường hợp thay đổi chiều dài công
trình, do chỉ có một đầu đo vận tốc, do vậy với
những kết quả đạt được, chưa thấy rõ được
quy luật biến đổi của giá trị vận tốc khi thay
đổi chiều dài công trình. Tuy nhiên, kết quả thí
nghiệm cho thấy, đối với chiều dài công trình
ngắn 75m, giá trị vận tốc đo tại một điểm cố
định lớn hơn đối với trường hợp tường dài
90m và 120m khoảng 10% đến 30%.
Về hướng của vận tốc sau công trình cũng
chưa thể hiện rõ quy luật, với trường hợp
tường ngắn, hướng vận tốc có xu hướng song
song với đường bờ. Còn đối với các trường
hơp tường dài trường vận tốc sau công trình ổn
định hơn về cả giá trị độ lớn và hướng. Khi
tăng chiều dài từ 90m lên 120m hướng vận
tốc không thay đổi nhiều.
4.2.2. Tương quan giữa giá trị chiều cao sóng
và vận tốc ven bờ khu vực sau công trình
Xem xét quan hệ giữa chiều cao sóng và vận tốc
dòng chảy sau công trình đối với đầu W6 và W3
có được kết quả như sau: Kết quả phản ánh quy
luật chung giống các trường hợp trên. Hệ số
tương quan thu được trung bình R2 = 0.65.
Hình 12. Tương quan giữa giá trị vận tốc sau
công trình và chiều cao sóng
4.2.3. Biến đổi vận tốc tại các vị trí quanh
công trình
Yếu tố vận tốc là một tham số thể hiện rõ quá
trình vận chuyển bùn cát quanh công trình.
Trong nghiên cứu này, nhóm thí nghiệm đã
dịch chuyển vị trí đầu đo vận tốc tại một số
điểm đặc trưng quanh công trình, nhằm xem
xét định lượng giá trị vận tốc. Phục vụ quá
trình đánh giá bồi xói xung quanh công trình.
Sơ đồ các vị trí khảo sát giá trị vận tốc quanh
công trình được thể hiện dưới sơ đồ bên dưới.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 9
Gồm ba điểm đặc trưng là khu vực chân phía
trước công trình, khu vực mép công trình
(thường xảy ra hiện tượng nước rút theo hướng
song song với công trình) và một điểm sau
công trình.
Hình 13. Sơ đồ khảo sát giá trị vận tốc
quanh công trình.
Kết quả cho thấy, tại vị trí sô 1 (ở giữa và sau
công trình) vận tốc ổn định, nhỏ. Ở vị trí mép
công trình vận tốc biến đổi bất ổn hơn, giá trị
lớn hơn vận tốc ở khu vực giữa. Tại vị trí
trước chân công trình, vận tốc lớn nhất. Do
vậy có thể thấy, khu vực dễ bị xói nhất là khu
vực trước công trình, tiếp đó là ở mép sau của
công trình. Còn khu vực giữa công trình là khu
vực có xu hướng được bồi tụ. Đồ thị bên dưới
thể hiện rõ nét quy luật đó thông qua quan hệ
giữa chiều cao sóng và vận tốc dòng chảy.
Hình 14. Khảo sát tham số vận tốc tại ba
vị trí quanh công trình
4.3. Nghiên cứu trường động lực với hiện
trạng công trình tại Hội An, Quảng Nam
Tiến hành thí nghiệm với hệ thống các công
trình bố trí thực tế tại Hội An (Hình 15).
Hình 15. Mặt bằng bố trí trên mô hình vật lý
bế sóng triều kết hợp – hệ công trình kè mềm
tại Hội An, Quảng Nam
Kết quả thí nghiệm cho thấy, hệ thống công trình
hiện trạng có khả năng giảm sóng khá tốt. Trong
điều kiện thông thường, chiều cao sóng sau công
trình khoảng 0.3m đến 0.5m. Trong điều kiện sóng
lớn ngoài khơi khoảng 3.0m thì chiều cao sóng sau
công trình giảm còn khoảng 1.0m đến 1.2m.
Khi xem xét yếu tố vận tốc trước công trình nhận
thấy quy luật, đối với sóng nhỏ ở điều kiện bình
thường vận tốc dòng chảy trước chân công trình
khá nhỏ chỉ từ 0.05m/s đến 0.15m/s. Tuy nhiên
khi trong sóng lớn với Hmo = 3.0m ngoài khơi thì
vận tốc dòng chảy tại đây tăng mạnh lên khoảng
0.4m/s đến 0.7m/s. Với vận tốc này khả năng xói
chân công trình là rất lớn.
Hình 16. Quan hệ giữa chiều cao sóng và
vận tốc sóng trước chân công trình ứng với
công trình hiện trạng
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 33 - 2016 10
Nhìn chung, với chiều cao sóng nhỏ, hướng
vận tốc thường có xu hướng hợp với công
trình một góc khoảng 450 đến 600. Còn với
chiều cao sóng lớn, thì hướng vận tốc thay đổi,
trực diện với công trình.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Dựa trên kết quả đo sóng và dòng chảy đối với
từng phương án mặt bằng công trình (tổng hợp
khoảng 80 phương án thí nghiệm) có thể rút ra
các nhận xét như sau:
1. Cả 03 tham số khoảng cách từ công trình đến
bờ (X), chiều dài công trình (L) và hướng sóng
tới đều có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả giảm sóng
và trường động lực sau công trình. Đối với giá trị
X khi khảo sát tác động trong khoảng giá trị từ
50m đến 200m, khuyến nghị đối với khu vực
nghiên cứu khoảng cách hợp lý là từ 80m đến
150m. Nếu đặt quá sát bờ sẽ gây hiện tượng xói
trước công trình khi nước lớn, đặc biệt trong
bão. Nếu đặt quá xa công trình thì hiệu quả giảm
sóng sẽ không lớn, bởi năng lượng sóng có đủ
thời gian và chiều dài để tái tạo thành sóng mới.
Đối với giá trị L, khuyến nghị áp dụng trong
khoảng từ 75m đến 100m, vì qua thí nghiệm cho
thấy khi tăng chiều dài lên 120m thì hiệu quả
giảm sóng cũng chỉ tăng trung bình khoảng 5%.
Hướng công trình nên đặt vuông góc với hướng
sóng sẽ phát huy tốt hiệu quả.
2. Trường vận tốc quanh công trình tỉ lệ thuận với
chiều cao sóng, quan hệ này được thể hiện rõ thông
qua các hàm tương quan lập được ở trên. Trong các
vị trí quanh công trình, khu vực trước công trình
thường có vận tốc lớn hơn các điểm khác. Trong
sóng 3.0m, vận tốc có thể đạt giá trị 0.75m/s. Với
vận tốc này khả năng gây xói trước chân công trình
rất cao, đối với loại công trình mềm, tính ổn định so
với địa hình đáy là không cao, do vậy nếu không
ngăn chặn được hiện tượng xói trước công trình thì
rất khó đảm bảo thời gian tổn tại của loại công trình
này. Vì vậy, ngoài việc sử dụng ống đơn cần có gia
cố thêm các loại cọc, hoặc vật liệu khác để hạn chế
hiện tượng mất ổn định này.
3. Kết quả thí nghiệm với công trình hiện trạng
tại Hội An, Quảng Nam cho thấy, công trình
đã phần nào phát huy được hiệu quả giảm
sóng. Ngoài ra, khi đo đạc vận tốc trước chân
công trình với bão (sóng khoảng 3.0m). Vận
tốc rất lớn. Đây là một nguy cơ ảnh hưởng trực
tiếp tới tuổi thọ công trình.
5.2. Kiến nghị
Vận tốc quanh công trình là một tham số ảnh
hưởng trực tiếp tới sự xói lở, là nguyên nhân
chính dẫn đến biến dạng công trình mềm, gây
phá hủy công trình. Do vậy, kiến nghị cần có
thêm các nghiên cứu liên quan đến vận tốc
xung quanh công trình, làm cơ sở cho việc tính
toán bồi xói quanh công trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển.
[2] Doãn Tiến Hà (2015), Nghiên cứu diễn biến bãi do tác động của công trình giảm sóng, tạo bồi
cho khu vực Hải Hậu-Nam Định, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hải dương học, Hà Nội.
[3] Lương Phương Hậu (1999), Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo, Tủ sách trường ĐH Xây
dựng, Hà Nội.
[4] Lương Phương Hậu, Trần Đình Hợi (2003), Lý thuyết thí nghiệm công trình thủy, Nhà
xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thành Trung (2013), Nghiên cứu thực nghiệm xác định nguyên tắc bố trí không
gian hợp lý công trình ngăn cát, giảm sóng bảo vệ đê biển và bờ biển khu vực Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
[6] U.S. Amrmy Corp, 1984, Shore Protection Manual (SPM).
[7] U.S. Amrmy Corp, 2002, Coastal Engineering Manual (CEM).
[8] Steven A Hughes (1993), Physical Models and Laboratory Techniques in Coastal
Engineering, World Scientific 568pp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doan_tien_ha_408_2217865.pdf