Tài liệu Hiệu quả giảm đay của nhĩ châm trên bệnh nhân sau mổ trĩ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 62
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA NHĨ CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ
Nguyễn Thị Kiều Oanh*, Nguyễn Thanh Tuyên*, Lê Trung Nam*, Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đau sau mổ trĩ vẫn còn là than phiền chính của nhiều bệnh nhân, thuốc giảm đau Tây y vẫn
chưa đủ kiểm soát tốt cảm giác đau sau mổ trĩ. Nhĩ châm đã được chứng minh có hiệu quả trong nhiều trường
hợp đau, nhưng chưa có cơ sở nào về điều trị đau sau mổ trĩ. Vì thế mục tiêu nghiên cứu được đưa ra: Đánh giá
tác dụng giảm đau của nhĩ châm bằng kim gài trên bệnh nhân sau mổ trĩ bằng phương pháp Longo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế đoàn hệ, so sánh có nhóm chứng và không mù. Nghiên
cứu trên 60 bệnh nhân có chỉ định mổ trĩ, theo dõi lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 18 giờ và từ 0-24 giờ sau
mổ.
Kết quả: Nhóm can thiệp đã giảm 55,50% lượng thuốc giảm đau dạng uống Paracetamol codein trong vòng
18 giờ sau m...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đay của nhĩ châm trên bệnh nhân sau mổ trĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 62
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA NHĨ CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ
Nguyễn Thị Kiều Oanh*, Nguyễn Thanh Tuyên*, Lê Trung Nam*, Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đau sau mổ trĩ vẫn còn là than phiền chính của nhiều bệnh nhân, thuốc giảm đau Tây y vẫn
chưa đủ kiểm soát tốt cảm giác đau sau mổ trĩ. Nhĩ châm đã được chứng minh có hiệu quả trong nhiều trường
hợp đau, nhưng chưa có cơ sở nào về điều trị đau sau mổ trĩ. Vì thế mục tiêu nghiên cứu được đưa ra: Đánh giá
tác dụng giảm đau của nhĩ châm bằng kim gài trên bệnh nhân sau mổ trĩ bằng phương pháp Longo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế đoàn hệ, so sánh có nhóm chứng và không mù. Nghiên
cứu trên 60 bệnh nhân có chỉ định mổ trĩ, theo dõi lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 18 giờ và từ 0-24 giờ sau
mổ.
Kết quả: Nhóm can thiệp đã giảm 55,50% lượng thuốc giảm đau dạng uống Paracetamol codein trong vòng
18 giờ sau mổ so với nhóm chứng (p <0,001). Nhóm can thiệp đã giảm 32% lượng thuốc giảm đau dạng uống
Paracetamol codein trong 24 giờ sau mổ so với nhóm chứng (p <0,01).
Kết luận: Nhĩ châm bằng kim gài kết hợp thuốc giảm đau trên bệnh nhân sau mổ trĩ giảm lần lượt 55,50%
và 32% lượng thuốc giảm đau cần sử dụng 18 giờ và từ 0 – 24 giờ sau mổ so với nhóm chứng. Châm loa tai
bằng cách sử dụng kim gài không gây ảnh hưởng bất lợi đến bệnh nhân.
Từ khoá: nhĩ châm, kim gài, giảm đau, trĩ, đau sau mổ trĩ
ASTRACT
ANALGESIC EFFECT OF AURICULAR ACUPUNCTURE ON POSTOPERATIVE PAIN OF
HEMORRHOIDS
Nguyen Thi Kieu Oanh, Nguyen Thanh Tuyen, Le Trung Nam, Nguyen Thi Son
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 62 – 67
Objective: Postoperative hemorrhoid pain remains one of the most important patient complaints while
analgesics are still not enough to control pain. Auricular acupuncture (AA) is effective in treating various pain
conditions, but there have been no study for the pain control effect of AA after hemorrhoid surgery. We assessed
the effect of AA on the range of analgesic requirements after hemorrhoid surgery by Longo procedure. This study
aims to assess the pain relief effect of auricular acupuncture with press needles on postoperative pain of
hemorrhoids by Longo.
Materials and Method: A cohorol study of 60 cases of hemorrhoids treated with Longo operation. Patients
were randomly assigned to either intervention group with press needles (n=30) or sham group (n=30).
Results: The intervention group had a 55.50% reduction of paracetamol-codein needed in the control group
during first 18 hours after surgery (p <0.001). The intervention group had a 32% reduction of paracetamo-codein
needed in the control group during 24 hours after surgery (p <0.01).
Conclusion: Auricular acupuncture with press needles reduce 5.50% of paracetamol-codein required in the
first 18 hours after surgery and 32% of parcetamol codein in 24 hours after surgery, compared to the control
group. Auricular acupuncture with press needles doesn’t have any adverse effect.
*Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh
**Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh ĐT: 0973888392 Email: lemonoanh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 63
Keyword: aricular acupuncture, press needles, pain relief, hemorrhoid, postoperative pain on hemorrhoids
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau mổ trĩ vấn đề đau và nhiễm trùng hậu
môn (nơi môi trường nhiều vi khuẩn sống) làm
nặng thêm vấn đề đau cho bệnh nhân; nên việc
chú trọng giảm đau sau mổ vẫn là những vấn đề
quan tâm hiện nay. Mổ trĩ Longo là phương
pháp mới nhất hiện nay có nhiều cải tiến so
trước nhưng sau mổ dù được điều trị giảm đau
tích cực bệnh nhân vẫn còn đau trong đó: đau ít
68%, đau vừa 27,70%, đau nhiều 4,30% và không
có trường hợp nào không đau sau mổ(3,4).
Trong một nghiên cứu khảo sát tác dụng
không mong muốn sau dùng thuốc giảm đau
ghi nhận 80% bệnh nhân dù chỉ sử dụng opioid
lần đầu nhưng hầu hết thường bị táo bón (40%),
buồn nôn (30%), buồn ngủ (29%). Bệnh nhân sử
dụng NSAIDs có triệu chứng trên đường tiêu
hóa chiếm 62,50%(3).
Nhĩ châm bằng kim gài là một phương pháp
điều trị không dùng thuốc an toàn và có nhiều
công trình nghiên cứu cho thấy có tác dụng giảm
đau nhất là đau sau mổ(6,7). Nhĩ châm được
nghiên cứu nhiều trong giảm đau sau mổ khớp
gối, khớp háng; kết quả giảm đau có hiệu quả
qua giảm lượng thuốc(6,7). Cho đến hiện tại chưa
có công trình nào nghiên cứu giảm đau sau mổ
trĩ bằng kim gài. Vì vậy đề tài tiến hành để trả lời
câu hỏi nhĩ châm bằng kim gài có tác dụng giảm
đau trên bệnh nhân sau mổ trĩ không.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác dụng giảm đau của nhĩ châm
bằng kim gài qua khoảng thời gian bệnh nhân có
VAS đạt từ 3 điểm lần đầu sau mổ.
Đánh giá tác dụng giảm đau của nhĩ châm
bằng kim gài trên bệnh nhân sau mổ trĩ qua tổng
lượng thuốc giảm đau bệnh nhân cần sử dụng
trong vòng 18 giờ và 24 giờ sau mổ.
Thăm dò ảnh hưởng (nếu có) của châm loa
tai bằng kim gài đối với các tác dụng phụ của
quá trình gây tê tủy sống.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân (BN) có chỉ định mổ trĩ
bằng phương pháp Longo tại khoa Ngoại phụ
BV Y học Cổ truyền (YHCT) TP. Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới,
nghề nghiệp.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp vô cảm: gây tê tủy sống.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mổ Longo có cắt hay đốt trĩ hay da thừa
kèm theo.
BN mắc bệnh lý về tai như: điếc bẩm sinh,
viêm nhiễm loa tai, nhiễm trùng da vùng tai.
Bệnh lý tâm thần: rối loạn lưỡng cực, rối loạn
trầm cảm, tâm thần phân liệt.
Bệnh nhân không có tai một hoặc hai bên.
Đau mạn tính trước mổ và hoặc sử dụng
thường xuyên các thuốc giảm đau: Morphin,
corticoid, NSAID, acetaminophen.
Nghiện hoặc phụ thuộc các opioid, rượu.
Tiêu chuẩn ngừng nghiên cứu
Trong thời gian thử nghiệm, xuất hiện triệu
chứng: Vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, buồn nôn,
tay chân lạnh, ngất, dị ứng hạt dán như ngứa da.
Không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Kim gài của công ty Suzhou Hualun.
Máy dò huyệt: ITO Japan Physiotherapy and
Rehabilitation.
Para-codein (acetaminophen 500mg+ codein
30mg) công ty cổ phần dược Khánh Hoà.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ so sánh 2 nhóm chứng
và không mù.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 64
: Trung bình thời gian sử dụng thuốc lần
đầu nhóm chứng.
Trung bình thời gian sử dụng thuốc lần
đầu nhóm can thiệp.
: Độ lệch chuẩn chung hai nhóm giả định
bằng nhau.
n: Cỡ mẫu.
α: 0,05 xác suất sai lầm loại I chấp nhận được.
β: 0,2 (lực mẫu: 0,8) trong đó 1- β là lực mẫu
của nghiên cứu.
C = = 7,85.
Trong một nghiên cứu đánh giá giảm đau
sau mổ trĩ, một nhóm cho điều trị kháng độc tố
Botulinum toxin và một nhóm điều trị giả dược,
hai nhóm cùng được điều trị giảm đau như
nhau: 20 ml Bupivacaine, cocomadol
(acetaminophen 500 mg+ 30 mg codein), 20 giờ
sau mổ bệnh nhân ở hai nhóm đều có nhu cầu
sử dụng thuốc giảm đau morphine kể từ sau mổ
cả hai nhóm (nhóm chứng sd= ± 5)(2).
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, ta kỳ
vọng nghiên cứu này kéo dài thời gian cần sử
dụng thuốc giảm đau lần đầu hơn 20% là 24
giờ (sd= ± 5).
Cỡ mẫu là 30 mỗi nhóm.
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân đã được chẩn đoán Trĩ và nằm
trong tiêu chuẩn chọn bệnh và không nằm trong
nhóm tiêu chuẩn loại được chọn vào nghiên cứu.
Giải thích và có sự đồng ý bằng văn bản tham
gia nghiên cứu của bệnh nhân và đề cương đã
được thông qua hội đồng Y đức Trường Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện YHCT
TP. Hồ Chí Minh.
Phân nhóm ngẫu nhiên bệnh nhân bằng
phần mềm R với quy ước 1 can thiệp, 2 nhóm chứng.
Nhóm nghiên cứu: người nghiên cứu tiến
hành thăm dò huyệt bằng máy dò, dò lần lượt
tai trái, tai phải, bên nào huyệt trực tràng phản
ứng ta tiến hành sát trùng da vùng huyệt đã
được xác định (Giao cảm, Thần môn, Trực tràng)
sau đó tiến hành kim gài, chỉ dán 1 bên. Hướng
dẫn bệnh nhân cách day ấn huyệt khi đau: Hai
ngón tay trỏ và cái đặt trước và sau tai tác động
lực đối nhau tại huyệt Thần môn ấn trong vòng
30 giây thả nghỉ vài giây trong vòng 1 phút.
Đánh giá sau 15 phút lại cảm giác đau bệnh
nhân nếu VAS vẫn từ 3 điểm, bệnh nhân không
chịu được đau uống Para- codein (khoảng cách
giữa 2 lần uống không được dưới 4 tiếng), nếu
dưới 4 tiếng ta tiếp tục day ấn huyệt hoặc hướng
dẫn bệnh nhân day.
Sau mổ đến 18 giờ và 24 giờ sau mổ: Thời
gian lần đầu bệnh nhân đau VAS đạt 3 điểm sau
mổ, tổng lượng thuốc giảm đau bệnh nhân sử
dụng và tác dụng không mong muốn (nếu có).
Theo dõi và đánh giá
Biến số chính
Tổng lượng thuốc giảm đau sử dụng trong
vòng 18 giờ và 24 giờ sau mổ.
Thời gian lần đầu bệnh nhân có VAS từ 3
điểm sau mổ.
Biến số phụ
Thời gian phục hồi cảm giác sau mổ gây tê
tủy sống.
Ảnh hưởng (nếu có) của châm loa tai bằng
kim gài đối với các tác dụng phụ của quá trình
gây tê tủy sống.
Phương pháp thống kê - xử lý dữ liệu
Nghiên cứu được nhập và quản lý bằng
phần mềm Stata 13.0 để phân tích dữ liệu, khác
biệt có ý nghĩa khi p < 0,05. Vẽ đồ thị bằng
chương trình Microsoft Excel 2016.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y
đức Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh số
329/ĐHYD-HĐ ngày 18/10/2016.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm nền của mẫu nghiên cứu (n=30)
Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm can thiệp
Tuổi (năm) 45,23 ± 13,84 50,13 ± 13,66
Nam (%) 43,30 53,30
Thời gian bị trĩ (năm) 6,66 ± 4,58 7,08 ± 5,95
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 65
Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm can thiệp
Thời gian mổ (phút) 43,67 ± 7,42 44,83 ± 10,46
Thời gian có cảm giác
lại sau mổ (phút)
176,17 ± 40,95 187,5 ± 56,21
Các triệu chứng sau mổ (%)
Buồn nôn 10 6,67
Ngứa 13,30 3,30
Lạnh tay chân 3,30 3,30
Bí tiểu 40 33,30
(*) p <0,005 so với nhóm chứng
Đặc điểm phân bố về tuổi, giới, thời gian
bệnh nhân bị trĩ đến lúc mổ lần này, thời gian
bệnh nhân có cảm giác lại sau mổ ở hai nhóm, tỷ
lệ các triệu chứng không mong muốn của gây tê
tủy sống giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p >0,05)
(Bảng 1).
Thời gian VAS ≥ 3 lần đầu sau mổ
Thời gian bệnh nhân đạt VAS từ 3 điểm lần
đầu ở nhóm can thiệp kéo dài hơn nhóm chứng
có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (Hình 1).
Lượng thuốc giảm đau sử dụng
Tổng số viên Para-codein ở nhóm can thiệp
ít hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Tổng số viên thuốc giảm đau Para-codein sử
dụng trong 24 giờ ở nhóm can thiệp thấp hơn
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p <0,05) (Hình 2).
*
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
T
h
ờ
i
g
ia
n
(p
h
ú
t)
Hình 1. Thời gian VAS từ 3 điểm lần đầu sau mổ
TCG: thời gian có cảm giác lại sau mổ, TVAS3: thời gian VAS từ 3 điểm lần đầu sau mổ), (*) p < 0,05 so với nhóm chứng
*
*
*
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Nhóm chứng Nhóm can thiệp
S
ố
v
iê
n
P
ar
a-
co
d
ei
n
(
vi
ên
)
Hình 2. Lượng Para-codein sử dụng ở 18 giờ và 24 giờ sau mổ tương quan VAS của hai nhóm
VAS24: VAS tại thời điểm 24 giờ sau mổ), (*) p < 0,05 so với nhóm chứng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 66
BÀN LUẬN
Lượng Para-codein (viên) sử dụng trong
vòng 18 giờ sau mổ ở nhóm chứng và nhóm can
thiệp lần lượt là: 1,73 ± 0,83 viên và 0,77 ± 0,68
viên, nhóm can thiệp giảm 55,5% số viên so với
nhóm chứng. Lượng Para-codein (viên) sử dụng
trong vòng 24 giờ sau mổ ở nhóm chứng và
nhóm can thiệp lần lượt là: 2,40 ± 1,00 viên và
1,63 ± 0,81 viên, nhóm can thiệp giảm 32 % số
viên thuốc giảm đau so nhóm chứng. Qua đây ta
thấy việc sử dụng kim gài hỗ trợ giảm đau nhiều
nhất thời điểm trong 18 giờ sau mổ, trong 24 giờ
sau mổ lượng thuốc giảm đau giảm ít hơn. Đỉnh
từ 18 giờ đến 24 giờ sau mổ đa số rơi vào lúc
bệnh nhân ngủ. Việc giảm đau bằng kim gài còn
phụ thuộc việc day ấn huyệt tích cực của bệnh
nhân khi đau.
Sau mổ trĩ thì thời gian lần đầu bệnh nhân
đạt VAS bằng từ 3 điểm đầu tiên cần sử dụng
giảm đau sau mổ trung bình nhóm chứng và
nhóm can thiệp lần lượt là: 371 ± 216,42;
534 ± 343,54 tính theo phút tương ứng khoảng 4
đến 15 giờ. Nhóm can thiệp kéo dài 30% khoảng
thời gian có VAS từ 3 điểm đau lần đầu sau mổ.
So với thời gian phục hồi cảm giác qua gây tê
tủy sống mà thành phần có chứa giảm đau gây
nghiện, trong đó thời gian phục hồi cảm giác gây
tê tương đương nhau giữa hai nhóm.
Các tác dụng không mong muốn sau mổ do
gây tê tủy sống giữa nhóm chứng và nhóm can
thiệp khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Do
đó việc châm cứu bằng kim gài an toàn không
gây tác dụng phụ trên bệnh nhân nghiên cứu.
Dựa vào tổng lượng thuốc giảm đau bệnh
nhân sử dụng và thời gian bệnh nhân có VAS từ
3 điểm, ta thấy việc sử dụng kim gài có tác dụng
giảm đau nhiều nhất trong 18 giờ sau mổ và kéo
dài thời gian cảm nhận đau từ sau mổ. Phương
pháp châm cứu loa tai bằng kim gài giải quyết
được vấn đề sử dụng quá nhiều thuốc vẫn
không giảm đau, tránh tác dụng hại gan, thận.
Một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có
nhóm chứng và gây mù năm 2014 của tác giả
Wu J(9) thực hiện trên 120 bệnh nhân mổ trĩ hỗn
hợp chia làm 3 nhóm mỗi nhóm 40 người. Nhóm
1 điện châm trên huyệt Trường cương và Thừa
sơn trước khi mổ, nhóm 2 nhóm giả điện châm,
nhóm 3 chứng. Khác biệt số ca nhận thuốc giảm
đau ở 3 nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê. So
sánh nhóm châm cứu với nhóm giả châm và
nhóm chứng lượng thuốc giảm đau giảm nghiên
cứu trên thì thuốc giảm đau trung bình tương
ứng 3 nhóm châm cứu, giả châm, nhóm chứng:
2,43 ± 1,08 viên; 3,23 ± 1,33 viên; 3,10 ± 1,22 viên.
Giảm nhóm châm cứu so với nhóm giả châm
25%, so với nhóm chứng 22%. Nghiên cứu giảm
27% lượng thuốc uống so với nghiên cứu chúng
tôi giảm 32%. So nhĩ châm và điện châm, nhĩ
châm tiện lợi, tác dụng liên tục.
Nghiên cứu Chang 2012(1) trên 62 bệnh nhân
mổ thay khớp gối toàn phần dưới gây mê toàn
thân, sau mổ đánh giá tác dụng của châm loa tai
bằng miếng dán kim gài trên huyệt Thần môn,
điểm vỏ não. Nghiên cứu giảm 41% lượng thuốc
giảm đau cần sử dụng trong 24 giờ sau mổ.
Giảm gần tương đương lượng thuốc uống trong
nghiên cứu tôi thực hiện.
Nghiên cứu tác giả Usichenko(6,7,8) sử dụng
kim gài trên nghiên cứu mổ nội soi khớp gối hay
mổ thay khớp háng, tác giả tiến hành gài kim
trước mổ và rút kim 24-36 giờ sau mổ. Tính
tương đồng thời gian gần với nghiên cứu chúng
tôi. Chọn huyệt trong từng nghiên cứu khác
nhau, điểm tương đồng với nghiên cứu tôi sử
dụng huyệt Thần môn. Trong nghiên cứu giảm
đau sau mổ nội soi khớp gối tác giả Usichenko
sử dụng kim gài đường kính 0,22 mm và 1,5 mm
dán vào huyệt Gối, Thần môn, Phế kết quả sau
nghiên cứu nhóm châm cứu giảm 67% lượng
Ibuprofen giảm 25% lượng Tramadol so với
nhóm chứng. Nghiên cứu chúng tôi cũng sử
dụng kim gài tác động trên 3 huyệt kết hợp ấn
kích thích huyệt Thần môn thời gian nghiên cứu
tương đồng làm giảm lượng thuốc giảm đau gần
tương đồng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 67
KẾT LUẬN
Việc sử dụng châm cứu bằng kim gài có tác
dụng giảm đau cho bệnh nhân; đồng thời kéo
dài thời gian phải sử dụng giảm đau sau mổ,
giảm lượng thuốc giảm đau bệnh nhân cần sử
dụng. Sử dụng phương pháp giảm đau bằng
châm cứu kim gài tương đối an toàn, không gây
khó chịu bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chang LH, et al (2012). "Auricular acupressure for managing
postoperative pain and knee motion in patients with total knee
replacement: a randomized sham control study". Evid Based
Complement Alternat Med, 2012:528452.
2. Davies J, Duffy D, and Boyt N (2003). "Botulinum toxin
(Botox®) reduces pain after hemorrhoidectomy". Diseases of The
colon & Rectum, 46(8):1097–1102.
3. Đoàn Chí Thanh, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Như Hiệp và cs
(2012). “Đánh giá kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật
Longo tại Bệnh viện trung ương Huế”. Ngoại khoa, 61:144–148.
4. Nguyễn Hoàng Diệu (2007). “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật
Longo trong điều trị trĩ tại bệnh viện Việt Đức”. Luận văn Thạc
sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.1–75.
5. Nguyễn Phúc Minh, Dương Văn Hải, Nguyễn Mạnh Dũng, Lê
Quang Nghĩa (2008). “Kết quả bước đầu điều trị trĩ bằng phẫu
thuật Longo”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12(1):41–45.
6. Usichenko TI, et al (2005). “Auricular acupuncture for pain relief
after ambulatory knee arthroscopy: A pilot study. Evid Based
Complement Alternat Med, 2:185–189.
7. Usichenko TI, et al (2005). "Auricular acupuncture for pain relief
after total hip arthroplasty - a randomized controlled study".
Pain, 114(3):320–327.
8. Usichenko TI, et al (2006). "Auricular acupuncture reduces
intraoperative fentanyl requirement during hip arthroplasty - a
randomized double-blinded study". Acupunct Electrother Res,
31(3–4):213–221.
9. Wu J, et al (2014)."Effects of electroacupuncture preemptive
intervention on postoperative pain of mixed hemorrhoids".
Zhongguo Zhen Jiu, 34(3):279–283.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_giam_day_cua_nhi_cham_tren_benh_nhan_sau_mo_tri.pdf