Tài liệu Hiệu quả giảm đau vết mổ của điện châm nhóm huyệt tứ mãn, đới mạch, địa cơ, tam âm giao với sản phụ sau mổ lấy thai: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 159
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VẾT MỔ
CỦA ĐIỆN CHÂM NHÓM HUYỆT TỨ MÃN, ĐỚI MẠCH, ĐỊA CƠ,
TAM ÂM GIAO VỚI SẢN PHỤ SAU MỔ LẤY THAI
Đặng Thanh Thế*, Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mổ lấy thai đã trở thành một trong những quy trình phẫu thuật được thực hiện phổ biến nhất
trên toàn thế giới. Một nghiên cứu từ Nigeria cho thấy có 95% sản phụ đau ở mức độ khác nhau ngay sau khi
phẫu thuật mổ lấy thai và triệu chứng này cần điều trị vì sản phụ thường có mức độ đau nhiều. Vì những lý do
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau vết mổ lấy thai của nhóm
điện châm với nhóm chứng trong 72 giờ sau mổ thông qua giảm lượng thuốc giảm đau cần sử dụng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ, so sánh 2 nhóm chứng và không mù. Nghiên cứu trên
64 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai, theo dõi lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 72 giờ, chia thành 2 nh...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đau vết mổ của điện châm nhóm huyệt tứ mãn, đới mạch, địa cơ, tam âm giao với sản phụ sau mổ lấy thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 159
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU VẾT MỔ
CỦA ĐIỆN CHÂM NHÓM HUYỆT TỨ MÃN, ĐỚI MẠCH, ĐỊA CƠ,
TAM ÂM GIAO VỚI SẢN PHỤ SAU MỔ LẤY THAI
Đặng Thanh Thế*, Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mổ lấy thai đã trở thành một trong những quy trình phẫu thuật được thực hiện phổ biến nhất
trên toàn thế giới. Một nghiên cứu từ Nigeria cho thấy có 95% sản phụ đau ở mức độ khác nhau ngay sau khi
phẫu thuật mổ lấy thai và triệu chứng này cần điều trị vì sản phụ thường có mức độ đau nhiều. Vì những lý do
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau vết mổ lấy thai của nhóm
điện châm với nhóm chứng trong 72 giờ sau mổ thông qua giảm lượng thuốc giảm đau cần sử dụng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ, so sánh 2 nhóm chứng và không mù. Nghiên cứu trên
64 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai, theo dõi lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 72 giờ, chia thành 2 nhóm:
Nhóm chứng: 32 sản phụ, sử dụng thuốc giảm đau sau mổ. Nhóm can thiệp: 32 sản phụ, sử dụng thuốc giảm
đau kết hợp với điện châm.
Kết quả: Nhóm can thiệp giảm được 14% lượng diclofenac cần sử dụng trong 24 giờ đầu sau mổ so với
nhóm chứng, p < 0,016. Và giảm được 24,50% lượng paracetamol cần dùng trong 24 – 72 giờ sau mổ so với
nhóm chứng, p < 0,0001.
Kết luận: Điện châm có hiệu quả giảm đau vết mổ sau mổ lấy thai thông qua giảm lượng thuốc giảm đau
diclofenac và paracetamol sử dụng sau mổ.
Từ khóa: điện châm, đau sau mổ lấy thai
ABSTRACT
EFFECT OF ELECTROACUPUNCTURE AT SANYINJIAO (SP6), DIJI (SP8), SIMAN (KI14), DAIMAI
(GB26) POINTS ON POST CAESAREAN PAIN
Dang Thanh The, Nguyen Thi Son
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 159 – 165
Objectives: Caesarean section has become one of the most commonly performed surgical procedures
worldwide. A study from Nigeria showed that 95% of pregnant women suffered from varying degrees
immediately after cesarean surgery and that the symptom needed treatment because women often had a high level
of pain. For the above reasons, we conduct this research to aims: To compare the pain relief effect of
electroacupuncture group with control group for 72 hours after caerarean section by reducing the amount of pain
medication needed.
Materials and Methods: In this cohort study, 64 women with caerarean section were assigned to
either control group only using postoperative analgesic (n = 32) or intervention group using postoperative
analgesic plus electroacupuncture (n = 32). The amount of pain medication was monitored for 72 hours.
Results: Compared to controls, the intervention group had a 14% reduction of diclofenac needed during
first 24 hours and a 24.50% reduction of paracetamol need from 24 -72 hours, with p <0.016 and <0.0001, respectively.
*Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
**Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKII. Đặng Thanh Thế ĐT: 0984300472 Email: dangthanhthe.bh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 160
Conclusion: Electroacupuncture is effective for incision pain relief after caesarean section through reducing
the amount of pain medication.
Keywords:electroacupuncture, caesarean pain
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau sau mổ lấy thai là một triệu chứng quan
trọng cần phải điều trị vì phẫu thuật này tuy có
mức độ đau khác nhau ở từng sản phụ nhưng
thường có mức độ đau nhiều(3) và kéo dài ít nhất
2 ngày sau mổ hoặc lâu hơn.
Hiện nay giảm đau đa mô thức – kết hợp
giữa phương pháp sử dụng và không sử dụng
thuốc đang là xu hướng của thế giới vì đạt được
hiệu quả giảm đau đồng thời giảm liều, giảm tác
dụng phụ của các thuốc giảm đau và tăng sự hài
lòng của người bệnh(1,6,10). Trong đó châm cứu
giảm 30 – 35% lượng thuốc sử dụng so với nhóm
chứng và giảm tác dụng phụ của opiad như
chóng mặt, buồn nôn(12,13).
Sản phụ sau mổ lấy thai thường đau nhiều
do vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, xâm
lấn nhiều, vì vậy một phương pháp giảm đau
hiệu quả, không dùng thuốc, ít tác dụng phụ sẽ
là phương pháp tối ưu. Điện châm là dùng dòng
điện nhất định tác động lên các huyệt để phòng
và chữa bệnh, là phương pháp kết hợp chặt chẽ
giữa chữa bệnh bằng châm cứu với chữa bệnh
bằng dòng điện. Phương pháp này đã được một
số nghiên cứu cho thấy có tác dụng giảm đau
sau mổ, tính an toàn cao và ít có tác dụng phụ.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh hiệu quả giảm đau vết mổ lấy thai
của nhóm điện châm với nhóm chứng trong 72
giờ sau mổ thông qua giảm lượng thuốc giảm
đau cần sử dụng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ, so sánh 2 nhóm chứng
và không mù.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Xác định cỡ mẫu để kiểm định giả thuyết về
2 số trung bình:
Các thông số cần có:
Mức ý nghĩa = 0,01 => Z1-/2 = 2,81, kiểm
định 2 phía.
Lực mẫu = 95%.
Hồi cứu y văn(13).
µ1: 15,28 – số trung bình nhóm không điện châm.
µ2: 9,89 – số trung bình nhóm kết hợp thuốc
và điện châm.
σ1: 4,99 – phương sai nhóm không điện châm.
σ2: 5,18 – phương sai nhóm kết hợp thuốc và
điện châm.
Sử dụng phần mềm Stata 13.0 => Cỡ mẫu
cho mỗi nhóm là 32.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Sản phụ có đau sau mổ lấy thai đủ 18 – 35 tuổi.
Tình trạng sức khỏe trước mổ ASA I – II.
Đồng ý hợp tác và tham gia vào nghiên cứu
Có thể hiểu và sử dụng thang điểm VAS.
Phương pháp vô cảm: gây tê tủy sống.
Sử dụng đường mổ ngang trên vệ
(Pfannensteil).
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Băng huyết sau sinh.
Trạng thái tâm thần kinh không ổn định,
khiếm khuyết nghe, nhìn, phát âm.
Có đau mạn tính trước mổ hoặc sử dụng
thường xuyên các thuốc giảm đau.
Nghiện hoặc phụ thuộc vào các opioid, rượu.
Nhiễm HIV, bệnh đái tháo đường.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 161
Các biến số
Biến số nghiên cứu chính
Lượng thuốc giảm đau sử dụng sau mổ
Lượng diclofenac trong 24 giờ đầu sau mổ là
biến định lượng với đơn vị là mg.
Lượng paracetamol từ 24 – 72 giờ sau mổ là
biến định lượng đơn vị là mg.
Biến số nghiên cứu phụ
Tuổi: là biến định lượng, đơn vị là năm.
Cân nặng: là cân nặng của sản phụ lúc nhập
viện; là biến định lượng, đơn vị kg.
Tăng cân trong thai kỳ: tính từ lúc sản phụ
có thai đến lúc sinh, là biến định lượng, đơn vị kg.
Lý do mổ là biến định tính với các giá trị
được ghi nhận từ chẩn đoán trước mổ trong hồ
sơ bệnh án.
Phương pháp nghiên cứu
Điện châm
Huyệt sử dụng: Tứ mãn, Đới mạch, Địa cơ,
Tam âm giao.
Huyệt Tứ mãn, Địa cơ: chọn theo nguyên tắc
tại chỗ và lân cận, huyệt cùng tiết đoạn thần
kinh với vùng bụng dưới.
Huyệt Tam âm giao: là một trong “lục tổng
huyệt” chủ trị vùng bụng dưới, huyệt nằm trong
vùng giải phẫu chi phối bởi tiết đoạn thần kinh
L4, có vùng chi phối ngoài da từ T12 – S3(9) chứa
tiết đoạn thần kinh chi phối vùng bụng dưới.
Huyệt Địa cơ: huyệt nằm trong vùng giải
phẫu chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4, cùng
tiết đoạn thần kinh với huyệt Tam âm giao, có
tác dụng trong điều trị bệnh của tử cung.
Máy điện châm: KWD 808I – do Trung Quốc
sản xuất.
Kỹ thuật châm
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa; kim châm số 4
(4 cm), châm sâu, thẳng vào mỗi huyệt (độ sâu
0,5 đến 2 thốn), tìm cảm giác đắc khí.
Xung điện ở tần số 80 Hz vì với tần số này có
tác dụng ức chế cảm giác và tác dụng này đến
nhanh khi tần số xung lớn hơn 60 Hz(8). Trước
khi nghiên cứu có tiến hành thử trên sản phụ và
đa số chấp nhận cường độ 80 Hz.
Chế độ sóng liên tục và cường độ thích hợp
ở từng sản phụ, thời gian lưu kim: 30 phút cho
mỗi lần châm.
Liệu trình điện châm: ngày 01 lần, trong ba
ngày liên tiếp tại các thời điểm: lúc sản phụ phục
hồi cảm giác VAS = 1 (khoảng 60 phút sau mổ),
24 giờ và 48 giờ sau mổ.
Các bước tiến hành
Tại khoa sản
Các sản phụ có chỉ định sinh mổ được tiếp
cận khi có đủ tiêu chuẩn được tư vấn về thông
tin nghiên cứu, đồng ý sẽ được ký vào giấy
đồng thuận.
Tại phòng hồi sức
Các sản phụ sau mổ được kiểm tra lại nếu
đủ điều kiện và khi phục hồi cảm giác (VAS = 1)
sẽ tiến hành như sau:
- Nhóm can thiệp điện châm và đặt hậu
môn diclofenac 100 mg khi VAS = 3.
- Nhóm chứng: sử dụng thuốc diclofenac
100 mg đặt hậu môn.
Sau khi chuyển về khoa sản tiếp tục điện
châm mỗi 24 giờ trong 2 ngày tiếp theo.
Thời gian sau mổ đến 24 giờ nếu sản phụ
đau khi VAS ≥3 điểm thì đặt hậu môn diclofenac
100 mg; từ 24 – 72 giờ sau mổ, nếu sản phụ đau
khi VAS ≥3 điểm thì sử dụng paracetamol 500
mg uống.
Sản phụ được theo dõi liên tục trong 72 giờ
sau mổ.
Theo dõi và đánh giá
Lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 24 giờ
đầu, từ 24 – 48 giờ và từ 48 – 72 giờ.
Tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống; tác
dụng phụ của điện châm.
Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được phân tích và xử
lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 162
Biến định lượng
Nếu có phân phối chuẩn: sử dụng phép
kiểm t – Student. Nếu không có phân phối
chuẩn: sử dụng phép kiểm Mann-Whitney.
Với p <0,05 được xem là sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Biến định tính
Để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ dùng
phép kiểm chi bình phương (χ2).
Nếu số ô có tần suất kỳ vọng nhỏ hơn 5
chiếm hơn 20% trong bảng 2 x n thì thay bằng
phép kiểm Fisher.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y
đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số
344/ĐHYD-HĐ ngày 14/10/2017.
KẾT QUẢ
Đặc điểm về tuổi, chiều cao, cân nặng, tăng cân
trong thai kỳ
Bảng 1. So sánh tuổi, chiều cao, cân nặng, tăng cân
trong thai kỳ giữa 2 nhóm (n=32)
Chỉ số
Nhóm chứng Nhóm can thiệp
p
TV TB (ĐLC) TV TB (ĐLC)
Tuổi đến lúc sinh 28,68±3,01 29 ± 2,96 0,67
Chiều cao (cm) 155 154,65±4,01 155 154,78±4,23 0,44
Cân nặng lúc
nhập viện (kg)
63 62,71±8,80 63 63,78±10,64 1,00
Tăng cân trong
thai kỳ (kg)
13,5 13,31 ± 5,28 12 13,21±4,48 0,61
TV: Trung vị, TB: Trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn
Đặc điểm về tuổi, chiều cao, cân nặng, tăng
cân trong thai kỳ lúc nhập viện khác biệt không
có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm
can thiệp với p >0,05 (Bảng 1).
Đặc điểm phẫu thuật mổ lấy thai
Bảng 2. So sánh lý do mổ lấy thai trong 2 nhóm (n=32)
Lý do phẫu thuật lấy thai
Nhóm
chứng
Nhóm can
thiệp p
n % N %
Bất xứng đầu chậu 0 0,00 1 3,10
0,61
Con to 1 3,10 1 3,10
Vết mổ cũ 23 71,90 24 75,00
Cổ tử cung không thuận lợi 0 0,00 1 3,10
Khác (Ngôi mông, ngôi ngang) 8 25,00 5 15, 70
Lý do mổ lấy thai giữa nhóm chứng và
nhóm can thiệp khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p >0,05 (Bảng 2).
Lượng diclofenac
Lượng diclofenac sử dụng đến 12 giờ và 24
giờ sau phẫu thuật mổ lấy thai ở 2 nhóm khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) (Bảng 3).
Lượng paracetamol sử dụng sau mổ
Lượng paracetamol sử dụng từ 24 – 48 giờ,
từ 48 – 72 giờ và từ 24 – 72 giờ sau mổ lấy thai ở
nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê với
nhóm can thiệp (p <0,05) (Bảng 4).
Bảng 3. So sánh lượng diclofenac sử dụng sau mổ giữa 2 nhóm (n=32)
Lượng diclofenac
(mg)
Nhóm chứng Nhóm can thiệp
p*
TB (ĐLC) TV (KTV) TB (ĐLC) TV (KTV)
12 giờ sau mổ 115,60 ± 36,90 100 (100-100) 93,80 ± 24,60 100 (100-100) 0,008
24 giờ sau mổ 221,90 ± 60,80 200 (200-300) 190,60 ± 39,00 200 (200-200) 0,016
* Nonparametrics (Mann-Whitney) test, TB: Trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; TV: Trung vị; KTV: Khoảng tứ vị
Bảng 4. So sánh lượng paracetamol sử dụng sau mổ giữa 2 nhóm (n=32)
Lượng paracetamol (mg)
Nhóm chứng Nhóm can thiệp
p
TB (ĐLC) TV (KTV) TB (ĐLC) TV (KTV)
24 − 48 giờ sau mổ 1546,90 ± 367,20 1500 (1500-1500) 1156,30 ± 447,90 1000 (1000-1500) 0,0001
48 – 72 giờ sau mổ 1328,10 ± 300,80 1500 (1000-1500) 1015,60 ± 483,30 1000 (500-1500) 0,005
24 − 72 giờ sau mổ 2875 ± 523,60 3000 (2500-3000) 2171,90 ± 747,10 2000 (1750-2500) 0,0001
TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, TV: Trung vị, KTV: Khoảng tứ vị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 163
BÀN LUẬN
Đặc điểm về tuổi, chiều cao, cân nặng, tăng
cân trong thai kỳ
Kết quả nghiên cứu Bảng 1 cho thấy độ tuổi
trung bình của trong nghiên cứu là 28,68 ± 3,01
tuổi ở nhóm chứng và 29 ± 2,96 tuổi nhóm can
thiệp, là tương đồng nhau. Không khác biệt so
với các nghiên cứu Wu HC (2009), độ tuổi trung
bình của nhóm dùng thuốc giảm đau sau mổ là
30,80 ± 3,20 và nhóm dùng thuốc kết hợp với
điện châm 30,10 ± 4,10(13).
Chiều cao trung bình ở nhóm nghiên chứng
là 154,65 ± 4,01 cm tương đương với chiều cao
trung bình ở nhóm can thiệp là 154,78 ± 4,23 cm.
Trong nghiên cứu chiều cao trung bình của sản
phụ tương đương với nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Trung Cường, Nguyễn Thị Thanh
(2013), chiều cao trung bình của nhóm A: là
154,8 ± 5,50 cm, nhóm B: là 154,90 ± 5,30 cm(7).
Tương tự, cân nặng trung bình lúc nhập
viện ở 2 nhóm nghiên cứu khoảng 63kg. So với
tác giả Nguyễn Trung Cường, Nguyễn Thị
Thanh (2013) thì cân nặng trung bình nhóm A:
61,10 ± 7,90 kg và nhóm B: là 64,30 ± 6,20 kg(7);
tác giả Đinh Ngọc Đức nhóm chứng, nhóm can
thiệp lần lượt là 61 ± 7 kg và 64 ± 8 kg(2); kết
quả này cho thấy rằng cân nặng, chiều cao
trong nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu
của các tác giả trước.
Mức độ tăng cân trong thai kỳ trung bình
của nhóm chứng 13,31 ± 5,28 kg tương đương
với mức độ tăng cân trong thai kỳ trung bình
của nhóm can thiệp là 13,21 ± 4,48 kg. Mức tăng
cân trong thai kỳ này cao hơn khoảng 1 kg so với
mức tăng cân trong thai kỳ trung bình của người
Việt Nam (trong thai kỳ tăng khoảng 12,50 kg)(5).
So sánh với nghiên cứu của Suzuki (2018), thì
tăng cân tối ưu khi mang thai ở phụ nữ Nhật
Bản là 11,40 kg(11). Mức tăng cân trong nghiên
cứu có cao hơn so với các tác giả nhưng không
nhiều, sự khác biệt này có thể do chế độ dinh
dưỡng trong thai kỳ không giống nhau.
Lý do mổ lấy thai
So sánh lý do mổ lấy thai giữa 2 nhóm, kết
quả nghiên cứu Bảng 2 cho thấy lý do mổ phổ
biến nhất là vết mổ cũ chiếm tỷ lệ 71,90% ở
nhóm chứng không khác biệt với nhóm can
thiệp là 75%. Lý do vết mổ cũ chiếm đa số chứng
tỏ là sản phụ từng trải qua cuộc mổ lấy thai nên
phần nào biết rõ quy trình mổ diễn ra như thế
nào nên ít có tâm lý lo lắng cho cuộc mổ.
Đánh giá tác dụng giảm đau vết mổ sau sinh
của điện châm
Trong nghiên cứu sản phụ được sử dụng
thuốc diclofenac đặt hậu môn để giảm đau trong
24 giờ đầu và paracetamol uống từ 24 – 72 giờ
sau sinh mổ. Do đó, để đánh giá hiệu quả giảm
đau của điện châm trong 72 giờ sau sinh, thì cần
xác định xem lượng thuốc giảm đau diclofecnac
sử dụng trong 24 giờ đầu và lượng paracetamol
sử dụng từ 24 – 72 giờ sau sinh mổ của nhóm
chứng và nhóm can thiệp.
Lượng thuốc giảm đau diclofenac sử dụng
trong 24 giờ sau mổ
Theo phác đồ của bệnh viện, sản phụ sau khi
sinh mổ được đặt hậu môn một viên diclofenac
100 mg khi sản phụ phục hồi cảm giác (VAS = 1)
và 12 giờ sau mổ. Vì diclofenac là một loại thuốc
có tác dụng giảm đau sau phẫu thuật, thuộc
nhóm kháng viêm không steriod.
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho thấy ở
nhóm can thiệp đã giảm được 19% lượng
diclofenac trong 12 giờ đầu và 14% trong 24 giờ
sau mổ lấy thai. Lượng diclofenac trong nhóm
chứng và nhóm can thiệp khác biệt có ý nghĩa
thống kê, cho thấy điện châm có tác dụng giảm
đau vết mổ thông qua việc giảm lượng thuốc
giảm đau sử dụng nhờ tác dụng của huyệt châm
cứu và tác dụng của dòng điện.
So sánh với nghiên cứu của Wu(13) tác giả
chia 60 sản phụ sau mổ lấy thai thành 3 nhóm
bằng nhau. Nhóm chứng chỉ sử dụng thuốc
giảm đau, nhóm kết hợp thuốc giảm đau và
châm cứu, nhóm kết hợp thuốc giảm đau và
điện châm. Huyệt sử dụng là Tam âm giao 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 164
bên, nhóm điện châm được kích thích với tần số
là 2Hz trong 30 phút và chỉ một lần sau mổ lấy
thai. Kết quả Wu thấy rằng nhóm kết hợp châm
cứu và nhóm kết hợp điện châm giảm được 30 –
35% lượng thuốc giảm đau cần dùng thêm trong
24 giờ sau mổ so với nhóm chỉ sử dụng thuốc
giảm đau. Sự khác biệt này là do trong nghiên
cứu của Wu sử dụng morphin là thuốc giảm bậc
3, khi đề tài nghiên cứu sử dụng diclofenac là
thuốc giảm đau xếp bậc 1.
Lượng thuốc giảm đau paracetamol sử dụng từ
24 – 72 giờ sau mổ
Tương tự như diclofenac, thì theo phác đồ
của bệnh viện thuốc paracetamol 500 mg được
sản phụ uống mỗi 8 giờ, mỗi lần uống một viên,
trong thời gian từ 24 đến 72 giờ sau sinh mổ.
Kết quả nghiên cứu Bảng 4 cho thấy nhóm
can thiệp đã giảm được 25,30% lượng
paracetamol cần dùng từ 24 – 48 giờ, giảm 24%
từ 48 – 72 giờ và tổng lượng paracetamol giảm
trong 24 – 72 giờ sau mổ là 24,50%. Cụ thể lượng
paracetamol trong nhóm chứng và nhóm can
thiệp khác nhau ở các thời điểm có ý nghĩa
thống kê, cho thấy điện châm có tác dụng giảm
đau vết mổ thông qua việc giảm lượng thuốc
giảm đau sử dụng nhờ tác dụng của huyệt và tác
dụng của dòng điện. So sánh với nghiên cứu của
Hesse(4), tác giả kết hợp nhĩ châm với châm cứu
60 phút trước khi phẫu thuật và kim được cài tại
huyệt trong 3 ngày sau mổ lấy thai (chiều dài 6
mm và đường kính 0,14 mm); điều trị giảm đau
sau mổ gồm paracetamol 1g uống bốn lần mỗi
ngày, diclofenac 50 mg đặt hậu môn 3 lần mỗi
ngày, khi điểm đau theo thang điểm VAS ≥4. Kết
quả ghi nhận tổng lượng paracetamol trong giai
đoạn hậu phẫu 11,20 ± 4,30 g. Cường độ đau khi
vận động ngày phẫu thuật đầu tiên là 4,30±2,40
và giảm xuống 2,20 ± 1,20 vào ngày xuất viện.
Lượng paracetamol sử dụng trong nghiên cứu
của Hesse nhiều hơn lượng paracetamol trong
đề tài nghiên cứu. Sự khác nhau có thể do thiết
kế nghiên cứu của Hesse sử dụng paracetamol
ngay sau mổ, cài kim tại huyệt nên kích thích
liên tục và nghiên cứu không có nhóm chứng.
Tuy nhiên, kết quả của 2 nghiên cứu cho thấy
sản phụ đều giảm đau tốt sau sinh mổ và sản
phụ chấp nhận tốt (≥95%) điều trị bằng phương
pháp châm cứu. Điều này chứng tỏ rằng điện
châm không những có hiệu quả giảm đau tốt
thông giảm lượng thuốc paracetamoml mà còn
giảm cường độ đau.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên 64 sản phụ đau
sau sinh mổ lấy thai, được chia thành 2 nhóm.
Nhóm chứng 32 sản phụ và nhóm can thiệp 32
sản phụ để đánh giá hiệu quả giảm đau của điện
châm nhóm huyệt Tứ mãn, Đới mạch, Địa cơ,
Tam âm giao, đạt được kết quả như sau:
Điện châm giảm được 14% lượng thuốc
diclofenac trong 24 giờ đầu so với nhóm chứng.
Điện châm giảm được 24,50% lượng thuốc
paracetamol trong 24 – 27 giờ so với nhóm chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adamou N, Tukur J, Muhammad Z et al. (2014). "A randomised
controlled trial of opioid only versus combined opioid and non-
steroidal anti inflammatory analgesics for pain relief in the first
48 hours after Caesarean section". Niger Med J, 55(5):369-73.
2. Đinh Ngọc Đức (2016). "Đánh giá tác dụng giảm đau vết mổ
của nhĩ châm sử dụng hạt dáng loa tai dối với sản phụ sau mổ
lấy thai". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 20(6):93-101.
3. Gramke HF, de Rijke JM, van Kleef M, et al (2007). "The
prevalence of postoperative pain in a cross-sectional group of
patients after day-case surgery in a university hospital". Clin J
Pain, 23(6):8-543.
4. Hesse T, Henkel B, Zygmunt M et al. (2016). "Acupuncture for
pain control after Caesarean section: a prospective observational
pilot study". Acupunct Med, 34(1):9-14.
5. Lê Văn Điển (2004). "Thay đổi giải phẫu và sinh lý người mẹ
trong lúc mang thai - Sản phụ khoa. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí
Minh, pp.105-119.
6. Mugabure B, Tranque I, Gonzalez S, et al (2007). "[Multimodal
approaches to postoperative pain management and
convalescence]". Rev Esp Anestesiol Reanim, 54(1):29-40.
7. Nguyễn Trung Cường, Nguyễn Thị Thanh (2013). "Đánh giá
hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai của morphine trong khoang
dưới nhện". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17(6):209-213.
8. Phan Quan Chí Hiếu (2002). Châm cứu học – tập 2. Nhà xuất bản
Y học, pp.179.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 165
9. Phan Quan Chí Hiếu, Võ Thị Thanh Thảo (2014). "Khảo sát
vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt ủy dương, tam âm giao và
nhóm huyệt vùng bụng". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18(1):21-29.
10. Polomano RC, Fillman M., Giordano NA, et al (2017).
"Multimodal Analgesia for Acute Postoperative and Trauma-
Related Pain". Am J Nurs, 117(3 Suppl 1):S12-S26.
11. Suzuki S (2018). "Optimal Weight Gain During Pregnancy in
Japanese Women: Is It Okay?". J Clin Med Res, 10(3):279-280.
12. Usichenko TI, Streitberger K (2014). "Perioperative acupuncture:
why are we not using it?". Acupunct Med, 32(3):4-212.
13. Wu HC, Liu YC, Ou KL, et al (2009). "Effects of acupuncture on
post-cesarean section pain". Chin Med J, 122(15):8-1743.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 159_9477_2213311.pdf