Hiệu quả giảm đau sau mổ của phong bế vùng da đầu trong phẫu thuật ghép khuyết xương sọ

Tài liệu Hiệu quả giảm đau sau mổ của phong bế vùng da đầu trong phẫu thuật ghép khuyết xương sọ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 72 HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA PHONG BẾ VÙNG DA ĐẦU TRONG PHẪU THUẬT GHÉP KHUYẾT XƯƠNG SỌ Nguyễn Thị Bích Hồng*, Trương Mạnh Khoa*, Trần Đỗ Anh Vũ** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng có khoảng 2/3 bệnh nhân có mức độ đau từ vừa đến nặng sau phẫu thuật mở sọ. Phong bế vùng da đầu có thể giúp kiểm soát đau sau mổ cho người bệnh mổ ghép khuyết xương sọ. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ và xác định tính an toàn của phong bế vùng da đầu trong phẫu thuật ghép khuyết xương sọ. Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 60 trường hợp bệnh nhân, ASA từ 1 đến 3, được phẫu thuật ghép khuyết xương sọ, từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm L (30 trường hợp) tê vùng da đầu với Levobupivacaine 0,5% 20ml phối hợp adrenaline 1/200.000 và nhóm P (30 trường hợ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đau sau mổ của phong bế vùng da đầu trong phẫu thuật ghép khuyết xương sọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 72 HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA PHONG BẾ VÙNG DA ĐẦU TRONG PHẪU THUẬT GHÉP KHUYẾT XƯƠNG SỌ Nguyễn Thị Bích Hồng*, Trương Mạnh Khoa*, Trần Đỗ Anh Vũ** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng có khoảng 2/3 bệnh nhân có mức độ đau từ vừa đến nặng sau phẫu thuật mở sọ. Phong bế vùng da đầu có thể giúp kiểm soát đau sau mổ cho người bệnh mổ ghép khuyết xương sọ. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ và xác định tính an toàn của phong bế vùng da đầu trong phẫu thuật ghép khuyết xương sọ. Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 60 trường hợp bệnh nhân, ASA từ 1 đến 3, được phẫu thuật ghép khuyết xương sọ, từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm L (30 trường hợp) tê vùng da đầu với Levobupivacaine 0,5% 20ml phối hợp adrenaline 1/200.000 và nhóm P (30 trường hợp) dùng Paracetamol ± Morphine. Đánh giá đau sau mổ tại thời điểm 0, 2, 4, 6 và 8 giờ bằng thang điểm VAS. Kết quả: Thời gian giảm đau hiệu quả của nhóm L: 10,9 ± 2,8 giờ, có 4/30 (13,3%) trường hợp phối hợp thêm Paracetamol, không có trường hợp nào phải sử dụng Morphine, so nhóm chứng có 12/30 (40%) bệnh nhân. Thang điểm đau VAS ở nhóm L tại các thời điểm luôn thấp hơn nhóm chứng. Không ghi nhận bất kỳ tai biến, tác dụng phụ nào. Kết luận: Phong bế vùng da đầu với levobupivacaine phối hợp adrenaline 1/200.000 giúp giảm đau sau mổ tốt ở bệnh nhân phẫu thuật ghép khuyết xương sọ. Phong bế vùng da đầu là kỹ thuật đơn giản, có thể thực hiện nhanh, an toàn và đáng tin cậy, có hiệu quả trong việc giảm đau sau mổ. Từ khóa: phong bế vùng da đầu, phẫu thuật ghép khuyết xương sọ, Levobupivacaine, giảm đau sau mổ ABSTRACT THE EFFICACY OF SCALP BLOCK ON POSTOPERATIVE PAIN RELIEF IN CRANIOPLASTY Nguyen Thi Bich Hong, Truong Manh Khoa, Tran Do Anh Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 72 - 77 Background: More recent prospective studies have shown that around two-thirds of patients report moderate to severe pain after craniotomy. Scalp block may control postoperative analgesia for patients who undergo cranioplasty. Objectives: The purpose of this study was to evaluate the effects and safety of scalp block to postoperative pain control in cranioplasty. Study design: randomized controlled trial Patients and Methods: We studied 60 patients ASA physical status I - III who underwent selective cranioplasty, from January 2015 to December 2015 in Binh Duong general hospital. A standard general anaesthesia technique was followed. Patients were randomly divided into two groups. Group L received 0.5% * Bệnh viện đa khoa Bình Dương ** Bệnh viện Bình Dân TP HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thị Bích Hồng ĐT: 0918434322 Email: trandoanhvu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 73 levobupivacaine with 1:200,000 adrenaline after skin closure while paracetamol ± morphine intravenous were administered in group P. Postoperative pain was assessed at 0 and 2, 4, 6, 8 hours using the visual analog scale. Results: The duration of postoperative analgesia in group L was 10.9 ± 2.8 hours, 4/30 (13.3%) patients need paracetamol. Morphine was required by no patients in group L compared to 12/30 (40%) in group P. Median pain scores were significantly lower in group L for up to 8 hours.There were no complications and side effects in any of the 30 patients who received scalp block. Conclusion: Scalp block using 0.5% levobupivacaine with 1:200,000 adrenaline decreases the incidence and severity of postoperative pain in patients undergoing cranioplasty. It is a simple technique that can be performed rapidly, safely and reliably for postoperative analgesia. Keywords: Scalp block, cranioplasty, Levobupivacaine, postoperative analgesia ĐẶT VẤN ĐỀ Đau luôn là nỗi ám ảnh của người bệnh, trong đó đau sau mổ là vấn đề được cả nhân viên y tế và bệnh nhân rất quan tâm. Đặc biệt kiểm soát đau trên những bệnh nhân phẫu thuật mở sọ vẫn thường xuyên là một thử thách cho bác sĩ, nhất là bác sĩ gây mê hồi sức vì phải đối mặt hai vấn đề đối lập nhau là vừa đảm bảo giảm đau tốt cho bệnh nhân đồng thời vẫn có thể đánh giá chính xác tình trạng tri giác, các chức năng thần kinh trong và sau mổ cho người bệnh(4). Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương những năm gần đây trong bối cảnh xã hội và kinh tế ngày càng phát triển phải tiếp nhận và điều trị ngày càng nhiều trường hợp chấn thương sọ não cần phẫu thuật mở sọ giải áp. Sau trung bình khoảng 3 - 6 tháng, bệnh nhân cần được mổ ghép khuyết xương sọ bằng sọ tự thân hoặc titanium để bảo vệ não bên trong, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh, có thể giảm triệu chứng đau đầu và cải thiện chức năng thần kinh. Tuy nhiên, vấn đề giảm đau cho bệnh nhân sau mổ nói chung và bệnh nhân ghép khuyết xương sọ nói riêng chưa được quan tâm đúng mức hoặc chưa đầy đủ. Hiện tại chỉ sử dụng thuốc giảm đau tiêm bắp hoặc tiêm mạch thông thường, trong khi có nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng có khoảng 2/3 đến hơn 80% bệnh nhân có mức độ đau từ vừa đến nặng sau phẫu thuật mở sọ. Phong bế vùng da đầu là một kỹ thuật mới có thể lựa chọn để thực hiện cho người bệnh mổ ghép khuyết xương sọ, được cho là có thể giúp kiểm soát đau sau mổ, tránh được những bất lợi do đau gây ra cho người bệnh. Phong bế vùng da đầu đã được áp dụng nhiều ở một số nước, nhất là các nước tiên tiến như phẫu thuật mở sọ có thức tỉnh trong mổ(3,8), nhưng ở Việt Nam cho đến nay chưa ghi nhận công trình nghiên cứu nào về phong bế vùng da đầu cho đến thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ của phong bế vùng da đầu trong phẫu thuật ghép khuyết xương sọ. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của phong bế vùng da đầu trong phẫu thuật ghép khuyết xương sọ. Xác định tính an toàn của kỹ thuật phong bế vùng da đầu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn nhận Các bệnh nhân phân loại ASA từ 1 đến 3, từ 16 tuổi trở lên có chỉ định phẫu thuật ghép khuyết xương sọ tại bệnh viện đa khoa Bình Dương, được đánh giá Glasgow trước mổ ≥ 13 điểm, đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 74 Tiêu chuẩn loại Bệnh nhân không hiểu hoặc không sử dụng được thang điểm đánh giá đau VAS, điều trị với Opioid trước mổ, dị ứng thuốc tê, chống chỉ định sử dụng Paracetamol, và phẫu thuật mở rộng ra khỏi vùng của gây tê (như phẫu thuật sọ mặt), ASA nhóm 4 trở lên, không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu và phương pháp nghiên cứu Bala và cộng sự nghiên cứu tác dụng của phong bế vùng da đầu để giảm đau sau phẫu thuật mở sọ lấy u não, nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân đau sau 12 giờ là 25% ở nhóm dùng gây tê vùng da đầu so với 60% ở nhóm không dùng.(1) Cỡ mẫu nghiên cứu 2 21 2 22111)2/1( 21 )( ])1()1()1(2[ pp ppppZppZ nn  Trong đó: n1: cỡ mẫu nhóm đối chứng (nhóm P); n2: cỡ mẫu nhóm nghiên cứu (nhóm L); p1: % bệnh nhân đau sau 12 tiếng sau mổ khi dùng Paracetamol: ước tính là 60%; p2: % bệnh nhân đau sau 12 tiếng sau mổ khi dùng Levobupivacain với Adrenaline 1/200.000 gây tê da đầu: ước tính là 25%; p = (p1+p2)/2; Z1- /2: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (=1,96); Z1-: Lực mẫu (= 80%) Theo công thức tính được: n1 = n2 = 29,25 Cỡ mẫu 60 bệnh nhân chia 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân giảm đau sau mổ với phong bế vùng da đầu, nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân giảm đau bằng thuốc đường tĩnh mạch. Phương pháp tiến hành Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, thực hiện theo qui trình giảm đau như sau: + Nhóm L: phong bế thần kinh vùng da đầu lúc kết thúc cuộc mổ, với 20 ml Levobupivacaine 0,5% + adrenaline 1:200.000 (5mcg/ml), 10ml cho mỗi bên, thêm thuốc Paracetamol khi đánh giá bệnh nhân VAS ≥ 4, phối hợp thêm Morphine khi VAS ≥ 5. + Nhóm P: cho thuốc giảm đau đường tĩnh mạch Paracetamol 1 gram trước khi kết thúc phẫu thuật 30 phút, thêm 1 gram mỗi 6 giờ sau, phối hợp thêm Morphine khi VAS ≥ 5. Phong bế vùng da đầu theo phương pháp như tác giả Pinosky, thực hiện vào cuối cuộc mổ sau khi đóng da và trước khi bệnh nhân được đưa ra phòng Hậu phẫu(8). Gây tê thần kinh trên ổ mắt và trên ròng rọc với 2 ml dung dịch thuốc tê, vị trí ở gờ ổ mắt trên cung mày vuông góc với da. Thần kinh tai thái dương tê với 3 ml, vị trí ở 1,5 cm phía trước lỗ tai ngang mức gờ tai, hướng kim vuông góc mặt da, 1,5 ml cho lớp cân sâu và 1,5 ml cho lớp nông. Nhánh tai sau của thần kinh tai lớn được gây tê với 2 ml dung dịch, nằm giữa da và xương, cách sau lỗ tai 1,5 cm ngang với mức gờ tai. Gây tê thần kinh chẩm lớn và chẩm bé với 3 ml dung dịch, dọc theo đường gáy trên, tương ứng đường giữa ụ chẩm và gờ chũm. Mỗi vị trí tiêm từ 1-3 ml thuốc tê, 10 ml cho mỗi bên. Đánh giá đau sau mổ: theo “Thang điểm nhìn” (VAS - visual analog scale): gồm một đường thẳng dài 10 cm với 2 đầu : một đầu là “không đau” và đầu kia là “đau nhiều nhất có thể tưởng tượng được”. Đánh giá hiệu quả giảm đau như sau: Không đau = 0; đau nhẹ (1- 3) = 2; đau trung bình (4 - 6) = 5 và đau nhiều (7 - 10) = 8. Cho thêm thuốc giảm đau Paracetamol truyền tĩnh mạch khi đánh giá đau VAS ≥ 4, Morphine là thuốc giảm đau thứ 2 khi VAS ≥ 5 Các biến số theo dõi và phân tích Tuổi, giới, cân nặng, thời gian gây mê phẫu thuật, tổng liều fentanyl Thời gian giảm đau ở nhóm L (tính từ lúc gây tê xong đến khi bệnh nhân bắt đầu than đau, đòi hỏi phải dùng thuốc giảm đau) Thang điểm đánh giá đau VAS lúc bệnh nhân vừa tỉnh (0 giờ) và mỗi 2 giờ trong 8 giờ sau đó, thuốc giảm đau sử dụng ở 2 nhóm. Các tai biến, biến chứng liên quan đến gây tê: ngộ độc thuốc tê, tổn thương thần kinh, tai biến và biến chứng sau mổ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 75 Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, chọn vào mẫu nghiên cứu được ghi nhận các dữ kiện theo 1 mẫu thu thập số liệu thống nhất. Xử lý và phân tích số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 22.0 for Windows. Các phép kiểm có giá trị P < 0,05 được xem là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là P < 0,05. KẾT QUẢ Nghiên cứu được lấy mẫu từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã thực hiện gây mê phẫu thuật cho 60 trường hợp ghép khuyết xương sọ, 30 trường hợp được phong bế vùng da đầu, 30 trường hợp sử dụng thuốc giảm đau đường tĩnh mạch, kết quả ghi nhận như sau: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Phân bố giới tính, ASA Đặc điểm Nhóm L (n=30) Nhóm P (n=30) Giới Nam 93,3% (28) 83,3% (25) Nữ 6,7% (2) 16,7% (5) ASA 1 56,7 % (17) 90 % (27) 2 40 % (12) 6,7 % (2) 3 3,3 % (1) 3,3 % (1) Bảng 2: So sánh các đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu: Nhóm L (n=30) Nhóm P (n=30) P Tuổi 33,5 ± 10,1 32,7 ± 9,6 0,76 (NS) Cân nặng (kg) 54,3 ± 7,7 55,3 ± 6,3 0,59 (NS) Chiều cao (cm) 166,2 ± 5,0 162,7 ± 6,5 0,23 (NS) Thời gian gây mê và phẫu thuật 89,8 ± 22,6 89,0 ± 22,0 0,89 (NS) Tổng lượng Fentanyl trong mổ (mcg) 116,0 ± 28,6 110,0 ± 20,3 0,35 (NS) NS: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3: Phương pháp vá sọ và vị trí khuyết sọ Nhóm L (n=30) Nhóm P (n=30) Phương pháp vá sọ Vá sọ tự thân 21 (70%) 27 (90%) Vá sọ Titanium 9 (30%) 3 (10%) Nhóm L (n=30) Nhóm P (n=30) Vị trí Bán cầu 26 (86,67%) 25 (83,34%) Trán (1 bên, 2 bên) 3 (10%) 1 (3,33%) Thái dương, đỉnh, chẩm 1 (3,33%) 4 (13,33%) Các bệnh nhân đa số được phân loại ASA 1-2, ít có bệnh kèm theo, độ tuổi trung bình trẻ, thấp nhất 16, cao nhất 60, nam chiếm đa số ở cả 2 nhóm, phù hợp với dân số bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các đặc điểm giữa 2 nhóm. Hiệu quả giảm đau của gây tê vùng da đầu Bảng 4: VAS tại các thời điểm giữa 2 nhóm VAS P Nhóm L (n=30) Nhóm P (n=30) Giờ 0 0,07 ± 0,046 1,07± 0,191 0,00 Giờ 2 0,47 ± 0,133 2,53 ± 0,213 0,00 Giờ 4 0,87 ± 0,202 3,33 ± 0,237 0,00 Giờ 6 1,37 ± 0,247 3,37± 0,169 0,00 Giờ 8 1,70 ± 0,259 3,43 ± 0,177 0,00 Nhận xét: với phong bế vùng da đầu, điểm đau VAS tại các thời điểm luôn thấp hơn nhóm chứng sử dụng Paracetamol và Morphine, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với P < 0,05. BÀN LUẬN Giảm đau không đủ trong giai đoạn cấp có thể làm tăng khả năng chuyển sang đau đầu mạn tính tồn tại dai dẳng sau mổ, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Opioid đường toàn thân là thuốc giảm đau mạnh tuy nhiên do làm hạn chế nhu cầu đòi hỏi phải đánh giá thần kinh, và làm giảm hô hấp gây ra bất lợi là tăng thán khí và tăng áp lực nội sọ nên cũng không được ưa chuộng nhiều. Gây tê tại chổ hoặc gây tê vùng cân bằng về tính hiệu quả và các tác dụng không mong muốn của thuốc dùng đường toàn thân, được ưa thích hơn. Guilfoyle và cộng sự cho rằng gây tê sẽ khắc phục được các nhược điểm khi dùng opioids(6). Tuy nhiên, gây tê tại chổ không ức chế được cảm nhận đau ở các mô sâu hơn, trong khi phong bế vùng da đầu cung cấp kiểm soát đau Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 76 đáng tin cậy do ức chế phân bố thần kinh cho cả lớp bề mặt và lớp sâu của mô mềm(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều được giảm đau tốt, không có trường hợp nào đau ở mức độ trung bình và nặng, điểm VAS luôn được duy trì < 4 ở tất cả bệnh nhân và ở mọi thời điểm nghiên cứu lúc vừa tỉnh và 2, 4, 6, 8 giờ sau mổ. Tuy nhiên, khi so sánh điểm VAS giữa 2 nhóm ghi nhận rằng nhóm L với phong bế vùng da đầu có kết quả thấp hơn so với nhóm chứng P ở tất cả thời điểm nghiên cứu, sự thấp hơn này có ý nghĩa về mặt thống kê. Mặt khác, nhu cầu dùng thêm morphine để duy trì VAS < 4 ở nhóm P là 40% (12/30) trong khi nhóm L không có trường hợp nào. Kết quả này chứng tỏ rằng gây tê phong bế thần kinh vùng da đầu giúp giảm đau sau mổ tốt hơn so với việc dùng thuốc giảm đau Paracetamol có hoặc không phối hợp Morphine đường tĩnh mạch. Kết quả điểm đau VAS của chúng tôi thấp hơn ở nhóm nghiên cứu tương tự như kết quả của tác giả Hélène Batoz và cộng sự nghiên cứu 52 trường hợp mổ cắt bỏ khối u nội sọ, chia làm 2 nhóm, 25 trường hợp được phong bế vùng da đầu với 20ml ropivacaine 0,75% và 27 trường hợp nhóm chứng được cho thuốc giảm đau acetaminophen và nalbuphine sau mổ(2). Thời gian giảm đau hiệu quả của nhóm L Thời gian giảm đau sau mổ hiệu quả ở nhóm L trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,9 ± 2,8 giờ, chỉ có 4/30 (13,3%) trường hợp phải phối hợp thêm Paracetamol, không có bệnh nhân nào phải dùng thêm morphine, trong khi ở nhóm chứng ngoài lượng Paracetamol sử dụng theo phác đồ nghiên cứu có tới 40% (12/30) trường hợp cần phối hợp thêm morphine để giúp giảm đau cho người bệnh; thời điểm đạt hiệu quả giảm đau lớn nhất là lúc bệnh nhân vừa tỉnh với điểm VAS trung bình 0,07. Kết quả này cũng có sự tương đồng với nhiều nghiên cứu khác. Mathew R. Guilfoyle và cộng sự phân tích gộp 7 nghiên cứu với tổng cộng 320 bệnh nhân, cho thấy có sự giảm chung về nhu cầu đòi hỏi dùng thêm opioid ở nhóm bệnh nhân được gây tê, thời điểm đạt hiệu quả giảm đau lớn nhất là tại 1 giờ sau mổ với điểm đau trung bình là 1,61. Các nghiên cứu cũng được chia thành nhóm nhỏ với gây tê vùng da đầu được thực hiện trước khi mổ và sau mổ ở thời điểm đóng da. Phân tích phân nhóm cho thấy gây tê được thực hiện sau mổ có thời gian giảm đau dài hơn so với chích trước mổ. Tuy nhiên gây tê trước mổ có ý nghĩa trong việc ổn định huyết động trong mổ và có vai trò hết sức quan trọng trong phẫu thuật mở sọ có cho thức tỉnh trong mổ để đánh giá chức năng thần kinh của bệnh nhân(6). Tai biến, tác dụng phụ liên quan gây tê vùng Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ hoặc tai biến, biến chứng nào liên quan đến phong bế vùng da đầu ở nhóm L như tụ máu tại chổ tiêm, nhiễm trùng hay tổn thương thần kinh. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu khác mặc dù đối tượng nghiên cứu khác với chúng tôi. Theo nhiều tác giả khác, tác dụng phụ của phong bế vùng da đầu là hiếm xảy ra(7). Mathew R. Guilfoyle và cộng sự ghi nhận trong 170 trường hợp được phong bế vùng da đầu không có tai biến nào về nhiễm trùng, tụ máu, yếu liệt thần kinh hay các biến chứng khác liên quan đến gây tê trong bất kỳ nghiên cứu nào(6). Việc lựa chọn thuốc tê cũng đóng vai trò quan trọng để phong bế vùng da đầu thành công trong việc đạt được mức tê và giảm đau đủ, vì thế một thuốc tê tác dụng dài sẽ được ưa thích hơn, mục đích để kéo dài thời gian giảm đau nhất là giai đoạn sau mổ. Nồng độ của thuốc tê thường dùng là 0,5% cho ropivacaine, levobupivacaine và bupivacaine, trong đó ropivacaine và levobupivacaine ít độc tính trên tim mạch hơn nên dần được chọn lựa nhiều hơn. Một vấn đề cần lưu ý chung khi gây tê vùng là sử dụng 1 lượng thuốc tê tương đối cao chích ở nơi có nhiều mạch máu như vùng da đầu thì nên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 77 cẩn thận để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc tê, thường là do tiêm nhầm vào mạch máu. Nhưng điều này có thể tránh khỏi nếu tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật khi tiêm và cảnh giác với liều tối đa. Tuy nhiên, dù không ghi nhận trường hợp ngộ độc nào nhưng chúng tôi khuyến cáo khi tiến hành gây tê vùng cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ, thuốc men cấp cứu, tủ thuốc trực nên có sẵn dung dịch lipid 20% để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 60 trường hợp phẫu thuật ghép khuyết xương sọ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015, trong đó 30 trường hợp được phong bế vùng da đầu, 30 trường hợp sử dụng thuốc giảm đau đường tĩnh mạch chúng tôi rút ra một số kết luận: Phong bế vùng da đầu ở thời điểm cuối cuộc mổ trên bệnh nhân mổ ghép khuyết xương sọ cho kết quả giảm đau tốt với thang điểm đau VAS thấp hơn và lượng thuốc giảm đau phải sử dụng thêm để duy trì VAS < 5 cũng ít hơn có ý nghĩa thống kê. Không có bất kỳ tác dụng phụ hoặc tai biến, biến chứng nào liên quan đến phong bế vùng da đầu. Gây tê phong bế thần kinh vùng da đầu được ghi nhận là an toàn cho người bệnh, ngăn chặn được kích thích đau và có thể xem là lựa chọn tốt để duy trì giảm đau sau mổ cho bệnh nhân phẫu thuật ghép khuyết xương sọ. Phong bế vùng da đầu là 1 kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bala I, Gupta B, Bhardwaj N, et al (2006). Effect of scalp block on postoperative pain relief in craniotomy patients. Anaesth Intensive Care, 34: 224-227. 2. Batoz H, Verdonck O, Pellerin C, et al (2009). The analgesic properties of scalp infiltrations with ropivacaine after intracranial tumoral resection. Anesth Analg, 109: 240-244. 3. Costello TG, Cormack JR, Mather LE, et al (2005). Plasma levobupivacaine concentrations following scalp block in patients undergoing awake craniotomy. British Journal of Anaesthesia, 94(6): 848-851 4. De Benedittis G, Lorenzetti A, Migliore M, et al (1996). Postoperative pain in neurosurgery: a pilot study in brain surgery. Neurosurgery, 38: 466-70 5. Geze S, Yilmaza A, Tuzuner F (2009). The effect of scalp block and local infiltration on the haemodynamic and stress response to skull-pin placement for craniotomy. Eur J Anaesthesiol, 26(4): 298-303 6. Guilfoyle MR, Helmy A, Duane D, Hutchinson PJ (2013). Regional scalp block for postcraniotomy analgesia: a systematic review and meta-analysis. Anesth Analg, 116(5): 1093-102 7. Osborn I, Sebeo J (2010). “Scalp Block” during craniotomy: A classic technique revisited. J Neurosurg Anesthesiol, 22(3): 187- 94 8. Papangelou A, Radzik BR, Smith T, Gottschalk A (2013). A review of scalp blockade for cranial surgery. J Clin Anesth, 25(2): 150-9 9. Pinosky ML, Fishman RL, Reeves ST, et al (1996). The effect of bupivacaine skull block on the hemodynamic response to craniotomy. Anesth Analg, 83(6): 1256-61 Ngày nhận bài báo: 15/02/2017 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_giam_dau_sau_mo_cua_phong_be_vung_da_dau_trong_phau.pdf
Tài liệu liên quan