Hiệu quả giảm đau của quang châm Laser kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay tại Bệnh viện Quận 2

Tài liệu Hiệu quả giảm đau của quang châm Laser kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay tại Bệnh viện Quận 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 114 HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA QUANG CHÂM LASER KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRÊN BỆNH NHÂN BỊ HỘI CHỨNG CHÓP XOAY TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 Lý Chung Huy*, Nguyễn Thái Dương*, Lê Trung Nam*, Lê Bình Minh**, Nguyễn Hoàng Khôi**, Võ Thị Thanh Huyền**, Nguyễn Thị Cẩm Tú** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hội chứng chóp xoay hiện là vấn đề phổ biến gây đau và giảm chức năng khớp vai ở người lớn. Các phương pháp điều trị nội khoa sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau mang lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và tim mạch. Do đó, việc điều trị không dùng thuốc được cho là an toàn, ít tác dụng phụ.Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá phương pháp quang châm laser kết hợp tập vận động trị liêu có hiệu quả giảm đau tốt hơn so với tập vận động trị liệu thông thường.Tuy nhiên, tại Bệnh viện quận 2 chưa có nghiên cứu ứng dụng kết hợp quang châm laser và tập vận động trị liệu trên bệnh nhân có hội chứn...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đau của quang châm Laser kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay tại Bệnh viện Quận 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 114 HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA QUANG CHÂM LASER KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRÊN BỆNH NHÂN BỊ HỘI CHỨNG CHÓP XOAY TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 Lý Chung Huy*, Nguyễn Thái Dương*, Lê Trung Nam*, Lê Bình Minh**, Nguyễn Hoàng Khôi**, Võ Thị Thanh Huyền**, Nguyễn Thị Cẩm Tú** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hội chứng chóp xoay hiện là vấn đề phổ biến gây đau và giảm chức năng khớp vai ở người lớn. Các phương pháp điều trị nội khoa sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau mang lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và tim mạch. Do đó, việc điều trị không dùng thuốc được cho là an toàn, ít tác dụng phụ.Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá phương pháp quang châm laser kết hợp tập vận động trị liêu có hiệu quả giảm đau tốt hơn so với tập vận động trị liệu thông thường.Tuy nhiên, tại Bệnh viện quận 2 chưa có nghiên cứu ứng dụng kết hợp quang châm laser và tập vận động trị liệu trên bệnh nhân có hội chứng chóp xoay.Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phương pháp kết hợp này trên bệnh nhân có hội chứng chóp xoay nhằm đưa ra phương pháp điều trị phối hợp mới cho dạng bệnh này. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và khảo sát tác dụng phụ của phương pháp kết hợp quang châm laser và tập vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, được thực hiện tại khoa vật lý trị liệu, bệnh viện Quận 2. Thời gian: Từ 5/2017-5/2018. Đối tượng nghiên cứu: 78 bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay được chia 2 nhóm, nhóm chứng (điều trị bằng tập vận động trị liệu), nhóm nghiên cứu (điều trị bằng quang châm laser kết hợp tập vận động trị liệu). Kết quả: Sau 4 tuần điều trị, tỉ lệ bệnh nhân có mức độ đau nhẹ ở nhóm can thiệp là 73% cao hơn so với nhóm chứng với tỉ lệ là 13% (P<0,05). Tỉ lệ bệnh nhân có mức độ đau trung bình ở nhóm can thiệp là 27% thấp hơn so với nhóm chứng là 87%. (P<0,05) Kết luận: Phương pháp điều trị kết hợp quang châm laser và tập vận động trị liệu trong điều trị bệnh nhân hội chứng chóp xoay cho hiệu quả giảm đau tốt hơn so với tập vận động trị liệu đơn thuần. Từ khóa: hội chứng chóp xoay, quang châm laser, thang điểm đau VAS ABSTRACT THE PAIN-RELIEVING EFFECTS OF LASER ACUPUNCTURE THERAPY COMBINED WITH EXERCISE THERAPY IN TREATING ROTATOR CUFF SYNDROME PATIENTS AT DISTRICT 2 HOSPITAL Ly Chung Huy, Nguyen Thai Duong, Le Trung Nam, Le Binh Minh, Nguyen Hoang Khoi, Vo Thi Thanh Huyen, Nguyen Thi Cam Tu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 114 - 118 Background: Rotator cuff syndrome is one of the common diseases that causes pain and reduces shoulder function of people. Medical treatments that use anti-inflammatory and analgesic drugs have gastrointestinal and cardiovascular side effects. Therefore, treatment without medication is considered safe, with few side effects. There * Bộ môn Nhi khoa đông y, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. ** Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quận 2 Tác giả liên lạc: ThS. Lý Chung Huy ĐT: 0989974868 Email: chunghuy83@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 115 are some studies that evaluating the method of laser acupuncture therapy combined with exercise therapy is more effective pain relief than therapeutic exercise only. However, because there is no study of laser acupuncture therapy combined with exercise therapy in District 2 Hospital before; thus, we conduct a research study on the effectiveness of laser acupuncture therapy combined with therapeutic exercise in rotator cuff syndrome patients. Objectives: Evaluating pain-relieving effects and side effects of laser acupuncture therapy combined with exercise therapy in rotator cuff syndrome patients Methods: Controlled clinical trial, randomized, conducted in the Department of Physiotherapy, District 2 Hospital from 5/2017 to 5/2018. 78 rotator cuff syndrome patients, were divided into control group (exercise therapy) and study group (laser acupuncture therapy combined with exercise therapy). Results: After 4 weeks treatment, the number of mild pain by the Pain Visual Analog Scale in study group is 73% compare to 13% in control group (P < 0.05) and the number of moderate pain in study group is 27% compare to 87% in control group (P < 0.05). Conclusion: Laser acupuncture therapy combined with exercise therapy on rotator cuff syndrome patients is more effective pain relief than exercise therapy only. Keywords: laser acupuncture therapy, rotator cuff syndrome, Visual Analog Scale ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chóp xoay hiện là vấn đề phổ biến gây đau và giảm chức năng khớp vai ở người lớn. Các phương pháp điều trị nội khoa sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau mang lại nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và tim mạch. Vì vậy, việc điều trị không dùng thuốc được cho là an toàn, ít tác dụng phụ, nên được bắt đầu sớm cho mọi bệnh nhân(1, 6). Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá phương pháp quang châm laser kết hợp tập vận động trị liệu có hiệu quả giảm đau tốt hơn so với tập vận động trị liệu thông thường(3). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ tính hiệu quả của sự kết hợp giữa quang châm laser và tập vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay, cũng như bổ sung vào phác đồ điều trị của bệnh viện Quận 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả giảm đau của quang châm laser kết hợp tập vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, thực hiện trên 2 nhóm bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay: Nhóm can thiệp: Phối hợp quang châm laser và tập vận động. Nhóm chứng: Tập vận động. Đối tượng nghiên cứu 78 bệnh nhân có hội chứng chóp xoay, đến khám tại khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bệnh viện Quận 2, từ 5/2017-5/2018. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay thể thông thường được chẩn đoán qua lâm sàng theo tiêu chuẩn Boisser 1992: Bệnh nhân có đau vùng vai nhất là đau về đêm. Giới hạn vận động chủ động khớp vai. Các test khám cơ vùng chóp xoay dương tính: Neer test, Jobe test, Garber test. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân thể đông cứng khớp vai, lắng đọng tinh thể và rách gân. Các tổn thương khớp đặc hiệu trong bệnh khác: nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, bong gân, chấn thương. Các thay đổi bất thường về da vùng khớp vai không rõ nguyên nhân, tiền ung thư, u ác tính, suy tim mất bù, bệnh mạch vành, cường giáp, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hay corticoid kéo dài. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 116 Tiêu chuẩn ngừng theo dõi Bệnh nhân đến điều trị không liên tục hay không chịu hợp tác tham gia trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có các bất thường gây bất lợi như: đau càng ngày càng nhiều hơn hay các triệu chứng khác do tác dụng phụ ngoại ý cần thay đổi điều trị. Tiêu chuẩn theo dõi Biến số nền Biến số cần làm trước nghiên cứu. Tuổi: >18 (Các bệnh nhân sinh từ trước tháng 5 năm 1999). Giới: nam, nữ. Các tiêu chuẩn lâm sàng cần đánh giá trước nghiên cứu Đau vai Được đánh giá theo thang điểm VAS. Các triệu chứng lâm sàng khác như: co thắt cơ, mất ngủ, mệt mỏi. Biến số độc lập 2 nhóm bệnh nhân, được điều trị bằng quang châm laser kết hợp vận động trị liệu và nhóm bệnh nhân điều trị bằng vận động trị liệu. Biến số phụ thuộc Kết quả sau điều trị gồm các biến số: Đau vai đánh giá đau theo thang VAS (Đau nhẹ: 1-3 điểm, đau trung bình: 4 -7 điểm, đau nặng: 8-10 điểm), mất ngủ, co thắt cơ, mệt mỏi. Các tác dụng phụ của laser như Đỏ da, phỏng, giảm thị lực, đục nhân mắt Phương pháp thực hiện Phương pháp tập vận động Tập tầm vận động, tập mạnh cơ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút trong 4 tuần. Phương pháp sử dụng quang châm laser Châm A thị huyệt vùng khớp vai tần số 60 Hz thời gian 10 phút, mỗi ngày 1 lần trong 4 tuần. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân trước nghiên cứu theo tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức độ đau, các triệu chứng kèm theo (Bảng 1, 2, 3). Bảng 1: So sánh sự phân bố theo giới tính và tuổi giữa 2 nhóm Đối tượng Chứng (n=39) Can thiệp (n=39) Tổng (n=78) P giữa 2 nhóm N % N % N % (P = 0,7) Nam 8 20,5 11 28,2 19 24,4 Nữ 31 79,5 28 71,8 59 75,6 Tuổi trung bình 61,9 + 11,1 63,5 + 9,7 (P = 0,8) P mỗi nhóm P < 3,841 P < 3,841 Bảng 2: So sánh sự phân bố theo nghề nghiệp giữa 2 nhóm Đối tượng Chứng (n=39) Can thiệp (n=39) Tổng (n=78) P giữa 2 nhóm N % N % N % (P = 0,06 < χ² 0,05 = 3,841) Nhân viên văn phòng 7 17,9 7 18 14 18 Lao động phổ thông 11 28,2 13 33,3 24 30,8 Hưu trí 21 53,9 19 48,7 40 51,2 P mỗi nhóm P < 3,841 P < 3,841 Bảng 3: So sánh mức độ đau giữa 2 nhóm trước nghiên cứu Mức độ đau Chứng (n=39) Can thiệp (n=39) Tổng (n=78) N % N % N % Đau nặng (8-10 đ) 16 41 16 41 32 41 Đau trung bình (4-7 đ) 22 56 23 59 45 58 Đau nhẹ (1-3 đ) 1 3 0 0 1 1 Trung bình 7,1+ 1,3 7,1 + 1,4 7,1+ 1,3 p P = 0,58 > 0,05 Bảng 4: So sánh các triệu chứng kèm theo giữa 2 nhóm trước nghiên cứu. Triệu chứng Chứng (n=30) Can thiệp (n=30) p N % N % Mất ngủ 27 69,2% 22 56,4% > 0,05 Mệt mỏi 25 64,1% 26 66,7% > 0,05 Cứng cơ 11 28,2% 7 17,9% > 0,05 Cả 2 nhóm đều có độ tuổi trung bình tương đương, tỷ lệ bệnh nhân nữ đều cao hơn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 117 nam phân bố nhiều dạng nghề nghiệp. Mức độ đau đều có sự phân bố ở từ nhẹ đến nặng, nhưng chiếm tỷ lệ cao là ở mức độ trung bình và nặng ở cả 2 nhóm. Các triệu chứng kèm theo của trước nghiên cứu của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. (P > 0,05). Các kết quả sau điều trị Kết quả giảm đau của 2 nhóm sau mỗi tuần trong 4 tuần. (Đánh giá theo thang điểm VAS) Sau mỗi tuần trong 4 tuần điều trị, đều có sự gia tăng tỉ lệ bệnh nhân giảm đau. Cụ thể ở cả 2 nhóm sau 4 tuần hoàn toàn không còn bệnh nhân có mức độ đau nặng, số bệnh nhân có mức độ đau nhẹ tăng lên. Với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mỗi nhóm (P < 0,05) (Bảng 5). Số bệnh nhân có mức độ đau ít ở nhóm can thiệp sau 4 tuần chiếm tỷ lệ 73% cao hơn so với nhóm chứng chiếm 13%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sau 4 tuần điều trị cả 2 nhóm đều đạt kết quả giảm đau so với lần đầu khám, điều này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở nhóm can thiệp giảm nhiều hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê sau mỗi 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần (Bảng 6). Bảng 5: So sánh tỉ lệ giảm đau giữa 2 nhóm Thời gian Nhóm chứng Nhóm can thiệp So sánh 2 nhóm Đau ít Đau trung bình Đau nặng Đau ít Đau trung bình Đau nặng Tuần 0 1 (3%) 22 (56%) 16 (41%) 0 23 (59%) 16 (41%) P > 0,05 Tuần 1 2 (5%) 30 (77%) 7 (18%) 6 (16%) 31 (79%) 2 (5%) Tuần 2 4 (10%) 33 (85%) 2 (5%) 22 (56%) 17 (44%) 0 Tuần 3 4(10%) 35 (90%) 0 27 (69%) 12 (31%) 0 Tuần 4 5 (13%) 34 (87%) 0 29 (73%) 10 (27%) 0 P < 0,05 So sánh cùng nhóm P < 0,05 P < 0,05 Bảng 6: So sánh mức độ giảm đau trung bình của 2 nhóm Thời gian Nhóm Chứng Nhóm Can thiệp So sánh giữa 2 nhóm Tuần 0 7,1 ± 1,4 7,1 ± 1,3 P>0,05 Tuần 1 6,2 ± 1,4 5 ± 1,4 P >0,05 Tuần 2 5,4 ± 1,5 3,7 ± 1,7 P <0,001 Tuần 3 5,3 ± 1,4 2,7 ± 1,5 P <0,001 Tuần 4 5,2 ± 1,5 2,3 ± 1,5 P <0,001 So sánh cùng nhóm P < 0,05 P < 0,05 Các triệu chứng lâm sàng sau nghiên cứu Bảng 7: So sánh tỉ lệ bệnh nhân có các triệu chứng kèm theo giữa các nhóm Triệu chứng Chứng (n=39) Can thiệp (n=39) Trước ĐT Sau ĐT p TrướcĐT Sau ĐT p Mất ngủ 27 2 <0,05 22 1 <0,05 Mệt mỏi 25 4 <0,05 26 0 <0,05 Cứng cơ 11 5 <0,05 7 1 <0,05 Số lượng bệnh nhân có các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, cứng cơ ở cả 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng đều giảm so với trước điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tác dụng ngoại ý của quang châm laser Chưa ghi nhận tác dụng ngoại ý nào của quang châm laser như: đỏ da, phỏng, giảm thị lực, đục nhân mắt sau thời gian điều trị mỗi tuần và sau 4 tuần ở cả 2 nhóm. BÀN LUẬN Ở cả 2 nhóm nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nữ đều cao hơn nam theo tỷ lệ (2 nữ: 1 nam). Điều này có thể giải thích do giới nữ ít tập luyện thể thao hơn nam giới và phải hoạt động những động tác lặp đi lặp lại. Bàn tay, vai phải đưa cao kéo dài nhiều hơn nam giới nên tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Tăng Hà Nam Anh (2009)(6). Độ tuổi trung bình mắc bệnh ở cả 2 nhóm khoảng 62 tuổi. Do cơ chế tích tuổi cùng với những hoạt động vận động khớp vai không đúng tư thế trong sinh hoạt và lao động dẫn đến sự thiếu máu nuôi vùng chóp xoay và quá trình tích lũy vi chấn thương vùng chóp xoay nên khi tuổi càng cao càng dễ mắc. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây(2,3,6). Về nghề nghiệp, số bệnh nhân thuộc nhóm hưu trí và nhóm bệnh nhân lao động chân tay chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này có thể giải thích do quá trình lão hóa nên vùng chóp xoay bị thiếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 118 máu nuôi kèm theo hiện tượng tự chết tế bào vùng chóp xoay nên các triệu chứng của hội chứng chóp xoay thường biểu hiện ở nhóm bệnh nhân hưu trí. Đối với nhóm lao động tay chân do lao động nặng hằng ngày lập đi lập lại sẽ làm tăng vi chấn thương lên vùng chóp xoay, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa, tăng tình trạng thiếu máu nuôi lên vùng chóp xoay(1). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu Mai Văn Thu (2017), những bệnh nhân đau vai do tổn thương chóp xoay có tỉ lệ lao động phổ thông là 50,4% và hưu trí là 35,6%(3). Các triệu chứng kèm theo như đau, mệt mỏi, cứng cơ ở bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay do hậu quả của sự thiếu máu cục bộ vùng cơ chóp xoay, dẫn đến đau nhiều, hạn chế đến vận động vai, gây tình trạng viêm quanh khớp vai(4,6). Sau 4 tuần nghiên cứu, nhóm can thiệp điều trị kết hợp giữa quang châm laser và tập vận động trị liệu trên bệnh nhân bị hội chứng chóp xoay có hiệu quả giảm đau cao hơn so với nhóm chứng, số bệnh nhân có mức độ đau ít ở nhóm can thiệp chiếm tỷ lệ 73% cao hơn so với nhóm chứng chiếm 13%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Có thể giải thích do chùm tia laser công suất thấp có tác dụng tăng cường ATP nội bào nên có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt hơn so với nhóm tập vận động trị liệu thông thường. Ngoài ra theo y học cổ truyền quang châm laser có tác dụng như một hình thức ôn châm giúp vận hành khí huyết đã bị bế tắc tại kinh lạc nên giúp giảm đau tốt hơn theo nguyên tắc “Thông tắc bất thống”(5). Điều này phù hợp với các nghiên cứu Haslerud S (2015) khi quang châm laser giúp giảm đau nhanh hơn vận động trị liệu thông thường(2). Ở cả 2 nhóm đều có cải thiện các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, cứng cơ so với trước điều trị do sau điều trị bệnh nhân đã giảm đau và phục hồi vận động rõ rệt nên cơn đau không làm bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi nữa. Ngoài ra, gân cơ được tăng tuần hoàn do đó giảm hẳn triệu chứng cứng cơ. KẾT LUẬN Sau 4 tuần, nhóm can thiệp (phối hợp quang châm laser với vận động trị liệu) có tỉ lệ bệnh nhân đau nhẹ là 73% nhiều hơn nhóm chứng (chỉ tập vận động trị liệu) có tỉ lệ là 13% và tỉ lệ bệnh nhân đau ở mức trung bình thấp hơn nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sau 4 tuần, các triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, mất ngủ, cứng cơ hầu như khỏi hoàn toàn ở nhóm can thiệp (phối hợp quang châm laser với tập vận động trị liệu) đồng thời chưa ghi nhận các tác dụng phụ có thể xảy ra của quang châm laser trên lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Edwards P, Ebert J (2016). Exercise rehabilitation in the non- operative management of rotator cuff tears: a review of the literature. Int J Sports Phys Ther, 11(2): 279–301. 2. Haslerud S (2015). The efficacy of low – level laser therapy for shoulder tendinopathy: a systematic review and meta - analysis of randomized controlled trials. Physiother Res Int, 20(2):108-25. 3. Mai Văn Thu (2017). Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn hội chứng bắt chẹn vai bằng phác đồ điện trị liệu kết hợp vận động trị liệu. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 21, số 1: 127-132. 4. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2000). Bệnh lý phần mềm quanh khớp. In: Nguyễn Thị Ngọc Lan. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, tái bản lần thứ tư. NXB giáo dục Việt Nam, tr 165-188. 5. Phan Quan Chí Hiếu (2011). Chẩn đoán và điều trị bệnh kinh cân vùng vai. In: Phan Quan Chí Hiếu. Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thuộc hệ kinh cân bệnh của phần mềm quanh khớp. NXB y học, Hà Nội, tr 38-45. 6. Tăng Hà Nam Anh (2009). Điều trị rách chóp xoay một phần và toàn phần chóp xoay, so sánh giữa 2 nhóm. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, số 1: tr 233-239. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_giam_dau_cua_quang_cham_laser_ket_hop_van_dong_tri.pdf
Tài liệu liên quan