Tài liệu Hiệu quả giảm đau của kĩ thuật phong bế mặt phẳng ngang bụng trong phẫu thuật phụ khoa: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 144
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KĨ THUẬT PHONG BẾ MẶT PHẲNG
NGANG BỤNG TRONG PHẪU THUẬT PHỤ KHOA
Nguyễn Hữu Anh*, Nguyễn Thị Thanh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phong bế mặt phẳng ngang bụng (TAP block) là một phương pháp gây tê thần kinh ngoại biên
ra đời năm 2001 và được thực hành trong nhiều loại phẫu thuật khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho
thấy hiệu quả giảm đau của kĩ thuật TAP block trong phẫu thuật khi làm giảm liều morphine sử dụng cũng như
giảm điểm đau VAS. Có rất ít biến chứng được ghi nhận khi thực hiện kĩ thuật này dưới hướng dẫn của siêu âm.
Tuy nhiên vẫn còn rất ít các bằng chứng về hiệu quả giảm đau của TAP block trong phẫu thuật phụ khoa.
Phương pháp: Nghiên cứu dưới hình thức Can thiệp đối chứng ngẫu nhiên ở hai nhóm TAP block (n=30)
và nhóm chứng (n=30). Liều morphine, điểm đau VAS khi nghỉ ngơi và vận động, mạch, huyết áp và nhịp thở
được ghi nhận và...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đau của kĩ thuật phong bế mặt phẳng ngang bụng trong phẫu thuật phụ khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 144
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KĨ THUẬT PHONG BẾ MẶT PHẲNG
NGANG BỤNG TRONG PHẪU THUẬT PHỤ KHOA
Nguyễn Hữu Anh*, Nguyễn Thị Thanh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phong bế mặt phẳng ngang bụng (TAP block) là một phương pháp gây tê thần kinh ngoại biên
ra đời năm 2001 và được thực hành trong nhiều loại phẫu thuật khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho
thấy hiệu quả giảm đau của kĩ thuật TAP block trong phẫu thuật khi làm giảm liều morphine sử dụng cũng như
giảm điểm đau VAS. Có rất ít biến chứng được ghi nhận khi thực hiện kĩ thuật này dưới hướng dẫn của siêu âm.
Tuy nhiên vẫn còn rất ít các bằng chứng về hiệu quả giảm đau của TAP block trong phẫu thuật phụ khoa.
Phương pháp: Nghiên cứu dưới hình thức Can thiệp đối chứng ngẫu nhiên ở hai nhóm TAP block (n=30)
và nhóm chứng (n=30). Liều morphine, điểm đau VAS khi nghỉ ngơi và vận động, mạch, huyết áp và nhịp thở
được ghi nhận và so sánh giữa 2 nhóm tại các thời điểm sau phẫu thuật 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 12 giờ và 24 giờ.
Các biến chứng cũng được ghi nhận. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Kết quả: Liều morphine ở nhóm TAP block thấp hơn nhóm chứng tại tất cả các thời điểm (p < 0,05). Điểm
đau VAS khi nghỉ ngơi và khi vận động ở Nhóm TAP block thấp hơn Nhóm chứng tại thời điểm sau phẫu thuật
12 giờ. Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê tại thời điểm 24 giờ. Không có biến chứng nào được ghi
nhận.
Kết luận: Phong bế mặt phẳng ngang bụng là phương pháp giảm đau hiệu quả và ít tác dụng phụ ở bệnh
nhân trãi qua phẫu thuật phụ khoa.
Từ khóa: phong bế mặt phẳng ngang bụng, TAP block, giảm đau, phẫu thuật phụ
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF TRANSVERSUS ABDOMINAL PLANE BLOCK
FOR GYNECOLOGY SURGERY
Nguyen Huu Anh, Nguyen Thi Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 144 - 149
Introduction: Transversus Abdominis Plane Block (TAP Block) was introduced in 2011 and be applied for
many different types of surgeries. Some researchers have shown that TAP Block has a significant effect in
decreasing dose of morphine as well as pain control. Some side effects was mentioned. There is few evidence of
effectiveness of TAP Block in gynecology surgery.
Method: Randomized control trial. Patients were divided into 2 groups: TAP block (n=30) and control group
(n=30). Dose of morphine, VAS pain score at rest and movement, blood pressure, respiratory rate, pulse were
collected and compared between 2 groups at 1 hour, 2 hour, 4 hour, 6 hour, 12 hour and 24 hour after surgery.
Side effects and surgery complications were evaluated.
Results: Dose of morphine in TAP block group was significantly lower than the control group at all-time
points (p < 0.05). VAS pain score at rest and movement of TAP block group was lower at 12 hour after surgery.
There is no statistic significant difference at 24 hour. No side effect was noted.
Conclusion: TAP block is an effective method of pain management and less side effects in gynecological
* Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai ** Bộ môn GMHS. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Hữu Anh ĐT: 0987973869 Email: drnguyenanh2009@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 145
surgery.
Keywords: Transversus Abdominis Plane Block, TAP block, pain reduce gynecology surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau sau mổ nếu không được kiểm soát tốt
sẽ dẫn đến các biến chứng như khó thở, chậm
lành vết thương, vận động trễ, kéo dài thời
gian nằm viện và tăng chi phí điều trị(15,18). Việc
sử dụng các thuốc giảm đau opioids đường
tĩnh mạch và phong bế thần kinh trung ương
gây ra nhiều tác dụng phụ như. an thần, nôn
ói, bí tiểu, tụt huyết áp(19,24).
Phong bế mặt phẳng ngang bụng (TAP
block) là một phương pháp được miêu tả lần đầu
năm 2001(20). Các loại thuốc tê có thể sử dụng đạt
hiệu quả khi làm thủ thuật TAP block như.
Bupivacaine, levobupivacaine, ropivacaine.v.v.
TAP block được thực hiện dưới hướng dẫn siêu
âm đem lại độ chính xác cao, nhờ đó đem lại
hiệu quả giảm đau tốt và an toàn cho bệnh
nhân(7,26). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
cho thấy hiệu quả giảm đau của TAP block sau
mổ khi làm giảm tổng liều morphine sử dụng,
giảm điểm đau VAS như mổ phụ khoa(3,7), mổ
bắt con(17,25), cắt ruột thừa(6), cắt đại trực tràng(9) và
thoát vị bẹn(21).
Tại Việt Nam, nghiên cứu về TAP block
cho thấy hiệu quả giảm đau trong như mổ bắt
con(2), nội soi cắt đại tràng(1). Tuy nhiên vẫn
chưa có nhiều bằng chứng về hiệu quả của kĩ
thuật TAP block trong phẫu thuật phụ khoa.
Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên
cứu hiệu quả giảm đau của phong bế mặt
phẳng ngang bụng trong phẫu thuật phụ khoa
với ba mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá hiệu quả giảm liều morphine sau
phẫu thuật phụ khoa 24 giờ.
2. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang
điểm VAS khi vận động và khi nghỉ ngơi sau
phẫu thuật phụ khoa 24 giờ.
3. Đánh giá tác dụng phụ và biến chứng của
kĩ thuật TAP block.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành dưới hình thức
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
(RCT) không mù trên 60 bệnh nhân được chia
đều ở hai nhóm: Nhóm can thiệp TAP block và
Nhóm chứng. Nhóm bênh nhân này có chỉ định
cắt buồng trứng và cắt tử cung tuổi từ 20 đến
80. TAP block được thực hiện với thuốc tê
bupivacaine 0,25 % 20 ml cho mỗi cho mỗi bên
thành bụng của bệnh nhân. Tổng liều
bupivacaine là 100 mg, liều này là an toàn với
quy định(4).
Hình 1: Tap block dưới hướng dẫn siêu âm
Đánh giá hiệu quả gây tê của kĩ thuật TAP
block bằng sự khác biệt liều morphine ở hai
nhóm và mức độ đau VAS khi nghỉ ngơi và vận
động co đầu gối. Ngoài ra các biến số liên quan
đến tác dụng phụ cũng được thu thập như: điểm
an thần POSS, mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và
các biến chứng như ngứa, buồn nôn và nôn.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử
lý bằng phần mềm STATA 12.0. Các biến số
định lượng được biểu thị ở chỉ số trung bình ±
độ lệch chuẩn (TB ± ĐLC) nếu có phân phối
chuẩn, hay trung vị và tứ phân vị nếu không
phải phân phối chuẩn. So sánh về hiệu quả
giảm đau giữa hai nhóm như: liều morphine,
điểm đau VAS khi nghỉ ngơi và vận động ở
các thời điểm sau mổ bằng phpe1 kiểm T-Test,
nếu phân phối không chuẩn thì dung phép
kiểm phi tham số Mann – Whitney. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học
Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định thông qua. Tất
cả các bệnh nhân đều đồng thuận tham gia
nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 146
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi chọn ra được 60 bệnh nhân
được chỉ định 2 loại phẫu thuật chính là cắt bỏ
tử cung và cắt bỏ buồng trứng. 60 bệnh nhân
được chia đều vào 2 nhóm: Nhóm TAP block
và nhóm chứng.
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Bảng 1: Trung bình về tuổi, chiều cao, cân nặng và
BMI giữa hai nhóm
Nhóm TAP block
(TB ± ĐLC)
Nhóm chứng
(TB ± ĐLC)
Giá trị p
Tuổi 47 ± 12 42 ± 12 0,154 (+)
Chiều cao
(cm)
156 ± 5 154 ± 5 0,238 (+)
Cân nặng (kg) 53 ± 8 54 ± 7 0,605 (+)
BMI 22 ± 3 23 ± 3 0,326 (+)
Thời gian gây
tê (phút)
25 ± 4 // //
Ghi chú: (+) T-test; TB = Trung bình; ĐLC = Độ lệch chuẩn
Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống
kê về tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI giữa hai
nhóm TAP block và nhóm chứng (p > 0,05). Thời
gian trung bình thực hiện kĩ thuật TAP block
trên 30 bệnh nhân là 25 ± 4 phút. Ngoài ra chúng
tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến
chứng khi can thiệp.
Hiệu quả giảm liều morphine sau phẫu
thuật 24 giờ
Biểu đồ 1: Liều morphine (mg) sau phẫu thuật tại các
thời điểm
Có sự khác biệt về liều morphine mang ý
nghĩa thống kê giữa hai nhóm TAP block và
nhóm chứng tại tất cả các thời điểm sau mổ.
Nhóm TAP block luôn có liều morphine thấp
hơn nhóm chứng. Tổng liều morphine dùng
trong 24 giờ sau phẫu thuật ở nhóm TAP block
là 19 ± 4,3 mg và ở nhóm chứng 32,4 ± 6,7 mg.
Kĩ thuật gây tê TAP block giúp giảm liều
morphine xuống 13,43 mg (40%). Sự khác biệt
về liều morphine giữa 2 nhóm có ý nghĩa
thống kê (p < 0,0001).
Hiệu quả giảm đau khi nghỉ ngơi và vận
động phẫu thuật 24 giờ
Biểu đồ 2: Trung vị điểm VAS khi nghỉ ngơi các thời
điểm sau phẫu thuật
Cả 2 nhóm đều có mức độ đau nhiều (từ 6
đến 8 điểm VAS) tại thời điểm sau mổ 1 giờ.
Mức độ đau ở cả 2 nhóm có khuynh hướng giảm
dần theo thời gian cho đến sau mổ 24 giờ. Tuy
nhiên đến thời điểm 6 giờ sau mổ thì cả hai
nhóm có điểm đau dưới 4 (đau ít). Và tại thời
điểm 24 giờ sau mổ cả 2 có điểm đau là 1. Sự
khác biệt điểm đau giữa 2 nhóm từ sau khi mổ 1
giờ đến 12 giờ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 3: Trung vị điểm VAS khi vận động các thời
điểm sau phẫu thuật
Sau khi mổ 1 giờ, nhóm chứng có mức độ
đau rất nhiều (VAS ≥ 8) và nhóm TAP block đau
nhiều (6 ≤ VAS ≤ 7) khi bệnh nhân vận động.
Mức độ đau của 2 nhóm cũng giảm dần theo
thời gian. Đến giờ thứ 6 sau mổ nhóm TAP block
đạt đến điểm đau ít thì nhóm chứng vẫn còn ở
mức đau vừa. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 147
về mức độ đau giữa 2 nhóm tới thời điểm 12 giờ
sau mổ (p < 0,05). Không có sự khác biệt về mức
độ đau giữa hai nhóm sau mổ 24 giờ.
Các tác dụng phụ và biến chứng quan sát
được ở hai nhóm
Biến chứng
Bệnh nhân trong cả hai nhóm TAP block và
nhóm chứng đều không có khác biệt về điểm an
thần POSS mang ý nghĩa thống kê. Hầu hết bệnh
nhân trong nghiên cứu đều trong trạng thái tỉnh
táo, có buồn ngủ nhưng dễ đánh thức. Chúng tôi
ghi nhận có 01 bệnh nhân ngứa sau phẫu thuật 1
giờ ở nhóm TAP block. Tuy nhiên sau 2 giờ bệnh
nhân đã không còn cảm giác này nữa.
Dấu sinh hiệu
Không vó sự khác biệt mang ý nghĩa thống
kê về mạch, huyết áp tâm thu, tâm trương, nhịp
thờ và SpO2 tại tất cả các thời điểm sau phẫu
thuật 24 giờ.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 46
tuổi tương đồng với nghiên cứu của Kane(13).
Ngoài ra nghiên cứu của Shin(22) tại Hàn Quốc và
Sivapurapu(23) thực hiện tại Ấn Độ có độ tuổi từ
41- 42 tuổi. Các nghiên cứu của Carney(7) và
Griffiths(12) có độ tuổi trung bình lần lượt là 54 và
56 tuổi. Điều này phản ánh các vấn đề phụ khoa
phải phẫu thuật thường diễn ra ở phụ nữ nằm
trong độ tuổi 40 – 60 tuổi. chỉ số cân nặng, chiều
cao và BMI thấp hơn so với những nghiên cứu
khác ở nước ngoài và gần tương đương với một
nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ có thể giải
thích do sự khác biệt về yếu tố di truyền và
chúng tộc.
Hiệu quả giảm liều morphine sau phẫu
thuật 24 giờ
Thông qua phân tích tổng hợp Champaneria
và cs cũng đưa ra kết luận rằng TAP block làm
giảm tổng liều morphine sử dụng sau mổ 24 giờ
(p = 0,001). Liều morphine được giảm trung bình
11,76 mg (dao động từ 18,77 mg đến 4,75 mg)(8).
Điều này tương đồng với nghiên cứu của chúng
tôi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của
Atim(3), Carney(7) trái ngược với kết quả nghiên
cứu của Griffiths thực hiện năm 2010(12).
Hiệu quả giảm đau khi nghỉ ngơi và vận
động phẫu thuật 24 giờ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đồng với 2 nghiên cứu của Champenaria(8) và
Calle(5). Kết quả cho thấy có sự khác biệt về điểm
đau VAS khi vận động tại thời điểm 2 giờ sau
phẫu thuật, tuy nhiên không có sự khác biệt tại
thời điểm 24 giờ sau phẫu thuật.
Nghiên cứu của Calle năm 2014 cho thấy có
sự khác biệt về điểm đau của bệnh nhân hai
nhóm ngay khi mổ xong. Trong đó nhóm dùng
TAP block giảm hẳn điểm đau (p = 0,017) tuy
nhiên không có sự khác biệt giữa hai nhóm sau
mổ 24 giờ (p = 0,237)(5).
Các tác dụng phụ và biến chứng quan sát
được ở hai nhóm
Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt
về điểm an thần POSS giữa hai nhóm mang ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này tương tự
với nghiên cứu của Griffiths(12) kết luận tại các
thời điểm sau mổ 2 giờ và 24 giờ bằng thang
điểm Ramsay với giá trị p lần lượt p = 0,44 và p =
0,83. Tuy nhiên nghiên cứu của Shirapuvapu(23)
lại cho thấy kết quả ngược lại, nghiên cứu này
tìm thấy có sự khác biệt về mức độ an thần ở hai
nhóm, trong đó nhóm TAP block ít hơn nhóm
chứng (p = 0,001). Tuy nhiên, sự khác biệt này
chỉ xuất hiện ở những giờ đầu sau mổ và có
điểm trung vị nằm ở mức 1 và mức 2.
Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy
bất kì biến chứng nào. Các tài liệu y văn trên thế
giới cũng cho thấy biến chứng của TAP Block
tương đối hiếm(27). Griffiths đã báo cáo một mức
ngưỡng trung bình ropivacaine 2,54 ±
0,75 mcg/mL trong máu khi sử dụng liều 3
mg/kg khi thực hiện TAP block hai bên(11).
Farooq và Carey đã ghi lại một ca rách gan sau
khi thực hiện kĩ thuật TAP block(10). Một nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 148
cứu khác năm 2010 của Lancaster và Chadwick
cũng báo cáo một ca rách gan(16). Cả hai đều là do
kĩ thuật thực hiện không tốt sau khi thực hiện.
Kato và cs khi đo nồng độ lidocaine trong máu
trên 12 bệnh nhân sau khi thực hiện TAP block
đã đưa ra kết luận liều 40 ml lidocaine 1% có khả
năng gây tê cục bộ(14). Ngoài ra Jankovic cũng gợi
ý rằng một số cơ quan có thể bị thủng khi thực
hiện TAP block là lá lách(28).
Một trong những điểm mà chúng tôi quan
tâm là quá trình hô hấp của bệnh do tác dụng
phụ của morphine là dẫn đến suy hô hấp trong
giai đoạn hậu phẫu. Tuy nhiên chúng tôi không
ghi nhận được sự khác biệt về nhịp thở ở hai
nhóm bệnh nhân (p > 0,05). Bên cạnh đó các yếu
tố như huyết áp tâm thu, mạch cũng không cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả nhóm
TAP block và nhóm chứng.
KẾT LUẬN
TAP block làm giảm 40% tổng liều morphine
sử dụng trong 24 giờ đầu và có hiệu quả giảm
đau khi vận động và khi nghỉ ngơi trong 12 giờ
đầu sau phẫu thuật. Kĩ thuật TAP block không
gây ra các biến chứng như nôn và cảm giác
ngứa, tuy nhiên vẫn còn cảm giác buồn nôn do
đó cần chuẩn bị dự phòng thuốc chống nôn.
Không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu, tâm
trương, nhịp thở và điểm an thần POSS giữa
nhóm TAP block và nhóm chứng. TAP block
dưới hướng dẫn của siêu âm là một kĩ thuật dễ
thực hiện, có độ chính xác cao và an toàn cho
bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHÀO
1. Atim A.et al. (2011), "The efficacy of ultrasound-guided
transversus abdominis plane block in patients undergoing
hysterectomy", Anaesth Intensive Care. 39 (4), pp. 630-634.
2. (Breivik H (1998), "Postoperative pain management: why is it
difficult to show that it improves outcome?", Eur J
Anaesthesiol. 15 (6), pp. 748-751.
3. Calle GA et al. (2014), "Transversus abdominis plane block
after ambulatory total laparoscopic hysterectomy: randomized
controlled trial", Acta Obstet Gynecol Scand. 93 (4), pp. 345-350.
4. Carney J et al. (2010), "Ipsilateral transversus abdominis plane
block provides effective analgesia after appendectomy in
children: a randomized controlled trial", Anesth Analg. 111 (4),
pp. 998-1003.
5. Carney J et al. (2008), "The transversus abdominis plane block
provides effective postoperative analgesia in patients
undergoing total abdominal hysterectomy", Anesth Analg. 107
(6), pp. 2056-2060.
6. Champaneria R et al. (2013), "Analgesic effectiveness of
transversus abdominis plane blocks after hysterectomy: a
meta-analysis", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 166 (1), pp. 1-
9.
7. Conaghan P et al. (2010), "Efficacy of transversus abdominis
plane blocks in laparoscopic colorectal resections", Surg
Endosc. 24 (10), pp. 2480-2484.
8. Farooq M, Carey M (2008), "A case of liver trauma with a
blunt regional anesthesia needle while performing transversus
abdominis plane block", Reg Anesth Pain Med. 33 (3), pp. 274-
275.
9. Griffiths JD. et al. (2010), "Plasma ropivacaine concentrations
after ultrasound-guided transversus abdominis plane block",
Br J Anaesth. 105 (6), pp. 853-856.
10. Griffiths JD. et al. (2010), "Transversus abdominis plane block
does not provide additional benefit to multimodal analgesia in
gynecological cancer surgery", Anesth Analg. 111 (3), pp. 797-
801.
11. Huỳnh Vĩnh Phúc (2015), Hiệu quả giảm đau của TAP block dưới
hướng dẫn của siêu âm trong mổ nội soi đại tràng, Luân văn tốt
nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Chuyên ngành Gây Mê Hồi Sức,
Đại Học Y Dược TPHCM.
12. Kane SM. et al. (2012), "Randomized trial of transversus
abdominis plane block at total laparoscopic hysterectomy:
effect of regional analgesia on quality of recovery", Am J Obstet
Gynecol. 207 (5), pp. 419 e411-415.
13. Kato N et al. (2009), "Serum concentration of lidocaine after
transversus abdominis plane block", J Anesth. 23 (2), pp. 298-
300.
14. Kehlet H, Jensen TS. , Woolf CJ. (2006), "Persistent postsurgical
pain: risk factors and prevention", Lancet. 367 (9522), pp. 1618-
1625.
15. Lancaster P, Chadwick M (2010), "Liver trauma secondary to
ultrasound-guided transversus abdominis plane block", Br J
Anaesth. 104 (4), pp. 509-510.
16. McDonnell JG et al. (2008), "The analgesic efficacy of
transversus abdominis plane block after cesarean delivery: a
randomized controlled trial", Anesth Analg. 106 (1), pp. 186-
191, table of contents.
17. McDonnell JG. et al. (2007), "The analgesic efficacy of
transversus abdominis plane block after abdominal surgery: a
prospective randomized controlled trial", Anesth Analg. 104
(1), pp. 193-197.
18. Ng A et al. (2002), "The analgesic effects of intraperitoneal and
incisional bupivacaine with epinephrine after total abdominal
hysterectomy", Anesth Analg. 95 (1), pp. 158-162, table of
contents.
19. Phan Châu Minh Tuấn (2013), Hiệu quả giảm đau hậu phẫu của
TAP block qua hướng dẫn siêu âm trong mổ bắt con, Luân văn tốt
nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Chuyên ngành Gây Mê Hồi Sức,,
Đại Học Y Hà Nội.
20. Rafi AN (2001), "Abdominal field block: a new approach via
the lumbar triangle", Anaesthesia. 56 (10), pp. 1024-1026.
21. Salman AE. et al. (2013), "The efficacy of the semi-blind
approach of transversus abdominis plane block on
postoperative analgesia in patients undergoing inguinal
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 149
hernia repair: a prospective randomized double-blind study",
Local Reg Anesth. 6, pp. 1-7.
22. Shin HJ. et al. (2011), "Preemptive analgesic efficacy of
ultrasound-guided transversus abdominis plane block in
patients undergoing gynecologic surgery via a transverse
lower abdominal skin incision", Korean J Anesthesiol. 61 (5), pp.
413-418.
23. Sivapurapu V et al. (2013), "Comparison of analgesic efficacy
of transversus abdominis plane block with direct infiltration of
local anesthetic into surgical incision in lower abdominal
gynecological surgeries", J Anaesthesiol Clin Pharmacol. 29 (1),
pp. 71-75.
24. Stanley G et al. (1996), "Dose requirements, efficacy and side
effects of morphine and pethidine delivered by patient-
controlled analgesia after gynaecological surgery", Br J
Anaesth. 76 (4), pp. 484-486.
25. Walter C. J. et al. (2013), "A randomised controlled trial of the
efficacy of ultrasound-guided transversus abdominis plane
(TAP) block in laparoscopic colorectal surgery", Surg Endosc.
27 (7), pp. 2366-2372.
26. Walter EJ et al. (2008), "Ultrasound imaging for transversus
abdominis blocks", Anaesthesia. 63 (2), pp. 211.
27. Young MJet al. (2012), "Clinical implications of the transversus
abdominis plane block in adults", Anesthesiol Res Pract. 2012,
pp. 731645.
28. Jankovic Z, Niaz Ahmad NNR , Archer F (2008), "Transversus
Abdominis Plane Block: How Safe is it?", Anesthesia &
Analgesia. 107 (5), pp. 1758-1759.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_giam_dau_cua_ki_thuat_phong_be_mat_phang_ngang_bung.pdf