Tài liệu Hiệu quả gây tê tủy sống bằng hỗn hợp ropivacaine với fentanyl trong cắt đốt nội soi tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
58
HIỆU QUẢ GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG HỖN HỢP ROPIVACAINE
VỚI FENTANYL TRONG CẮT ĐỐT NỘI SOI
TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Quách Trương Nguyện*, Trần Thị Ngọc Phượng*, Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Văn Chinh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ropivacaine là thuốc tê có tính chất tương tự như bupivacaine nhưng an toàn hơn bupivacaine
do giảm độc tính trên tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ropivacaine có thời gian phục hồi vận động
sớm hơn so với bupivacaine. Ropivacaine có thể là một lựa chọn thích hợp trong gây tê tủy sống để cắt đốt nội soi
tuyến tiền liệt.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả vô cảm, tác dụng phụ của gây tê tủy sống bằng ropivacaine phối hợp fentanyl và
bupivacaine phối hợp fentanyl.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 160 bệnh nhân ASA I – III, tuổi từ 55 – 80, có chỉ định cắt đốt nội
soi tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Bình Dân. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả gây tê tủy sống bằng hỗn hợp ropivacaine với fentanyl trong cắt đốt nội soi tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
58
HIỆU QUẢ GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG HỖN HỢP ROPIVACAINE
VỚI FENTANYL TRONG CẮT ĐỐT NỘI SOI
TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Quách Trương Nguyện*, Trần Thị Ngọc Phượng*, Trần Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Văn Chinh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ropivacaine là thuốc tê có tính chất tương tự như bupivacaine nhưng an toàn hơn bupivacaine
do giảm độc tính trên tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ropivacaine có thời gian phục hồi vận động
sớm hơn so với bupivacaine. Ropivacaine có thể là một lựa chọn thích hợp trong gây tê tủy sống để cắt đốt nội soi
tuyến tiền liệt.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả vô cảm, tác dụng phụ của gây tê tủy sống bằng ropivacaine phối hợp fentanyl và
bupivacaine phối hợp fentanyl.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 160 bệnh nhân ASA I – III, tuổi từ 55 – 80, có chỉ định cắt đốt nội
soi tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Bình Dân. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù
đơn. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào nhóm RF: ropivacaine 0,5% 7,5 mg phối hợp fentanyl 20 mcg và nhóm
BF: bupivacaine 0,5% 5 mg phối hợp fentanyl 20 mcg.
Kết quả: Thời gian tiềm phục phong bế cảm giác T10 và phong bế vận động của 2 nhóm tương đương nhau.
Thời gian phong bế cảm giác mức T10 của nhóm RF ngắn hơn nhóm BF với kết quả lần lượt 108,1 ± 19,9 phút và
120,3 ± 17,1 phút (p < 0,0001). Mức phong bế cảm giác cao nhất của 2 nhóm từ T10 đến T6. Thời gian phong bế
vận động của nhóm RF là 59,5 ± 14,9 phút ngắn hơn nhóm BF với 76,9 ± 18,3 phút (p < 0,0001). Phong bế vận
động theo Bromage mức M0 ở nhóm RF với tỷ lệ 58,7%, cao hơn nhóm BF với tỷ lệ 41,3% (p = 0,04). Hiệu quả
gây tê tốt của nhóm RF chiếm tỷ lệ 96,2% và nhóm BF chiếm 97,5%. Sự khác biệt về tác dụng phụ giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Nhóm RF có hiệu quả vô cảm, tác dụng phụ tương tự nhóm BF với thời gian phong bế cảm giác
ngắn hơn và ít phong bế vận động hơn.
Từ khóa: Gây tê tủy sống, cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt, ropivacaine.
ABSTRACT
THE EFFICACY OF INTRATHECAL ROPIVACAINE WITH FENTANYL
FOR TRANSURETHRAL RESECTION OF PROSTATE SURGERY
Quach Truong Nguyen, Nguyen Van Chinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 3- 2018: 58 - 64
Background: Ropivacaine has a clinical profile similar to that of bupivacaine but with less toxic effects on the
central nervous system and on the cardiovascular system. Furthermore, ropivacaine may have a shorter time to
recovery regarding motor function compared with bupivacaine. Ropivacaine may be a more appropriate option in
spinal anesthesia for transurethral resection of prostate than bupivacaine.
Objectives: To compare the anesthetic efficacy and the adverse effects of intrathecal ropivacaine plus fentanyl
with bupivacaine plus fentanyl.
Patients and methods: One hundred and sixty patients of ASA I – III, 55 – 80 years scheduled for
transurethral resection of prostate under spinal anesthesia. A single-blinded and randomized clinical trial.
Patients were randomized into two equal groups, RF group: ropivacaine 0.5% 7.5 mg plus fentanyl 20 mcg and
* Bệnh viện Bình Dân ** Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc BS. Quách Trương Nguyện ĐT: 0934124550 Email: quachtruongnguyen90@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
59
BF group: bupivacaine 0.5% 5 mg plus fentanyl 20 mcg.
Results: The onset time of sensory block at T10 and motor block were comparable. The RF group had a
shorter duration of sensory block at T10 than BF group given the obtained results at 108.1 ± 19.9 min and 120.3 ±
17.1 min (p < 0.0001), respectively. The highest sensory level achieved was comparable from T10 to T6
dermatome. The duration of motor block in RF group (59.5 ± 14.9 min) was shorter than that in BF group (76.9 ±
18.3 min) (p < 0.0001). Motor Bromage scale M0 in RF group was greater than in BF group (58.7% versus
41.3%) given p-value equaled 0.04. The good efficacy rate of spinal anesthesia in RF group and BF group was
96.2% and 97.5%. No statistical difference was found regarding adverse effects between the groups.
Conclusion: RF group provided similar anesthetic efficacy and adverse effects, but less motor block compared
to BF group.
Keywords: intrathecal, transurethral resection of prostate, ropivacaine
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TTL) là
bướu lành tính của TTL ở nam giới, thường xuất
hiện trên người cao tuổi. Tại các nước Âu - Mỹ
cắt đốt nội soi (CĐNS) chiếm đến 90% các
trường hợp mổ tăng sinh lành tính TTL và được
đánh giá là “tiêu chuẩn vàng”(12). Các phương
pháp vô cảm trong cắt đốt nội soi TTL bao gồm
gây tê tủy sống (GTTS), gây mê toàn diện và gây
tê tại chỗ. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ GTTS lên đến 79%
theo một khảo sát đa trung tâm của Mebust và
cộng sự (1989)(8,13). Theo Trần Ngọc Sinh (2001),
phương pháp GTTS và tê ngoài màng cứng
chiếm 92,3%(18).
Bupivacaine là thuốc tê được sử dụng rộng
rãi tuy nhiên thuốc có thời gian phong bế vận
động kéo dài, độc tính trên hệ tim mạch và hệ
thần kinh. Ropivacaine là thuốc tê thuộc nhóm
ammino-amide, là thuốc tê thế hệ mới, có tính
chất tương tự như bupivacaine nhưng an toàn
hơn bupivacaine do giảm độc tính trên tim và hệ
thần kinh trung ương(11,16,17). Một lợi điểm của
ropivacaine là thuốc tê này có thời gian phục hồi
vận động sớm hơn so với bupivacaine do tính
tan trong mỡ thấp(16). Từ những lợi điểm trên
ropivacaine có thể là một lựa chọn thích hợp
trong GTTS bệnh nhân lớn tuổi có các bệnh lý hệ
thống kết hợp để CĐNS tăng sinh lành tính TTL.
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu để đánh
giá hiệu quả GTTS bằng hỗn hợp ropivacaine với
fentanyl trong CĐNS tăng sinh lành tính TTL.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi thông qua Hội đồng đạo đức Đại
học Y Dược Tp.HCM, được sự chấp thuận của
bệnh viện Bình Dân và sự cam kết đồng ý của
bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm
chứng, mù đơn. Nghiên cứu tiến hành trên
160 bệnh nhân ASA I – III, tuổi từ 55 – 80, có
chỉ định cắt đốt nội soi TTL tại Bệnh viện Bình
Dân và chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu
những bệnh nhân có chống chỉ định GTTS, dị
ứng thuốc tê, thuốc giảm đau nhóm á phiện,
bệnh tim, bệnh phổi nặng, bệnh nhân có rối
loạn tâm thần, lạm dụng rượu, yếu liệt hai chi
dưới. Bệnh nhân thỏa mãn đủ tiêu chuẩn
nghiên cứu được chọn mẫu ngẫu nhiên vào
nhóm RF: ropivacaine 0,5% 7,5 mg phối hợp
fentanyl 20 mcg và nhóm BF: bupivacaine
0,5% 5 mg phối hợp fentanyl 20 mcg.
Bệnh nhân được gắn phương tiện theo dõi
nhịp tim, điện tim chuyển đạo DII, huyết áp
không xâm lấn, SpO2 và lập đường truyền tĩnh
mạch ngoại vi với kim luồn số 18G truyền natri
clorua 0,9%. GTTS khoảng liên đốt L3 – L4,
đường giữa bằng kim chọc dò tủy sống số 27G.
Lắp bơm tiêm đã rút sẵn thuốc tê gắn vào đốc
kim, tiến hành bơm thuốc tê trong 30 giây. Cho
bệnh nhân thở oxy 3 lít/phút qua ống thông mũi
sau khi gây tê.
Các chỉ số nhịp tim, điện tim, huyết áp, nhịp
thở, SpO2, buồn nôn và nôn, lạnh run, ngứa được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
60
ghi nhận trước khi gây tê và mỗi 2 phút trong 20
phút đầu sau khi gây tê, sau đó ghi nhận mỗi 5
phút cho đến khi kết thúc phẫu thuật, tại phòng
hồi tỉnh theo dõi mỗi 30 phút và mỗi 3 giờ khi
chuyển trại đến 24 giờ sau gây tê. Đánh giá
phong bế cảm giác nhiệt bằng chai natri clorua
100 ml giữ lạnh trong tủ lạnh sau khi gây tê mỗi
2 phút trong 20 phút đầu, lúc kết thúc phẫu thuật
và mỗi 10 phút tại phòng hồi tỉnh. Dùng thang
điểm Bromage để đánh giá phong bế vận động
sau khi gây tê mỗi 2 phút trong 20 phút đầu, lúc
kết thúc phẫu thuật và mỗi 10 phút tại phòng hồi
tỉnh. Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm
NRS tại phòng hồi tỉnh theo dõi mỗi 30 phút và
mỗi 3 giờ khi chuyển trại đến 24 giờ sau gây tê.
Hạ huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp
tâm thu giảm trên 20% so với huyết áp ban đầu
hay huyết áp tâm thu < 90 mmHg. Nhịp tim
chậm khi nhịp tim < 50 nhịp/phút và suy hô hấp
được chẩn đoán khi nhịp thở dưới 10 lần/phút
hoặc SpO2 < 90%.
Biến số chính: thời gian tiềm phục phong bế
cảm giác, mức phong bế cảm giác cao nhất, thời
gian phong bế cảm giác mức T10, thời gian tiềm
phục phong bế vận động, thời gian phong bế
vận động, mức độ phong bế vận động cao nhất
theo thang điểm Bromage và các tác dụng phụ.
Biến số phụ: hiệu quả gây tê theo Abouleish
Ezzat, thời gian giảm đau hoàn toàn và thời gian
giảm đau hiệu quả.
Xử lý và phân tích số liệu
Các thông tin sau khi thu thập sẽ được mã
hóa, nhập liệu và xử lí bằng phần mềm SPSS
16.0. Tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI, thời
gian phẫu thuật, thời gian tiềm phục phong bế
cảm giác và vận động, thời gian phong bế cảm
giác T10 và phong bế vận động, thời gian giảm
đau hiệu quả được trình bày bằng giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn nếu có phân phối chuẩn
và được trình bày bằng giá trị trung vị, tứ phân
vị trên, tứ phân vị dưới nếu không có phân phối
chuẩn. Để so sánh giá trị trung bình của các biến
số trên giữa hai nhóm, sử dụng phép kiểm t nếu
các giá trị có phân phối chuẩn và phép kiểm phi
tham số nếu các giá trị không có phân phối
chuẩn. Phân loại sức khỏe ASA, bệnh lý kèm
theo, hiệu quả gây tê theo Abouleish Ezzat, mức
độ phong bế vận động cao nhất theo thang điểm
Bromage, mức phong bế cảm giác cao nhất, các
tác dụng phụ được trình bày theo tần suất và tỷ
lệ phần trăm. Dùng phép kiểm Chi-square để
kiểm định mối liên hệ của các biến số định tính
giữa hai nhóm. Dùng kiểm định Fisher’s Exact
khi số ô có giá trị kỳ vọng < 5 chiếm tỷ lệ ≥ 20%
hoặc ô có giá trị kỳ vọng nhỏ nhất < 1. Tính giá
trị p và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm chung của 2 nhóm
Đặc điểm
Nhóm RF
(n = 80)
Nhóm BF
(n = 80)
p
Tuổi (năm) 68,2 ± 6,4 69,0 ± 7,2 0,56
Chiều cao (cm) 164,4 ± 5,5 165,1 ± 4,8 0,37
Cân nặng (kg) 58,7 ± 8,3 60,2 ± 8,1 0,25
BMI (kg/m
2
) 21,7 ± 3,0 22,0 ± 2,6 0,47
Thời gian
phẫu thuật (phút)
38,0
(28,0 – 50,0)
36,5
(30,0 – 52,0)
0,79
ASA I/II/III (%) 36,3/55,0/8,7 40,0/52,5/7,5 0,87
Sự khác biệt về tuổi, chiều cao, cân nặng,
BMI, thời gian phẫu thuật và ASA của 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2. Đặc điểm phong bế cảm giác và vận động
Nhóm RF Nhóm BF p
Thời gian tiềm phục phong bế cảm giác T10 (phút) 5,4 ± 1,2 5,0 ± 1,1 0,08
Thời gian phong bế cảm giác mức T10 (phút) 108,1 ± 19,9 120,3 ± 17,1 < 0,0001
Thời gian tiềm phục phong bế vận động (phút) 10,6 ± 2,9 9,5 ± 2,6 0,07
Thời gian phong bế vận động (phút) 59,2 ± 14,9 76,9 ± 18,3 < 0,0001
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về
thời gian tiềm phục phong bế cảm giác mức T10
và thời gian tiềm phục phong bế vận động. Thời
gian phong bế cảm giác ở mức T10 trung bình
của nhóm RF ngắn hơn nhóm BF có ý nghĩa
thống kê với kết quả lần lượt là 108,1 ± 19,9 phút
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
61
và 120,3 ± 17,1 phút (p < 0,0001). Thời gian phong
bế vận động của nhóm RF kéo dài 59,5 ± 14,9
phút ngắn hơn nhóm BF với 76,9 ± 18,3 phút. Sự
khác biệt về thời gian phong bế vận động giữa 2
nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001).
Bảng 3. Mức phong bế cảm giác cao nhất
Mức phong bế
cảm giác cao nhất
Nhóm RF
n (%)
Nhóm BF
n (%)
p
T6 6 (7,5) 10 (12,5)
0,61
T7 9 (11,3) 7 (8,8)
T8 35 (43,7) 32 (40)
T9 16 (20) 12 (15)
T10 14 (17,5) 19 (23,8)
Tổng 80 (100) 80 (100)
Mức phong bế cảm giác cao nhất của 2 nhóm
đều đạt trên mức T10 và có mức phong bế cảm
giác kéo dài từ mức T10 đến T6. Trong đó,
phong bế cảm giác cao nhất ở mức T8 chiếm tỷ lệ
cao nhất ở cả hai nhóm với 43,7% nhóm RF và
40% nhóm BF. Sự khác biệt về mức phong bế
cảm giác cao nhất giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê (p = 0,61).
Bảng 4. Mức phong bế vận động cao nhất
Mức phong bế
vận động cao nhất
Nhóm RF
n (%)
Nhóm BF
n (%)
p
M0 47 (58,7) 33 (41,3)
0,04
M1 9 (11,3) 8 (10)
M2 12 (15) 27 (33,7)
M3 12 (15) 12 (15)
Tổng 80 (100) 80 (100)
Hai nhóm có mức phong bế vận động cao
nhất theo Bromage từ M0 đến M3. Trong đó,
phong bế vận động mức M0 chiếm tỷ lệ cao nhất
ở nhóm RF với tỷ lệ 58,7%, cao hơn nhóm BF với
tỷ lệ 41,3%. Sự khác biệt về mức phong bế vận
động cao nhất giữa hai nhóm có ý nghĩa thống
kê (p = 0,04).
Bảng 5. Hiệu quả gây tê và hiệu quả giảm đau
Nhóm RF Nhóm BF p
Hiệu quả
gây tê (%)
Tốt 77 (96,2) 78 (97,5)
1,00 Trung bình 3 (3,8) 2 (2,5)
Thất bại 0 (0) 0 (0)
Thời gian giảm đau hoàn toàn (phút) 190,9 ± 30,6 213,3 ± 30,1 < 0,0001
Thời gian giảm đau hiệu quả (phút) 287,7 ± 27,5 305,0 ± 30,4 0,0002
Hiệu quả gây tê tốt của nhóm RF chiếm tỷ lệ
96,2% và nhóm BF có tỷ lệ 97,5%. Không có
trường hợp nào thất bại phải chuyển phương
pháp vô cảm. Thời gian giảm đau hoàn toàn
(NRS = 0) và thời gian giảm đau hiệu quả (NRS ≤
3) ở nhóm RF ngắn hơn nhóm BF.
Bảng 6. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ Nhóm RF n (%) Nhóm BF n (%) p
Hạ huyết áp 2 (2,5) 3 (3,8) 1
Nhịp tim chậm 3 (3,8) 3 (3,8) 1
Ngứa 3 (3,8) 4 (5,0) 1
Lạnh run 6 (7,5) 7 (8,8) 0,77
Buồn nôn, nôn 6 (7,5) 5 (6,3) 0,76
Có 2 trường hợp hạ huyết áp ở nhóm RF
chiếm tỷ lệ 2,5% và ở nhóm BF có 3,8% bệnh
nhân hạ huyết áp, sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p = 1). Hai nhóm đều có 3 bệnh
nhân nhịp tim chậm chiếm tỷ lệ 3,8% và không
có trường hợp nào được ghi nhận suy hô hấp ở
cả hai nhóm. Sự khác biệt về tác dụng phụ ngứa,
lạnh run, buồn nôn và nôn giữa hai nhóm không
có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
thời gian tiềm phục phong bế cảm giác T10 đủ
đảm bảo cho phẫu thuật CĐNS tuyến tiền liệt
được tiến hành. Thời gian phong bế cảm giác
mức T10 của 2 nhóm đều kéo dài hơn so với thời
gian phẫu thuật trung bình CĐNS tuyến tiền liệt.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như
các nghiên cứu trước đều cho thấy thời gian
phong bế cảm giác mức T10 của nhóm
bupivacaine kéo dài hơn so với nhóm
ropivacaine khi GTTS theo tỷ lệ bupivacaine và
ropivacaine là 3:2. Serap Atabekoglu và cs (2007)
tiến hành nghiên cứu so sánh ropivacaine 22,5
mg và bupivacaine 15 mg trong CĐNS qua ngã
niệu đạo với kết quả thời gian phong bế cảm giác
mức T10 của nhóm ropivacaine ngắn hơn so với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
62
nhóm bupivacaine (119,50 ± 46,24 phút so với
124,93 ± 37,44 phút)(15). Thời gian phong bế cảm
giác mức T10 của ropivacaine ngắn hơn so với
bupivacaine cũng được ghi nhận trong nghiên
cứu của Engin Erturk và cs (2010) khi GTTS
ropivacaine 12 mg phối hợp fentanyl 20 mcg và
bupivacaine 8 mg phối hợp fentanyl 20 mcg (91 ±
10 phút so với 145 ± 20 phút)(7).
Mức phong bế cảm giác cao nhất của 2 nhóm
đều đạt trên mức T10 và có mức phong bế cảm
giác kéo dài từ mức T6 đến T10. Với mức phong
bế này, ropivacaine 7,5 mg phối hợp với fentanyl
20 mcg đủ đáp ứng vô cảm cho phẫu thuật cắt
đốt nội soi TTL. Các nghiên cứu của các tác giả
khác cho thấy mức phong bế cảm giác cao nhất
giữa 2 nhóm bupivacaine và ropivacaine không
có sự khác biệt khi GTTS với tỷ lệ ropivacaine và
bupivacaine là 3:2(7,11).
Về mặt lý thuyết cho thấy ropivacaine có
tính tan trong mỡ thấp hơn so với bupivacaine
nên ít thấm vào sợi thần kinh vận động có
myelin như sợi Aα dẫn đến ropivacaine ít
phong bế vận động hơn so với bupivacaine.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi
nhận thời gian phong bế vận động của nhóm
RF ngắn hơn khoảng 17,7 phút so với nhóm
BF. Saad A. Sheta và cs (2005) nghiên cứu
GTTS với bupivacaine 10 mg và ropivacaine
15 mg ghi nhận thời gian phong bế vận động
của ropivacaine ngắn hơn so với bupivacaine
là 16 phút(14). Khi có kết hợp với fentanyl,
Engin Erturk và cs (2010) tiến hành GTTS với
ropivacaine 12 mg kết hợp fentanyl 20 mcg và
bupivacaine 8 mg kết hợp 20 mcg cho thấy
thời gian phong bế vận động của ropivacaine
ngắn hơn so với bupivacaine là 47 phút(7).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
hai nhóm có mức phong bế vận động theo
Bromage từ M0 đến M3. Trong đó, phong bế vận
động mức M0 chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm RF
với tỷ lệ 58,7%, cao hơn nhóm BF với tỷ lệ 41,3%.
Saad A. Sheta và cs (2005) GTTS với bupivacaine
10 mg và ropivacaine 15 mg trong cắt đốt nội soi
TTL ghi nhận không có sự khác biệt về mức
phong bế vận động giữa 2 nhóm(14). Trong một
nghiên cứu khác của Engin Erturk và cs (2010)
cho thấy sự khác biệt về mức phong bế vận động
M3 giữa hai nhóm ropivacaine 12 mg kết hợp
fentanyl 20 mcg và bupivacaine 8 mg kết hợp
fentanyl 20 mcg có ý nghĩa thống kê ( 53,3% so
với 80%)(7).
Hạ huyết áp trong GTTS có nguyên nhân do
thuốc tê lan đến mức T1 – L2 sẽ phong bế thần
kinh giao cảm ngoại vi có tác dụng lên trương
lực mạch máu, ở mức T1 – T4 sẽ phong bế thần
kinh giao cảm của tim dẫn đến hậu quả giảm
cung lượng tim và chậm nhịp tim(6). Critchley và
cs báo cáo có khoảng 69% bệnh nhân lớn tuổi
cần điều trị hạ huyết áp trong suốt quá trình
GTTS(4). Chúng tôi ghi nhận hạ huyết áp ở nhóm
RF chiếm tỷ lệ 2,5% và ở nhóm BF có 3,8%. Tuy
nhiên, huyết áp trong các trường hợp này đều
trở về bình thường sau khi được bù dịch và điều
trị với ephedrine, không có trường hợp nào hạ
huyết áp trầm trọng cần phải hồi sức tích cực.
Tỷ lệ nhịp tim chậm trong nghiên cứu của
chúng tôi là 3,8% ở cả 2 nhóm. Trong nghiên cứu
của Engin Erturk và cs (2010), tác giả ghi nhận tỷ
lệ nhịp tim chậm ở nhóm bupivacaine là 10% và
nhóm ropivacaine là 3,3%(7). Đối với nghiên cứu
của tác giả Bipin J. Ganvit và cs (2013), tỷ lệ nhịp
tim chậm được ghi nhận ở nhóm bupivacaine và
nhóm ropivacaine lần lượt là 3,3% và 0%(1).
Nghiên cứu của Oğurlu M và cs (2007) cho
thấy khi mức phong bế trên T6 ở người lớn tuổi
sẽ làm giảm các thông số hô hấp. Ngoài ra, việc
phối hợp thêm với fentanyl trong GTTS có thể sẽ
làm tăng nguy cơ suy hô hấp ở người lớn tuổi.
Tuy nhiên sử dụng 25 mcg fentanyl trong GTTS
ở người lớn tuổi không làm thay đổi tần số thở,
thông khí phút, nồng độ CO2 cuối thì thở ra và
đáp ứng hô hấp đối với CO2 theo nghiên cứu
của Varassi G và cs (1992)(20). Trong nghiên cứu
của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào
xảy ra suy hô hấp, kết quả này cũng tương tự
như kết quả của các Nguyễn Thị Thanh Ngọc và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
63
cs (2006), Jayshree Prajapati và cs (2015) và N
Boztug và cs (2005)(3,10,19).
Ngứa là tác dụng không mong muốn phổ
biến nhất liên quan đến GTTS có phối hợp với
thuốc á phiện. Tác dụng phụ này chỉ thoáng qua
và tỷ lệ rất khác biệt giữa các nghiên cứu có thể
từ 0 – 100% và chỉ có 1% bệnh nhân có mức độ
ngứa nặng cần phải điều trị(5). Trong nghiên cứu
của chúng tôi tỷ lệ ngứa ghi nhận ở nhóm RF và
nhóm BF lần lượt là 3,8% và 5%, các trường hợp
này chỉ thoáng qua có thể chấp nhận được và
không cần phải điều trị bằng thuốc.
Chúng tôi ghi nhận có 6 bệnh nhân lạnh run
ở nhóm RF, chiếm tỷ lệ 7,5% và có 7 bệnh nhân
lạnh run ở nhóm BF, chiếm tỷ lệ 8,8%. Lạnh run
giảm dần và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn
khi được sưởi đèn và ủ ấm trong khoảng 15
phút. Tỷ lệ lạnh run trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thanh Ngọc và cs (2006) khi GTTS
với bupivacaine 5 mg phối hợp fentanyl 20 mcg
trong cắt đốt nội soi TTL là 3,64%(19). Trong
nghiên cứu khác của Huỳnh Hữu Hiệu (2015)
ghi nhận tỷ lệ lạnh run là 1,5% khi GTTS với
ropivacaine 10 mg phối hợp fentanyl 25 mcg
trong phẫu thuật nội soi khớp gối(9).
Cơ chế gây ra buồn nôn và nôn khi GTTS có
thể do sự tiếp xúc trực tiếp của vùng kích thích
thụ cảm hóa học với các thuốc như nhóm thuốc á
phiện, hạ huyết áp liên quan đến sự dãn mạch
và sự tăng hoạt động hệ phó giao cảm làm tăng
nhu động ruột ở đường tiêu hóa(2). Trong ghiên
cứu của chúng tôi tỷ lệ buồn nôn và nôn ở nhóm
BF và nhóm RF lần lượt là 6,3% và 7,5%. Engin
Erturk và cs (2010) nghiên cứu trong phẫu thuật
chấn thương chỉnh hình GTTS với ropivacaine
12 mg phối hợp fentanyl 20 mcg và bupivacaine
8 mg phối hợp fentanyl 20 mcg, tác giả ghi nhận
tỷ lệ buồn nôn và nôn ở 2 nhóm lần lượt là 10%
và 13,3%(7).
KẾT LUẬN
Nhóm RF có hiệu quả vô cảm tương tự
nhóm BF với thời gian phong bế cảm giác ngắn
hơn và ít phong bế vận động hơn. Tác dụng
không mong muốn bao gồm hạ huyết áp, nhịp
tim chậm, ngứa, lạnh run, buồn nôn và nôn
không khác biệt giữa 2 nhóm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bipin JG, Parimal HP, Ahir HR (2013). Comparison of
Intrathecal Ropivacaine with Fentanyl and Bupivacaine with
Fentanyl for Urological Surgery. IJSR, 2(12): pp. 18-22.
2. Borgeat A, Ekatodramis G (2003). Postoperative nausea and
vomiting in regional anesthesia: a review. Anesthesiology, 98(2):
pp. 530-547.
3. Boztuğ N, Bigat Z, Ertok E (2005). Intrathecal ropivacaine
versus ropivacaine plus fentanyl for out-patient arthroscopic
knee surgery. J Int Med Res, 33(4): pp. 365-371.
4. Critchley L, Stuart JC, Short TG (1994). Haemodynamic effects
of subarachnoid block in elderly patients. Br J Anaesth, 73: pp.
464–470.
5. Chaney MA (1995). Side effects of intrathecal and epidural
opioids. Can J Anaesth, 42: pp. 891-903.
6. David JK , Lewis JM (2016). Spinal, Epidural, and Caudal
Anesthesia. In: Richard M. Pino. Handbook of Clinical Anesthesia
Procedures of the Massachusetts General Hospital, 9th edition,
Wolters Kluwer: pp. 248-274.
7. Engin E, Cigdem T, Eroglu A (2010). Clinical Comparison of
12 mg Ropivacaine and 8 mg Bupivacaine, Both with 20 µg
Fentanyl in Spinal Anaesthesia for Major Orthopaedic Surgery
in Geriatric Patients. Med Princ Pract, 19: pp. 142-147.
8. Hatch PD (1987). Surgical and anaesthetic considerations in
transurethral resection of the prostate. Anaesth Intensive Care,
15(2): pp. 203-211.
9. Huỳnh Hữu Hiệu, Phan Tôn Ngọc Vũ (2015). Đánh giá hiệu
quả của ropivacaine trong gây tê tủy sống trên bệnh nhân
phẫu thuật nội soi khớp gối. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Jayshree P, Parmar H (2015). Low dose bupivacaine and
bupivacaine with fentanyl for spinal anesthesia for
transurethral resection of prostate. IAIM, 2(9): pp. 11-19.
11. Malinovsky JM, Charles F, Kick O (2000). Intrathecal
anesthesia: ropivacaine versus bupivacaine. Anesth Analg,
91(6): pp. 1457-1460.
12. Mebust WK (1992). Transurethral surgery. In: Alan J. Wein.
Campbell’s Urology, 11th edition, Saunders W.B. Company: pp.
2900-2941.
13. Mebust WK, Holtgrewe HL, Cockett AT (1989). Transurethral
prostatectomy: immediate and postoperative complications. A
cooperative study of 13 participating institutions evaluating
3,885 patients. J Urol, 141(2): pp. 243-247.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
64
14. Saad AS, Essam AE, Moussa AA (2005). Spinal Ropivacaine in
fast-track TURP. Alexandria Journal of Anaesthesia and Intensive
Care, 8: pp. 10-19.
15. Serap A, Bozkirli F (2007). comparison of the clinical effects of
intrathecal ropivacaine and bupivacaine in geriatric patients
undergoing transurethral resection. Gazi Medical Journa, 4: pp.
182-185.
16. Stefania L, Simone DC, Andrea C, Fanelli G (2008).
Pharmacology, toxicology, and clinical use of new long acting
local anesthetics, ropivacaine and levobupivacaine. Acta
biomed, 79: pp. 92-105.
17. Stewart J, Kellett N (2003). The central nervous system and
cardiovascular effects of levobupivacaine and ropivacaine in
healthy volunteers. Anesth Analg, 97(2): pp. 412-416.
18. Trần Ngọc Sinh (2001). Chỉ định cắt đốt nội soi trong bế tắc đường
tiết niệu dưới do bướu lành tiền liệt tuyến. Luận án Tiến sĩ,
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Trần Thị Thanh Ngọc, Nguyễn Văn Chừng (2006). Đánh giá
kết quả gây tê tủy sống bằng bupivacaine liều thấp để mổ nội
soi cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt. Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
11(1): pp. 51-56.
20. Varassi G, Capogna G (1992). Ventilatory effects of
subarachnoid fentanyl in the elderly. Anesthesia, 47: pp. 558-
562.
Ngày nhận bài báo: 17/01/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_gay_te_tuy_song_bang_hon_hop_ropivacaine_voi_fentan.pdf