Hiệu quả điều trị mất ngủ bằng phương pháp nhĩ châm các huyệt thần môn, tâm, tỳ, thận, vùng dưới đồi kết hợp với thể châm trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn

Tài liệu Hiệu quả điều trị mất ngủ bằng phương pháp nhĩ châm các huyệt thần môn, tâm, tỳ, thận, vùng dưới đồi kết hợp với thể châm trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 12 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM CÁC HUYỆT THẦN MÔN, TÂM, TỲ, THẬN, VÙNG DƯỚI ĐỒI KẾT HỢP VỚI THỂ CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN Ngô Quang Vinh*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay, benzodiazepine vẫn là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị mất ngủ không thực tổn. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài benzodiazepine luôn đi cùng nhiều tác dụng phụ và nguy cơ lệ thuộc thuốc. Vì vậy, việc sử dụng những trị liệu không dùng thuốc trong điều trị mất ngủ không thực tổn ngày càng được chú trọng, trong đó nổi lên vai trò ngày càng lớn của châm cứu. Mặc dù đã và đang được ứng dụng trong nhiều bệnh lý, tuy nhiên vai trò của nhĩ châm, đặc biệt khi kết hợp cùng thể châm, trong điều trị mất ngủ không thực tổn vẫn chưa được đánh giá rõ ràng. Vì thế chúng tôi tiến hành so sánh sự thay đổi thang điểm PSQI trước và sau khi nhĩ châm trên nền t...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả điều trị mất ngủ bằng phương pháp nhĩ châm các huyệt thần môn, tâm, tỳ, thận, vùng dưới đồi kết hợp với thể châm trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 12 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM CÁC HUYỆT THẦN MÔN, TÂM, TỲ, THẬN, VÙNG DƯỚI ĐỒI KẾT HỢP VỚI THỂ CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN Ngô Quang Vinh*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay, benzodiazepine vẫn là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị mất ngủ không thực tổn. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài benzodiazepine luôn đi cùng nhiều tác dụng phụ và nguy cơ lệ thuộc thuốc. Vì vậy, việc sử dụng những trị liệu không dùng thuốc trong điều trị mất ngủ không thực tổn ngày càng được chú trọng, trong đó nổi lên vai trò ngày càng lớn của châm cứu. Mặc dù đã và đang được ứng dụng trong nhiều bệnh lý, tuy nhiên vai trò của nhĩ châm, đặc biệt khi kết hợp cùng thể châm, trong điều trị mất ngủ không thực tổn vẫn chưa được đánh giá rõ ràng. Vì thế chúng tôi tiến hành so sánh sự thay đổi thang điểm PSQI trước và sau khi nhĩ châm trên nền thể châm ở bệnh nhân mất ngủ không thực tổn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, chúng tôi tiến hành nhĩ châm trên nền thể châm 25 bệnh nhân mất ngủ không thực tổn trong vòng 28 ngày và so sánh sự thay đổi thang điểm PSQI qua 3 thời điểm (ngày 0, ngày 14 và ngày 28). Kết quả: Sau 28 ngày can thiệp qua 3 thời điểm lúc bắt đầu can thiệp, ngày 14 và ngày 28 cho thấy điểm PSQI trung bình giảm theo thời gian lần lượt là 12,30 ± 1,20, 10,50 ± 1,70, 6,90 ± 2,40. Sự giảm của điểm PSQI có ý nghĩa thống kê ngày tại thời điểm ngày 14 so với ban đầu (p <0,001) và tại thời điểm ngày 28 so với ngày 14 (p <0,001). Các chỉ số đánh giá chất lượng giấc ngủ khác như thời gian vào giấc, hiệu quả giấc ngủ, số giờ ngủ, số lần thức giấc mỗi đêm đều giảm có ý nghĩa thống kê qua các thời điểm (p <0,001). Kết luận: Sự kết hợp giữa nhĩ châm và thể châm là phương pháp điều trị cải thiện rõ rệt tình trạng mất ngủ không thực tổn. Từ khóa: mất ngủ, nhĩ châm, thể châm, thang điểm PSQI ABSTRACT AURICULAR ACUPUNCTURE AT THE SHEN MEN, HEART, SUBCORTEX, SPLEEN AND KIDNEY POINTS IN COMBANATION WITH TRADITIONAL ACUPUNCTURE FOR TREATMENT OF INSOMNIA DISORDER Ngo Quang Vinh, Trinh Thi Dieu Thuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 12 – 19 Objective: Although benzodiazepines remain as the core treatment for insomnia disorder, prolonged treatment with these drugs may lead to side effects including drug tolerance and drug dependence. Therefore, non-drug therapies have gained more attention over the recent years, such as acupuncture. Despite its widespread application, the role of auricular acupuncture, especially combined with traditional acupuncture in treatment of insomnia disorder is not yet well investigated. Therefore, this study was conducted to observe the improvement of PSQI score over times in insomnia patients treated with auricular acupuncture and traditional acupuncture. Materials and Methods: In a case-series report of 25 insomnia patients treated with auricular acupuncture and traditional acupuncture for 28 days, PSQI score and sleep quality parameters were recorded at baseline (day *Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Ngô Quang Vinh ĐT: 0374043478 Email: nqvinh7992@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 13 0), on day 14 and at the end of treatment (day 28). The changes of parameters over 3 time points were assessed by using the analysis of variance method. Results: We observed a decreasing trend over 3 time points, with PSQI scores from baseline to day 28 as 12.30 ± 1.20, 10.50 ± 1.70 and 6.90 ± 2.40, respectively. The improvement of PSQI score was significantly different between day 14 and baseline (p < 0.001) and between day 28 and day 14 (p <0.001). Concordantly with the PSQI score, changes of other sleep quality parameters including sleep latency, sleep duration and sleep efficiency were also statistically significant (p <0.001). Conclusion: The combination of auricular acupuncture and traditional acupuncture was an effective treatment for insomnia disorder. Key words: insomnia disorder, auricular acupuncture, traditional acupuncture, PSQI score ĐẶT VẤN ĐỀ Mất ngủ có thể điều trị bằng phương pháp dùng thuốc, liệu pháp thảo dược và liệu pháp tâm lý hành vi(7), trong đó nhóm thuốc an thần và gây ngủ, cụ thể là nhóm benzodiazepine được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như giảm trí nhớ, hoang tưởng, trầm cảm và lạm dụng thuốc(2,12,15). Chính vì thế mà việc tìm kiếm phương pháp điều trị có hiệu quả, ít tác dụng phụ là rất cần thiết. Việc điều trị mất ngủ theo Y học cổ truyền ngày nay có nhiều phương pháp dùng thuốc, không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh Trong đó châm cứu là một phương pháp được sử dụng từ rất lâu, an toàn và có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả trong điều trị mất ngủ như nghiên cứu của Đoàn Văn Minh, tác giả đã sử dụng nhóm huyệt Tâm âm giao, Nội quan, Thần môn so sánh trước và sau khi can thiệp trên bệnh nhân mất ngủ, kết quả là điểm PSQI giảm còn 5,23 và có ý nghĩa thống kê so với trước lúc can thiệp (p <0,01). Tương tự nghiên cứu của Đoàn Văn Minh, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tường Vân cũng sử dụng nhóm huyệt trên kết hợp với huyệt An miên can thiệp trên bệnh nhân mất ngủ, kết quả là điểm PSQI giảm còn 6,07 và có ý nghĩa so với trước khi can thiệp (p <0,01)(4,10). Về nhĩ châm, cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả và tính an toàn, đó là nghiên cứu của Jiang B, Wang J, Chung KF, các tác giả đã sử dụng các huyệt Thần môn, Vùng dưới đồi, Tâm, Tỳ, Can, Thận trên bệnh nhân mất ngủ, sau 4 tuần điều trị thì có sự thay đổi đáng kể trước và sau theo thang điểm PSQI (p<0,01)(3,8,16). Các nghiên cứu trên cho thấy châm cứu nói chung, thể châm và nhĩ châm nói riêng đều mang lại kết quả tốt trên nhân mất ngủ không thực tổn, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tiến hành kết hợp hai phương pháp trên trong điều trị mất ngủ. Đề tài mong muốn đánh giá hiệu quả điều trị mất ngủ của hai thể thường gặp nhất là Tâm Tỳ hư, Tâm Thận bất giao bằng sự kết hợp giữa thể châm các huyệt Nội Quan, Thần môn, Tam âm giao và nhĩ châm các huyệt Thần môn, Tâm, Tỳ, Thận, Vùng dưới đồi. Mục tiêu nghiên cứu So sánh sự thay đổi thang điểm PSQI trước và sau khi nhĩ châm các huyệt Thần môn, Tâm, Tỳ, Thận, Vùng dưới đồi trên nền thể châm các huyệt Thần môn, Tam âm giao, Nội quan ở bệnh nhân mất ngủ không thực tổn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bao gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là mất ngủ không thực tổn, từ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2018 – 06/2019. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn mất ngủ không thực tổn DSM - V TR. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ không thực tổn DSM - V TR: Người bệnh than phiền một trong các triệu chứng đã xảy ra ít nhất 3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 14 đêm trong một tuần, kéo dài trong ít nhất 3 tháng (Bảng 1): 1. Khó vào giấc ngủ: thời gian đi vào giấc ngủ hơn 30 phút. 2. Khó giữ giấc ngủ: tỉnh dậy hơn 2 lần trong đêm và nằm hơn 30 phút mới ngủ lại được. 3. Không cảm thấy thoải mái sau ngủ dậy, cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Và các triệu chứng này làm ảnh hưởng đến chức năng ban ngày: khó chịu hoặc rối loạn chức năng hoạt động nghề nghiệp, xã hội. Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hai thể mất ngủ theo YHCT Tâm Tỳ hư Tâm Thận bất giao Vọng Sắc mặt úa vàng, lưỡi nhạt bệu, rêu mỏng Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu Văn Tiếng nói nhỏ Tiếng nói nhỏ, rõ, hơi thở không hôi Vấn Hồi hộp hay quên, ngủ ít hay mê, dễ tỉnh giấc, mệt mỏi ăn không ngon miệng, đại tiện nhão. Bứt rứt khó ngủ, ù tai, chóng mặt, hay quên, đau lưng, tiểu đêm nhiều lần, triều nhiệt đổ mồ hôi trộm. Thiết Mạch tế nhược Mạch tế sác Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Không tiền căn các bệnh ngủ lịm (ngủ ngày quá mức), rối loạn giấc ngủ do hô hấp, rối loạn nhịp thức - ngủ hàng ngày (ngủ sớm và dậy sớm hơn bình thường hoặc ngủ trễ và dậy trễ hơn bình thường), bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa hoặc mê sảng. Nguyên nhân mất ngủ do rượu, các chất gây nghiện, caffeine. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần, thuốc ngủ (lithium, benzodiazepam), glucocorticoid, kháng histamine. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng đo lường lặp lại. Nhóm can thiệp: Nhĩ châm các huyệt Thần môn (TF4), Tâm (CO15), Vùng dưới đồi (AT4), Tỳ (CO13), Thận (CO10) kết hợp với Nội quan, Thần môn, Tam âm giao (Bảng 2). Nhĩ châm bằng kim nhĩ hoàn vào vị trí huyệt một bên tai đã được xác định, để cố định 5 ngày, sau 5 ngày luân phiên thay đổi tai còn lại, mỗi tuần 1 lần nhĩ châm. Nhĩ hoàn chia làm 6 liệu trình, mỗi liệu trình là 5 ngày (nghỉ thử bảy, chủ nhật). Điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao có gắn điện với tần số bổ 3-6 Hz (180- 360 xung/phút), cường độ kích thích: được tăng dần từ 0-100 μA, tới ngưỡng bệnh nhân chịu được. Thời gian kích thích: 20 phút. Liệu trình điều trị: 2 liệu trình, mỗi liệu trình là 14 ngày. Thể châm ngày 1 lần. Nghỉ thứ bảy, chủ nhật (1 tuần 5 lần). Bảng 2. Tên và vị trí huyệt nhĩ châm Huyệt nhĩ châm Vị trí huyệt Thần môn (TF4) Đỉnh của hố tam giác, nằm giữa hai chân trên và dưới của đối vành tai Vùng dưới đồi (AT4) Một vài mm phía trên mặt trong của đối bình tai, giữa mặt trong đối bình tai và đỉnh đối bình tai Tâm (CO15) Nằm ở lõm chính giữa xoắn tai dưới, giữa 2 huyệt phổi Tỳ (CO13) Khu vực túi mật và tụy, nằm sau dạ dày Thận (CO10) Nằm dưới đoạn lên của vành tai, giữa chân trên và chân dưới của đối vành tai Phương tiện nghiên cứu Kim châm cứu: kim có đường kính 0,30 mm, chiều dài 2,50 cm, hiệu Khánh Phong. Nhĩ hoàn: kích thước 0,22 x 1,30 mm, hiệu Khánh Phong. Bông gòn, cồn sát trùng. Máy điện châm hàn quốc. Bệnh án nghiên cứu, các bảng câu hỏi phỏng vấn. Định nghĩa biến số Biến số nền Tuổi: là biến định lượng liên tục, được tính từ năm sinh cho đến thời điểm bệnh nhân đến điều trị. Giới tính: là biến định tính gồm 2 giá trị nam và nữ. Biến số theo dõi Thang điểm PSQI: là biến số định lượng, đơn vị là điểm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 15 Số giờ ngủ: là biến số định lượng, đơn vị là giờ, tổng thời gian bệnh nhân ngủ được mỗi đêm (giờ). Thời gian đi vào giấc ngủ: là biến số định lượng, đơn vị là phút, thời gian từ lúc bắt đầu lên giường ngủ đến lúc ngủ (phút). Số lần thức giấc mỗi đêm: là biến số định lượng, đơn vị là số lần, số lần thức giấc tính từ sau khi bệnh nhân rơi vào giấc ngủ đến lúc thức dậy sau cùng. Hiệu quả giấc ngủ (%) = số giờ ngủ/ Số giờ nằm trên giường x 100%. Quy trình thực hiện Hình 1. Quy trình theo dõi nghiên cứu Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê bằng máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0. Nhập và quản lý số liệu bằng epidata. So sánh giá trị trung bình của hai nhóm độc lập dùng phép kiểm t (phân phổi chuẩn) hoặc phép kiểm Kruskal Wallis (phân phối không chuẩn). So sánh giữa các tỷ lệ của hai nhóm dùng phép kiểm chi bình phương (χ2). Đạo đức trong nghiên cứu Phương pháp điện châm và nhĩ châm đã được sử dụng lâu đời, đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả trên toàn thế giới. Mức độ rủi ro khi châm cứu và điện châm rất thấp, rủi ro nguy cơ vựng châm có thể quản lý và tránh được. So sánh giữa lợi ích và nguy cơ thì lợi ích lớn hơn nguy cơ nhiều. Nguy cơ được kiểm soát đến mức thấp nhất có thể sẽ không xảy ra rủi ro trong quá trình nghiên cứu nếu được kiểm soát chặt chẽ. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh số 387/ĐHYD-HĐ ngày 26/10/2018. KẾT QUẢ Điểm PSQI và các thông số chất lượng giấc ngủ cải thiện có ý nghĩa thống kê qua 3 thời điểm khảo sát (p <0,001) (Bảng 3). Điểm số của các thành phần trong thang điểm PSQI cải thiện có ý nghĩa thống kê qua 3 thời điểm khảo sát (p <0,001) (Bảng 4). Điểm PSQI cải thiện có ý nghĩa thống kê giữa ngày 14 so với ngày 0 (p <0,001) và ngày 28 so với ngày 14 (p <0,001) (Hình 2). Các thông số chất lượng giấc ngủ, bao gồm thời gian vào giấc, số giờ ngủ, hiệu suất ngủ và số lần thức giấc cải thiện có ý nghĩa thống kê giữa ngày 14 so với ngày 0 (p < 0,001) và ngày 28 so với ngày 14 (p <0,001) (Hình 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 16 Bảng 3. Đặc điểm dân số nghiên cứu n = 25 Nền (Ngày 0) Ngày 14 Ngày 28 Trị số p Tuổi 49,20 ± 11,80 Thời gian mắc bệnh (tháng) 33,90 ± 38,60 Giới tính: Nữ Nam 17 (68) 8 (32) Thể đông y: Tâm thận bất giao Tâm tỳ hư 20 (80) 5 (20) Thời gian vào giấc (phút) 86,40 ± 49,10 55,60 ± 36,80 29,60 ± 32,70 < 0,001 Số giờ ngủ (giờ) 2,40 ± 1,00 3,80 ± 0,80 5,20 ± 1,00 < 0,001 Hiệu suất ngủ (%) 46,60 ± 15,60 62,60 ± 12,00 76,80 ± 9,60 < 0,001 Số lần thức giấc 5,80 ± 2,40 3,50 ± 1,60 1,20 ± 1,00 < 0,001 Điểm PSQI 12,30 ± 1,20 10,50 ± 1,70 6,90 ± 2,40 < 0,001 Bảng 4. Thay đổi điểm số các thành phần PSQI theo thời gian qua 3 thời điểm Ngày 0 Ngày 14 Ngày 28 Trị số p Chất lượng giấc ngủ 2,92 ± 0,28 1,96 ± 0,61 0,76 ± 0,66 < 0,001 Thời gian vào giấc 2,80 ± 0,65 2,28 ± 0,84 1,12 ± 1,01 < 0,001 Số giờ ngủ 3,00 ± 0,00 2,88 ± 0,33 1,76 ± 0,78 < 0,001 Hiệu suất ngủ 2,76 ± 0,72 2,36 ± 0,81 1,40 ± 0,91 < 0,001 Rối loạn trong giấc ngủ 1,00 ± 0,00 1,00 ± 0,00 1,00 ± 0,00 - Sử dụng thuốc ngủ 0,00 ± 0,00 0,00 ± 0,00 0,00 ± 0,00 - Rối loạn ban ngày 2,80 ± 0,65 2,08 ± 0,70 1,44 ± 0,58 < 0,001 PSQI 12,3 ± 1,20 10,50 ± 1,70 6,90 ± 2,40 < 0,001 Hình 2. Sự cải thiện điểm PSQI qua 3 thời điểm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 17 Hình 3. Sự thay đổi các chỉ số chất lượng giấc ngủ theo thời gian BÀN LUẬN Thời gian đi vào giấc ngủ Phương pháp nhĩ châm kết hợp thể châm làm giảm rõ rệt thời gian đi vào giấc ngủ từ 86,40±49,10 còn 29,60 ± 32,70 (p <0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu châm cứu điều trị mất ngủ không thực tổn của Đoàn Văn Minh (2009) cho biết sau 20 ngày điều trị thì 88,30% bệnh nhân có thời gian đi vào giấc ngủ nhỏ hơn 30 phút(4). Nghiên cứu châm cứu của Lê Thị Tường Vân (2015) cho biết sau 30 ngày điều trị thì giảm được 52% thời gian đi vào giấc(10). Nghiên cứu châm cứu của XY Gao và cộng sự (2013) thì điểm mục thời gian đi vào giấc ngủ là 1,00 ± 0,80 (tương đương với thời gian đi ngủ từ 16 đến 30 phút trong thang điểm PSQI)(5). Thời gian đi vào giấc ngủ tương đồng với nghiên cứu của Lo Chyi (2013) từ lúc bắt đầu can thiệp 2,87 ± 0,52 giảm còn 1,33 ± 0,82(11), tương tự với các nghiên của B Jiang (2010) và HC King (2015)(8,16). Điều này cho thấy hiệu quả của việc điều trị không dùng thuốc đem lại hiệu quả cao. Điều trị mất ngủ ngày nay được khuyến cáo nên bắt đầu bằng các phương pháp không dùng thuốc. Nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tâm âm giao từ lâu đã được dùng để điều trị mất ngủ, trong khi đó nhĩ châm cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị mất ngủ. Đã có nhiều nghiên cứu châm cứu chứng minh làm tăng tiết melatonin, serotonin, các opioid nội sinh là những chất có liên quan đến sự cải thiện giấc ngủ, ngoài ra nhĩ châm cũng có cơ chế tương tự châm cứu là tiết ra serotonin, melatonin và tác động cơ chế điều hòa GABA và thụ thể GABA (A) làm ngăn chặn mất ngủ(17). Hiệu quả giấc ngủ Hiệu quả giấc ngủ trung bình của bệnh nhân trước khi điều trị là 46,60 ± 15,60 và sau khi điều trị hiệu quả cải thiện rõ 76,80 ± 9,60. Kết quả nghiên cứu chúng tôi tương đồng với nghiên cứu điều trị mất ngủ bằng nhĩ châm của Suen (2002) “Phương pháp nhĩ châm bằng miếng dán viên ở huyệt Thần môn, vùng Tâm, Can, Tỳ” thì Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 18 hiệu quả giấc ngủ trung bình sau điều trị là 79,28 ± 10,77(6). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của lo Chyi (2013) là 2,33 ± 0,82, có lẽ là đầu vào của chúng tôi cao 2,76 ± 0,72 nên kết quả mặc dù có ý nghĩa sau khi can thiệp nhưng vẫn thấp hơn của Lo Chyi (2013)(5). Thời gian ngủ mỗi đêm Thời gian ngủ mỗi đêm trước khi nghiên cứu là 2,40 ± 1,00, sau khi can thiệp thì thời gian ngủ tăng lên rõ rệt là 5,20 ± 1,00 (p <0,001). So sánh với kết quả của tác giả ZJ Huo (2013) châm cứu điều trị mất ngủ không thực tổn, nghiên cứu nhĩ châm của Choun Zou (2015), Lo Chyi (2013) chúng tôi có kết quả tương tự(8,7). Như vậy, nghiên cứu này cho thấy khi nhĩ châm kết hợp với thể châm làm tăng thời gian ngủ nhanh hơn và hiệu quả cao. Ưu điểm của điện châm và nhĩ châm giúp người bệnh có được giấc ngủ sinh lý. Theo nghiên cứu của ZJ Huo (2013), thuốc ngủ mặc dù làm tăng thời gian ngủ nhiều hơn so với nhóm điện châm, tuy nhiên sau 2 tháng ngưng điều trị thì nhóm điện châm duy trì thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ tốt hơn nhóm dùng thuốc ngủ(6). Một nghiên cứu khác điều trị mất ngủ bằng phương pháp không dùng thuốc của YL Zhou (2017) “Điều trị 180 trường hợp mất ngủ không thực tổn bằng 2 phương pháp là nhĩ châm, cấy chỉ” sau 2 tháng can thiệp thì nhóm nhĩ châm kết hợp cấy chỉ cho kết quả tốt hơn nhóm cấy chỉ đơn thuần và sự tái phát ở nhóm kết hợp thấp hơn đơn thuần chỉ là cấy chỉ(17). Số lần thức giấc mỗi đêm Một trong những mục tiêu điều trị mất ngủ là phải làm giảm số lần thức giấc mỗi đêm. Trong nghiên cứu này trước điều trị trung bình một đêm bệnh nhân thức giấc 5,80 ± 2,40 lần, sau điều trị trung bình một đêm bệnh nhân thức giấc 1,20 ± 1,00 lần. Châm cứu có tác dụng làm giảm số lần thức giấc (p <0,001). Kết quả này cũng gần tương tự như kết quả của HC King (2015) sau khi can thiệp bằng nhĩ châm ở nhóm can thiệp làm giảm số lần thức giấc sau 5 tuần can thiệp còn 2,10 ± 1,20(9). Thang điểm PSQI Thang điểm PSQI giúp ta đánh giá 7 yếu tố của chất lượng giấc ngủ. Mỗi thành tố đều được đánh giá riêng biệt tùy theo mức độ nặng (điểm tối đa cho mỗi thành tố là 3 điểm). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhĩ châm kết hợp thể châm có hiệu quả rõ rệt làm thay đổi từng chỉ số giấc ngủ và cả tổng điểm PSQI. Tỉ lệ bệnh nhân đạt được giấc ngủ tốt (điểm PSQI ≤5) sau điều trị là 24%. Kết quả tổng điểm PSQI phù hợp nghiên cứu của Lê Thị Tường Vân (2015), ZJ Huo (2013), Đoàn Văn Minh (2009) sau 4 tuần điều trị tổng điểm PSQI là 5,23(4,10,7). Các nghiên cứu so sánh nhĩ châm và nhóm châm cứu của B Jiang (2010) nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn với 63 người nhĩ châm và 62 người chứng (giả nhĩ châm) quan sát bằng thang PSQI cho thấy thời gian và chất lượng giấc ngủ được cải thiện ở nhóm nhĩ châm (p < 0,01) so với nhóm giả châm(8). Nghiên cứu của HC King (2015) “Nhĩ châm điều trị rối loạn giấc ngủ ở những cựu chiến binh bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương” trong vòng 3 tuần cho thấy nhóm điều trị nhĩ châm (30 bệnh nhân) có chất lượng ngủ tốt hơn nhóm chứng (không can thiệp) và thang PSQI cải thiện tốt hơn ở nhóm nhĩ châm so với nhóm chứng (p = 0,004)(9). Hai nghiên cứu trên cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi tiến hành, đều cải thiện thang điểm PSQI sau 4 tuần điều trị. Như vậy các phương pháp không dùng thuốc nói chung và phương pháp châm cứu nói riêng đều có hiệu quả tốt trên điều trị mất ngủ. KẾT LUẬN Sự kết hợp giữa nhĩ châm và thể châm là phương pháp điều trị mất ngủ không thực tổn hiệu quả, cải thiện có ý nghĩa thống kê về tăng số giờ ngủ, tăng chất lượng giấc ngủ, giảm số lần thức giấc và thang điểm PSQI. Do đó, khuyến cáo nên thực hiện kết hợp hai phương pháp này trong điều trị mất ngủ không thực Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 19 tổn trên lâm sàng. TÀI LIỆU THAM THẢO 1. Assessment Swedish Council on Health Technology (2010). SBU Systematic Review Summaries. Treatment of Insomnia in Adults: A Systematic Review. Swedish Council on Health Technology Assessment (SBU). 2. Balogh A (2001). "Drug for the treatment of sleep disorders- review". Z Arztl Fortbild Qualitatssich, 95:11-16. 3. Chung KF, Yeung WF, Yu BY, Leung FC, Zhang SP, Zhang ZJ, et al (2018). "Acupuncture with or without combined auricular acupuncture for insomnia: a randomised, waitlist-controlled trial". Acupunct Med, 36:2-13. 4. Đoàn Văn Minh (2009). Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Y Hà Nội. 5. Gao X, Xu C, Wang P, Ren S, Zhou YL, Yang X, Gao L (2013). Curative effect of acupuncture and moxibustion on insomnia: a randomized clinical trial. Journal of Traditional Chinese Medicine, 33:428-432. 6. Han JS, Terenius L (1982). "Neurochemical basis of acupuncture analgesia". Annu Rev Pharmacol Toxicol, 22:193-220. 7. Huo ZJ, Guo J, Li D (2013). "Effects of acupuncture with meridian acupoints and three Anmian acupoints on insomnia and related depression and anxiety state". Chin J Integr Med, 19:91-187. 8. Jiang B, Ma ZH, Zuo F (2010). "Auricular acupuncture for insomnia:a randomized controlled trial". Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi, 31:2-1400. 9. King HC, Spence DL, Hickey AH, Sargent P, Elesh R, Connelly CD (2015). "Auricular acupuncture for sleep disturbance in veterans with post-traumatic stress disorder: a feasibility study". Mil Med, 180:582-90. 10. Lê Thị Tường Vân (2015). Đánh giá tác dụng điện châm huyệt Nội Quan, Thần Môn, Tam âm giao, An miên 1 và An miên 2 trong điều trị mất ngủ không thực tổn. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Dược TP. HCM. 11. Lo C, Liao CW, Liaw JJ, Hang LW, Lin JG (2013). "The stimulation effect of auricular magnetic press pellets on older female adults with sleep disturbance undergoing polysomnographic evaluation". Evid Based Complement Alternat Med, 2013:530438. 12. Nguyễn Thị Bay (2001). Nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, pp.7-423 13. Phan Quan Chí Hiếu (2007). Châm cứu học - Tập 1. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, pp.91-93. 14. Spence DW, Kayumov L, Chen A, Lowe A, Jain U, Katzman MA, et al (2004), Acupuncture increases nocturnal melatonin secretion and reduces insomnia an anxiety: a preliminary report, Journal of Neuropsychiatry and Clinical Neuroscience, 16: 19-28. 15. Vũ Anh Nhị, Đặng Vạn Phước (2006). Thần kinh học và nội khoa tổng quát. Nhà xuất bản Y Học, pp.253-271. 16. Wang J, Wang L, Zhang Y (2015). "Senile insomnia treated with integrated acupuncture and medication therapy: a randomized controlled trial". Zhongguo Zhen Jiu, 35:8-544. 17. Zhou YL, Gao XY, Wang PY, Ren S (2012). "Effect of acupuncture at different acupoints on expression of hypothalamic GABA and GABA(A) receptor proteins in insomnia rats". Zhen Ci Yan Jiu, 37:7-302. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_dieu_tri_mat_ngu_bang_phuong_phap_nhi_cham_cac_huye.pdf
Tài liệu liên quan