Tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần nhiễm cho lạc (arachis hypogaea l.) ở Thừa Thiên Huế - Trần Thị Xuân An: 9
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI KHUẨN NỐT SẦN NHIỄM
CHO LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Trần Thị Xuân An, Trần Thị Xuân Phương, Trương Thị Diệu Hạnh, Nguyễn Bá Hai
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 2 chế phẩm VKNS được phối chế từ
chủng vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) NH1 và PC phân lập ở một số vùng trồng lạc
tại Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân 2009 và 2010 cho hiệu quả rõ rệt: NSTT tăng so
với đối chứng từ 10,05 – 29,25% đối với chế phẩm phối chế từ chủng NH1 và tăng
từ 6,67 – 32,65% đối với chế phẩm phối chế từ chủng PC; Chỉ số VCR cũng biến
động từ 2,41 – 5,90 đối với chế phẩm NH1 và từ 1,97 – 6,58 đối với chế phẩm PC.
Chế phẩm VKNS có vai trò nhất định trong việc duy trì và cải thiện tính chất hóa
học cũng như sinh học của đất trồng lạc. So với công thức không sử dụng chế phẩm,
hàm lượng mùn, lân tổng số, đạm tổng số cũng như số lượng một số nhóm...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần nhiễm cho lạc (arachis hypogaea l.) ở Thừa Thiên Huế - Trần Thị Xuân An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI KHUẨN NỐT SẦN NHIỄM
CHO LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Trần Thị Xuân An, Trần Thị Xuân Phương, Trương Thị Diệu Hạnh, Nguyễn Bá Hai
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 2 chế phẩm VKNS được phối chế từ
chủng vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) NH1 và PC phân lập ở một số vùng trồng lạc
tại Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân 2009 và 2010 cho hiệu quả rõ rệt: NSTT tăng so
với đối chứng từ 10,05 – 29,25% đối với chế phẩm phối chế từ chủng NH1 và tăng
từ 6,67 – 32,65% đối với chế phẩm phối chế từ chủng PC; Chỉ số VCR cũng biến
động từ 2,41 – 5,90 đối với chế phẩm NH1 và từ 1,97 – 6,58 đối với chế phẩm PC.
Chế phẩm VKNS có vai trò nhất định trong việc duy trì và cải thiện tính chất hóa
học cũng như sinh học của đất trồng lạc. So với công thức không sử dụng chế phẩm,
hàm lượng mùn, lân tổng số, đạm tổng số cũng như số lượng một số nhóm VSV có
ích trong đất trồng lạc đều tăng lên khá rõ. Số lượng vi khuẩn tổng số trong đất ở
các công thức sử dụng chế phẩm nhiều gấp 1,13 – 1,42 lần, số lượng VKNS nhiều
gấp 1,16 – 2,99 lần và số lượng vi sinh vật phân giải lân cũng nhiều gấp 1,70 – 2,61
lần so với đối chứng.
1. Đặt vấn đề
Trong thực tiễn nông nghiệp, sử dụng chế phẩm VKNS cho cây họ Đậu nói
chung và cây lạc nói riêng đã được dùng ở nhiều nơi. Nó được xem như là một loại phân
có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Sử dụng chế
phẩm VKNS cho cây họ Đậu chỉ cần đầu tư kỹ thuật nhỏ, không tốn kém nhưng mang
lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt không những không gây ô nhiễm môi trường mà còn
nâng cao độ phì nhiêu của đất, cải thiện môi trường sinh thái. Ở nước ta trong những
năm qua đã nghiên cứu thử nghiệm và triển khai thành công công nghệ sản xuất chế
phẩm VKNS cho cây họ Đậu. Tuy nhiên, hiệu quả của loại chế phẩm này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: hoạt tính của VKNS dùng để phối chế chế phẩm, điều kiện tự nhiên,
đặc điểm canh tác của từng vùng Do đó để sử dụng có hiệu quả, cần phải có chế phẩm
VKNS phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc điểm canh tác của từng vùng.
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu và sử dụng chế phẩm VKNS chỉ được thực hiện ở
các tỉnh miền Bắc và miền Nam, riêng ở miền Trung và đặc biệt là ở Thừa Thiên Huế còn
10
rất ít. Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm VKNS bón cho lạc tại địa bàn này là
một vấn đề hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất lạc, đồng thời góp
phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và ổn định.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2 chế phẩm vi khuẩn nốt sần NH1 và PC được phối chế tại phòng thí nghiệm bộ
môn Canh tác học, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (NH1 và PC
là 2 chủng VKNS được phân lập trong nốt sần rễ lạc trồng tại Thừa Thiên Huế).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Ngoài đồng ruộng
- Để xác định liều lượng chế phẩm VKNS thích hợp bón cho lạc chúng tôi
tiến hành 2 thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, trường Đại học
Nông Lâm Huế.
+ Thí nghiệm 1: tiến hành vào vụ Xuân 2009 với chế phẩm VKNS phối chế từ
chủng NH1 gồm 5 công thức ứng với 5 liều lượng chế phẩm là: 0, 25, 30, 35, 40 kg/ha.
+ Thí nghiệm 2: tiến hành vào vụ Xuân 2010 với chế phẩm VKNS phối chế từ
chủng PC gồm 5 công thức ứng với 5 liều lượng chế phẩm là: 0, 30, 35, 40, 45 kg/ha.
- Thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm VKNS đối với lạc: tiến hành 5 thí
nghiệm vụ Xuân 2010 tại 5 địa điểm: TTNCCT Tứ Hạ; xã Hương Chữ, huyện Hương Trà;
HTX Hương Long, thành phố Huế; xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền và xã Phú Mậu,
huyện Phú Vang. Tất cả các thí nghiệm đều được tiến hành với 3 công thức: công thức I
(ĐC): không sử dụng chế phẩm; công thức II: sử dụng chế phẩm NH1; công thức III: sử
dụng chế phẩm PC.
Các thí nghiệm đều được tiến hành đối với giống lạc L14, riêng thí nghiệm ở
Phú Mậu, Phú Vang tiến hành đối với giống lạc Giấy Thừa Thiên Huế.
- Lượng phân bón cho một ha lạc: 6 tấn phân chuồng (3 tấn phân chuồng + 3 tạ phân
lân hữu cơ vi sinh) + 30 kg N + 60 kg K2O + 60 kg P2O5 + 400 kg vôi.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Tất cả các thí nghiệm đều được bố trí theo
phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD). Mỗi công thức thí nghiệm được nhắc
lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2 (đối với thí nghiệm liều lượng chế phẩm) và
50 m2 (đối với thí nghiệm hiệu quả chế phẩm).
- Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi: tiến hành theo dõi một số chỉ
tiêu sinh trưởng phát triển chủ yếu của cây lạc, việc theo dõi các chỉ tiêu này tuân thủ
theo quy định của ngành.
11
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm bằng chỉ số VCR.
2.2.2. Trong phòng thí nghiệm
- Phân tích một số chỉ tiêu hóa tính của đất bằng các phương pháp sau:
+ pH đất: Xác định pH đất bằng máy đo pH metre.
+ Mùn tổng số được phân tích bằng phương pháp Tiurin.
+ Đạm tổng số phân tích theo phương pháp Kjendahl cải tiến.
+ Lân tổng số phân tích bằng phương pháp so màu Oniani.
- Xác định số lượng vi sinh vật bằng phương pháp đếm số khuẩn lạc tạo thành
khi nuôi cấy trên môi trường đặc.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Xác định liều lượng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm VKNS được phối chế từ
chủng NH1 và chủng PC đến năng suất lạc được thể hiện ở bảng 1, 2.
Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm vi khuẩn nốt sần NH1 đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất lạc vụ Xuân 2009
Liều lượng
chế phẩm
(kg/ha)
Tổng số
quả / cây
(quả)
Số quả
chắc/cây
(quả)
P100quả
(g)
NSTT
(tạ/ha)
NSTT
so với ĐC
(%)
0 21,60a 13,21b 95,41b 22,50c -
25 23,53a 15,27ab 105,03a 25,50b 113,33
30 23,47a 16,33a 108,67a 27,83b 123,69
35 23,07a 16,55a 107,66a 30,48a 135,47
40 22,18a 15,73ab 105,45a 31,36a 139,38
(Ghi chú: các công thức được biểu thị cùng một chữ cái thể hiện sự sai khác nhau không
có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05).
Kết quả ở bảng 1 cho thấy việc sử dụng các liều lượng chế phẩm khác nhau ảnh
hưởng không đáng kể đến tổng số quả/cây. Riêng đối với số quả chắc/cây chỉ có công thức
sử dụng 30, 35 kg chế phẩm/ha là có số quả nhiều hơn công thức đối chứng rõ rệt. Về khối
lượng 100 quả thì tất cả các công thức sử dụng chế phẩm đều có khối lượng tương đương
nhau và cao hơn công thức đối chứng một cách có ý nghĩa. Đặc biệt là NSTT tăng theo liều
lượng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc, trong đó 2 công thức sử dụng 35, 40 kg chế phẩm
VKNS/ha có năng suất đạt cao nhất (cao hơn đối chứng 35,47 - 39,38%), tiếp đến là 2 công
thức bón 25, 30 kg chế phẩm/ha (cao hơn đối chứng 13,33 – 23,69%).
12
Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm vi khuẩn nốt sần PC đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất lạc vụ Xuân 2010
Liều lượng
chế phẩm
(kg/ha)
Tổng số
quả / cây
(quả)
Số quả
chắc/cây
(quả)
P100quả
(g)
NSTT
(tạ/ha)
NSTT
so với ĐC
(%)
0 27,21b 21,30b 106,32a 29,34c -
30 33,32b 24,09ab 109,30a 33,19b 113,12
35 34,79a 28,12a 110,18a 34,91a 118,98
40 34,86a 28,21a 110,05a 34,88ab 118,88
45 34,30a 24,83ab 104,34a 33,84ab 115,34
(Ghi chú: các công thức được biểu thị cùng một chữ cái thể hiện sự sai khác nhau không
có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05).
Kết quả thí nghiệm ở bảng 2 cho thấy việc sử dụng các liều lượng chế phẩm
khác nhau nhiễm cho lạc hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến P 100 quả, nhưng có
ảnh hưởng đến tổng số quả và đặc biệt là số quả chắc/cây, dẫn đến có ảnh hưởng rõ rệt đến
NSTT của lạc. Nhìn chung các công thức có sử dụng chế phẩm đều có tổng số quả/cây
nhiều hơn công thức đối chứng và 2 công thức nhiễm 35 và 40 kg chế phẩm/ha là 2 công
thức có số quả nhiều nhất, tuy nhiên sự sai khác về tổng số quả /cây chỉ thể hiện rõ giữa các
công thức có sử dụng chế phẩm với công thức đối chứng, còn giữa các công thức sử dụng
chế phẩm với các liều lượng khác nhau thì sự sai khác là không đáng kể.
Sử dụng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc với các liều lượng khác nhau cũng ảnh
hưởng đến số quả chắc/cây và thể hiện rõ rệt ở mức nhiễm 35 và 40 kg chế phẩm/ha,
công thức nhiễm 35 - 40 kg chế phẩm/ha có số quả chắc/cây nhiều hơn 6,82 – 6,91 quả
so với đối chứng.
Về năng suất thực thu ở các công thức nhiễm chế phẩm đều cao hơn đối chứng
một cách rõ rệt (tăng 13,12 – 18,98%), đặc biệt công thức nhiễm 35 kg chế phẩm/ha cho
NSTT cao nhất (cao hơn đối chứng 5,57 tạ/ha, tăng 18,98% ).
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm VKNS, bên cạnh năng suất
thực thu, chúng tôi còn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở các công thức thí
nghiệm thông qua chỉ số VCR, kết quả được minh họa ở hình 1.
Kết quả phân tích cho thấy các công thức nhiễm chế phẩm NH1 hoặc chế phẩm PC
với các liều lượng khác nhau đều có VCR >2, điều đó chứng tỏ việc sử dụng chế phẩm
VKNS nhiễm cho lạc với liều lượng từ 25 – 45 kg/ha đều có lãi, trong đó bón 35 kg chế
phẩm/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất (VCR đạt 4,80 ở vụ Xuân 2009 đối với chế phẩm
NH1 và đạt 4,47 ở vụ Xuân 2010 đối với chế phẩm PC), tiếp đến là liều lượng 40 kg chế
13
phẩm/ha (VCR đạt 4,66 ở vụ Xuân 2009 đối với chế phẩm NH1 và 3,89 ở vụ Xuân 2010
đối với chế phẩm PC); ở mức bón 30 kg/ha vẫn có sức hấp dẫn đối với người sản xuất vì
VCR>3; riêng mức bón 25 kg/ha và 45 kg/ha tuy có lãi nhưng VCR<3 nên chưa có sức
thuyết phục đối với người sản xuất.
2.81
3.89
4.47
3.6
4.66
4.8
2.53
3.74
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
25 30 35 40 45
Liều lượng CP (kg/ha)
VC
R
Chế phẩm PC
Chế phẩm NH1
Hình 1. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm VKNS với các liều lượng khác nhau nhiễm
cho lạc
3.2. Thử nghiệm chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc ở một số vùng trồng lạc ở
Thừa Thiên Huế
Để khẳng định hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc ở
Thừa Thiên Huế chúng tôi tiến hành thử nghiệm chế phẩm ngoài đồng ruộng ở 5 địa
điểm, kết quả được thể hiện qua bảng 3, 4, 5 và hình 2.
3.2.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm VKNS đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất lạc
Kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiễm chế phẩm VKNS có ảnh hưởng tốt đến các
yếu tố cấu thành năng suất, dẫn đến năng suất thực thu ở các công thức này cao hơn hẳn
công thức đối chứng (tăng từ 6,67 – 32,65% so với đối chứng).
Bảng 3. Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc
Công thức
Tổng số
quả/cây
(quả)
Số quả
chắc/cây
(quả)
P100 quả
(g)
P100 hạt
(g)
NSTT
(tạ/ha)
NSTT
so với
ĐC
(%)
VCR
Thí nghiệm ở Quảng Vinh, Quảng Điền
Đối chứng 27,60b 15,73b 130,00b 67,96c 25,99b - -
14
Chế phẩm NH1 30,60a 19,00a 133,67a 69,71b 28,63a 110,16 2,41
Chế phẩm PC 31,67a 20,13a 134,30a 75,09a 30,11a 115,85 3,77
Thí nghiệm ở Hương Chữ, Hương Trà
Đối chứng 22,27b 13,67b 123,40b 49,76b 32,25b - -
Chế phẩm NH1 26,13a 17,76a 142,61a 62,64a 36,05a 113,18 3,47
Chế phẩm PC 24,33ab 16,16a 140,06ab 56,22ab 34,40a 106,67 1,97
Thí nghiệm ở Phú Mậu, Phú Vang
Đối chứng 19,40b 9,13c 108,1a 50,3b 22,05b - -
Chế phẩm NH1 26,67a 11,87b 115,2a 53,2a 28,50a 129,25 5,90
Chế phẩm PC 24,00ab 14,73a 121,4a 52,1ab 29,25a 132,65 6,58
Thí nghiệm ở Hương Long, thành phố Huế
Đối chứng 19,20b 15,20b 116,35b 62,26a 25,25b - -
Chế phẩm NH1 26,39a 19,54a 138,21a 64,87a 30,84a 122,14 5,11
Chế phẩm PC 25,80a 19,07a 137,11a 65,09a 29,95a 118,61 4,30
Thí nghiệm ở TT NCCT Tứ Hạ, Hương Trà
Đối chứng 27,22b 16,15b 106,33a 64,23b 29,35b - -
Chế phẩm NH1 35,24a 20,54a 111,03a 67,33a 32,30a 110,05 2,70
Chế phẩm PC 34,85a 21,18a 110,67a 68,67a 33,92a 115,57 4,18
(Ghi chú: các công thức được biểu thị cùng một chữ cái thể hiện sự sai khác nhau không
có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05).
2.41
3.47
5.9
5.11
2.7
3.77
1.97
6.58
4.3 4.18
0
1
2
3
4
5
6
7
Quảng Vinh Hương Chữ Phú Mậu Hương Long TTNCCT
V
C
R Chế phẩm NH1
Chế phẩm PC
Hình 2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm VKNS ở một số vùng trồng lạc
15
Phân tích hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm VKNS nhiễm cho lạc thông
qua chỉ số VCR (hình 2) cho thấy ở các địa điểm khác nhau hiệu quả của từng chế phẩm
cũng thể hiện khác nhau, trong đó thể hiện rõ nét nhất là ở Phú Mậu, Phú Vang có chỉ số
VCR đạt cao nhất (VCR NH1 đạt 5,90 và VCR PC đạt 6,58), tiếp đến là Hương Long, thành
phố Huế; 3 địa điểm còn lại tương đương nhau. So với đối chứng, chế phẩm NH1 có hiệu
quả cao hơn so với chế phẩm PC (thí nghiệm ở Hương Chữ, Hương Trà và Hương Long,
thành phố Huế), các địa điểm còn lại chế phẩm PC có hiệu quả cao hơn.
3.2.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm VKNS đến một số chỉ tiêu hóa tính
của đất trồng lạc
Để đánh giá khả năng cải thiện tính chất hóa học của đất nhờ khả năng cố định
đạm của VKNS với cây họ Đậu chúng tôi tiến hành phân tính một số chỉ tiêu hóa tính
chủ yếu của đất và thu được kết quả ở bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hưởng của chế phẩm VKNS đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng lạc
Công thức pHKCl Mùn (%) N (%)
Thí nghiệm tại Trung tâm NCCT Tứ Hạ
Trước thí nghiệm 5,86 1,02 0,068
Đối chứng 5,89 1,08 0,072
Chế phẩm NH1 5,92 1,35 0,087
Sau
thí nghiệm
Chế phẩm PC 5,95 1,43 0,088
Thí nghiệm tại Phú Mậu, Phú Vang
Trước thí nghiệm 3,62 1,30 0,091
Đối chứng 3,76 1,50 0,098
Chế phẩm NH1 3,70 1,71 0,126
Sau
thí nghiệm
Chế phẩm PC 3,75 1,74 0,102
Thí nghiệm tại HTX Hương Long, thành phố Huế
Trước thí nghiệm 4,65 0,88 0,042
Đối chứng 4,73 1,24 0,047
Chế phẩm NH1 4,76 1,62 0,077
Sau
thí nghiệm
Chế phẩm PC 4,70 1,45 0,072
Qua kết quả phân tích ở bảng 4 chúng tôi nhận thấy việc tác động các biện pháp
kỹ thuật hợp lý trong khi trồng lạc có tác dụng cải thiện tính chất hóa học của đất, đặc
16
biệt là những công thức có sử dụng chế phẩm VKNS làm pH đất ở tất cả các công thức
sau thí nghiệm đều tăng so với trước thí nghiệm không nhiều.
Các công thức nhiễm chế phẩm VKNS đều có hàm lượng mùn và đạm tổng số trong
đất sau thí nghiệm tăng lên so với trước thí nghiệm cũng như so với đối chứng. Hàm lượng
mùn tổng số trong đất ở các công thức sau thí nghiệm đều cao hơn trước thí nghiệm từ 0,04
– 0,74%, hàm lượng đạm tổng số cũng nhiều hơn từ 0,001 – 0,035%. So với công thức
không sử dụng chế phẩm VKNS, 2 công thức sử dụng chế phẩm đều có hàm lượng mùn
nhiều hơn 0,21 – 0,43% và đạm tổng số cũng nhiều hơn 0,004 – 0,030%.
3.2.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm VKNS đến số lượng vi sinh vật
trong đất trồng lạc
Khi chủ động nhiễm VKNS vào hạt giống trước khi gieo sẽ ảnh hưởng đến
đặc tính sinh học đất trồng lạc. Qua phân tích số lượng một số nhóm VSV chủ yếu
trong đất trồng lạc trước và sau thí nghiệm ở các công thức chúng tôi thu được kết
quả ở bảng 5.
Bảng 5. Ảnh hưởng của việc nhiễm VKNS đến số lượng VSV trong đất trồng lạc
(Tầng 0 – 30 cm)
Công thức
VK tổng số
(x1010CFU/g đất)
VK NS
(x106CFU/g đất)
VSV
phân giải lân
(x106CFU/g đất)
Thí nghiệm tại TT NCCT Tứ Hạ
Trước thí nghiệm 187,10 10,70 6,30
Đối chứng 228,03 18,51 7,90
Chế phẩm NH1 319,17 24,03 14,20
Sau
TN
Chế phẩm PC 305,23 21,51 13,43
Thí nghiệm tại Phú Mậu, Phú Vang
Trước thí nghiệm 155,92 7,86 3,15
Đối chứng 156,04 11,37 4,49
Chế phẩm NH1 188,45 23,19 9,63
Sau
TN
Chế phẩm PC 176,04 24,22 11,72
Thí nghiệm tại Hương Long, thành phố Huế
Trước thí nghiệm 198,62 12,16 5,81
Đối chứng 201,38 18,04 6,03
Chế phẩm NH1 285,93 27,15 12,70
Sau
TN
Chế phẩm PC 267,59 26,84 11,85
17
Kết quả phân tích cho thấy: so với đất trước thí nghiệm, khi sử dụng chế phẩm
VKNS đã làm tăng đáng kể các nhóm VSV trong đất:
Tổng số vi khuẩn trong đất ở công thức nhiễm chế phẩm NH1 tăng 1,21 – 1,71
lần và công thức nhiễm chế phẩm PC tăng 1,13 – 1,63 lần. Số lượng VKNS ở công thức
nhiễm chế phẩm NH1 tăng 2,23 – 2,95 lần và công thức nhiễm chế phẩm PC tăng 2,01 –
3,08 lần. Số lượng nhóm VSV phân giải lân ở các công thức sử dụng chế phẩm cũng
tăng từ 2,19 – 3,06 lần (công thức dùng chế phẩm NH1) và tăng từ 2,04 – 3,72 lần (công
thức dùng chế phẩm PC).
So với công thức đối chứng, các công thức sử dụng chế phẩm cũng có vi khuẩn
tổng số nhiều gấp 1,13 – 1,42 lần, VKNS nhiều gấp 1,16 – 2,99 lần và vi sinh vật phân
giải lân nhiều gấp 1,70 – 2,61 lần.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
- Kết quả nhiễm chế phẩm VKNS cho lạc L14 và lạc Giấy với các liều lượng
khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Trong
đó mức bón 35 kg chế phẩm/ha cho NSTT cao nhất, so với đối chứng NSTT tăng
35,47% đối với chế phẩm phối chế từ chủng NH1 (vụ Xuân 2009); đối với chế phẩm
phối chế từ chủng PC thì NSTT tăng 15,85% (vụ Xuân 2010). Hiệu quả kinh tế ở mức
bón 35 kg cũng đạt cao nhất, chỉ số VCR đạt 4,8 đối với chế phẩm NH1 (vụ Xuân 2009) và
đạt 4,47 đối với chế phẩm PC (vụ Xuân 2010).
- Khi sử dụng chế phẩm VKNS từ chủng NH1 hoặc chủng PC nhiễm cho lạc ở
một số vùng ở Thừa Thiên Huế đã mang lại hiệu quả rõ rệt. NSTT tăng so với đối chứng
từ 10,05 – 29,25% đối với chế phẩm NH1 và tăng từ 6,67 – 32,65% đối với chủng PC.
Chỉ số VCR cũng biến động từ 2,41 – 5,90 đối với chế phẩm NH1 và từ 1,97 – 6,58 đối
với chủng PC.
- Chế phẩm VKNS từ chủng NH1 và chủng PC khi nhiễm vào lạc không những
duy trì và cải thiện tính chất hóa học của đất như hàm lượng mùn, lân tổng số, đạm tổng
số mà còn làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất trồng lạc. Số lượng vi khuẩn
tổng số trong đất ở các công thức sử dụng chế phẩm nhiều gấp 1,13 – 1,42 lần, số lượng
VKNS nhiều gấp 1,16 – 2,99 lần và số lượng vi sinh vật phân giải lân cũng nhiều gấp
1,70 – 2,61 lần so với đối chứng.
4.2. Đề nghị
- Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm VKNS đang còn hạn chế, vì vậy cần đẩy mạnh
công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân góp phần nâng
cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế và môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
18
- Trước mắt có thể sử dụng chế phẩm NH1 hoặc PC nhiễm cho lạc ở Thừa Thiên
Huế với liều lượng 30 – 35 kg chế phẩm/ha trên nền phân bón: 6 tấn phân chuồng (hoặc
3 tấn phân chuồng + 3 tạ lân HCVS), 20 – 30 kgN, 60 kgP2O5, 60 kgK2O và 400 kg vôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Hưng và cộng sự, Phân bón vi sinh, Nxb. Nông nghiệp, 2007.
2. Lê Văn Khoa và cộng sự. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng.
Nxb. Giáo dục, 2000.
3. Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), Nguyễn Đường, Hoàng Hải, Vũ Thị Hoan. Giáo trình
sinh học đất, Nxb. Giáo dục, 2007, 103-114.
4. Chu Thị Thơm (Chủ biên), Kỹ thuật sản xuất, chế biến và sử dụng phân bón, Nxb. Lao
động, 2006.
5. USDA – Agriculture statics, Peanut market indicators, National center for Peanut
compertiviveness, USA, 2006.
EFFECIENCY OF BACTERIAL NODULE BIOLOGICAL PRODUCT
APPLICATION FOR GROUNDNUT (ARACHIS HYPOGAEA L.)
IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Tran Thi Xuan An, Tran Thi Xuan Phuong, Truong Thi Dieu Hanh, Nguyen Ba Hai
College of Agriculture and Forestry, Hue University
Abstract. Two biological products were produced from the isolate VKNS NH1 and
PC seprately which were isolated in the growing area of groundnut in Thua Thien
Hue province. The field trial the spring season 2009 - 2010 results in clear effects.
The actual yield was higher than that of the control by 10,05 – 29,25% when the
biological product of the isolate NH1 was applied and the yield increased by 6,67 –
32,65% for application of the biological product of the isolate PC. The VCR index
of isolate NH1 varied from 2,41 – 5,90 and the one of siolate PC was from 1,97 –
6,58. Biological product of bacterial nodules plays an important role in the
improvement of chemical and biological propertities of soil for growing groudnut.
The amount of organic matter, total P2O5, total N and number of beneficial
microorganisims in the soil dramaticaly increased in comparison with the control.
The amount of bacteria in the soil with biological products increased by 1,13 – 1,42
times and the level of bacterial nodules (Rhizobium) were 1,16 – 2,99 times higher;
the amount of solubile photphorus microorganisms were enriched by 1,16 – 2,99
times as well.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110_1801_3708_2117980.pdf