Tài liệu Hiệu quả của ứng dụng đoạn phim ngắn trong phương pháp giảng dạy kỹ năng điều dưỡng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 265
HIỆU QUẢ CỦA ỨNG DỤNG ĐOẠN PHIM NGẮN
TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ NĂNG ĐIỀU DƯỠNG
Đoàn Thị Anh Lê*, Phạm Thị Ánh Hương*, Trần Thị Hồng Thắm*, Trần Mỹ Bình*,
Đặng Thị Minh Phượng*, Nguyễn Thị Kim Oanh*, Trần Thị Thùy Dung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ứng dụng đoạn phim ngắn trong giảng dạy kỹ năng điều dưỡng lên kết
quả thi thực hành của sinh viên; tìm hiểu quan điểm của sinh viên về tính khả thi và khả năng chấp nhận của
phương pháp giảng dạy được ứng dụng.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu bán can thiệp có nhóm chứng và định tính: 102 sinh viên cử nhân
hộ sinh khóa 2014 – 2018 (nhóm chứng) và 80 sinh viên cử nhân hộ sinh khóa 2015 – 2019 (nhóm can thiệp). Kết
quả thi thực hành của hai nhóm được so sánh để đánh giá hiệu quả của can thiệp. Phỏng vấn bán cấu trúc để tìm
hiểu quan điểm của đối tượng nghiên cứu trong nhóm can thiệp về phương...
11 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của ứng dụng đoạn phim ngắn trong phương pháp giảng dạy kỹ năng điều dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 265
HIỆU QUẢ CỦA ỨNG DỤNG ĐOẠN PHIM NGẮN
TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ NĂNG ĐIỀU DƯỠNG
Đoàn Thị Anh Lê*, Phạm Thị Ánh Hương*, Trần Thị Hồng Thắm*, Trần Mỹ Bình*,
Đặng Thị Minh Phượng*, Nguyễn Thị Kim Oanh*, Trần Thị Thùy Dung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của ứng dụng đoạn phim ngắn trong giảng dạy kỹ năng điều dưỡng lên kết
quả thi thực hành của sinh viên; tìm hiểu quan điểm của sinh viên về tính khả thi và khả năng chấp nhận của
phương pháp giảng dạy được ứng dụng.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu bán can thiệp có nhóm chứng và định tính: 102 sinh viên cử nhân
hộ sinh khóa 2014 – 2018 (nhóm chứng) và 80 sinh viên cử nhân hộ sinh khóa 2015 – 2019 (nhóm can thiệp). Kết
quả thi thực hành của hai nhóm được so sánh để đánh giá hiệu quả của can thiệp. Phỏng vấn bán cấu trúc để tìm
hiểu quan điểm của đối tượng nghiên cứu trong nhóm can thiệp về phương pháp giảng dạy mới được áp dụng.
Kết quả: Ứng dụng đoạn phim ngắn đã có tác động tích cực lên kết quả học thực hành môn của sinh viên (p
= 0,001). Nhận thức của sinh viên về phương pháp này nhìn chung mang tính tích cực, có tính khả thi và có khả
năng chấp nhận được. Nghiên cứu này đã cho ta thấy các ưu điểm cũng như một số hạn chế của phương pháp
giảng dạy được can thiệp.
Kết luận: Ứng dụng đoạn phim ngắn trong giảng dạy các kỹ năng điều dưỡng cơ sở có hiệu quả đáng kể lên
kết quả học thực hành của sinh viên. Các nội dung bàn luận đưa ra liên quan đến việc tăng tính khả thi và tính
ứng dụng của phương pháp giảng dạy được áp dụng.
Từ khóa: Kỹ năng điều dưỡng, phim, tính khả thi, tính chấp nhận.
ABSTRACT
EFFECTS OF APPLYING SHORT VIDEOS ON TEACHING FUNDAMENTAL OF NURSING SKILLS
Doan Thi Anh Le, Pham Thi Anh Huong, Tran Thi Hong Tham, Tran My Binh, Dang Thi Minh
Phuong, Nguyen Thi Kim Oanh, Tran Thi Thuy Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 265 – 275
Objectives: Evaluate the effects of applying short videos in teaching nursing skills on students’ results of
practice exam; and explore students’ views about the feasibility and acceptability of the teaching method applied.
Participants – Methods: Quasi experiment and qualitative design: 102 midwifery students course 2014 –
2018 (control group) and 80 midwifery students course 2015 – 2019 (experimental group: short videos
application in teaching skills). The results of the practice exam were compared to assess the effects of the
intervention. Semi structured interviews were conducted to investigate the views of participants in the
experimental group on the new teaching method.
Results: Results indicate that the application of short videos has a positive impact on students’ results of
practice exam (p = 0.001). Students’ perceptions of this approach are generally positive, feasible, and acceptable.
This study shows the advantages as well as the limitations of the teaching methods are used.
Conclusions: Applying short videos in teaching fundamental of nursing skills has a significant effect on
student learning outcomes. The issues are discussed related to increasing the feasibility and acceptability of
**Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Thị Anh Lê, ĐT: 098.903.5428, Email: doanthianhle@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 266
teaching method applied.
Keywords: Nursing skills, videos, feasibility, acceptability.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giảng dạy điều dưỡng, giảng dạy kỹ
năng tại phòng thực hành đóng vai trò rất quan
trọng: giúp sinh viên ứng dụng kiến thức đã học,
làm tăng sự tự tin, tăng động lực học tập, đem
lại sự an toàn cho sinh viên và cả người bệnh tại
lâm sàng(5); mang lại một môi trường học tập
được bảo vệ cho phép xảy ra những sai phạm(9).
Trước đây, tại khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật
Y học, Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh, để
chuẩn bị cho mỗi buổi học kỹ năng môn Điều
dưỡng cơ bản trên lớp, sinh viên được yêu cầu
đọc bảng kiểm về kỹ năng sẽ học trước khi đến
lớp. Phương pháp giảng dạy đã được xây
dựng dựa trên phương pháp giảng dạy 4 bước
của Peyton(2). Theo cách dạy trên, sinh viên có
cơ hội đọc hướng dẫn thực hiện kỹ năng dựa
vào bảng kiểm và việc thể hiện kỹ năng đó
như thế nào thì sinh viên chỉ có một cơ hội duy
nhất khi đến lớp và được quan sát giáo viên
trình diễn kỹ năng. Qua quan sát và kinh
nghiệm giảng dạy cho thấy một số sinh viên
đã không tích cực trong việc chuẩn bị bài trước
khi đến lớp. Điều này đã hạn chế tính chủ
động của sinh viên khi học thực hành.
Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định
ảnh hưởng tích cực của việc xem phim lên việc
học của sinh viên: xem phim khi học thực hành
là phương pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng
ngoại khoa của sinh viên y khoa(8). Khi dạy các
kỹ năng thực hành lâm sàng, giảng dạy trực
tuyến dựa trên phim hiệu quả hơn dựa trên
giảng dạy bằng ngôn ngữ(1); sử dụng đoạn phim
ngắn trong giảng dạy các kỹ năng lâm sàng có
hiệu quả hơn so với phương pháp giảng dạy
truyền thống mặt đối mặt(3). Sử dụng phim ảnh
trong giảng dạy kỹ năng giúp cải thiện điểm số
của sinh viên về kỹ năng đó(4). Phương pháp sử
dụng các đoạn phim hướng dẫn kỹ năng được
đưa lên trang web trong giảng dạy môn thăm
khám thể chất bằng đã cải thiện kỹ năng thăm
khám của sinh viên y khoa năm nhất(5).
Để nâng cao hiệu quả cho việc học kỹ năng
của sinh viên điều dưỡng trong phòng thực
hành, nhiều chiến lược đã được chúng tôi ứng
dụng như cải tiến phương pháp giảng dạy, đầu
tư trang thiết bị, mô hình hiện đại tại phòng thực
hành và cải tiến phương pháp lượng giá. Và một
trong những cải tiến phương pháp giảng dạy là
ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo. Đây được cho là một
phương pháp học tích cực với môi trường học
mở, tiếp cận công nghệ thông tin mang đến cho
người học nhiều cơ hội học tập để mang lại sự
thành công. Việc học trực tuyến như xem phim
ảnh giúp người học chủ động hơn, rèn luyện khả
năng tự học và giúp chuyển tải được một lượng
thông tin lớn hơn. Do vậy, cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho chúng tôi
tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp
giảng dạy các kỹ năng của điều dưỡng bằng
cách sử dụng các đoạn phim huấn luyện kỹ
năng từ các trang uy tín trên Internet.
Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc ứng
dụng công nghệ này trong giảng dạy kỹ năng
trong môn Điều dưỡng cơ sở 1 (ĐDCS 1) lên
kết quả thi cuối môn của sinh viên, đồng thời
tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tính khả
thi và khả năng chấp nhận của việc áp dụng
phương pháp giảng dạy này, nhóm nghiên
cứu tìm trên các trang mạng internet có uy tín
để chọn lọc các đoạn phim mô tả các kỹ năng
thực hành điều dưỡng một cách chính xác an
toàn và đúng nguyên tắc liên quan đến các kỹ
năng thuộc môn ĐDCS 1 giảng dạy để sử
dụng trong việc cung cấp tài liệu học tập cho
sinh viên trước khi đến lớp.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của ứng dụng đoạn
phim ngắn trong giảng dạy kỹ năng điều
dưỡng lên kết quả thi phần thực hành môn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 267
ĐDCS 1 của sinh viên.
Tìm hiểu quan điểm của sinh viên về tính
khả thi và khả năng chấp nhận của việc ứng
dụng đoạn phim ngắn về kỹ thuật điều dưỡng
trong giảng dạy thực hành môn ĐDCS 1.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bán can thiệp có nhóm chứng và
nghiên cứu định tính.
Đối tượng nghiên cứu
102 sinh viên cử nhân chính quy (CNCQ) hộ
sinh khóa 2014 – 2018 (nhóm chứng); 80 sinh
viên CNCQ hộ sinh khóa 2015 – 2019 (nhóm can
thiệp): ứng dụng đoạn phim ngắn trong giảng
dạy phần thực hành môn ĐDCS1 với quy trình
giảng dạy được thay đổi như sau:
Chuẩn bị
Sinh viên được yêu cầu đọc bảng kiểm và
xem phim về kỹ năng trước khi đến lớp; ghi chú
lại sự khác biệt giữa kỹ thuật trên phim và theo
bảng kiểm.
Bước 1: Sinh viên xem đoạn phim về kỹ năng
tại lớp và ghi chú lại sự khác biệt giữa kỹ thuật
trên phim và kỹ thuật theo bảng kiểm;
Bước 2: Giáo viên trình diễn kỹ thuật dựa
trên quy trình chuẩn với sự giải thích cụ thể
từng bước;
Bước 3: Giáo viên giải đáp các thắc mắc của
sinh viên về quy trình kỹ thuật đã quan sát cũng
như những thắc mắc về sự khác biệt giữa quy
trình kỹ thuật trên phim và quy trình kỹ thuật
giáo viên đã trình diễn;
Bước 4: Sinh viên thực hành kỹ thuật dưới sự
giám sát của giáo viên và các sinh viên khác;
Bước 5: Giáo viên giải đáp thắc mắc và lượng
giá một vài sinh viên, cho phản hồi, hướng dẫn
cách xử lý một vài tình huống có thể xảy ra khi
thực hiện kỹ năng.
Tiêu chí chọn đoạn phim kỹ năng
Các nguồn có độ tin cậy cao trên Internet
như: Medical videos; khác biệt với quy trình
chuẩn đang giảng dạy về trang thiết bị dụng cụ
và cách thức thực hiện với độ khác biệt không
quá 20%; đảm bảo nguyên tắc cơ bản: vô khuẩn,
nguyên tắc chung khi thực hiện kỹ năng.
Kỹ thuật chọn mẫu
Lấy mẫu thuận tiện (tất cả sinh viên lớp
CNCQ hộ sinh 2014 và 2015)
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Sinh viên CNCQ hộ sinh năm 2, chưa học
môn ĐDCS 1 trước đây; tham gia lớp học đầy
đủ; đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đủ điều kiện dự thi thực hành
ĐDCS1; vắng thi thực hành ĐDCS1
Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Áp dụng đúng những tiêu chí chọn vào và
tiêu chí loại trừ. Ngoài ra, đặc tính dân số và xã
hội học của sinh viên ở cả hai nhóm đều được
đánh giá để đảm bảo không có sự khác biệt đáng
kể giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp.
Giảng dạy: giảng viên tham gia giảng dạy
cho cả hai nhóm đều là những giảng viên trong
Đơn vị Huấn luyện kỹ năng (ĐV HLKN) để đảm
bảo nội dung giảng dạy tương tự nhau, chỉ thay
đổi về quy trình giảng dạy như mô tả ở trên cho
nhóm can thiệp.
Đánh giá: hình thức thi, cách tổ chức thi và
nội dung đề thi cũng thống nhất cho cả hai
nhóm, bao gồm 3 phần thi: kỹ năng thăm khám
thể chất, kỹ năng điều dưỡng cơ bản khác trong
môn ĐDCS1, và xử lý một tình huống; cả hai
nhóm đều được đánh giá bởi cùng một nhóm
giảng viên của ĐV HLKN đều được huấn luyện
và thống nhất cách chấm trước khi chấm điểm
để đảm bảo không có sự khác biệt về cách chấm
thi; chấm theo thang điểm 10 và dựa trên cùng
các bảng kiểm chấm thi kỹ năng được sử dụng
tại Đơn vị.
Phương pháp thực hiện và công cụ
Giai đoạn 1
Sinh viên trong nhóm chứng được học môn
ĐDCS 1 vào năm học 2015 - 2016 theo phương
pháp cũ và trong nhóm can thiệp được học vào
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 268
năm học 2016 - 2017 theo phương pháp mới
(ứng dụng đoạn phim ngắn) được đánh giá kết
quả thi thực hành khi kết thúc môn học. Trước
khi đánh giá, giảng viên chấm thi được huấn
luyện và thống nhất cách chấm thi.
Giai đoạn 2
Sau khi thi kết thúc môn hai tuần (sau khi
điểm thi đã được công bố), 77 sinh viên trong
nhóm can thiệp được chia làm 4 nhóm (tương
đương với bốn nhóm nhỏ khi học thực hành)
tham gia phỏng vấn nhóm tập trung với một
thành viên trong nhóm làm nghiên cứu. Hình
thức phỏng vấn được áp dụng là phỏng vấn bán
cấu trúc được thực hiện bởi một tác giả trong
nhóm nghiên cứu, người không trực tiếp giảng
dạy kỹ năng cho hai nhóm đối tượng. Nội dung
các chủ đề phỏng vấn xoay quanh các câu hỏi
mở như: ưu điểm; hạn chế; tính khả thi và khả
năng chấp nhận của phương pháp giảng dạy
được áp dụng. Cuộc phỏng vấn được diễn ra
trong một phòng học của ĐV HLKN trong thời
gian khoảng 30 phút cho mỗi nhóm.
Thu thập và xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để nhập
và phân tích số liệu. Đặc điểm dân số của mẫu
nghiên cứu được mô tả bằng trung bình (độ lệch
chuẩn) đối với biến định lượng hoặc n (%) đối
với các biến danh định. Sự khác biệt về đặc điểm
dân số học của hai nhóm lần lượt được đánh giá
bằng phép kiểm chi bình phương hoặc Fisher’s
Exact test (đối với biến danh định) và T-test đối
với biến giá trị định lượng. Sự khác biệt trong
kết quả thu được về biến kết cuộc giữa nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm được đánh giá
bằng phép kiểm định t-test nhằm kiểm định giả
thuyết khoa học của nghiên cứu.
Nội dung phỏng vấn đã được thu âm và gỡ
băng chi tiết bằng cách đánh máy để chuyển đổi
dữ liệu thành văn bản viết theo đúng trình tự
phỏng vấn đã diễn ra bởi thành viên của nhóm
nghiên cứu đã trực tiếp thực hiện phỏng vấn.
Tiếp đó, dữ liệu được phân tích theo từng chủ đề
để xác định các khái niệm chính xuất hiện từ dữ
liệu cũng được thực hiện bởi thành viên ở trên.
Sau đó, các dữ liệu đã được mã hóa được xem
xét lại bởi các thành viên còn lại trong nhóm
nghiên cứu để viết kết quả nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Từ danh sách vào đầu năm hai của hai lớp
CNCQ hộ sinh 2014 và 2015, sinh viên được
chọn dựa theo các tiêu chí chọn mẫu và loại trừ
và đã chọn được 100 sinh viên ở nhóm chứng
do có 02 sinh viên không tham gia lớp học (tỷ
lệ phản hồi: 98%) và 77 sinh viên ở nhóm can
thiệp, có 01 sinh viên không tham gia lớp học
và 02 sinh viên vắng thi thực hành (tỷ lệ phản
hồi: 96%), kết quả như sau:
Đặc tính dân số học của mẫu nghiên cứu
Bảng 1 cho thấy ở cả hai nhóm, giới tính
100% là nữ; độ tuổi trung bình là 20,35 (± 0,76)
trong nhóm chứng và 20,25 (± 0,59) trong nhóm
can thiệp; đa số đều có hộ khẩu thường trú tại
các tỉnh 98% (nhóm chứng) và 98,7% (nhóm can
thiệp); trên 80% sống ở phòng trọ (81%: nhóm
chứng và 81,8%: nhóm can thiệp); phần lớn sinh
viên sống trong phòng có 2 người trở lên với
81% ở nhóm chứng, và nhóm can thiệp là 88,3%;
trên 90% sinh viên chưa có chứng chỉ Anh văn
tại thời điểm nghiên cứu; điểm trung bình học
tập năm 1 và năm 2 là 6,38 (± 0,39) ở nhóm
chứng và 6,39 (± 0,44) ở nhóm can thiệp.
Bảng 1. Đặc tính dân số xã hội và sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng
Đặc tính
Nhóm chứng
(n=100)
Nhóm can thiệp
(n=77)
Phép kiểm định Giá trị p
Tuổi Trung bình (±Độ lệch chuẩn) 20,35 (±0,76) 20,25 (±0,59) T-test (t=0,988; df=175) 0,324
Giới Nữ 100 (100%) 77 (100%)
Thường trú
TP.HCM 4(4%) 1 (1,3%)
Fisher’s Exact Test 0,389
Tỉnh 96(96%) 76 (98,7%)
Chỗ ở tại
TP.HCM
Nhà 1(1%) 0 (0%) Fisher’s Exact Test
(0,731)
1,000
Ký túc xá 18 (18%) 14 (18,2%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 269
Đặc tính
Nhóm chứng
(n=100)
Nhóm can thiệp
(n=77)
Phép kiểm định Giá trị p
Phòng trọ 81 (81%) 63 (81,8%)
Điều kiện sống
1 người/phòng 19(19%) 9 (11,7%) Pearson Chi-Square
(1,746; df=1)
0,217
2 người trở lên/phòng 81(81%) 68(88,3%)
Trình độ Anh
văn
Có chứng chỉ anh văn
(A,B,C,Toeic, Ielts)
6 (6%) 1 (1,3%) Fisher’s Exact Test
(2,531; df=1)
0,140
Không có chứng chỉ anh văn 94 (94%) 76 (98,7%)
Điểm trung bình
năm 1
Trung bình ± độ lệch chuẩn
6,38
(±0,39)
6,39 (±0,44)
T-test
(t=-0,233; df=175)
0,816
Bảng 1 còn cho thấy cả 2 nhóm đều có các
đặc tính nền tương tự nhau, các phép kiểm định
t-test (biến tuổi, điểm trung bình năm 1 và năm
2), Chi bình phương (biến điều kiện sống),
Fisher’s exact test (biến thường trú, Chỗ ở, trình
độ Anh văn) đều cho kết quả p>0,05. Điều này
cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về đặc
tính dân số học của cả 2 nhóm.
Bảng 2. Đặc điểm về cách thức xem phim kỹ năng
của nhóm can thiệp
Đặc điểm Tần số
Phần
trăm (%)
Địa điểm xem phim
Nhà/ Phòng trọ 74 96,1
Thư viện 0 0
Dịch vụ internet 3 3,9
Phương tiện để xem
phim
Máy tình bàn 0 0
Laptop 25 32,5
Điện thoại 52 67,5
Người xem phim cùng
1 mình 72 93,5
Với bạn 5 6,5
Thời gian xem phim
trước khi đến lớp
Trước khi học 1
ngày
74 96,1
Khi có thời gian 2 2,6
Ít khi xem 1 1,3
Bảng 2 cho thấy ở nhóm can thiệp đa số xem
phim tại nhà (74%), xem bằng điện thoại (52%),
xem 1 mình (93,5%) và thời gian xem phim là
một ngày trước khi đến lớp học (96,1%). Kết quả
trên cho thấy sinh viên không sử dụng máy tính
trong thư viện để xem phim mà xem phim tại
nhà và chủ yếu là xem trên điện thoại di động.
Điều này thể hiện đặc điểm của giới trẻ, thích
tiếp cận các phương tiện hiện đại (smartphone)
hơn là sử dụng phương tiện truyền thống (xem
phim bằng máy tính bàn) hoặc việc tiếp cận xem
phim tại thư viện không thuận tiện. Thời điểm
mà sinh viên chọn xem phim là 1 ngày trước khi
học mặc dù đĩa phim đã được chuyển đến sinh
viên vào đầu khóa học. Điều này có thể bị ảnh
hưởng bởi lịch học của dày đặc nên không có
thời gian chuẩn bị trước (hầu như đều học tất cả
các buổi sáng chiều trong tuần đối với sinh viên
năm 2). Đồng thời, với kết quả trên cũng cho
thấy rằng trên 95% sinh viên đã chấp hành rất tốt
yêu cầu của môn học là phải xem phim trước khi
đến lớp học.
Hiệu quả của ứng dụng các phim ngắn về kỹ
thuật điều dưỡng trong giảng dạy thực hành
môn ĐDCS 1 lên kết quả thi phần thực hành
của sinh viên
Bảng 3. Kết quả và sự khác biệt trong kết quả thi
phần thực hành môn ĐDCS 1 ở hai nhóm
Biến số
Trung bình (±Độ lệch
chuẩn)
T-test
Nhóm đối
chứng
n=100
Nhóm can
thiệp
n=77
t; df p
Điểm thi
phần thực
hành môn
ĐDCS1
6,41±1,01 6,92±0,97 t (175) = -3,41 0,001**
Bảng 3 cho thấy điểm thi ở nhóm chứng là
6,41 (± 1,01) và ở nhóm can thiệp là 6,92 (±
0,97); và có một sự khác biệt đáng kể về điểm
thi thực hành của cả 2 nhóm (p < 0,05). Việc
ứng dụng đoạn phim ngắn đã có tác động tích
cực lên kết quả học thực hành của sinh viên
trong nhóm can thiệp.
Nhận thức của sinh viên về tính khả thi và khả
năng chấp nhận của việc ứng dụng đoạn phim
ngắn trong giảng dạy thực hành môn ĐDCS 1
Kết quả được trình bày thành 2 phần: phần
đầu đánh giá nhận thức của sinh viên về ưu
điểm hoặc hạn chế của phương pháp học mới;
phần thứ hai tập trung vào tính khả khi và năng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 270
chấp nhận khi ứng dụng đoạn phim ngắn trong
giảng dạy thực hành.
Phương pháp mới tạo ra một môi trường dạy
và học hiệu quả
Tất cả 77 sinh viên trong nhóm phỏng vấn
đều chỉ ra rằng phương pháp cho sinh viên xem
phim trước khi đến lớp học này là một phương
pháp có tác động tích cực tới việc học thực hành
môn ĐDCS. Việc áp dụng cho sinh viên xem
đoạn phim kỹ năng trước khi học thực hành đã
tạo ra một môi trường dạy và học hiệu quả với
các đặc điểm sau:
Thúc đẩy sinh viên tham gia các hoạt động
học tập trong lớp học
Việc xem phim trước khi học đã giúp sinh
viên chủ động tham gia phát biểu và tăng sự
tương tác nhiều hơn với giảng viên trong giờ
học (tăng chủ động tương tác): “thắc mắc giơ tay
phát biểu nhiều hơn”.
Tiếp thu nội dung học tập nhanh hơn và nhớ
lâu hơn
Việc xem phim trước khi học giúp sinh viên
có một cái nhìn tổng quan về các bước của qui
trình kỹ thuật và khi đến lớp sẽ có nhiều tư duy
về qui trình kỹ thuật để có thể có những thắc
mắc và tò mò muốn làm sang tỏ vấn đề, làm
tăng sự chú ý hơn cho sinh viên khi tham gia lớp
học, ngoài ra còn tạo điều kiện cho sinh viên trao
đổi một cách tích cực với các bạn cùng lớp và
giảng viên giúp sinh viên hiểu rõ và sâu hơn các
bước của qui trình, tiếp thu bài nhanh hơn và
nhớ lâu hơn do được hiểu sâu và được lặp đi lặp
lại nhiều lần: “nhớ bài lâu hơn;”Giúp mình nhớ lâu
hơn”;“Tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu hơn, thay vì ở
nhà đọc bảng kiểm, coi phim rồi thì lên đây coi phim
nữa, rồi coi cô làm nữa, lát thực hành nữa thì sẽ nhớ
lâu hơn. Nói chung là mình được trải qua nhiều lần,
xem được nhiều vấn đề thực tế hơn”. Đồng thời,
trong buổi học có bước giáo viên trao đổi với
sinh viên về một số điểm khác biệt giữa phim và
nội dung trong bảng kiểm, và giải đáp thắc mắc
cho sinh viên. Sinh viên có ý kiến rằng việc giáo
viên giải thích sẽ giúp sinh viên hiểu rõ bài và sẽ
nhớ bài lâu hơn: “với lại khi đi học cô đã giải thích
tại sao sai, tụi em sẽ nhớ. Trong cái clip đó nó làm sai
chổ nào, cô giải thích sai như thế nào”; “có khi mình
hiểu sai mình hỏi cô, cô sẽ giải đáp cho mình nhớ lâu
hơn”; “xem có thắc mắc thì giáo viên giải thích
luôn”. Một số sinh viên cũng phát biểu rằng, học
từ phim ảnh sẽ tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn
so với việc chỉ đọc bảng kiểm như trước đây:
“tiếp thu từ phim ảnh sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn
so với việc đọc”.
Thời gian khởi động tạo không khí học tập
thoải mái
Việc xem phim trước khi học làm cho sinh
viên không còn thấy bỡ ngỡ khi bắt đầu buổi học
vì đã có sự chuẩn bị trước các nội dung sẽ học và
những thắc mắc chưa thể giải thích được để
tham gia thảo luận trong lớp với các bạn và
giảng viên, làm cho không khí học tập của buổi
học tích cực, sinh động hơn và có một số bạn khi
được giảng viên hay các bạn trong lớp cho thấy
mình đã hiểu đúng thì cảm thấy tự hào và tăng
phần thích thú đối với lớp học hơn; tạo ra sự
khởi đầu hứng khởi hơn trước khi bắt đầu học
giúp sinh viên có tinh thần học tập tốt hơn: “Sinh
động hơn”; “Vô lớp ổn định rồi coi video có tinh thần
hơn”; “giống như cái khởi đầu gây hứng khởi hơn”;
“mới ngủ dậy, đang buồn ngủ”.
Nâng cao kỹ năng tư duy tích cực
Xem phim trước sẽ giúp sinh viên có một cái
nhìn tổng quan về qui trình kỹ thuật và tăng sự
tư duy trước khi đến lớp, sự tò mò, thắc mắc
giúp cho các em có một sự thôi thúc tìm tòi ra
câu trả lời với nhiều hình thức như hỏi bạn, hỏi
anh chị lớp trên hay tìm trên sách vở, internet
để rồi khi đến lớp sự chia sẻ các thông tin mà đã
tìm thấy được giúp các em hoàn thiện hơn về
suy nghĩ của mình và nhận ra các lý do chính
đáng khi phải thực hiện các kỹ thuật một cách an
toàn và hiệu quả: “Ở nhà coi trước sẽ hình dung sẽ
lên học những gì”. Xem phim trước giúp sinh viên
chuẩn bị được tinh thần, yên tâm hơn trước khi
bắt đầu học: “chuẩn bị được tinh thần”; “chứ vô
ngồi chờ không biết mình học cái gì”.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 271
Ngoài ra, việc vừa xem phim vừa xem bảng
kiểm sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nội dung
trong bảng kiểm vì có một số bước nếu không
xem phim, sinh viên sẽ khó có thể tưởng tượng
ra được: “vừa coi phim vừa xem bảng kiểm sẽ hiểu
bảng kiểm nói gì, chứ xem bảng kiểm ko hiểu gì hết”;
“nhất là mấy cái băng bó”. Việc xem các đoạn
phim kỹ thuật còn giúp sinh viên biết được cũng
với kỹ năng này, các nước khác đã thực hiện như
thế nào: “với lại mình biết thế giới nó có khác
không?”.
Cung cấp nguồn tài liệu học thực hành hiệu
quả
Việc giáo viên cung cấp cho sinh viên đĩa
phim các kỹ thuật để xem còn giúp cho sinh viên
có nguồn tài liệu để nhắc nhỡ các em mỗi khi
quên một bước nào đó trong qui trình kỹ thuật,
hoặc ôn lại kỹ thuật để tham gia lượng giá giữa
kỳ hay cuối kỳ và thậm chí khi đi thực hành
bệnh viện nguồn tài liệu này đều giúp nhắc nhỡ
các em một cách dễ dàng vì qua phim ảnh việc
ôn lại các qui trình kỹ thuật vẫn dễ dàng hơn là
xem trên bảng kiểm: “có đĩa để ôn tập”, “tốt hơn”.
Cải thiện các thuật ngữ Tiếng Anh chuyên
ngành
Các đoạn phim đều được thuyết minh hoặc
phụ đề bằng Tiếng Anh giúp cho sinh viên làm
quen cải thiện dần thói quen đọc và nghe Tiếng
Anh của mình nhất là các từ anh văn chuyên
ngành và tăng thêm sự tự hào và tự tin về bản
thân khi dần hiểu hơn các đoạn phim bằng tiếng
Anh: “biết thêm mấy từ chuyên ngành”.
Tạo lòng yêu nghề
Khi xem các phim do được thực hiện từ các
điều dưỡng ở các nước tiên tiến làm kích thích
lòng yêu nghề và cảm thấy mắc dù là ở các nước
tiên tiến nhưng người nhân viên y tế đều cũng
phải làm các kỹ thuật chăm sóc người bệnh và sẽ
cảm thấy yêu nghề hơn mặc dù trang thiết bị
dụng cụ có khác biệt nhưng các em cũng cảm
thấy tự tin khi thấy việc thực hiện kỹ thuật ở
Việt Nam cũng như ở các nước tiên tiến khác:
“trang thiết bị hiện đại làm mình yêu nghề hơn”.
Nhận thức của sinh viên về phương pháp này
nhìn chung là mang tính tích cực, tất cả các sinh
viên trong nhóm can thiệp đều rất nhiệt tình
chấp nhận phương pháp này. Nghiên cứu này
đã cho thấy sinh viên cảm nhận nhận thức được
đây là một phương pháp có hiệu quả vì đã tạo ra
được một môi trường học tập tốt với các tính
chất: thúc đẩy sinh viên học tập; giúp sinh viên
dễ tiếp thu bài hơn và nhớ lâu hơn; tạo không
khí vui tươi, sôi nổi khi học, nâng cao kỹ năng tư
duy tích cực; cung cấp nguồn tài liệu học thực
hành hiệu quả; tạo lòng yêu nghề cũng như
nâng cao khả năng Tiếng Anh của sinh viên.
Pimparyon và cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ
giữa môi trường học tập và phương pháp giảng
dạy, cụ thể môi trường học tập sẽ dự đoán hiệu
quả một chiến lược giảng dạy như mong đợi(7).
Tính khả thi và khả năng chấp nhận
Thời điểm xem phim
Đa số sinh viên xem phim trước khi đến lớp
1 ngày, ngoài ra còn xem lại trong giai đoạn ôn
thi: “Tối hôm trước học, ôn thi cũng xem”; “rồi lên
trường xem”. Tuy nhiên, cũng có một số ít sinh
viên cho biết là cũng có một vài buổi học đã
không chuẩn bị bài bao gồm cả xem phim và đọc
bảng kiểm: “không phải hầu hết các buổi như vậy
nhưng sẽ có một số buổi như vậy”. Đa số sinh viên
đều cho rằng việc xem phim trước khi đi học
không làm mất thời gian và không ảnh hưởng
xấu đến việc học thực hành: “không làm mất thời
gian thực hành”. Sinh viên cũng cho biết thêm
rằng nếu không xem phim trước khi đến lớp sẽ
không thể hiểu bài, không tham gia phát biểu
mặc dù vẫn được xem thêm 1 lần tại lớp trước
khi bắt đầu học: “Còn nếu mình không xem ở nhà
thì mình coi cũng không hiểu gì luôn”; “Không xem
phim trước ở nhà vô lớp cô cho xem 1 lần vẫn bối
rối”. Sinh viên cảm thấy việc kết hợp xem phim
tại nhà và trên lớp sẽ hiệu quả hơn nếu như chỉ
xem một lần trên lớp: “Cảm thấy là nếu mình ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 272
nhà chuẩn bị tốt thì hiệu quả hơn nếu như xem có
một lần”. Một vài sinh viên cho rằng nên xem ở
nhà trước 2 lần thì mới nhớ được kỹ thuật: “Ở
nhà trung bình các bạn xem phim mà để mà nhớ phải
xem hai lần trước khi đến lớp”.
Nơi xem phim và người xem phim cùng
Đa số sinh viên xem phim trước tại nhà và
xem một mình. Một số ít đã xem chung cả nhóm
bằng hình thức livestream trên điện thoại rồi
cùng thảo luận: “Có bữa laptop bị hư nguyên cả tổ
livestream coi một đứa nó có laptop quay, rồi phát
cho cả nhóm xem”; “có trao đổi với nhau, chỗ nào
không hiểu thì hỏi”; “thấy ý kiến nào trùng nhau mà
không biết giải quyết thì đem ra hỏi cô, còn giải
quyết được thì giải quyết với nhau”.
Độ dài của phim
Đa số sinh viên đánh giá độ dài của các phim
được chọn khi học là phù hợp, trung bình từ 5 -
10 phút cho mỗi kỹ thuật: “Nói về các bước vậy là
hợp lý rồi đó cô”.
Chất lượng đĩa phim
Với phương pháp này, mỗi sinh viên sẽ được
phát 1 đĩa phim bao gồm các kỹ thuật sẽ được
học trong môn ĐDCS1. Đa số sinh viên phát
biểu rằng đĩa phim sẽ dễ bị hỏng, do đó không
xem được lâu: “đĩa bị xướt, bị hư, không giữ được
phim lâu, không coi được”. Một số sinh viên cho
biết việc chép phim vào đĩa có thể làm cho sinh
viên không xem phim do ngại mởi máy tính
hoặc không có laptop để xem mà lại không thể
mở đĩa bằng điện thoại: “Đôi khi lười với lại một số
bạn không có laptop để coi”; “Mấy bạn không có máy
để xem vừa không có laptop mà điện thoại cũng không
coi được”. Tuy nhiên, các sinh viên không sử
dụng máy tính ở thư viện để xem mà một số
sinh viên sao chép thành tập tin và xem trên điện
thoại: “không copy được nên phải nhờ các bạn bên
công nghệ thông tin”. Đa số sinh viên đã đề nghị
giáo viên gửi liên kết của phim qua mail để sinh
viên có thể tự xem: “gửi link qua mail”; “gửi link
cho lớp rồi lớp tự mở, đỡ rắc rối”. Một số khác có ý
kiến là giáo viên gửi qua hình thức nào cũng
được miễn sao sinh viên có thể xem trên điện
thoại: “miễn sao là các em có thể xem được bằng điện
thoại”; “mạng wifi đầy, down xuống mà cô, vô
Parkson, down xuống là xong, giả sử không có wifi
thì phải đi ké, xong rồi tải về”.
Ngôn ngữ Tiếng Anh trong các đoạn phim
Sinh viên cảm nhận được các phim kỹ thuật
bằng Tiếng Anh được giáo viên cung cấp
chuyên nghiệp hơn các phim bằng Tiếng Việt
mà sinh viên tự tìm được trên Youtube: “Em có
cảm giác Tiếng Anh có vẻ chuyên nghiệp hơn. Mấy
bữa thi, em có lên Youtube gõ mấy cái của Youtube
của Việt Nam làm, có cảm giác nó không đảm bảo,
chất lượng hình ảnh kiểu như là đối đáp với bệnh
nhân, mọi thứ nước ngoài nó có vẻ chuyên nghiệp
hơn Việt Nam; với lại như là người ta làm sao bắt
chước người ta làm theo như vậy”. Một vài sinh
viên cho rằng vì ngôn ngữ là Tiếng Anh nên
nghe không hiểu, chỉ nhìn động tác thôi: “nghe
không hiểu gì biết gì”; “tự coi dịch đại, nếu mà có
thắc mắc quá thì tra từ điển thôi”. Sinh viên đề nghị
các đoạn phim nên có phụ đề bằng Tiếng Việt,
nhưng chỉ cần dịch các bước và các nguyên tắc
vô khuẩn cơ bản: “Nếu mà có Việt Sub thì tốt”; “chỉ
cần các nguyên tắc chính, giống như chỉ cần chú
trọng sub phần vô khuẩn thôi”. Một số khác lại yêu
cầu phim nên có ngôn ngữ là Tiếng Việt để dễ
tiếp thu: “nên là ngôn ngữ tiếng Việt”.
Sự khác biệt giữa đĩa phim và các bước trong
bảng kiểm
Một số sinh viên cho rằng đĩa phim nên
khác với bảng kiểm khoảng 20 - 30% để giúp
cho sinh viên nhận ra được những sự khác biệt
đó co thể là do khác trang thiết bị dụng cụ và
để phù hợp với Việt Nam thì sẽ không mắc
phải khi thực hiện kỹ thuật với các dụng cụ ở
đây: “xem đĩa sẽ giúp ích, ví dụ như mình nhận ra
cái đó họ làm sai, mình đi thi mình sẽ nhớ đoạn đó
họ làm sai”; “Em nghĩ cái sai đó trong đĩa khoàng
20 đến 30 phần trăm là cùng. Khi đi học, cô đã giải
thích tại sao sai, tụi em sẽ nhớ”; “Trong cái clip đó
nó làm sai chổ nào, cô giải thích sai như thế nào”.
Sinh viên đề xuất các đoạn phim chỉ nên khác
phương pháp thực hiện chứ vẫn nên đảm bảo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 273
nguyên tắc vô khuẩn: “cách khác nhưng vẫn
đúng nguyên tắc chứ không sai, hơi khác với mình
thôi, vẫn đúng nguyên tắc vô khuẩn”; “có xem
thêm 1 số quy trình khác, không giống nhưng cũng
gần giống, ở Việt Nam”. Các sinh viên khác đề
nghị các đoạn phim nên giống như bảng kiểm
để sinh viên có thể học theo cái chuẩn vì khi
tiếp thu cái sai sẽ rất khó sửa: “Em nghĩ là càng
chuẩn càng tốt”; “sẽ học theo cái chuẩn tốt hơn là
mình học theo cái sàng chút sàng chút. Nhiều bạn
không phát hiện ra cái sai đó, sẽ làm theo luôn bởi
vì cái gì ban đầu mà mình tiếp thu vô thì phải
chuẩn. Tiếp thu sai sẽ sửa, sửa là một vấn đề rất
mất thời gian”; “Em nghĩ là đĩa nên trọn vẹn”;
“muốn xem quy trình chuẩn vì khác nó lộn xộn”.
Một lí do khác nữa là phim cần phải chuẩn để
giúp sinh viên nhớ lại khi ôn bài: “Nếu mà cái
đĩa giống như cái quy trình mà cô đưa, khi tụi em
muốn ôn bài, không nhớ thao tác của cô, có thể mở
ra xem. Nó cũng có một tác dụng xem lại để ôn bài.
Tụi em ôn bài có thể nhìn đĩa nhìn bảng kiểm để ôn
bài ở nhà. Cái đĩa nên giống như bảng kiểm mà cô
sẽ chấm thi”.
BÀN LUẬN
Đặc tính dân số học của mẫu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu tìm được phù hợp vì
tất cả sinh viên ở cả 2 nhóm học chuyên ngành
hộ sinh nên tất cả đều là nữ; đối tượng là
CNCQ nên độ tuổi trung bình khoảng 20 tuổi.
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ sinh viên có hộ
khẩu thường trú ở tỉnh từ 98% trở lên do đó
kéo theo có trên 80% phải sống ở ký túc xá và
các phòng trọ, dẫn đến phải ở trọ chung ít nhất
từ 2 người một phòng trở lên.
Kết quả trên cho thấy sinh viên không sử
dụng máy tính trong thư viện để xem phim
mà xem phim tại nhà và chủ yếu là xem trên
điện thoại di động. Điều này thể hiện đặc điểm
của giới trẻ, thích tiếp cận các phương tiện
hiện đại (smartphone) hơn là sử dụng phương
tiện truyền thống (xem phim bằng máy tính
bàn) hoặc việc tiếp cận xem phim tại thư viện
không thuận tiện. Thời điểm mà sinh viên
chọn xem phim là 1 ngày trước khi học mặc dù
đĩa phim đã được chuyển đến sinh viên vào
đầu khóa học. Điều này có thể bị ảnh hưởng
bởi lịch học của dày đặc nên không có thời
gian chuẩn bị trước (hầu như đều học tất cả
các buổi sáng chiều trong tuần đối với sinh
viên năm 2).
Hiệu quả của ứng dụng các phim ngắn về kỹ
thuật điều dưỡng trong giảng dạy thực hành
môn ĐDCS 1 lên kết quả thi phần thực hành
của sinh viên
Việc ứng dụng đoạn phim ngắn đã có tác
động tích cực lên kết quả học thực hành của sinh
viên trong nhóm can thiệp.
Phát hiện này cũng phù hợp với kết luận của
các tác giả đã nghiên cứu về lĩnh vực này(3,5,8).
Có một điểm khác biệt với các nghiên cứu đã
thực hiện là các đoạn phim được sử dụng trong
nhóm can thiệp không được nhóm nghiên cứu
tự tạo ra mà sử dụng từ các đoạn phim tải về từ
Internet, có sự khác biệt khoảng 10 - 20% về trình
tự và cách thực hiện quy trình kỹ thuật so với
quy trình đang giảng dạy tại trường. Mục đích
của sử dụng các phim này là nhằm giới thiệu
cho sinh viên cách thức mà các nước thực hiện
kỹ thuật đó như thế nào, với các phương tiện
hiện đại hơn. Mặt khác, với điều kiện hiện tại thì
nhóm nghiên cứu và giảng viên giảng dạy chưa
thể tự quay phim của tất cả các kỹ thuật phục vụ
cho giảng dạy môn ĐDCS1. Một điểm khác biệt
nữa là trong nghiên cứu này đối tượng nghiên
cứu trong hai nhóm đối chứng và can thiệp nhập
học cách nhau 1 năm mục đích là để sinh viên
trong nhóm can thiệp không chia sẽ đoạn phim
cho nhóm can thiệp, nhằm kiểm soát được sai
lệch do chia sẽ thông tin; đồng thời, để kiểm soát
sự khác biệt giữa hai nhóm, nhóm nghiên cứu đã
kiểm tra các đặc tính dân số của cả hai nhóm và
kết quả là không có sự khác biệt đáng kể (p > 0,05).
Nhận thức của sinh viên về tính khả thi và khả
năng chấp nhận của việc ứng dụng đoạn phim
ngắn trong giảng dạy thực hành môn ĐDCS 1
Nhận thức của sinh viên về phương pháp
này nhìn chung là mang tính tích cực, tất cả các
sinh viên trong nhóm can thiệp đều rất nhiệt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 274
tình chấp nhận phương pháp này. Nghiên cứu
này đã cho thấy sinh viên cảm nhận nhận thức
được đây là một phương pháp có hiệu quả vì đã
tạo ra được một môi trường học tập tốt với các
tính chất: thúc đẩy sinh viên học tập; giúp sinh
viên dễ tiếp thu bài hơn và nhớ lâu hơn; tạo
không khí vui tươi, sôi nổi khi học, nâng cao kỹ
năng tư duy tích cực; cung cấp nguồn tài liệu
học thực hành hiệu quả; tạo lòng yêu nghề cũng
như nâng cao khả năng Tiếng Anh của sinh viên.
Pimparyon và cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ
giữa môi trường học tập và phương pháp giảng
dạy, cụ thể môi trường học tập sẽ dự đoán hiệu
quả một chiến lược giảng dạy như mong đợi(7).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã chứng minh hiệu quả của
phương pháp ứng dụng đoạn phim ngắn trong
giảng dạy các kỹ năng ĐDCS 1 lên điểm thi thực
hành của sinh viên (p < 0,005); đồng thời, đã cho
thấy ưu điểm cũng như một số hạn chế của
phương pháp ứng dụng đoạn phim ngắn trong
giảng dạy kỹ năng điều dưỡng. Về ưu điểm như
tạo ra được môi trường học tập hiệu quả với các
tính chất: thúc đẩy sinh viên học tập; giúp sinh
viên dễ tiếp thu bài hơn và nhớ lâu hơn; tạo
không khí vui tươi, sôi nỗi khi học, tăng mức độ
tương tác đối với giảng viên trong buổi học, tăng
tính chủ động, nâng cao kỹ năng tư duy tích cực;
cung cấp nguồn tài liệu học thực hành hiệu quả;
tạo lòng yêu nghề cũng như khuyến khích và
nâng cao khả năng Tiếng Anh của sinh viên.
Phương pháp định tính đã chỉ ra tính khả thi và
khả năng chấp nhận của phương pháp này trong
giảng dạy thực hành dựa trên cách nhận thức
của sinh viên về các khía cạnh như thời điểm và
địa điểm xem phim, độ dài của phim, chất lượng
đĩa phim, ngôn ngữ sử dụng trong phim và sự
khác biệt giữa quy trình trong phim và trong
bảng kiểm. Ngoài ra với hiệu quả của đoạn phim
ngắn tải trên internet trong việc giảng dạy kỹ
năng giúp cho chúng ta có thể sử dụng nguồn
học liệu sẵn có mà không phải tốn kém để xây
dựng các phim kỹ năng và các nguồn phim này
cũng sẽ không trường tồn mãi mãi và sẽ thay đổi
khi khoa học tiến bộ, trang thiết bị dụng cụ thay
đổi và sẽ khó chuẩn mực nếu không cập nhật.
KIẾN NGHỊ
Áp dụng phương pháp giảng dạy này rộng
rãi hơn đối với các đối tượng sinh viên y tế khác
mà có chương trình huấn luyện kỹ năng. Chọn
lọc nguồn tài liệu sẵn có của thế giới là các đoạn
phim về kỹ năng phù hợp với nguyên tắc an
toàn trên các trang mạng uy tín sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho sinh viên. Không cần thiết
tốn kém kinh phí trong việc xây dựng kịch bản
và quay phim kỹ năng để cung cấp nguồn tài
liệu tham khảo cho sinh viên vì chi phí tốn kém
và các qui trình thực hành các kỹ năng cũng có
thể bị thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học và
xã hội.
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã sử dụng các đoạn phim tải về
từ Internet, đa phần là ở các nước phát triển do
vậy về hình thức, mô hình, trang thiết bị dụng
cụ, thậm chí có một số bước trong qui trình có sự
khác biệt mà không thể ứng dụng ở trong nước
của chúng ta. Trong phim đang sử dụng là ngôn
ngữ tiếng Anh, mặc dù có thể có phụ đề nhưng
cũng là tiếng Anh nên cũng gặp khó khăn trong
việc chuyển tải các ý nghĩa của kỹ năng đến cho
sinh viên. Ngoài ra nghiên cứu thực hiện trên hai
nhóm sinh viên khác nhau về năm học nên
không thể tránh khỏi một số yếu tố gây nhiễu
trong can thiệp mặc dù trong phần khảo sát
thông tin nền thì sự khác biệt giữa hai nhóm
không đáng kể với kết quả p > 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Buch SV, Treschow FP, Svendsen JB, Worm BS (2014). Video-
or text-based e-learning when teaching clinical procedures? A
randomized controlled trial. Advances in medical education and
practice, 5, 257.
2. Lake FR, Hamdorf JM (2004). Teaching on the run tips 5:
teaching a skill. Medical journal of Australia, 181(6), 327.
3. Lee JC, Boyd R, Stuart P (2007). Randomized controlled trial of
an instructional DVD for clinical skills teaching. Emergency
Medicine Australasia, 19(3), 241-245.
4. Mehrpour SR, Aghamirsalim M, Motamedi SMK, Larijani FA,
Sorbi R (2013). A supplemental video teaching tool enhances
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 275
splinting skills. Clinical Orthopaedics and Related Research®,
471(2), 649-654.
5. Morgan R (2006). Using clinical skills laboratories to promote
theory–practice integration during first practice placement: an
Irish perspective. Journal of Clinical Nursing, 15(2), 155-161.
6. Orientale E, Kosowicz L, Alerte A, Pfeiffer C, Harrington K,
Palley J, Sapieha-Yanchak T (2008). Using web-based video to
enhance physical examination skills in medical students.
Family medicine-kansas city, 40(7), 471.
7. Pimparyon SMC, Pemba S, Roff SP (2000). Educational
environment, student approaches to learning and academic
achievement in a Thai nursing school. Medical teacher, 22(4), 359-
364.
8. Shippey SH, Chen TL, Chou B, Knoepp LR, Bowen CW,
Handa VL (2011). Teaching Subcuticular Suturing to Medical
Students: Video versus Expert Instructor Feedback. Journal of
Surgical Education, 68(5), 397-402.
9. Ziv A, Ben-David S, Ziv M (2005). Simulation based medical
education: an opportunity to learn from errors. Medical teacher,
27(3), 193-199.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_ung_dung_doan_phim_ngan_trong_phuong_phap_giang.pdf