Tài liệu Hiệu quả của tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu trên bệnh nhân sa tạng chậu tại Bệnh viện Hùng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 221
HIỆU QUẢ CỦA TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU CƠ SÀN CHẬU
TRÊN BỆNH NHÂN SA TẠNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Lê Võ Minh Hương*, Lê Hoàng Gia**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa tạng chậu (STC) là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tần suất tăng theo
tuổi. STC ảnh hưởng tới nhiều mặt đối với cuộc sống của phụ nữ và làm giảm chất lượng cuộc sống. Tập vật lý
trị liệu cơ sàn chậu là một trong các phương pháp điều trị bảo tồn trong STC.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sau 3 tháng tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu thông qua đo phản hồi sinh học trên
bệnh nhân STC về mức độ sa tạng (POP-Q) giai đoạn I, II.
Phương pháp: Nghiên cứu trước-sau can thiệp trên 144 phụ nữ bị STC tại Bệnh viện Hùng Vương từ
tháng 10/2017 tới tháng 3/2018, đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả: Tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau 3 tháng tập vật lý trị liệu cơ sà...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu trên bệnh nhân sa tạng chậu tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 221
HIỆU QUẢ CỦA TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU CƠ SÀN CHẬU
TRÊN BỆNH NHÂN SA TẠNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Lê Võ Minh Hương*, Lê Hoàng Gia**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa tạng chậu (STC) là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tần suất tăng theo
tuổi. STC ảnh hưởng tới nhiều mặt đối với cuộc sống của phụ nữ và làm giảm chất lượng cuộc sống. Tập vật lý
trị liệu cơ sàn chậu là một trong các phương pháp điều trị bảo tồn trong STC.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sau 3 tháng tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu thông qua đo phản hồi sinh học trên
bệnh nhân STC về mức độ sa tạng (POP-Q) giai đoạn I, II.
Phương pháp: Nghiên cứu trước-sau can thiệp trên 144 phụ nữ bị STC tại Bệnh viện Hùng Vương từ
tháng 10/2017 tới tháng 3/2018, đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả: Tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau 3 tháng tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu là 74,3% với KTC 95%
[60,9-89,8] dựa trên thang điểm bộ câu hỏi PFDI (Pelvic Floor Distress Inventory)-20. Chất lượng cuộc sống
đánh giá qua thang điểm PFIQ (Pelvic Floor Impact Questionnaire)-7 cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước
tập. Yếu tố ảnh hưởng lên tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau 3 tháng tập vật lý trị liệu là mức độ phản hồi sinh học
PHSH ở lần tập tuần thứ 4 ≥ 50%. So với nhóm có kết quả PHSH < 50%, nhóm PHSH ≥ 50% tăng tỉ lệ cải
thiện triệu chứng theo thang điểm PFDI-20 lên 5,8 lần.
Kết luận: Tập vật lý trị liệu với hướng dân và đánh giá thích hợp giúp cải thiện tích cực cho các trường hợp
STC độ I, II.
Từ khóa: sa tạng chậu, vật lý trị liệu, phản hổi sinh học, rối loạn chức năng sàn chậu, bảng câu hỏi đánh giá
rối loạn chức năng sàn chậu
ABSTRACT
EFFICIENCY OF PELVIC FLOOR PHYSICAL THERAPY IN PATIENTS WITH ORGAN PROLAPSE
IN HUNG VUONG HOSPITAL
Le Vo Minh Huong, Le Hoang Gia, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 221 - 226
Background: Pelvic organ prolapsed (POP) are a common disease that can be encountered at any age, but
with increasing frequency with age. POP affects many aspects of the lives of women and reduces the quality of
life. Pelvic floor physical therapy is one of the preservative treatments in POP.
Objective: To evaluate the efficacy after 3 months of pelvic floor physical therapy with biofeedback in
patients with POP-Q stage I and II.
Methods: The before – after study of 144 women with POP-Q stage I and II at the Hung Vuong Hospital
from October 2017 to March 2018 was eligible for sampling and agreed to participate in the study.
Results: The symptom improvement rate after 3 months of pelvic floor physical therapy was 74.3% with
95% CI [60.9-89.8] based on the PFDI (Pelvic Floor Distress Inventory)-20 scoring scale. The quality of life
measured by the PFIQ (Pelvic Floor Impact Questionnaire)-7 scale was significantly different before and after
intervention. The factors influencing on symptom improvement rate after 3 months of physical therapy was the
*Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Hùng Vương
Tác giả liên lạc: PGS TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: tranghnk08@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 222
level of bioactive feedback at the 4th week of exercise ≥ 50%. Compared to those with PHSH (biofeedback) <50%,
the PHSH ≥50% group increased the PFDI-20 symptom improvement score to 5.8 times higher.
Conclusions: Appropriate pathophysiological therapy and appropriate assessment have been shown to
improve POP levels I, II.
Key words: pelvic organ prolapse, physiotherapy, bioactive feedback, Pelvic Floor Distress Inventory, Pelvic
Floor Impact Questionnaire
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa tạng chậu (STC) là tình trạng thoát vị của
một hay nhiều cấu trúc vùng chậu khỏi vị trí giải
phẫu bình thường xuống âm đạo hay vượt ra
ngoài âm đạo. Đây là bệnh lý khá phổ biến có
thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tần suất tăng theo
tuổi và lên tới khoảng 41,1% ở những phụ nữ
trên 60 tuổi(6). Các triệu chứng của STC ảnh
hưởng tới nhiều mặt đối với cuộc sống của phụ
nữ gồm xã hội, tâm sinh lý, nghề nghiệp, thẩm
mỹ, tình dục và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Chọn lựa phương pháp điều trị STC tùy
thuộc vào độ nặng của triệu chứng, mức sa, tình
trạng sức khỏe và chọn lựa của bệnh nhân. Các
phương pháp điều trị gồm điều trị bảo tồn, dụng
cụ cơ học, và phẫu thuật. Điều trị bảo tồn và
dụng cụ cơ học thường được chỉ định cho những
phụ nữ có mức sạ tạng nhẹ, mong muốn có
thêm con, những bệnh nhân có nhiều nguy cơ
hay không muốn phẫu thuật(5).
Tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu (VLTL) là một
trong các phương pháp điều trị bảo tồn trong
tình huống STC. Phương pháp này đã được xem
là chọn lựa hàng đầu và được đưa vào các
khuyến cáo chính thức cho điều trị bệnh nhân
tiểu không kiểm soát. Mặc dù bằng chứng chắc
chắn về hiệu quả trên bệnh nhân sa tạng chậu
chưa đủ mạnh về dài hạn nhưng nhiều nghiên
cứu gần đây đều ghi nhận đây là phương pháp
an toàn, không có tác dụng phụ và có hiệu quả
trong việc giảm triệu chứng, ngăn ngừa tiến
triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống
ở phụ nữ STC nhất là trong ngắn và trung hạn(5).
Dù là phương pháp điều trị nào thì 3 kết cục
được quan tâm nhất đối với bệnh nhân STC là
triệu chứng, mức độ sa tạng và chất lượng cuộc
sống (CLCS). Có nhiều công cụ đã được chuẩn
hóa để đánh giá các kết cục trên. Về mức độ sa
tạng, POP-Q (Pelvic Organ Prolapse
Quantification) là hệ thống phân loại giai đoạn
được chấp thuận và sử dụng rộng rãi nhất. Hầu
hết các nghiên cứu về STC trong 20 năm gần đây
đều sử dụng hệ thống phân loại này. Để đánh
giá mức trầm trọng của triệu chứng và CLCS
nhiều thang điểm đã được ra đời và phổ biến.
Trong đó 2 bộ câu hỏi PFDI (Pelvic Floor
Distress Inventory) và PFIQ (Pelvic Floor Impact
Questionnaire) do Barber và cộng sự phát triển
năm 2001 bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh
triệu chứng của bệnh STC cũng như ảnh hưởng
của chúng lên cuộc sống của người bệnh được
đánh giá cao và sử dụng ngày càng nhiều(1).
Năm 2004 nhằm đơn giản hóa công cụ đo lường,
Barber thu gọn 2 bộ câu hỏi trên thành PFDI-20
và PFIQ-7 với ưu điểm ngắn gọn, tính tin cậy và
giá trị tương đương bản gốc chúng, đang ngày
càng được lựa chọn là công cụ đánh giá hiệu quả
các can thiệp trên bệnh nhân STC.
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và bệnh
viện Hùng Vương nói riêng, số bệnh nhân đến
khám vì triệu chứng của STC ngày càng nhiều.
Trong đó, tập VLTL được xem là lựa chọn hàng
đầu cho những bệnh nhân với triệu chứng nhẹ
và vừa. Tuy vậy vẫn chưa có nghiên cứu nào
đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Do đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả của
tập vật lý trị liệu trên bệnh nhân sa tạng chậu tại
bệnh viện Hùng Vương” nhằm trả lời câu hỏi
nghiên cứu: “Việc tập vật lý trị liệu có làm cải
thiện triệu chứng, độ nặng và chất lượng cuộc
sống của phụ nữ sa tạng chậu không?” Từ đó
chúng tôi tiến hành thực hiện
Nghiên cứu với mục tiêu
Tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau 3 tháng tập
vật lý trị liệu cơ sàn chậu trên bệnh nhân STC
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 223
POP-Q giai đoạn I, II tại bệnh viện Hùng Vương.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
cải thiện triệu chứng sau 3 tháng tập vật lý trị
liệu cơ sàn chậu trên bệnh nhân STC POP-Q giai
đoạn I, II ở 1 tháng và 3 tháng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu trước - sau (Before and after study).
Đối tượng
Phụ nữ bị STC được tập VLTL cơ sàn chậu
tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2017 tới
tháng 3/2018, đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Những bệnh nhân STC có triệu chứng, giai
đoạn POP-Q I, II, chưa được can thiệp trước đó,
được chỉ định tập VLTL theo phác đồ bệnh viện
Hùng Vương, không có tiêu chuẩn loại trừ và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân STC có triệu chứng là các bệnh
nhân có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau: Cảm
thấy trằn, nặng hoặc đau vùng bụng dưới; sờ
thấy khối ngoài âm hộ; dùng tay đẩy khối sa lên
để đi tiêu/tiểu; tiêu/tiểu không hết; tiêu/tiểu khó;
tiêu/tiểu không kiểm soát; tiêu/tiểu gấp hoặc tiểu
nhiều lần.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có các bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả
năng co cơ sàn chậu: bệnh thoái hóa hay bẩm
sinh ảnh hưởng tới mô liên kết và mô thần
kinh, đái tháo đường, bệnh lý mạch máu não,
bệnh lý thần kinh tiến triển, đau lưng theo rễ,
ung thư vùng chậu, có tiền căn phẫu thuật
vùng chậu, hen, bệnh tâm thần.
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trong
thời kỳ hậu sản 6 tháng hay có ý định mang thai
trong 3 tháng kể từ khi tập.
Những bệnh nhân không tập đúng theo yêu
cầu trong vòng 3 tháng sau đó.
Cỡ mẫu
Với mục tiêu chính là đánh giá sự cải thiện
về triệu chứng sau tập VLTL ở bệnh nhân STC
theo thang điểm PFDI-20. Chúng tôi áp dụng
công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 trung bình của
một nhóm đối tượng trước và sau điều trị:
n=
( )
( )
n= số đối tượng nghiên cứu. ES=
∆
Độ lệch của 2 trung bình: ∆= µ1-µ2= 13,5. Theo nghiên
cứu của Wiegersma (2017)(12) đây là điểm số PFDI-20
thay đổi nhỏ nhất để có ý nghĩa trên lâm sàng ở những
phụ nữ STC mức độ nhẹ .
σ = 36 theo nghiên cứu của Culligan(3) và Wiegersma(11).
Vậy ES=
,
=0,375
Sai lầm loại I: α = 0,05. Sai lầm loại II: β = 0,1 → Năng
lực mẫu = 90%. Hằng số C đối chiếu từ bảng với α =
0,05 và β = 0,1 là 10,51.
r hệ số tương quan giữa hai đo lường giao động trong
khoảng 0,6 tới 0,8→ chọn r=0,6 để mẫu là lớn nhất.
Vậy n =
, ( , )
,
=59,79 → n=60
trường hợp.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ
trong thời gian lấy mẫu, lấy tất cả các trường
hợp phụ nữ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
Các đối tượng sẽ được hướng dẫn tập VLTL
4 lần, mỗi tuần 1 lần trong 4 tuần đầu tại phòng
tập bệnh viện. Mỗi lần khoảng 30 phút tập co cơ
sàn chậu và tập với máy đo PHSH (Phản hồi
sinh học). Tổng cộng chương trình tập gồm 3 bài
tập. Ghi nhận và theo dõi kết quả với nhật ký.
Bảng thu thập số liệu. Bộ câu hỏi PFDI-20, PFIQ-
7, GPI (Global Perception of Improvement)
phiên bản tiếng Việt. Nhập và xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS 20.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=144)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi:
≤ 30
31 – 50
> 50
8
81
55
5,6
56,2
38,2
Số lần sinh ngả âm đạo
0
1-2
3-4
≥ 5
2
95
37
10
1,4
66
25,7
6,9
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 224
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Học vấn:
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
> cấp 3
49
41
32
22
34
28,5
22,2
15,3
Địa chỉ:
Tỉnh
Tp. Hồ Chí Minh
63
81
43,7
56,3
Nghề nghiệp:
Nội trợ
Buôn bán
Nông dân
Công nhân
Khác
43
18
28
21
34
29,9
12,5
19,4
14,6
23,6
Mãn kinh:
Chưa MK
Đã MK
85
59
59
41
POP-Q*: Độ I
Độ II
67
77
46,5
53,5
*POP-Q: Pelvic Organ Prolapse Quantification
Sau can thiệp có 107 BN chiếm 74,3% có cải
thiện triệu chứng và 25,7% không cải thiện.
Với phân độ STC của các đối tượng nghiên
cứu trước khi được tập VLTL, tỷ lệ bệnh nhân
STC POP-Q I, II gần bằng nhau.
Bảng 2: Tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau tập VLTL
Tình trạng Tần số (n =
144 )
Tỷ lệ (%) 95% CI
Có cải thiện 107 74,3 60,9-89,8
Không cải thiện 37 25,7 18,1-35,4
Bảng 3: Điểm số trung bình PFDI-20 và PFIQ-7
trước và sau can thiệp
Điểm số Trước tập
VLTL**
Sau tập
VLTL**
p*
PFDI-20 56,8 38,0 <0,0001
PFIQ-7 28,6 21,4 <0,0001
*Wilcoxon Test. **Trung vị
Bảng 4: Tỷ lệ đáp ứng PHSH ở lần tập cuối
PHSH Tần số (n=144) Tỷ lệ (%)
<50% 33 22,92
≥50% 111 77,08
Bảng 5. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ cải thiện triệu chứng
Yếu tố Cải thiện Không cải thiện RR 95%CI p*
Học vấn
≤ Cấp 1 33(67,3%) 16(32,7%) Ref
Cấp 2 30(73,2%) 11(26,8%) 1,02 0,37-2,80 0,967
Cấp 3 26(81,3%) 6(18,7%) 1,51 0,44-5,21 0,511
>Cấp 3 18(81,8%) 4(18,2%) 1,24 0,25-6,01 0,792
Nghề nghiệp
Nội trợ 27(62,8%) 16(37,2%) Ref
Buôn bán 14(77,8%) 4(22,2%) 2,45 0,60-10,01 0,210
Nông dân 21(75,0%) 7(25,0%) 1,91 0,60-6,10 0,273
Công nhân 18(85,7%) 3(14,3%) 2,30 0,53-10,08 0,269
Khác 27(79,4%) 7(20,6%) 1,22 0,32-4,64 0,770
PHSH
<50% 15(45,5%) 18(54,5%) Ref
≥50% 92(82,9%) 19(17,1) 5,79 2,28-14,72 0,0001
*Logistic hồi qui đa biến
BÀN LUẬN
Sa tạng chậu là vấn đề sức khỏe ảnh hưởng
tới hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Theo thống
kê khoảng 50% phụ nữ sẽ xuất hiện STC, nhưng
chỉ 10-20% số này đến khám vì bệnh lý của
mình. Tần suất mắc bệnh tăng dần theo tuổi, với
đỉnh điểm vào khoảng 70-79 tuổi. Ước tính ở
Hoa Kỳ hàng năm có khoảng hơn 300.000 ca
phẫu thuật vì STC trong đó khoảng 25% là phẫu
thuật lại(10).
Có nhiều bộ câu hỏi đã được thiết kế để
đánh giá CLCS ở bệnh nhân sa tạng chậu. Năm
2004, do hai bộ câu hỏi này quá dài, Barber và
cộng sự đã phát triển bộ câu hỏi PFDI-20 và
PFIQ-7 là dạng rút gọn của bộ câu hỏi trên để
tiện ứng dụng trên lâm sàng. Cả hai bộ câu hỏi
này đã được chứng minh là có liên quan chặt chẽ
với bộ câu hỏi nguyên thủy cũng như có độ tin
cậy và tính đồng nhất nội tại cao(2). Cả hai bộ câu
hỏi trên đã được phiên dịch sang nhiều ngôn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 225
ngữ khác nhau và được chứng minh có giá trị
trong nhiều nghiên cứu. Tại Việt Nam, năm 2015
tác giả Phan Diễm Đoan Ngọc đã phiên dịch 2
bộ câu hỏi trên sang Tiếng Việt và sử dụng trong
nghiên cứu về đánh giá triệu chứng và CLCS ở
bệnh nhân sa tạng chậu. Trong nghiên cứu này
chúng tôi sử dụng bản Tiếng Việt của hai bộ câu
hỏi trên của tác giả Phan Diễm Đoan Ngọc để
đánh giá triệu chứng và CLCS ở bệnh nhân STC
được tập VLTL(9).
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng điềm
cắt 13,5 điểm PFDI-20 theo NC của Weigersma
(2017)(11) để đánh giá hiệu quả của chương
trình can thiệp. Sau 3 tháng tập VLTL chúng
tôi ghi nhận tỷ lệ cải thiện triệu chứng là
74,3%. Điểm số cải thiện tối thiểu (MIC) được
Jaeschke và cs đề xuất năm 1989 xuất phát từ
thực tiễn lâm sàng khi có nhiều phương pháp
trị liệu tạo được sự cải thiện về chức năng sinh
học nhưng lại không cải thiện được về cảm
nhận của bệnh nhân và ngược lại, hay để đánh
giá lợi ích của một can thiệp cho bệnh nhân khi
các thông số xét nghiệm hay một thang điểm
đánh giá thay đổi có ý nghĩa thống kê(7).
Hiệu quả của phương pháp tập VLTL trên
bệnh nhân STC đã được khẳng định trong
nhiều. Nghiên cứu của Wiegersma (2014)(12)
ngoài điểm số PFDI-20 cải thiện có ý nghĩa so với
nhóm chứng tác giả ghi nhận trong nhóm tập
VLTL 57% đối tượng cho biết cảm thấy có cải
thiện về mặt triệu chứng.
Sau 3 tháng theo dõi, các đối tượng trong NC
của chúng tôi đều có cải thiện điểm số ở thang
điểm PFDI-20 và các thang điểm thành phần,
điểm số cải thiện đều có ý nghĩa thống kê so với
điểm số nền. Kết quả này tương tự với các NC
của các tác giả khác như Due (2016)(4), Panman
(2017)(8), Culligan (2010)(2).
Sau can thiệp điểm số PFDI-20 của chúng
tôi giảm trung bình 19,92 điểm, kết quả này
tương đương với NC của Panman (2017)(9),
thấp hơn của Culligan (2010)(3) và cao hơn của
Due (2016)(5).
Trong NC của chúng tôi tính riêng nhóm có
tỷ lệ PHSH ≥ 50% cho thấy cải thiện điểm số cao
hơn nhóm PHSH < 50%, sau 3 tháng nhóm có tỷ
lệ PHSH ≥ 50% cho thấy cải thiện trung bình
24,06 điểm. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
sau 3 tháng tập VLTL chỉ số mức độ PHSH có
liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ cải thiện
triệu chứng. Những bệnh nhân với kết quả tập
PHSH ở lần tập cuối ≥ 50% tăng khả năng cải
thiện gấp 5,8 lần so với nhóm có kết quả PHSH <
50% (Bảng 4).
HẠN CHẾ
So với các nghiên cứu khác sử dụng phương
pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm
chứng so sánh hiệu quả của phương pháp tập
VLTL với các phương pháp điều trị bảo tồn
khác. Do các nghiên cứu đều gặp phải một thách
thức là số đối tượng nghiên cứu bỏ ngang, ảnh
hưởng đến tỷ lệ ghi nhận kết quả. Thứ hai, đa số
các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bài tập
VLTL trong trung hạn từ 1 đến 2 năm so với
chúng tôi chỉ trong 3 tháng.
KẾT LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng
10/2017 tới tháng 3/2018, sau khi áp dụng can
thiệp tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu trong 3
tháng cho 144 đối tượng sa tạng chậu POP-Q I,
II có triệu chứng tại bệnh viện Hùng Vương,
chúng tôi rút ra kết luận sau:
Tỷ lệ cải thiện triệu chứng sau 3 tháng tập
vật lý trị liệu cơ sàn chậu là 74,3% với KTC 95%
[60,9-89,8] dựa trên thang điểm PFDI-20. Chất
lượng cuộc sống đánh giá qua thang điểm PFIQ-
7 cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước tập.
Yếu tố ảnh hưởng lên tỷ lệ cải thiện triệu
chứng sau 3 tháng tập vật lý trị liệu là mức độ
PHSH ở lần tập tuần thứ 4 ≥ 50%. So với nhóm
có kết quả PHSH < 50%, nhóm PHSH ≥ 50% tăng
tỉ lệ cải thiện triệu chứng theo thang điểm PFDI-
20 lên 5,8 lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barber MD, Kuchibhatla MN, et al (2001). "Psychometric
evaluation of 2 comprehensive condition-specific quality of
life instruments for women with pelvic floor disorders". Am J
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 226
Obstet Gynecol, 185(6):pp. 1388-1395.
2. Barber MD, Walters MD, et al (2005). "Short forms of two
condition-specific quality-of-life questionnaires for women
with pelvic floor disorders (PFDI-20 and PFIQ-7)". Am J Obstet
Gynecol, 193(1):pp.103-113.
3. Culligan PJ, Scherer J, et al (2010). "A randomized clinical trial
comparing pelvic floor muscle training to a Pilates exercise
program for improving pelvic muscle strength". Int
Urogynecol J, 21(4):pp.401-408.
4. Due U, Brostrom S (2016). "The 12-month effects of structured
lifestyle advice and pelvic floor muscle training for pelvic
organ prolapse", 95(7):pp.811-819.
5. Hagen S, Stark D, et al (2011). "Conservative management of
pelvic organ prolapse in women". Cochrane Database Syst Rev,
(12):pp.Cd003882.
6. Hendrix SL, Clark A, et al (2002). "Pelvic organ prolapse in the
Women's Health Initiative: gravity and gravidity". Am J Obstet
Gynecol, 186 (6):pp. 1160-1166.
7. Jaeschke R, Singer J, et al (1989). "Measurement of health
status. Ascertaining the minimal clinically important
difference". Control Clin Trials, 10 (4), pp. 407-415.
8. Panman C, Wiegersma M, et al (2017), "Two-year effects and
cost-effectiveness of pelvic floor muscle training in mild pelvic
organ prolapse: a randomised controlled trial in primary
care". Bjog, 124(3):pp. 511-520.
9. Phan Diễm Đoan Ngọc (2015). Khảo sát chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân sa tạng chậu đến khám tại bệnh viện Từ Dũ.
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh.
10. Shah AD, Kohli N, et al (2008). "The age distribution, rates,
and types of surgery for pelvic organ prolapse in the USA".
Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct, 19(3):pp.421-428.
11. Wiegersma M, Panman CM, et al (2017). "Minimal important
change in the pelvic floor distress inventory-20 among
women opting for conservative prolapse treatment". Am J
Obstet Gynecol, 216(4):pp.397,.e391-397.
12. Wiegersma M, Panman CM, et al (2014). "Effect of pelvic floor
muscle training compared with watchful waiting in older
women with symptomatic mild pelvic organ prolapse:
randomised controlled trial in primary care". BMJ, 349:pp.73-78.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_tap_vat_ly_tri_lieu_co_san_chau_tren_benh_nhan.pdf