Hiệu quả của phương pháp da kề da đối với việc bú sữa mẹ của trẻ sinh mổ tại Bệnh viện Quận Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Hiệu quả của phương pháp da kề da đối với việc bú sữa mẹ của trẻ sinh mổ tại Bệnh viện Quận Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 179 HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DA KỀ DA ĐỐI VỚI VIỆC BÚ SỮA MẸ CỦA TRẺ SINH MỔ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Thị Thùy Nguyên*, Võ Minh Tuấn** Hồ Quang Nhật*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt việc cho con bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Mục tiêu nghiên cứu xác định tỷ lệ BMHT đến 1 tháng tuổi ở những phụ nữ sinh mổ có thực hiện da kề da tại BV Thủ Đức tháng 7/2017 đến 7/2018 và khảo sát yếu tố liên quan đến việc bú mẹ hoàn toàn đến 1 tháng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện ở những Phụ nữ sinh con 1-2 tháng tuổi tại bệnh viện Quận Thủ Đức và không có chống chỉ định cho con bú sữa mẹ. Phụ nữ sinh mổ tại BVTĐ được thực hiện da kề da, con 1 – 2 tháng, đến tiêm ng...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của phương pháp da kề da đối với việc bú sữa mẹ của trẻ sinh mổ tại Bệnh viện Quận Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 179 HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP DA KỀ DA ĐỐI VỚI VIỆC BÚ SỮA MẸ CỦA TRẺ SINH MỔ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Thị Thùy Nguyên*, Võ Minh Tuấn** Hồ Quang Nhật*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt việc cho con bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Mục tiêu nghiên cứu xác định tỷ lệ BMHT đến 1 tháng tuổi ở những phụ nữ sinh mổ có thực hiện da kề da tại BV Thủ Đức tháng 7/2017 đến 7/2018 và khảo sát yếu tố liên quan đến việc bú mẹ hoàn toàn đến 1 tháng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện ở những Phụ nữ sinh con 1-2 tháng tuổi tại bệnh viện Quận Thủ Đức và không có chống chỉ định cho con bú sữa mẹ. Phụ nữ sinh mổ tại BVTĐ được thực hiện da kề da, con 1 – 2 tháng, đến tiêm ngừa PK Nhi và đồng ý tham gia nghiên cứu. Phỏng vấn các yếu tố dịch tễ, tình trạng hôn nhân, đặc điểm công việc, đặc điểm cuộc sinh, cách thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ; Phụ nữ sinh con 1 - 2 tháng tuổi tại bệnh viện Quận Thủ Đức và không có chống chỉ định cho con bú sữa mẹ. Kết quả: Khảo sát 386 bà mẹ từ tháng 07/2017 đến 07/2018, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 1 tháng tuổi là 74%. Các yếu tố liên quan bao gồm: Thời gian dự định cho con bú từ 6-12 tháng (PR = 0,027; KTC 95%: 0,004 - 0,19), mẹ không đủ sữa (PR = 0,08; KTC 95%: 0,02 - 0,39), tình trạng sức khỏe mẹ (PR = 6,55; KTC 95%: 1,77 - 24,24), mẹ bận việc nhà (PR = 0,06; KTC 95%: 0,01 - 0,31). Kết luận: Tỷ lệ bú nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 1 tháng tuổi ở những đứa trẻ được thực hiện da kề da sau mổ tại bệnh viện quận Thủ Đức là 74%. Từ khóa: nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT), da kề da sau sinh, bú sớm sau sinh ABSTRACT EFFECTIVENESS OF SKIN-TO-SKIN METHOD ON BREASTFEEDING OF CAESAREAN BABIES AT A DISTRICT HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY Phan Thi Thuy Nguyen, Vo Minh Tuan, Ho Quang Nhat * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 179 - 185 Objective: Breastfeeding have role particularly important role in improving the health status of mothers and children. Despite this benefit, most mothers in Viet Nam couldn’t perform well breastfeeding for up to 6 months. Study aim: Determine the rate and associate factors of completed breastfeeding within first month among women who underwent C section from July 2017 to July 2018. Methodology: Cross-sectional study conducted in women without breastfeeding contraindications who have infant aging from 1 month old to 2 months old at Thu Duc District hospital. Mothers with cesarean section are applied skin-to-skin contact. They come to pediatric clinic for vaccination and agree to join the research. Surveying factors including epidemical elements, married status, occupation, delivering process, breastfeeding method; mothers without breastfeeding contraindication have baby at the age from 1 month to 2 months at Thu Duc District hospital. Results: Investigating 386 women from July 2017 to July 2018, the proportion of complete breastfeeding for *Bệnh viện Quận Thủ Đức **BM Sản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ***Bệnh viện Từ Dũ Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: vominhtuan@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 180 2 2 α/21 1 d pp n  1 month is 74%. Some relevant factors include: timing expected for breastfeeding infants from 6 months to 12 months (PR = 0.027; confident interval 95%: 0.004 - 0.19). Mothers with inadequacy for breastfeeding (PR = 0.08; confident interval 95%: 0.02-0.39), mothers with fatigue (PR = 6.55; confident interval 95%: 1.77 - 24.24), mothers busy at chore (PR = 0.06; confident interval 95%: 0.01 - 0.31). Conclusions: The rate of first-one-month- completed breastfeeding was 74% at Thu Duc hospital. Key words: complete breastfeeding, skin-to-skin contact, early breastfeeding ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Các nghiên cứu gần đây ước tính rằng việc NCBSM chưa tối ưu là nguyên nhân gây ra 11,6% số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Một trong nhưng nhu cầu quan trọng của trẻ là được bú mẹ. NCBSM là một trong những can thiệp hiệu quả nhất cho sự sống còn của trẻ. Bằng chứng cho thấy bắt đầu cho bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh làm giảm 44% nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh, nhưng chưa tới một nửa số trẻ sơ sinh trên toàn thế giới nhận được lợi ích của việc cho bú sữa mẹ ngay(1). Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt việc cho con bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi(2). Theo khuyến cáo của WHO, ngay sau khi lọt lòng mẹ, trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc “da kề da” với ngực hay bụng của mẹ trong vòng ít nhất 1 giờ đầu. Sự can thiệp này dựa trên bằng chứng và đã được báo cáo là có hiệu quả để thúc đẩy sự tăng lên của việc bú sữa sữa mẹ ở những phụ nữ đã sử dụng phương pháp can thiệp này(2). Với những đặt điểm dịch tễ học như trên, nghiên cứu được đặt ra để xác định tỷ lệ và những khó khăn của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 1 tháng đầu ở những sản phụ sinh mổ tại bệnh viện Quận Thủ Đức nhằm có hướng nâng cao tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng. Nghiên cứu này nằm trong mục tiêu của Tổ Chức Y tế Thế Giới đến năm 2025 sẽ nâng tỷ lệ BMHT trong 6 tháng đầu là 50%(5). Câu hỏi nghiên cứu: “Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn sau 1 tháng ở những trẻ sinh mổ được áp dụng phương pháp “Da kề da” là bao nhiêu?” Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính: Xác định tỷ lệ bé được bú mẹ hoàn toàn đến 1 tháng tuổi ở những phụ nữ sinh mổ có thực hiện da kề da tại bệnh viện Quận Thủ Đức trong khoảng thời gian từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018. Mục tiêu phụ: Khảo sát các yếu tố liên quan đến việc bé được bú mẹ hoàn toàn đến 1 tháng tuổi trên những bà mẹ sinh mổ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Dân số nghiên cứu Phụ nữ sinh con 1-2 tháng tuổi tại bệnh viện Quận Thủ Đức và không có chống chỉ định cho con bú sữa mẹ, đồng thuận tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính một tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tuyệt đối. p = tỷ lệ ước lượng bệnh trong quần thể. Tỷ lệ thay đổi theo các nghiên cứu, do vậy chọn p = 0,50 để có được cỡ mẫu lớn nhất; Z= 1,96; d = 0,05  n = 386. Phương pháp thu thập số liệu Lấy mẫu toàn bộ. Chọn mẫu thỏa điều kiện nhận. Mỗi ngày chọn tất cả các đối tượng thỏa điều kiện để phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn khoảng 30 phút sau khi trẻ đã được tiêm ngừa và ngồi chờ theo dõi tiêm ngừa sau tiêm ngừa. Dựa vào bảng câu hỏi thiết kế có sẵn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 181 Xử lý số liệu Bằng phần mềm thống kê Stata. Phân tích gồm 2 bước: Bước 1: Mô tả và phân tích đơn biến bằng hồi quy Logistic. Bước 2: Phân tích đa biến bằng hồi quy Logistic nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Sử dụng khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 07/2016 đến tháng 07/2018, chúng tôi chọn theo phương pháp lấy mẫu toàn bộ và phỏng vấn được 386 trường hợp. Bảng 1. Đặc điểm của trẻ Đặc điểm Số bệnh nhân (n=386) Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 208 53,9 Nữ 178 46,1 Tuổi thai được sinh Đủ tháng 386 100 Không đủ tháng 0 0 Cân nặng bé khi sinh < 2500 gr 2 0,5 2500 gr – 3500gr 199 51,6 >3500 gr 185 47,9 Tỷ số giới tính của trẻ nam/nữ là 1,14 (208/178 trường hợp trẻ sinh mổ). Phần lớn trẻ sinh mổ trong cân nặng ở mức bình thường từ 2500-3500 gram chiếm 51,6 %, kế đến là trẻ có cân nặng > 3500 gram chiếm 47,9%, chỉ có 0,5 % trường hợp (2 trường hợp trẻ nhỏ hơn 2500 gram). Trong những trẻ sinh mổ có cân nặng như trên thì không có trẻ sinh thiếu tháng và chiếm 100% trẻ sinh đủ tháng. Bảng 2. Đặc điểm nuôi con bằng sữa mẹ trong 1 tháng đầu Đặc điểm Tần số (N=386) Tỉ lệ (%) Cách cho bé bú mẹ Bú mẹ hoàn toàn 285 74 Bú mẹ chủ yếu 44 11,2 Bú mẹ kết hợp 54 14 Trẻ không được bú mẹ 3 0,8 Thời điểm bú sữa mẹ ngay sau sinh Trong vòng 1 giờ đầu 319 82,64 Sau 1 giờ sau sinh 67 17,36 Lý do bé bú sau 1 giờ sau sinh Đặc điểm Tần số (N=386) Tỉ lệ (%) Bú sớm 319 82,64 Mẹ mệt và đau 26 6,73 Bé không biết bú 30 7,8 Mẹ không có sữa 9 2,33 Mẹ không cho bú 0 0 Lý do khác 2 0.5 Khi khảo sát cách bà mẹ cho con bú chúng tôi ghi nhận có 4 cách sau đây: trẻ bú mẹ hoàn toàn chiếm cao nhất chiếm tỷ lệ cao nhất 74%, bú mẹ chủ yếu chiếm 11,2%. Còn lại bú mẹ kết hợp chiếm 14% và không được bú mẹ chiếm 0,8%. Chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp trẻ không được bú sữa mẹ chiếm tỷ lệ 0,8%. Như vậy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 1 tháng tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 285/386 trường hợp chiếm tỷ lệ 74% dân số nghiên cứu. Trong đó cách cho bú sữa mẹ được định nghĩa như sau: Bú sữa mẹ hoàn toàn: là khi trẻ chỉ bú sữa mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp (vắt sữa của mẹ hoặc của người phụ nữ khác) và không dùng bất cứ loại thức ăn nước uống nào khác, ngoại trừ vitamin, khoáng chất và thuốc chữa bệnh. Bú sữa mẹ chủ yếu: khi trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Nghĩa là ngoài sữa mẹ, trẻ có thể dùng thêm chất lỏng như nước lọc, nước trái câycác loại thức uống không có chất dinh dưỡng, không kèm sữa công thức. Bú mẹ kết hợp: là khi trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ và bổ sung thêm các loại sữa khác ngoài sữa mẹ hoặc ăn dặm trước 6 tháng. Không bú sữa mẹ: khi trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa ngoài, không nhận từ sữa mẹ hoặc bà mẹ bắt đầu ngưng cho con bú mẹ trong vòng 1 tuần đầu sau sinh. Bú sữa mẹ: khi trẻ được bú sữa mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, trong nhóm bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ có 105/133 trường hợp vẫn tiếp tục NCBSM hoàn toàn 6 tháng. Như vậy tỷ lệ NCBSM hoàn toàn đến 6 tháng trong nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 182 của chúng tôi là 105/386 trường hợp chiếm 27,2% dân số nghiên cứu với KTC 95%: 22,7 - 31,7. Một trong những lý do cản trở việc NCBSM hoàn toàn đó là dùng sữa công thức. Qua thống kê khảo sát thấy nguyên nhân bà mẹ muốn dùng sữa công thức cho bé mà tôi nghi nhận những kết quả như sau: Việc những bà mẹ dùng sữa công thức cho trẻ là vì thuận tiện cho mẹ khi chăm sóc chiếm tỷ lệ 23,76%, tiếp đến là các bà mẹ cho rằng khi dùng sữa công thức cho bé sẽ giúp con phát triễn trí não chiếm (22,78%) và tăng trưởng chiều cao chiếm (20,79%). Bảng 3. Đặc điểm lý do mẹ không cho bú hoàn toàn 1 tháng đầu Đặc điểm Tần số (N=101) Tỉ lệ (%) Không đủ sữa/không có sữa 40 39,6 Bị viêm tắc vú, áp xe vú 5 4,9 Sợ ảnh hưởng sắc đẹp 0 0 Đầu vú ngắn khó bú 4 3,9 Cho bú đau 1 1 Không có thời gian 11 10,9 Dự định đi làm sớm 15 14,85 Làm quen với sữa công thức 25 24,75 Có 11 bà mẹ không muốn cho con bú tiếp nên dùng sữa công thức chiếm tỷ lệ 10,9%. Có tỷ lệ rất thấp 2,97% do gia đình, bạn bè khuyên các bà mẹ dùng sữa công thức cho trẻ (Bảng 3). Tỷ lệ bà mẹ gặp khó khăn khi NCBSM hoàn toàn trong 1 tháng đầu chiếm 36,79% (Bảng 4). Khó khăn thường gặp nhất là mẹ không đủ sữa chiếm 40,18%, khó khăn sau đó là do mẹ bận việc nhà chiếm 33,08%, kế đến khó khăn khi NCBSM hoàn toàn là bà mẹ mắc bệnh về vú trong giai đoạn hậu sản chiếm 8,45%, chiếm một tỷ lệ nhỏ là cho con bú mẹ hoàn toàn quá mệt mỏi và không biết cách chăm sóc vú chiếm 6,33%% và 1,4. Các bà mẹ khi gặp khó khăn trong 1 tháng đầu nhận được sự giúp đỡ của chồng và mẹ chồng và cha mẹ ruột. Khi gặp khó khăn trong việc NCBSM hoàn toàn trong 1 tháng đầu nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất từ mẹ ruột hoặc mẹ chồng chiếm tỷ lệ 49,7%, tiếp theo là sự giúp đỡ từ chồng chiếm 45,87%, sự giúp đỡ từ bạn bè và hàng xóm khá thấp tương ứng với 1,03% và 0%. Bảng 4. Khó khăn khi cho con bú mẹ trong 1 tháng đầu Đặc điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Khó khăn khi NCBSM Có 142 36,79 Không 244 63,21 Khó khăn gặp phải khi NCBSM Mẹ không đủ sữa 56 40,18 Vấn đề về vú 12 8,45 Con không lên cân 15 10,56 Mẹ mệt mỏi 9 6,33 Không biết cách chăm sóc vú 2 1,40 Bận việc nhà 48 33,08 Người giúp đỡ khi gặp khó khăn n=386 Nhân viên y tế 6 1,58 Mẹ ruột hoặc mẹ chồng 187 48,46 Bạn bè hoặc đồng nghiệp 4 1,03 Chồng 177 45,87 Hàng xóm 0 0 Khác 11 2,86 Phân tích mối liên quan Sau khi phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố và BMHT chỉ còn 4 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê bao gồm: Những bà mẹ có dự định cho con bú trong thời gian 6-12 tháng làm giảm khả năng BMHT 1 tháng xuống 0,027 so với nhóm có dự định cho con bú >12 tháng, với P<0,05 và PR* thay đổi <10% so với phân tích đơn biến (0,027 so với 0,5). Nhóm bà mẹ khó khăn khi cho con bú mẹ hoàn toàn, ở những bà mẹ có không đủ sữa làm giảm khả năng BMHT 1 tháng đầu 0,08 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,05 và PR* thay đổi <10% so với khi phân tích đa biến cụm các đặc điểm, các khó khăn khi cho con BMHT (0,08 so với 0,18) So với những bà mẹ không cảm thấy mệt mỏi khi cho con BMHT trong 1 tháng đầu làm tăng khả năng không cho con BMHT 6,55, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P=0,05 và PR* thay đổi >10% so với PR (6,55 so với 3,93). Những bà mẹ bận việc nhà làm giảm khả năng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 1 tháng đầu xuống 0,06, sự khác biệt này có ý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 183 nghĩa thống kê với P<0,05 và PR* thay đổi (0,06 so với 0,15). Như vậy hồi quy đa biến đã giúp kiểm soát yếu tố gây nhiễu và đồng tác. Bảng 5. Mối liên quan giữa các yếu tố và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng Đặc điểm BMHT Không BMHT PR KTC 95% P** Thời gian dự định cho bé bú < 6 tháng 1 (25) 3 (75) 0,31 0,01 – 8,7 1 6- 12 tháng 217(71,9) 85 (28,1) 0,027 0,004–0,19 <0,001 >12 tháng 67 (83,8) 13 (16,2) 1 Đặc điểm khó khăn khi bú mẹ hoàn toàn Không đủ sữa Có 24 (36,9) 41 (63,1) 0,08 0,02 – 0,39 0,002 Không 52 (67,5) 25 (32,5) 1 Mẹ mệt mỏi Có 44 (72,1) 17 (27,9) 6,55 1,77 – 24,24 0,05 Không 32 (40) 48 (60) 1 Bận việc nhà Có 18 (34,6) 34 (65,4) 0,06 0,01 – 0,31 0,001 Không 58 (65,2) 31 (34,8) 1 *Multivariate Logistic Regression BÀN LUẬN Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 1 tháng đầu Tỷ lệ BMHT của trẻ trong 1 tháng đầu sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi là 74% [KTC 95% PR 0,69 - 0,78] tỷ lệ bú mẹ chủ yếu và bú mẹ kết hợp là (11,2% so với 14%) và tỷ lệ trẻ không được bú sữa mẹ là 0,8% dân số nghiên cứu. Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn của chúng tôi lại cao hơn so với những nghiên cứu ở VN trước đó. Khi so sánh với các nghiên cứu khác tại thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 1 tháng đầu của chúng tôi cao hơn vì nghiên cứu của chúng tôi áp dụng trên những đứa trẻ bú mẹ trong 1 tháng đầu và được thực hiện da kề da ngay sau sinh mổ. Theo nghiên cứu của Forough Mortazavi và cộng sự về “Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 1 tháng đầu sau sinh” được thực hiện tại Shahroud, Iran từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 10 năm 2013 trên 538 bà mẹ cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn, chủ yếu, và kết hợp trong tháng sau sinh lần lượt là 33,1% KTC 95% [1,02 - 3,66], 58,2% và 8,6%, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cho con bú mẹ hoàn toàn là thời gian cho con bú ở lần trước kinh, sự căng tức vú, độ tuổi của mẹ việc dùng sữa công thức sau mổ và không cho con bú trong 1 giờ đầu sau sinh ảnh hưởng đến việc bú mẹ hoàn toàn(7). Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Forough Mortazavi và cộng sự là do nghiên cứu của chúng tôi bà mẹ và trẻ của chúng tôi được tiếp xúc da kề da và bú mẹ sớm sau sinh trong 1 giờ đầu. Theo nghiên cứu của OCED phối hợp với Tổ chức y tế thế giới về tỷ lệ BMHT 6 tháng đầu ở các nước Châu Á thì tại nước ta vào năm 2011 chỉ được 17% thấp thứ 3 trong số 22 nước tham gia nghiên cứu(6). Trong báo cáo này cũng nêu ra các yếu tố chính góp phần dẫn tới tỷ lệ NCBSM thấp là do sự thiếu hụt sự hỗ trợ từ bệnh viện, từ các thực hành chăm sóc,các chính sách và các thái độ của các bà mẹ cho rằng mình không đủ sữa cho con bú(7). Nghiên cứu định tính của của tác giả Almroth S và Quang ND tiến hành năm 2008 phỏng vấn 118 đối tượng bao gồm cha, mẹ, ông bà, người lớn tuổi và nhân viên y tế thành thị và nông thôn miền Nam nước ta đã rút ra được một số nguyên nhân làm cho việc bú mẹ hoàn toàn tại nước ta trở nên không phổ biến như: Sự hiểu biết kém và ít được đánh giá cao về việc NCBSM của ngay cả nhân viên y tế và những người được phỏng vấn rằng NCBSM là cách tốt nhất cho dinh dưỡng của trẻ 6 tháng đầu đời. Việc bắt đầu cung cấp nước sớm cho trẻ như là qui tắc và đa số được cung cấp thêm sữa và kèm thêm nước theo sữa mẹ, tuy nhiên khi người mẹ đi làm học cũng tìm cách để không cản trở việc NCBSM và những người Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 184 thân sau khi nghe giải thích hiểu rõ về nuôi con bằng sữa mẹ và họ hoàn toàn hỗ trợ việc NCBSM, vì vậy nhóm tác giả kết luận NCBSM hoàn toàn hay BMHT là mục tiêu có thể đạt được(8). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các tác giả khác tại TP.HCM có thể là do: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi được đánh giá 1 tháng đầu sau sinh so với nghiên cứu của các tác giả khác là 6 tháng đầu sau sinh. Chủ yếu cư ngụ ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện quận Thủ Đức nằm ở vùng ven ngoại thành các bà mẹ chọn sinh ở bệnh viện quận Thủ Đức. Đa phần là dân nhập cư và chủ yếu là công nhân ở các khu công nghiệp lân cận: quận 9, quận 2, tỉnh Bình Dương, đây là các quận có nền kinh tế phát triển và mức sống của người dân ở mức trung bình. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình độ văn hóa đa phần trên cấp 3 (71,5%). Nghề nghiệp phổ biến nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là công nhân, nội trợ buôn bán, học sinh sinh viên. Nghiên cứu của chúng tôi vì đối tượng nghiên cứu là trẻ sinh mổ được thực hiện da kề da sau sinh, được tiếp xúc với mẹ sớm và được bú mẹ sớm sau sinh. So với nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Diệp của bệnh viện Hùng Vương về Đánh giá đề tài nghiên cứu “Tỉ lệ bà mẹ cho con bú trong một giờ đầu sau sanh mổ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Hùng Vương năm 2017”(9) được thực hiện trên 307 đối tượng, trong khoảng thời gian 6 tháng cho thấy tỷ lệ da kề da theo nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện 100% cao hơn nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Diệp chỉ có 63%, tỉ lệ mẹ và trẻ được da kề da trong 1 giờ đầu và sau 1 giờ đầu lần lượt là 48% và 52%, chỉ có 14% trẻ được bú mẹ sớm sau sinh so với nghiên cứu của chúng tôi cao hơn chiếm tỷ lệ 84,5% và 15,5%. KẾT LUẬN Đây là nghiên cứu không tốn nhiều kinh phí và thời gian thực hiện nên mang tính khả thi cao, dễ thực hiện trong môi trường bệnh viện và ngoài cộng đồng. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn một số hạn chế. Thiết kế cắt ngang là thiết kế phù hợp để xác định một tỷ lệ bệnh đang lưu hành trong dân số nhưng chỉ xác định các yếu tố liên quan mà không đánh giá chính xác nguy cơ của các phơi nhiễm. Việc chọn mẫu tại khoa khám Nhi của Bệnh Viện, nơi đa số trẻ được sinh ra tại viện đến khám và tiêm ngừa tuy nhiên chưa đại diện tuyệt đối cho dân số trẻ sinh. Biến số mang tính chủ quan như mất ngủ, lo lắng, kích thích sau sanh, không thể đo lường chính xác được nên chúng tôi phải chấp nhận thu thập dựa trên đánh giá chủ quan của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thu thập số liệu bằng hình thức phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn nên người phỏng vấn không quan sát trực tiếp mà chỉ ghi nhận lại thông tin thông qua việc nhớ lại của các bà mẹ. Như vậy sai lệch nhớ lại có thể xảy ra khi các bà mẹ không nhớ chính xác thông tin. KIẾN NGHỊ Qua kết quả và mối liên quan ghi nhận được từ nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị để nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 1 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng. Hướng dẫn cách vắt sữa và dự trữ sữa cho các bà mẹ cho con bú. Tạo điều kiện thuận lợi để các bà mẹ có thể vắt sữa và dự trữ sữa ở nơi làm việc, giúp đỡ và hướng dẫn các bà mẹ bú sớm trong 1 giờ sau sanh, tạo điều kiện để các bà mẹ được nghỉ hậu sản ≥ 6 tháng sau sanh. Áp dụng đứng qui trình chăm sóc da kề da trong mổ và sau mổ sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Almroth S, Arts M, Quang ND, Hoa PT, Williams C (2008)."Exclusive breastfeeding in Viet Nam: an attainable goal". Acta Paediatrica, 97(8):pp. 1066-9. 2. Brady K, Bulpitt D, Chiarelli C (2014). "An Interprofessional Quality Improvement Project to Implement Maternal/Infant Skin-to-Skin Contact During Cesarean Delivery". Journal of Obstetric, Gynecologic, and Neonatal Nursing, 43(4): pp 488-496. 3. Lundberg PC, Tran TNT (2012). "Breast-feeding attitudes and practices among Viet Nammese mothers in Ho Chi Minh City". Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 185 Midwifery, 28(2): pp. 252-7. 4. Mortazavi F, Mousavi SA, Chaman R et al (2015). "Breastfeeding Practices During the First Month Postpartum and Associated Factors: Impact on Breastfeeding Survival". Iranian Red Crescent Medical Journal, 17(4):pp. e27814. 5. Naylor AJ (2013). "Lactation Management Self-Study Modules Level 1”. Wellstart International, Study-Module.pdf. 6. OECD/World Health Organization (2014), “Measuring Progress towards Universal Health Coverage”. Health at a Glance: Asia/Pacific 2014, OECD Publishing. 7. Riordan J (2005). "Breastfeeding Handbook, Section 2 Anatomical and biological imperatives", Chapter 3: Anatomy and Physiology of Lactation. Jones and bartlett publishers, 3:pp.845. 8. UNICEF (2014). “Despite dramatic progress on child survival, 1 million children die during their first day of life from mostly preventable causes”. https://www.unicef.org/media/media_75893.html [Truy cập 03/2018]. Ngày nhận bài báo: 30/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_phuong_phap_da_ke_da_doi_voi_viec_bu_sua_me_cua.pdf
Tài liệu liên quan