Tài liệu Hiệu quả của phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung dùng letrozole kích thích buồng trứng trên phụ nữ buồng trứng đa nang
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung dùng letrozole kích thích buồng trứng trên phụ nữ buồng trứng đa nang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
43
HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP BƠM TINH TRÙNG VÀO
TỬ CUNG DÙNG LETROZOLE KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG
TRÊN PHỤ NỮ BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Nguyễn Thanh Tùng1; Lâm Thị Mai Ngọc2; Quản Hoàng Lâm1
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và độ an toàn của letrozole đối với kích thích buồng trứng và
mang thai ở bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang và phân tích tình trạng kháng insulin
ở những bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu có so sánh hai
nhóm: 40 phụ nữ vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang (nhóm nghiên cứu) và 40 phụ nữ
vô sinh không do hội chứng buồng trứng đa nang (nhóm chứng) được điều trị tại Viện Mô phôi
Lâm sàng Quân đội. Sử dụng letrozole để kích thích buồng trứng từ ngày 2 của chu kỳ kinh.
Khi nang noãn phát triển có kích thước ≥ 18 mm, gây trưởng thành noãn bằng hCG 5.000 IU và
tiến hành kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung sau 36 giờ. Kết quả: vào ngày gây trưởng
thành noãn bằng hCG cho thấy không có sự khác biệt về số lượng nang noãn và độ dày nội
mạc tử cung giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng (lần lượt 1,16 ± 0,37 nang; 8,78 ± 1,08 mm
và 1,30 ± 0,46 nang; 9,08 ± 1,16 mm). Tuy nhiên, số ngày nang noãn phát triển đến trưởng thành ở
nhóm nghiên cứu (13,08 ± 2,38 ngày) dài hơn nhóm chứng (11,93 ± 1,35 ngày) có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ có thai lâm sàng ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng đều 22,5%.
Nồng độ insulin trung bình của nhóm nghiên cứu 10,85 ± 5,84 µUI/ml và chỉ số HOMA-IR trung
bình (2,42 ± 1,34) cao hơn nhóm chứng tương ứng insulin và chỉ số HOMA-IR (7,44 ± 2,84 µUI
và 1,57 ± 0,68) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chỉ số QUICKI của nhóm nghiên cứu (0,31 ± 0,03)
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (0,36 ± 0,02) với p < 0,05. Kết luận: letrozole
kích thích buồng trứng ở phụ nữ vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang kết hợp với
phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung là phương pháp điều trị hiệu quả, những bệnh
nhân này có nguy cơ cao đề kháng insulin.
* Từ khóa: Hội chứng truồng trứng đa nang; Letrozole; Kháng insulin; Bơm tinh trùng vào
buồng tử cung.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng buồng trứng đa nang
(HCBTĐN) là nguyên nhân phổ biến nhất
gây vô sinh, ảnh hưởng đến 5 - 10% phụ
nữ đang ở độ tuổi sinh sản [2]. Vô sinh do
không phóng noãn ảnh hưởng đến 75%
phụ nữ mắc HCBTĐN [3]. Đặc điểm lâm
sàng của những phụ nữ mắc HCBTĐN
là thiểu năng hoặc không phóng noãn;
cường androgen; siêu âm có nhiều nang
trên buồng trứng [4]. Có nhiều phương
pháp điều trị cho phụ nữ mắc buồng
trứng đa nang, trong đó phương pháp
phổ biến nhất hiện nay là kích thích
buồng trứng kết hợp với bơm tinh trùng
1. Học viện Quân y
2. Trung tâm Sản Nhi Phú Thọ
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tung_ttcnp@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 17/09/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/10/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
44
vào buồng tử cung (IUI). Trong những
năm gần đây, thuốc ức chế men thơm
hóa đang sử dụng ngày càng nhiều để
kích thích buồng trứng trong điều trị vô
sinh. Cơ chế của chất ức chế men thơm
hóa là gây ra hiệu ứng rụng trứng bằng
cách ức chế men thơm hóa, chúng có
mặt ở khắp mọi nơi (nhưng chủ yếu
được tìm thấy ở tế bào hạt của nang
trứng, mô mỡ và nhau thai). Men này có
tác dụng chuyển hóa androgen thành
estrogen. Các thuốc ức chế men thơm
hóa sẽ ngăn chặn quá trình chuyển hóa
của androgen thành estrogen, làm giảm
nồng độ estrogen, giải phóng trục hạ đồi
- tuyến yên khỏi phản hồi âm tính của
estrogen, do đó làm tăng tiết FSH và
phát triển nang noãn. Các thuốc ức chế
men thơm hóa làm tăng nồng độ LH,
androgen và testosteron trong huyết
thanh, hỗ trợ phát triển nang trứng [5].
Letrozole là thuốc ức chế men thơm hóa
thế hệ thứ ba, thời gian bán hủy ngắn.
Letrozole không có tác dụng cạnh tranh
thụ cảm thể của estrogen trên mô đích
nên không làm mỏng niêm mạc tử cung.
Từ năm 1990 đến nay, HCBTĐN được
thừa nhận là bệnh lý về rối loạn chuyển
hóa mà trung tâm của rối loạn chuyển
hóa trong HCBTĐN là tình trạng kháng
insulin và tăng insulin máu, dẫn đến rối
loạn chức năng của buồng trứng.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm: Đánh giá tác dụng của
letrozole trong kích thích buồng trứng
trên phụ nữ bị HCBTĐN và đánh giá tình
trạng kháng insulin ở những phụ nữ bị
mắc hội chứng này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
80 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán
vô sinh tại Viện Mô phôi Lâm sàng Quân
đội từ tháng 9 - 2018 đến 5 - 2019.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: tuổi < 35, tinh
dịch đồ của người chồng bình thường
theo tiêu chuẩn WHO (2010), 2 vòi
trứng thông.
* Tiêu chuẩn loại trừ: tinh trùng yếu,
tắc 2 vòi trứng, tử cung dị dạng, có polýp
hoặc nhân xơ tử cung.
80 BN vô sinh được chia theo hai nhóm:
40 BN có HCBTĐN (nhóm nghiên cứu),
40 BN không có HCBTĐN (nhóm chứng).
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu
có so sánh.
* Chẩn đoán BN mắc HCBTĐN:
Theo tiêu chuẩn Rotterdam (2003) khi có
ít nhất 2/3 tiêu chuẩn sau [3]:
- Thiểu năng hoặc không phóng noãn.
- Cường androgen biểu hiện trên lâm
sàng hoặc cận lâm sàng.
- Siêu âm có > 12 nang sơ cấp kích
thước từ 2 - 9 mm trên một buồng trứng
hoặc thể tích buồng trứng > 10 ml.
* Kích thích buồng trứng và kỹ thuật IUI:
Cả hai nhóm BN được kích thích
buồng trứng bằng letrozole (femara)
2,5 mg x 10 viên, uống 2 viên/ngày, bắt
đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 của
chu kỳ kinh. BN được hẹn siêu âm theo
dõi từ ngày thứ 9 chu kỳ để đánh giá
nang noãn và niêm mạc tử cung phát triển.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
45
Nếu chưa có nang noãn trội (đường kính
nang < 12 mm), có thể hẹn lại sau 3 - 4
ngày. Nếu nang trội (≥ 12 mm) hẹn sau
2 - 3 ngày lại siêu âm tiếp. Nếu thời gian
theo dõi > 20 ngày mà vẫn không có nang
noãn trội, xem như thất bại và hủy chu kỳ.
Khi nang noãn đạt kích thước > 18 mm,
gây phóng noãn với hCG (human chorionic
gonadotropin) 5.000 UI tiêm bắp.
Lấy tinh trùng của BN vào ngày thực
hiện IUI, chuẩn bị mẫu tinh dịch bằng
phương pháp bơi lên hoặc thang nồng
độ. Thể tích tinh trùng dùng trong IUI là
0,3 ml. BN của hai nhóm được thực hiện
kỹ thuật IUI sau 36 giờ kể từ khi tiêm hCG
gây trưởng thành noãn.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Tỷ lệ nang noãn trưởng thành và số
ngày nang noãn đạt kích thước ≥ 18 mm,
độ dày niêm mạc tử cung, kết quả có thai
lâm sàng.
Đánh giá tình trạng kháng insulin dựa
vào chỉ số HOMA-IR và chỉ số QUICKI.
Số liệu được nhập và xử lý theo
phương pháp thống kê y học, sử dụng
phần mềm SPSS 16.0. Tính trung bình và
độ lệch chuẩn cho các biến số và giá trị
p < 0,05 được cho có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đánh giá hiệu quả của sử dụng letrozole kích thích buồng trứng ở BN có
HCBTĐN.
HCBCĐN là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh ở nữ. Việc
điều trị chủ yếu cải thiện khả năng phóng noãn bằng các phương pháp khác nhau.
Bảng 1: Đặc điểm hai nhóm BN.
Nhóm
Đặc điểm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
Tuổi trung bình 26,98 ± 3,63 28,52 ± 3,49 > 0,05
Chiều cao (cm) 153,98 ± 3,66 153,68 ± 3,40 > 0,05
Cân nặng (kg) 52,22 ± 5,59 49,95 ± 3,48 < 0,05
BMI (kg/m2) 22,01 ± 2,17 21,11 ± 1,24 < 0,05
Độ tuổi ở phụ nữ vô sinh có HCBTĐN còn khá trẻ, tuổi trung bình 26,98 ± 3,63,
hầu hết là vô sinh nguyên phát (72,5%). Béo phì là một trong những yếu tố thường
được đề cập ở những người có HCBTĐN, trong nghiên cứu này, khác biệt có ý nghĩa
giữa nhóm vô sinh có HCBTĐN với BMI trung bình (22,01 ± 2,17) cao hơn nhóm không
có HCBTĐN (21,11 ± 1,24). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Minh Tâm về
BMI ở BN có HCBTĐN là 20,9 ± 2,9 [1].
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
46
Bảng 2: Đặc điểm nội tiết sinh sản.
Nhóm
Xét nghiệm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
FSH (mIU/ml) 6,67 ± 2,15 8,33 ± 2,65 > 0,05
LH (mIU/ml) 10,76 ± 6,63 7,43 ± 3,62 < 0,05
E2 (pg/ml) 74,97 ± 57,07 66,58 ± 45,24 > 0,05
AMH (ng/ml) 9,68 ± 3,57 3,49 ± 1,75 < 0,05
Nồng độ LH, AMH giữa 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3: Hiệu quả kích thích buồng trứng bằng letrozole.
Nhóm
Kết quả
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
p
Số nang trung bình 1,16 ± 0,37 1,30 ± 0,46 > 0,05
Kích thước nang trung bình (mm) 21,43 ± 2,18 20,98 ± 2,25 > 0,05
Độ dày niêm mạc tử cung (mm) 8,78 ± 1,08 9,08 ± 1,16 > 0,05
Số ngày kích thích buồng trứng 13,08 ± 2,38 11,93 ± 1,35 < 0,05
Về sinh lý sinh nang noãn, từ ngày 6 - 8 chu kỳ kinh diễn ra sự chọn lọc và sau đó
nang lớn nhất vượt trội khi kích thước từ 12 mm. Số ngày kích thích buồng trứng trung
bình của nhóm nghiên cứu nhiều hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Đặc điểm quan trọng khác khi đánh giá hiệu quả kích thích buồng trứng là tình trạng
niêm mạc tử cung khi nang trưởng thành, vì đây là yếu tố tiên lượng thành công trong
chu kỳ điều trị. Khi sử dụng letrozole, khả năng ức chế thơm hóa chỉ diễn ra trong thời
gian ngắn, không ảnh hưởng đến mô đích ở ngoại biên nên hạn chế được những tác
dụng bất lợi như làm mỏng niêm mạc tử cung hay làm giảm chất nhày cổ tử cung.
Độ dày niêm mạc tử cung của nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng tương đương
nhau. Số nang noãn đạt được kích thước ≥ 18 mm sau khi kích thích bằng letrozole
trên nhóm nghiên cứu là 1,16 ± 0,37; như vậy gần với chu kỳ tự nhiên, sẽ tránh
được nguy cơ đa thai. Một số tác giả đều có chung nhận định này, kết quả số nang đạt
≥ 18 mm trong nghiên cứu của Kallol Kumar Roy (2012) là 1,86 ± 0,26 nang [6].
Atay và CS (2006) báo cáo số lượng nang trứng trưởng thành của nhóm letrozole là
1,2 ± 0,41 nang [7].
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
47
Bảng 4: Kết quả thai lâm sàng.
Không có thai Thai sinh hóa Thai lâm sàng
Kết quả
Nhóm n % n % n %
p
Nhóm nghiên cứu 30 75 1 2,5 9 22,5
Nhóm chứng 31 77,5 0 0 9 22,5
> 0,05
Tổng số 80 BN trong hai nhóm, 18 BN có thai lâm sàng, đạt tỷ lệ 23,4%. Kết quả
này tương tự như một số nghiên cứu sử dụng letrozole để kích thích buồng trứng cho
BN có HCBTĐN như Sedigheh Dehbashi và CS (2015) là 26% [8], Atay và CS (2006)
là 21,6% [7].
2. Nhận xét về hội chứng kháng insulin ở BN có HCBTĐN.
Hội chứng kháng insulin là rối loạn chuyển hóa có sự kết hợp giữa tình trạng
kháng insulin với các triệu chứng béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, rối loạn
glucose máu lúc đói, hoặc đái tháo đường. Có nhiều phương pháp đánh giá tình
trạng kháng insulin, trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chỉ số HOMAR-IR và chỉ số
QUICKI.
Bảng 5: Đánh giá tình trạng kháng insulin.
Nhóm
Xét nghiệm
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p
Insulin (µUI/ml) 10,85 ± 5,84 7,44 ± 2,84 < 0,05
Glucose (mmol/l) 4,97 ± 0,45 4,71 ± 0,47 < 0,05
Chỉ số HOMA-IR 2,42 ± 1,34 1,57 ± 0,68 < 0,05
Tứ phân vị trên 2,016
Chỉ số QUICKI 0,31 ± 0,03 0,36 ± 0,02 < 0,05
Tứ phân vị dưới 0,3425
HOMA-IR > 2,016 57,5 25 < 0,05
QUICKI < 0,3425 57,5 25 < 0,05
Nồng độ xét nghiệm insulin máu lúc đói trung bình của nhóm nghiên cứu cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số HOMA-IR của nhóm BN có HCBTĐN
(2,42 ± 1,34) cao hơn nhóm chứng (1,57 ± 0,68) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nhận định này của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Ta Chin Lin (2006) [9].
Chỉ số QUICKI của nhóm BN có HCBTĐN (0,31 ± 0,03) thấp hơn nhóm chứng (0,36 ± 0,02)
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy, khi chỉ số HOMA-IR càng cao, chỉ số QUICKI
càng thấp, tình trạng kháng insulin càng nặng.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
48
KẾT LUẬN
- Letrozole kích thích buồng trứng ở
phụ nữ có HCBTĐN kết hợp với phương
pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung là
phương pháp điều trị hiệu quả.
- Bệnh nhân HCBTĐN có nguy cơ cao
có tình trạng đề kháng insulin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Tâm, Lê Việt Hùng, Nguyễn Thị
Phương Lê và CS. Rối loạn chuyển hóa ở bệnh
nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang.
Tạp chí Y Dược học. Trường Đại học Y Dược
Huế, 2017, số 3, tháng 6 (7), tr.7-13.
2. Asuncion M, Calvo R.M, San millan J.L,
Sancho J, Avila S, Escobar Morreale H.F. A
prospective study of the prevalence of the
polycystic ovary syndrome in unselected
causasian women from spain. J Chin
Endocrinol Metab. 2000, 86, pp.2434-2438.
3. Patel S.M, Nestler J.F. Fertility in polycystic
ovary syndrome. Endocrinol Metab Clin North
Am. 2006, 35 (1), pp.137-155.
4. The Rotterdam ESHRE/ASRM sponsored
PCOS consensus workshop group. Revised
2003 consensus on diagnostic criteria and
long-term health risks related to polycystic
ovary syndrome. Fertility and Sterility. 2004,
81, pp.19-25.
5. Casper R.F, Mitwally M.F. Aromatase
inhibitors for ovulation induction. J Clin
Endocrinol Metab. 2006, 91 (3), pp.760-771.
6. Kallol Kumar Roy et al. A prospective
randomized trial comparing the efficacy of
letrozole and clomiphene citrate in induction
of ovulation in polycystic ovarian syndrome.
Journal of Human Reproductive Sciences,
2012, 5 (1), p.20.
7. Atay V, Cam C, Muhcu M, Karateke A.
Comparision of letrozole and clomiphen
citrate in women with polycystic ovaries
undergoing ovarian stimulation. J Int Med
Res. 2006, 34 (1), pp.73-76.
8. Sedigheh Dehbashi, Sara Dehbashi,
Talieh Kazerooni et al. Comparison of the
effects of letrozole and clomiphene citrate on
ovulation and pregnancy rate in patients with
polycystic ovary syndrome. Iranian Journal of
Medical Sciences. 2009, 34 (1), pp.23-28.
9. Ta-Chin Lin, Jui-Mei Yen, Kum-Bing
Gong et al. Abnormal glucose tolerance and
insulin resistance in polycystic ovary syndrome
amongst the Taiwanese population, not
correlated with insulin receptor substrate-1
Gly972Arg/Ala513Pro polymorphism. BMC Med
Genet. 2006, 7, p.36.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_phuong_phap_bom_tinh_trung_vao_tu_cung_dung_letrozole_kich_thich_buong_trung_tren_phu_n.pdf