Tài liệu Hiệu quả của ondansetron trong việc phòng ngừa ngứa sau tiêm morphine trong khoang dưới nhện: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 97
HIỆU QUẢ CỦA ONDANSETRON TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA NGỨA
SAU TIÊM MORPHINE TRONG KHOANG DƯỚI NHỆN
Bùi Ngọc Uyên Chi*, Nguyễn Ngọc Anh**, Trần Thị Xuân Mai***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Morphine trong khoang dưới nhện đã được chứng minh là mang lại hiệu quả giảm đau sau mổ
tốt, tuy nhiên tác dụng phụ thường gặp nhất là ngứa. Kích hoạt thụ thể trung tâm 5-hydroxytryptamine phân
nhóm 3 (5-HT3) là một trong những cơ chế đã được chấp nhận. Tuy nhiên, vai trò của thuốc kháng 5-HT3 trong
việc phòng ngừa ngứa chưa được xác định rõ ràng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng. Chúng tôi đánh giá
hiệu quả phòng ngừa của ondansetron đối với tình trạng ngứa do morphine trong khoang dưới nhện. Bệnh nhân
được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm ondansetron 4 mg truyền tĩnh mạch (n = 86) và natri clorua 0,9% truyền
tĩnh mạch (n = 84) 30 phút trước khi gây tê...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của ondansetron trong việc phòng ngừa ngứa sau tiêm morphine trong khoang dưới nhện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 97
HIỆU QUẢ CỦA ONDANSETRON TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA NGỨA
SAU TIÊM MORPHINE TRONG KHOANG DƯỚI NHỆN
Bùi Ngọc Uyên Chi*, Nguyễn Ngọc Anh**, Trần Thị Xuân Mai***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Morphine trong khoang dưới nhện đã được chứng minh là mang lại hiệu quả giảm đau sau mổ
tốt, tuy nhiên tác dụng phụ thường gặp nhất là ngứa. Kích hoạt thụ thể trung tâm 5-hydroxytryptamine phân
nhóm 3 (5-HT3) là một trong những cơ chế đã được chấp nhận. Tuy nhiên, vai trò của thuốc kháng 5-HT3 trong
việc phòng ngừa ngứa chưa được xác định rõ ràng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng. Chúng tôi đánh giá
hiệu quả phòng ngừa của ondansetron đối với tình trạng ngứa do morphine trong khoang dưới nhện. Bệnh nhân
được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm ondansetron 4 mg truyền tĩnh mạch (n = 86) và natri clorua 0,9% truyền
tĩnh mạch (n = 84) 30 phút trước khi gây tê tủy sống với bupivacaine, fentanyl 25 mcg và morphine 0,1 mg để
phẫu thuật hậu môn – trực tràng. Bệnh nhân được đánh giá về tỉ lệ ngứa sau gây tê tủy sống 15, 30 phút, 1, 2, 3,
4, 5, 6, 7 và 24 giờ. Đồng thời bệnh nhân cũng được đánh giá về mức độ – thời gian và yêu cầu điều trị ngứa.
Bệnh nhân thuộc nhóm ondansetron còn được đánh giá các tác dụng phụ của ondnasetron.
Kết quả: Tỉ lệ ngứa thực sự thấp hơn ở nhóm ondansetron so với nhóm chứng (37% so với 64%, p< 0,001).
Cả hai nhóm có mức độ, thời gian và yêu cầu điều trị ngứa như nhau (p>0,01). Trong nhóm ondansetron, không
có bệnh nhân nào bị tác dụng phụ.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng ondansetron dự phòng có tác dụng làm giảm tỉ lệ ngứa do
morphine trong khoang dưới nhện, tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt về mức độ, thời gian và yêu cầu điều trị
ngứa giữa hai nhóm nghiên cứu.
Từ khóa: ngứa do morphine, morphine trong khoang dưới nhện, thuốc kháng thụ thể 5-HT3, ondansetron
ABSTRACT
PROPHYLACTIC INTRAVENOUS ONDANSETRON IN INTRATHECAL MORPHINE-INDUCED
PRURITUS: A RANDOMIZED, DOUBLE-BLINDED, PLACEBO-CONTROLLED STUDY
Bui Ngoc Uyen Chi, Nguyen Ngoc Anh, Tran Thi Xuan Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 97 - 102
Background: Intrathecal morphine has been used effectively for postoperative pain relief; however, the most
common side effect is pruritus. Activation of central 5-hydroxytryptamine subtype 3 (5-HT3) receptors is one of
its possible mechanisms. The role of 5-HT3 antagonists in the prevention of pruritus has not been clearly
established.
Method: In a prospective, randomized, double-blind, placebo-controlled study, we evaluated the efficacy of
prophylactic administration of ondansetron for the prevention of intrathecal morphine-induced pruritus. The
patients were randomized into 2 groups to receive either 4 mg ondansetron pIV (group O, n=86), or sodium
chloride 0,9% pIV (group C, n=84) 30 min before administration of spinal anesthesia with 0.5% hyperbaric
bupivacaine, 25 mcg of fentanyl and 0.1 mg of morphine for colorectal surgery. Patients were evaluated for
incidence of pruritus at 15 min – 30 min – 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – and 24h after spinal anesthesia. Patients
* Khoa GMHS, Bệnh viện Hạnh Phúc ** Bệnh viện Nhân Dân 115
*** Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS CK2 Bùi Ngọc Uyên Chi ĐT: 0918509788, Email: bnuyenchi@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 98
were also asked of severity, location, duration and request for treatment for pruritus.
Results: The incidence and severity of pruritus was significantly less frequent in the ondansetron group
compared with placebo (37% and 64% respectively, p<0.001). Patients in both groups were not different in
severity, duration and request for treatment of pruritus (p>0.01). There were no side effects of ondansetron in the
controlled group.
Conclusion: We conclude that the prophylactic use of ondansetron helps to reduce the incidence of
intrathecal morphine-induced pruritus, but not in severity and duration of pruritus.
Key words: morphine-induced pruritus, intrathecal morphine, 5-HT3 antagonists, ondansetron
ĐẶT VẤN ĐỀ
Morphine trong khoang dưới nhện mang lại
hiệu quả giảm đau sau mổ tốt, tuy nhiên thường
gây tác dụng phụ là ngứa, buồn nôn và nôn sau
mổ(3,6). Ngứa là một trong những tác dụng phụ
thường gặp nhất của morphine trong khoang
dưới nhện, với tỉ lệ là 83% ở những bệnh nhân
sản khoa và khoảng 69% ở những bệnh nhân
không có thai bao gồm cả nam và nữ(2). Ngứa
gây khó chịu cho bệnh nhân và rất khó điều trị,
việc phòng ngừa ngứa vẫn còn là thách thức đối
với BS GMHS. Mặc dù cơ chế chính xác chưa
được biết rõ, morphine trong khoang dưới nhện
tương tác với các thụ thể 5-hydoxytryptamine
phân nhóm 3 (5-HT3) có đóng vai trò trong cơ
chế bệnh sinh gây ngứa. Kết quả là, thuốc kháng
thụ thể 5-HT3 có hiệu quả trong việc phòng
ngừa và điều trị ngứa(2,9,14). Ondansetron đã được
sử dụng với mục đích này, tuy nhiên các kết quả
nghiên cứu còn mâu thuẫn(7). Vì vậy, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, mù
đôi, có nhóm chứng với giả thuyết sử dụng
ondansetron dự phòng làm giảm 50% tỉ lệ ngứa
do morphine trong khoang dưới nhện ở bệnh
nhân phẫu thuật hậu môn – trực tràng với gây tê
tủy sống. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu
quả dự phòng ngứa sau tiêm morphine khoang
dưới nhện của ondansetron.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi được sự đồng ý của Hội đồng Y
đức Đại học Y Dược TP.HCM và ban Nghiên
cứu Khoa học bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM, chúng tôi nghiên cứu 172 bệnh nhân
có ASA I-II thực hiện phẫu thuật hậu môn-
trực tràng với gây tê tủy sống. Tiêu chuẩn loại
trừ bao gồm bệnh nhân dị ứng ondnansetron,
đang sử dụng thuốc steroid – kháng histamin
– kháng thụ thể serotonin, có triệu chứng
ngứa toàn thân – vùng mặt trước mổ, phụ nữ
mang thai hoặc cho con bú, ECG có khoảng
QT dài, nhiễm ký sinh trùng, suy tế bào gan- ứ
mật, suy thận mạn – các bệnh lý tăng urea
trong máu, bệnh nhân không hiểu cách đánh
giá ngứa - buồn nôn và nôn và các thông tin
thu thập khác. Bệnh nhân cũng bị loại khỏi
nghiên cứu nếu được gây tê tủy sống bằng
kim < 27G, gây tê tủy sống thất bại – phải
chuyển sang gây mê để mổ, bệnh nhân sử
dụng nhóm opioid để giảm đau sau mổ, tai
biến do phẫu thuật, bệnh nhân dị ứng thuốc
trong quá trình điều trị, bệnh nhân không thể
hợp tác cung cấp thông tin do tình trạng bệnh.
Nghiên cứu được thiết kế theo kiểu nghiên
cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm
chứng. Bệnh nhân và người thu dữ liệu không
biết bệnh nhân thuộc nhóm nào. Một BS GM,
thuộc khoa GMHS BV ĐH Y Dược không tham
gia vào quá trình điều trị bệnh nhân, làm một
danh sách ngẫu nhiên, tạo 176 cái thăm ghi tên
nhóm và số ngẫu nhiên cho vào phong bì. Khi có
bệnh nhân đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu, bác
sĩ phụ trách phòng chờ trước mổ sẽ mở một
phong bì để biết bệnh nhân thuộc nhóm nào, ghi
số ngẫu nhiên vào tờ thu dữ liệu, đồng thời cho
y lệnh truyền thuốc theo mô tả dưới đây. Nhóm
O: Ondansetron 4 mg pha trong Natri clorua
0.9% 100 ml truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
Nhóm C: Natri clorua 0,9% 100 ml truyền tĩnh
mạch trong 15 phút. Điều dưỡng phụ trách
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 99
phòng chờ trước mổ sẽ truyền thuốc theo y lệnh
trước khi bệnh nhân vào phòng mổ 30 phút.
Bệnh nhân được gây tê tủy sống L4-L5,
hoặc L3-L4 với kim 27G hoặc 29G,
bupivacaine 0,5% tăng trọng (liều tùy thuộc
bác sĩ gây mê phụ trách phòng mổ), fentanyl
25 mcg, morphine 0,1 mg (tất cả không có chất
bảo quản). Bệnh nhân được theo dõi liên tục
từ lúc truyền ondansetron hoặc natri clorua
0,9%, ghi nhận các biến số ở các thời điểm 15
phút, 30 phút, 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 và 24 giờ
sau gây tê tủy sống. Bệnh nhân được đánh giá
về ngứa bao gồm: có ngứa hay không, mức độ,
thời gian và yêu cầu điều trị ngứa. Ngứa được
định nghĩa là cảm giác kích thích, khó chịu ở
da, gây ra mong muốn hay phản xạ gãi. Ngứa
là biến số nhị giá, giá trị là có hoặc không
Bệnh nhân được xem là không có triệu chứng
ngứa nếu bệnh nhân có thời gian khởi phát
ngứa trước 2 giờ sau gây tê tủy sống và thời
gian ngứa ngắn hơn 2,5 giờ. Mức độ ngứa
được chia thành 3 độ: 1 = ngứa ít, 2 = ngứa
vừa, 3 = ngứa nhiều. Bệnh nhân ngứa nhiều
được điều trị theo phác đồ bệnh viện
(naloxone tiêm mạch, dò liều). Bệnh nhân có
sử dụng ondansetron còn được theo dõi thêm
các tác dụng phụ của thuốc bao gồm đau đầu,
mệt, hồi hộp và rối loạn nhịp tim.
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Lực
phân tích tính cỡ mẫu với nguy cơ sai lầm loại II
là 0,1 và nguy cơ sai lầm loại 1 là 0,05. Tác giả
Nguyễn Văn Minh et al(12) nhận thấy tỉ lệ ngứa
sau sử dụng morphine 0,1 mg trong khoang
dưới nhện là 50%. Giả định rằng sử dụng
ondansetron làm giảm tỉ lệ ngứa 50%. Chún tôi
tính được cỡ mẫu là 79 bệnh nhân cho mỗi
nhóm. Chúng tôi giả định rằng tỉ lệ mất mẫu là
10%. Như vậy mỗi nhóm cần 88 bệnh nhân. Các
biến số định lượng có phân phối chuẩn được
trình bày theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các biến số định tính được trình bày theo tần số
và tỉ lệ phần trăm. Biến số định lượng được kiểm
định bằng kiểm định t mẫu độc lập. Biến số định
tính được kiểm định bằng kiểm định chi bình
phương và Fisher. Chúng tôi cũng tính tỉ lệ giảm
nguy cơ (RRR = Risk reduction rate) khi sử dụng
ondansetron dự phòng và số cần điều trị. Các
phép kiểm có giá trị p < 0,05 được xem là khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Từ tháng 12/2015 đến tháng 05/2016, chúng
tôi có 172 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong
đó có 2 bệnh nhân bị loại. Bệnh nhân 1 (nhóm
chứng): Suy hô hấp sau mổ. Bệnh nhân 2 (nhóm
ondansetron): Gây tê tủy sống thất bại, phải
chuyển qua gây mê toàn thể để mổ. Hai bệnh
nhân này được theo dõi trong 24 giờ sau mổ. Kết
quả cuối cùng nhóm Ondansetron có 86 bệnh
nhân, nhóm chứng có 84 bệnh nhân.
Bệnh nhân của hai nhóm nghiên cứu không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới,
cân nặng, chiều cao và phân độ ASA.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học của dân số nghiên cứu
Nhóm Ondansetron n (%) Nhóm chứng n (%) p
Tuổi (năm)* 37±11 40±11 0,095
Giới nam 43 (50) 50 (59.5) 0,212
Cân nặng (kg)* 60±11 63±12 0,062
Chiều cao (cm)* 162±7 163±7 0,1
ASA 1 65 (76) 53 (63)
0,077
ASA 2 21 (24) 31 (37)
*: trung bình ± độ lệch chuẩn
Tỉ lệ ngứa
Nhóm ondansetron có 32 bệnh nhân bị ngứa
(chiếm 37%), nhóm chứng có 54 bệnh nhân bị
ngứa (chiếm 64%), với p < 0,001.
Tỉ lệ giảm nguy cơ - RRR = 0,43 với khoảng
tin cậy 95% là 0,21 – 0,60, p < 0,001. Ondansetron
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 100
làm giảm nguy cơ bị ngứa xuống 43%. Số cần
điều trị là 3,7. Chúng tôi cần phải điều trị 4 bệnh
nhân để giảm một bệnh nhân bị ngứa so với
nhóm chứng.
Hình 1: So sánh tỉ lệ ngứa giữa hai nhóm nghiên cứu
Mức độ ngứa ít – vừa – nhiều ở nhóm
ondansetron là 34 – 41 – 25% và ở nhóm chứng là
28 – 61 – 11% với p = 0,12. Thời gian ngứa trung
bình là 3,68±1,44 giờ ở nhóm ondansetron và
3,42±1,10 giờ ở nhóm chứng, với p = 0.347. Nhóm
ondansetron có 16 (50%) và nhóm chứng có 29
(54%) bệnh nhân yêu cầu điều trị ngứa, với
p=0,74. Tuy nhiên, sau khi được giải thích, không
có bệnh nhân nào sử dụng naloxone để điều trị
ngứa. Nhóm Ondansetron có 86 bệnh nhân, sau
khi sử dụng Ondansetron 4 mg, theo dõi trong
24 giờ không có bệnh nhân nào bị nhức đầu,
mệt, hồi hộp, rối loạn nhịp tim.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau khi
tiêm morphine trong khoang dưới nhện, nhóm
sử dụng ondansetron dự phòng có 37%, nhóm
chứng có 64% bệnh nhân bị ngứa, có sự khác biệt
giữa hai nhóm nghiên cứu (p<0,001). So với
nhóm chứng, việc sử dụng ondansetron dự
phòng làm giảm 43% nguy cơ bị ngứa (RRR =
0,43, khoảng tin cậy 95% là 0,21 – 0,60, p < 0,001)
với số cần điều trị là 4.
Ngứa do thuốc phiện gây ra thường bắt đầu
từ thân, mũi, quanh mắt và thường khu trú ở
vùng mặt, vùng chi phối của dây thần kinh sinh
ba(14). Ngứa thường xuất hiện sớm sau giảm đau,
thời gian tiềm phục tùy loại, đường dùng và liều
dùng của thuốc phiện. Ngứa do thuốc phiện ưa
mỡ ví dụ như fentanyl thường khởi phát sớm và
nhanh hết hơn. Ngứa do morphine trong
khoang dưới nhện thường khởi phát chậm, kéo
dài và khó điều trị.
Cơ chế gây ngứa của morphine trong
khoang dưới nhện rất phức tạp và chưa được
biết rõ. Nhiều cơ chế đã được chấp nhận, nhưng
không có một cơ chế đơn thuần nào có thể giải
thích cho tất cả mọi hiện tượng. Một số cơ chế đã
được chấp nhận bao gồm(3,6,9,14):
Có một “trung tâm ngứa” ở hệ thần kinh
trung ương
Kích hoạt sừng sau tủy sống và hoạt động
đối kháng các chất dẫn truyền ức chế
Điều hòa hoạt động phóng thích serotonin
của tế bào thần kinh
Lý thuyết về sự liên hệ giữa đau và ngứa
Mặc dù đường dẫn truyền thần kinh của
ngứa khác với đường dẫn truyền đau, chúng lại
có tương tác rất gần. Hoạt động liên tục của hệ
thống dẫn truyền đau ức chế hoạt động của các
nơ ron dẫn truyền ngứa của tủy sống. Do đó,
phong bế đau có thể làm kích hoạt ngứa (ví dụ,
ngứa do morphine trong khoang dưới nhện) và
ngứa có thể bị ức chế do đau (ví dụ tác dụng
chống ngứa do gãi). Hệ thống serotonin dường
như cũng đóng vai trò điều hòa, tạo sự cân bằng
giữa cảm nhận đau và chống đau trong hệ thống
thần kinh dẫn truyền đau. Thụ thể 5-HT3 có rất
nhiều ở sừng sau tủy sống và nhân cảm giác của
thần kinh sinh ba trong hành não. Tác giả Fan(5)
đã chứng minh thụ thể serotonin 5-HT3 bị kích
hoạt bởi morphine. Thuốc phiện trong khoang
dưới nhện có thể kích thích trực tiếp thụ
serotonin 5-HT3 ở tủy sống và hành não, và gây
ra ngứa. Thuốc kháng thụ thể serotonin cũng có
thể ức chế tác động kích thích trực tiếp của thuốc
phiện trên các nơ ron không phụ trách đau ở
sừng sau tủy sống và nhân cảm giác của thần
kinh sinh ba. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng
thụ thể serotonin 5-HT3 có khả năng dự phòng
ngứa do thuốc phiện trong trục thần kinh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 101
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ
cho giả thuyết này, cho thấy những bệnh nhân
sử dụng thuốc kháng thụ thể 5-HT3 dự phòng có
tỉ lệ ngứa thấp hơn. Thuốc kháng thụ thể
serotonin đã được chứng minh là có hiệu quả dự
phòng và điều trị ngứa do morphine trong
khoang dưới nhện trong nhiều nghiên cứu(7,8,11,13).
Các thuốc kháng thụ thể serotonin 5-HT3 làm
giảm tỉ lệ ngứa do morphine trong trục thần
kinh nhưng không có tác dụng đối với các thuốc
phiện tan trong mỡ. Một cơ chế đã được chấp
nhận là morphine ít tan trong mỡ hơn nên có
nồng độ trong dịch não tủy cao hơn và di
chuyển về hướng đầu nhiều hơn(3). Một lý do
khác là thuốc kháng thụ thể serotonin 5-HT3 có
thể gắn vào thụ thể 5-HT3 trong tủy sống trước
morphine nhưng sau thuốc phiện tan trong mỡ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã loại trừ
những bệnh nhân bị ngứa do fentanyl. Dựa vào
dược động học của fentanyl trong khoang dưới
nhện và kết quả nghiên cứu khác, ngứa do
fentanyl có đặc điểm là khởi phát sớm (trước 2
giờ sau tiêm fentanyl vào khoang dưới nhện) và
thời gian ngứa ngắn (dưới 2,5 giờ)(2,3,6,9). Những
bệnh nhân bị ngứa trong nghiên cứu của chúng
tôi là do morphine trong khoang dưới nhện. Vì
vậy, sự khác biệt về tỉ lệ ngứa giữa hai nhóm
trong hai nhóm nghiên cứu là do hiệu quả dự
phòng của ondansetron đối với morphine.
Mặc dù đã sử dụng thuốc để dự phòng
ngứa, tỉ lệ ngứa ở nhóm sử dụng ondansetron
trong nghiên cứu của chúng tôi còn cao, lên
đến 37%. Việc này chứng tỏ mức độ phức tạp
trong cơ chế bệnh sinh của ngứa. Bên cạnh thụ
thể serotonin, ngứa do morphine trong
khoang dưới nhện liên quan đến thụ thể µ,
dopamine D2, gapabentin, glycine và hệ thống
prostaglandin(3,6,9,14). Vì vậy, việc phòng ngừa
và điều trị ngứa cần phối hợp nhiều loại thuốc
với nhau để mang lại hiệu quả tốt hơn cho
bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ
ngứa ít và vừa ở nhóm ondansetron là 34% và
41% so với 28% và 61% ở nhóm chứng, không có
sự khác biệt giữa 2 nhóm. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh được ngoài việc làm giảm tỉ lệ ngứa
do opioid trục thần kinh, sử dụng ondansetron
dự phòng còn giúp giảm mức độ ngứa(2,7,8).
Chúng tôi cho rằng cần phải thực hiện nghiên
cứu với mẫu lớn hơn để tìm sự khác biệt về mức
độ ngứa giữa hai nhóm, tương tự như kết quả
nghiên cứu và đề xuất của tác giả Pirat và
Chaluruxananan(4,13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm
ondansetron và nhóm chứng không có sự khác
biệt về yêu cầu điều trị ngứa với tỉ lệ lần lượt là
50% và 54%. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
được ngoài việc làm giảm tỉ lệ ngứa do opioid
trục thần kinh, sử dụng ondansetron dự phòng
còn giúp giảm yêu cầu điều trị ngứa(2,7,8,11,13). Kết
quả nghiên cứu cho nếu số bệnh nhân có yêu
cầu điều trị ngứa thấp 0%, 11%(8,11) thì việc sử
dụng thường quy ondansetron có thể không cần
thiết ở những bệnh nhân không bị ngứa hoặc bị
ngứa mà không có yêu cầu điều trị. Điều này còn
được củng cố qua 2 phân tích gộp cho thấy số
cần điều trị để giảm ngứa khá cao là 7 và 10(2,7).
Tuy nhiên, vì không có các yếu tố mạnh đủ để
tiên lượng bệnh nhân có bị ngứa hay không, và
giả định rằng hầu hết bệnh nhân đều không
muốn bị phiền nạn này, chúng tôi cho rằng việc
sử dụng ondansetron dự phòng có thể mang lại
sự hài lòng cho một số lượng lớn bệnh nhân vì tỉ
lệ cao dân số bệnh nhân bị ngứa do morphine
trong khoang dưới nhện.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
bệnh nhân nào bị tác dụng phụ của ondansetron
với liều 4 mg. Nhiều nghiên cứu cũng chứng
minh tính an toàn của ondansetron(2,7). Tuy
nhiên, một số báo cáo ca lâm sàng về tác dụng
phụ gây rối loạn nhịp và co giật của ondansetron
đã được công bố(1,10). Mặc dù ondansetron liều
thấp được báo cáo là an toàn nhưng bệnh nhân
vẫn có thể gặp nguy hiểm nếu có bệnh tiềm ẩn
không có biểu hiện lâm sàng trước đó, hoặc đôi
khi xảy ra ở những bệnh nhân không có tiền sử
gì đặc biệt. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi
sát khi sử dụng thuốc. Những bệnh nhân có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 102
nguy cơ cao chỉ nên sử dụng thuốc kháng
serotonin trong bệnh viện.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng
ondansetron dự phòng có tác dụng làm giảm tỉ
lệ ngứa do morphine trong khoang dưới nhện,
tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt về mức độ, thời
gian và yêu cầu điều trị ngứa giữa hai nhóm
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Azza HA, Hanan HS (2013), "Repeated generalized
seizures shortly after single intramuscular dose is an
additional reasonable cause to restrict the use of
ondansetron: A case report", Advances in Biological
Chemistry, 3 pp. 518-520.
2. Bonnet M P, Marret E, Josserand J, et al. (2008), "Effect of
prophylactic 5-HT3 receptor antagonists on pruritus
induced by neuraxial opioids: a quantitative systematic
review", Br J Anaesth, 101 pp. 311-319.
3. Bujedo BM, Santos SG, Azpiazu AU (2012), "A review of
epidural and intrathecal opioids used in the management
of postoperative pain", J Opioid Manag, 8 (3), pp. 177-192.
4. Charuluxananan S, Kyokong O, Somboonviboon W, et al.
(2003), "Nalbuphine versus ondansetron for prevention of
intrathecal morphine-induced pruritus after cesarean
delivery", Anesth Analg, 96 pp. 1789-1793.
5. Fan P (1995), "Nonopioid mechanism of morphine
modulation of the activation of 5-hydroxytryptamine type
3 receptors", Mol Pharmacol, 47 (3), pp. 491-495.
6. Gehling M, Tryba M (2009), "Risks and side-effects of
intrathecal morphine combined with spinal anaesthesia: a
meta-analysis", Anaesthesia, 64 (6), pp. 643-651.
7. George RB, Allen TK, Habib AS (2009), "Serotonin
receptor antagonists for the prevention and treatment of
pruritus, nausea, and vomiting in women undergoing
cesarean delivery with intrathecal morphine: A systematic
review and meta-analysis", Anesth Analg, 109 pp. 174-182.
8. Koju RB, Gurung BS, Dongol Y (2015), "Prophylactic
administration of ondansetron in prevention of intrathecal
morphine-induced pruritus and post-operative nausea
and vomiting in patients undergoing caesarean section",
BMC Anesthesiology, 15 (1), pp. 1-6.
9. Kumar K, Singh SI (2013), "Neuraxial opioid-induced
pruritus: an update", J Anaesthesiol Clin Pharmacol, 29 pp.
303-307.
10. McKechnie K, Froese A (2010), "Ventricular tachycardia
after ondansetron administration in a child with
undiagnosed long QT syndrome", Can J Anaesth, 57 (5),
pp. 453-457.
11. Moustafa AAM, Baaror AS, Abdelazim IA (2016),
"Comparative study between nalbuphine and
ondansetron in prevention of intrathecal morphine
induced pruritus in women undergoing cesarean section",
Anesth Essays, 10 pp. 238-244.
12. Nguyễn Văn Minh, Hồ Khả Cảnh, Trần Thị Thu Lành
(2007), "Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của morphin
kết hợp bupivacain trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai",
Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), 7 (41), pp. 99-105.
13. Pirat A, Tuncay SF, Torgay A, et al. (2005), "Ondansetron,
orally disintegrating tablets versus intravenous injection
for prevention of intrathecal morphine-induced nausea,
vomiting, and pruritus in young males", Anesth Analg, 101
(5), pp. 1330-1336.
14. Szarvas S, Harmon D, Murphy D (2003), "Neuraxial
opioid induced pruritus: a review", J Clin Anesth, 15 pp.
234-239.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_ondansetron_trong_viec_phong_ngua_ngua_sau_tiem.pdf